TS Phạm Gia Minh
Dân gian có câu : “Phú quý sinh lễ nghĩa” cho nên khi đánh giá quy mô tổ chức của bất kỳ một sự kiện nào trong đời sống cộng đồng cũng phải gắn nó với bối cảnh kinh tế- xã hội cụ thể.
Trước Đổi mới, cuộc sống vật chất khó khăn, mọi thứ đều phải phân phối theo chế độ tem phiếu thì làm sao có những đám cưới xa hoa, linh đình tốn bạc tỷ như ngày nay và các lễ hội truyền thống hay tôn giáo cũng ít rầm rộ , quy mô hoành tráng và phong phú như bây giờ.
Khi mà miếng cơm manh áo và những vật dụng sinh hoạt thiết yếu cùng cơ hội học hành , nghề nghiệp đã tạm ổn thì nhu cầu tinh thần của người dân tham gia vào các hoạt động cộng đồng ( trong đó có các lễ hội tôn giáo, tâm linh và từ thiện ) , nhu cầu được tôn trọng nhân phẩm và thể hiện khả năng sáng tạo càng ngày càng có xu hướng gia tăng.
Đó cũng là một quy luật xã hội mang tính toàn cầu.
Việc long trọng đón rước chín viên ngọc xá lợi Phật lần đầu tiên từ Ấn Độ về Việt nam trước hết đã thể hiện cho thế giới thấy ở nước ta Phật giáo đang được xã hội ( Nhà nước và nhân dân ) tạo điều kiện thuận lợi để phát triển .
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sau những gì xảy ra ở tu viện Bát Nhã tỉnh Lâm Đồng gây ồn ào dư luận trong và ngoài nước.
Thiết nghĩ đó cũng là sự kiện mang ý nghĩa đối ngoại khi những viên ngọc xá lợi đã được phía bạn trao cho Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi bà sang thăm Ấn Độ.
Tuy nhiên hình thức long trọng, hoành tráng với chi phí hơn 1,9 tỷ VND cùng với việc huy động những chiếc xe hàng “ khủng” thời @ như Hummer , Limousine cho chuyến rước ngọc xá lợi đã gây nên những dư luận nhiều chiều trong xã hội.
Tôi nghĩ rằng bình thường thì ít ai lại có thái độ khắt khe và so đo trước một sự kiện tôn giáo có ý nghĩa lớn lao như vậy.
Nhưng có thể trong sâu thẳm tâm tư của một bộ phận không nhỏ dân cư hiện nay đang “gợn” lên những thắc mắc nho nhỏ khi thấy càng ngày càng có nhiều nhà sư lái ôtô xịn, đi xe máy loại đắt tiền như SH, Spacy hay Honda@ tay cầm mobile phôn đời chót .
Các Phật tử là những bà con nông dân vùng sâu vùng xa hay cán bộ về hưu hưởng trợ cấp nhỏ nhoi khi nhìn thấy cảnh này hẳn cũng phải suy nghĩ mông lung lắm …
Ở nhiều địa phương các quan tham coi thường kỷ luật tổ chức, quên lời thề đảng viên vì họ vẫn đinh ninh có các nhà sư cao tay “lập lễ giải hạn” cho họ mỗi khi gặp sự cố và không hiếm trường hợp những vị quan tham biến chất này đã vung vãi “tiền chùa” để cúng “công đức” xây dựng thiền viện nơi quê nhà theo đúng câu mà dân gian đã nói là “của người phúc ta“…
Tinh thần nguyên thủy của Phật giáo là sống Từ bi, Hỷ xả, Độ lượng và Thanh tịnh tránh Tham, Sân , Si…
Những đức tính này có thể và nên mãi mãi là tấm gương cho mọi người cùng soi để mà hàng ngày sửa tâm của mình.
Phật ở tại Tâm đơn giản là như vậy chăng ? đâu cần phải sắp mâm cao cỗ đầy, tiền công đức hậu hĩ và lễ nghi long trọng, hoành tráng.
Tôi lại nhớ một câu nói bất hủ : “Ở đâu mà người ta trọng hình thức, lễ nghi hoành tráng, ồn ào đại ngôn thì cái nội dung có giá trị đích thực sẽ len lén mà cắp nón ra đi …” .
Từ trước cho tới nay chân lý vẫn đơn giản như vậy , thế nhưng hiểu được nó nói chung là phải trả giá.
Thăng Long- Hà Nội 30/3/2010
NGUỒN: http://anhbasam.com/2010/03/30/526-ph%E1%BA%ADt-%E1%BB%9F-t%E1%BA%A1i-tam
Nguyễn Hồng Kiên nói
Tôi từng đọc Thoát Á mới có thể ‘Thoát thân’ (TVN) và Quốc gia “tự nâng mình” theo chuẩn mực thế giới; Sức mạnh của trung thực (ĐHSP) của tác giả. Nay được đọc bài này ngắn mà cũng cực hay. Nói theo từ đang là MỐT bây giờ, là thật MINH TRIẾT. Hu hu !
Tiếc là tiến sỹ Phạm Gia Minh không cho biết nguồn của câu nói bất hủ để tôi Fwd cho máy vị thích dẫn cả BỒ kinh sách.
Được đăng bởi NGUYỄN HỒNG KIÊN
http://nhkien.blogspot.com/2010/03/phat-o-tai-tam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét