Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Vickery và "Champa Revised"

 Note của Nguyễn Trường Giang

            Trong bài viết trước thì tôi đã giới thiệu về những nội dung cơ bản của công trình nổi tiếng Le Royaume de Campa được viết bởi G.Maspero. Công trình đó, trong một thời gian rất dài, đã được coi là một tài liệu tham khảo chính cho tất cả những ai nghiên cứu về Campa và cả về Đông Nam Á. Chẳng hạn, sau này các sách của Majumdar, G.Coedes và D.G.Hall đều viết lại lịch sử Campa dựa trên cuốn sách này. Các học giả Việt Nam nghiên cứu về Campa sau này về cơ bản cũng dựa trên cuốn sách này, những nhận định được đưa ra bởi Maspero được coi như là những “nhận xét tiêu chuẩn” và “chính xác”, -cho dù đôi khi nó rất thiếu chính xác. Cuốn sách của Maspero ra đời thực sự là một bước ngoặt trong nghiên cứu lịch sử Campa, và nó xứng đáng được tôn vinh như là một trong những cuốn sách lớn. Cuốn sách đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình vào thời điểm đó.
        Tuy nhiên, những cách diễn giải của Maspero về lịch sử Campa, cũng như là của G.Coedes và D.G.Hall về lịch sử Đông Nam Á, hiện nay không còn được giới sử học quốc tế sử dụng nữa. Rất nhiều công trình mới đã ra đời để thay thế cho các công trình được viết bởi các học giả thời kỳ thực dân. Đối với vấn đề nghiên cứu lịch sử Campa trên bình diện quốc tế, có thể chia ra làm ba thời kỳ, hay ba trường phái chính: 1.Các công trình được viết bởi các học giả thời thực dân, trong đó đại diện tiêu biểu nhất là công trình của G.Maspero như đã giới thiệu; 2.Các công trình được viết bởi trường phái mà Bruce Lockhart đã định danh là EFEO-Revisionists,[1] hay trường phái xét lại của EFEO, tiêu biểu là cuốn kỷ yếu hội thảo Copenhaghen, Luận án của TS Po Dharma[2] và đặc biệt là cuốn sách của GS Lafont[3]; và trường phái thứ ba, tôi định danh là NEO-Revisionists, thế hệ những nhà nghiên cứu Campa chịu ảnh hưởng của trào lưu “autonomous history” đề xướng bởi J.Smail[4], hay “Sociological school” như J.W.Christie[5] đã định danh để chỉ những hướng nghiên cứu của O.W.Wolters,[6] C.Geertz,[7] B.Bronson… Các công trình đại diện tiêu biểu cho trường phái thứ 3 này có thể kể đến luận án của W.Southworth[8], Công trình về Mỹ Sơn do Andrew Hardy chủ biên[9] và cuốn sách The Cham of Vietnam do Tran Ky Phuong va Bruce Lockhart biên tập.[10] Mỗi một trường phái nêu trên đều có những thế mạnh riêng của mình và đều có những đóng góp quan trọng cho việc phát lộ những tri thức mới và nhận thức mới về lịch sử của Campa.Với “lợi thế của người đi sau”, thì hai trường phái xét lại đã đánh giá lại những công trình của các học giả thực dân tiên phong, chỉ ra những sai lầm và thiếu sót của các công trình này, đồng thời đề xuất những cách diễn giải mới về lịch sử của Campa. Trong bài viết này, tôi chỉ giới thiệu qua về một đại diện của trường phái thứ ba, hiện đang được coi là standard narrative mới về lịch sử Campa: M.Vickery.
           Có thể nhận thấy rằng, narrative về lịch sử Campa được viết ra bởi Vickery gần đây đang trở thành một narrative mới, và được các học giả chấp nhận để thay thế cho narrative của Maspero. Lý do tôi nói vậy là bởi vì các narrative của Vickery được đăng trong các công trình nghiên cứu lớn về Campa gần đây.[11] Vậy nội dung cơ bản của những narrative mới này là gì? Tôi chỉ xin giới thiệu một số nội dung mà cá nhân tôi quan tâm, còn ai muốn tìm hiểu cụ thể thì có thể tìm đọc các tài liệu đã ghi chú trong footnote.
            Vic đã đề xuất việc viết lại Lịch sử Campa, một alternative narration/discourse on Campa history, từ khởi nguồn cho đến thế kỷ 15. Mục đích chính của Vic là deconstruct cái narrative của Maspero vốn được coi là master/standard narration/interpretation về Campa history, được hầu hết các thế hệ nhà nghiên cứu sau đó kế thừa và áp dụng mà không có bất cứ sự nghi vấn và kiểm chứng nào. Một số nghi vấn về vấn đề sử dụng tư liệu và cách diễn giải của Maspero đã được nêu lên trước đây bởi một số chuyên gia cổ ngữ học Sanskrit và Hán tự, hay gần đây là luận án của W.Southworth khảo sát lại lịch sử Campa từ khởi nguồn cho đến thế kỷ 8, thời kỳ được định danh là Lâm Ấp – Hoàn Vương.
                Cách thức deconstruct của Vic là xem xét lịch sử Campa theo các chủ đề/themes, như là: Nguồn gốc cư dân Cam, vấn đề Lâm Ấp trong lịch sử Cam và mối liên hệ Lâm Ấp – Campa; mối quan hệ Việt – Cam trong lịch sử; diễn trình lịch sử Campa từ khởi nguồn đến tk 15; và cuối cùng là một chút về political structure của Campa polities.
                 Trong mỗi chủ đề, Vic bắt đầu bằng việc giới thiệu các nghiên cứu tiên phong của học giả Pháp về chủ đề đó, các nguồn sử liệu chính mà họ đã sử dụng, và các discourse của họ hay là câu chuyện mà họ rút ra được từ những gì mà tư liệu gốc cung cấp. Vic, sau đó, khảo sát lại tất cả các nguồn tư liệu mà các học giả đó đã sử dụng, ông chỉ ra những hạn chế của các nguồn tư liệu vào thời điểm nó được đọc bởi các học giả Pháp, cũng như là những bổ xung về tư liệu vào giai đoạn sau này mà có thể cung cấp thêm chứng cứ, cũng như là có thể lật đổ những luận giải của các học giả trước đó khi mà họ không/hay chưa tiếp cận được những tư liệu này. Một ví dụ quan trọng là về vấn đề thành CHÂU SA và vị trí của QUẢNG NGÃI trong lịch sử Campa sau thế kỷ X. Thời kỳ đầu 20 thì các học giả PHÁP chưa có nhiều hiểu biết về vùng này và các chứng tích lịch sử vùng đất này nên đã bỏ qua vai trò của nó mà quá nhấn mạnh vào Bình Định. Ví dụ thứ hai là những phát hiện khảo cổ mới về sự hiện diện của cư dân Campa ở vùng đất phía Bắc thuộc Quảng Bình, Quảng Trị cũng góp phần đưa đến những kiến giải mới, thậm chí lật đổ thuyết của Maspero bởi trong thời điểm Maspero viết sách này thì tư liệu và nhận thức của học giả Pháp về vùng đất này còn rất hạn chế. Hai điểm này cho thấy tiềm năng của KHẢO CỔ HỌC trong việc góp phần nghiên cứu lịch sử vương quốc Champa.
                  Vấn đề Vijaya có lẽ là một trong những vấn đề mới mẻ, và cũng có thể được coi là một đóng góp của Vic trong việc thúc đẩy nghiên cứu và nhận thức mới về lịch sử Campa. Vic đặt vấn đề bằng việc tìm hiểu dựa trên các nguồn tư liệu nào mà các học giả Pháp đi đến sự luận giải rằng vào thế kỷ X đã có sự rời đô về Vijaya/Bình Định, và bắt đầu từ thế kỷ X đã có sự hiện diện của một vương triều Campa ở Vijaya Siva thay thế cho triều đại Campa ở Đồng Dương Phật Giáo trước đó. Tất cả bắt nguồn từ một tư liệu Trung Hoa cho rằng người Căm đã thông tin đến triều đình Trung Hoa rằng trước áp lực của người Việt, họ đã rời đô về phía Nam 700 lý. Và bởi vì, do thiếu tư liệu và nhận thức vào thời điểm đó, Maspero cho rằng vùng đất phía Bắc hay kinh đô phía bắc được nói đến trong lời tâu đó phải là vùng Quảng Nam – Đồng Dương chứ không thể là vùng xa hơn về phía Bắc ở Quảng Bình Quảng Trị, nên xa hơn 700 lí từ Đồng Dương phải là Vijaya.
                  Truy tầm xa hơn nữa về tên gọi Vijaya và connotation/ý nghĩa nội hàm của nó, Vic chỉ ra rằng, việc xem Vijaya=Phật Thệ bắt đầu từ nghiên cứu của G.Coedes về Sri Vijaya/ Tam Phật Tề, và ông gợi ý rằng từ Vijaya với ý nghĩa là “Thắng lợi/Victorious” trong bia ký Campa chính là để chỉ vùng đất Bình Định/Quy Nhơn ngày nay, và gợi ý này sau đó củng cố cho quan điểm của G.Coedes về Sri Vijaya. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu, các học giả Pháp đã xác định rằng Vijaya là vùng đất Quy Nhơn ngày nay.
                 Với quan điểm coi bia ký, cho dù nó gồm nhiều thông tin về tôn giáo và không rõ ràng, là nguồn tư liệu gốc/primary source quan trọng nhất trong nghiên cứu về lịch sử Campa, bởi nó cho biết về những hoạt động của chính con người ở vùng đất này, Vic dẫn nghiên cứu của W.Southworth khẳng định rằng không có tư liệu bia ký nào đề cập tới thuật ngữ Vijaya với ý nghĩa là địa danh và địa điểm chính xác. Trên thực tế tên Vijaya đã xuất hiện trong tên gọi một số vị vua đề cập trong bia ký, nhưng Vic cho rằng các tên gọi đó mang ý nghĩa là “THẮNG LỢI” hơn là để chỉ về một địa danh. Vic, dẫn W.Southworth, cho biết chỉ đến thế kỷ XII thì thuật ngữ Vijaya để chỉ vùng đất hiện nay là Quy Nhơn mới xuất hiện trong bia ký.
                  Vậy Phật Thệ đề cập trong sử Việt là ở đâu? Vic, giống như Whitmore trong bài cùng trong cuốn sách này, khẳng định đó phải là vùng Đồng Dương – trung tâm Phật giáo vào thời điểm trước đó và có thể là thời kỳ đó của Campa. Chỉ đến giữa thế kỷ 12, bắt đầu từ cuộc xung đột với người Khmer thì vùng Vijaya mới thực sự nổi lên và nằm ở vùng Quy Nhơn ngày nay. Vic đã xét lại các nguồn tư liệu, và với các nguồn tư liệu mới được cập nhật về sự hiện diện của người Chăm cũng như các di tích Chăm ở phía Bắc đã chứng minh rằng vùng đất phía BẮc Cham đã từng là một trung tâm lớn vào thời điểm đó, và Vic lập luận rằng, kinh đô phía Bắc được nêu lên trong lời tâu đó chính là vùng đất phía Bắc, và nếu tính xa về phương Nam 700 lý, thì đó chính xác là vùng Đồng Dương và châu thổ Quảng Nam.
                   Một vấn đề nữa từ nghiên cứu của Vic, thì cần xem xét lại nội hàm của Thuật ngữ Nam Tiến trong lịch sử người Việt. Theo đó thì trước thế kỷ XV, thuật ngữ Nam Tiến vốn được hiểu bởi các học giả Pháp cũng như Việt là không chính xác. Bởi trước thế kỷ XV cho đến đầu công nguyên, thì người Campa đều là những người đã khởi đầu cho các cuộc xung đột với các cư dân ở châu thổ sông Hồng và sông Mã phía Bắc. Vic lập luận rằng, nếu coi Lâm Ấp là Campa sớm, thì sử Trung Hoa đã ghi nhận rằng người Lâm Ấp đã thường xuyên tấn công ra phía bắc; Hoàn Vương – hậu duệ của Lâm Ấp sau này cũng là những người thường xuyên gây hấn và tấn công ra phía Bắc. Nếu không coi Lâm Ấp là Campa, thì có thể thấy thế kỷ X, cuộc xung đột đầu tiên giữa người Cam và người Việt khởi đầu bằng việc người Cam can thiệp vào nội tình của người Việt ở phía Bắc. Một ví dụ nữa đó là người Cam dường như đã tấn công và thậm chí là có thể chiếm giữ vùng vùng đất phía Bắc đến tận Thăng Long trong nhiều thời điểm. Từ đó Vic đi đến kết luận rằng, trước thế kỷ XV thì cả người Cam và người Việt đều là những người AGGRESSORS và nội hàm vốn được hiểu của khái niệm Nam Tiến chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ XV
                   Vic, là chuyên gia về bia ký nhưng không rành về Hán tự, đã dừng các tranh luận về narrative Campa history vào cuối thế kỷ XIII, bởi từ thời điểm này rất ít bia ký Sanskrit và Cam cung cấp thông tin về vùng đất này, và lịch sử Campa giai đoạn này cần dựa chính vào tư liệu Việt và Trung Hoa.
                  Trên đây tôi đã giới thiệu một số nội dung chính trong narrative của Vickery về lịch sử Campa. Người đọc có thể so sánh với bài giới thiệu về sách của Maspero để nhận thấy sự khác biệt trong cách diễn giải giữa hai thế hệ nghiên cứu khác nhau. Để hiểu chi tiết hơn nữa về các công trình này thì độc giả có thể đọc trực tiếp, tôi sẵn sang cung cấp các tài liệu để mọi người đọc và tham khảo.

 By: Do Truong Giang
Source: http://campapura.wordpress.com


[1] Bruce M. Lockhart, “Colonial and post-colonial constructions of ‘Champa’”, in The Cham of Vietnam – History, Society and Art (Singapore: NUS Press, 2001), pp.1-53.

[2] Po Dharma, Le Panduranga (Campa) 1802-1835: ses rapports avec le Vietnam vol. 1 (Paris: EFEO, 1981)

[3] Lafont, Le Campa: Geographie-Population-Histoire (Paris: Les Indes savants – CHCPI, 2007).

[4] John R.W. Smail. “On the possibility of an autonomous history of modern Southeast Asia”, Journal of Southeast Asian History 2,2 (1961).

[5] Jan wisseman Christie, “Negara, Mandala, and Despotic State: Images of Early Java”, in David G.Marr and A.C.Milner, Southeast Asia in the 9th to 14th centuries (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1984)

[6] Oliver W. Wolters, History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1999).

[7] Geertz, Clifford, Negara: The Theatre State in 19th Century Bali. (Princeton: Princeton University Press, 1980).

[8] William Southworth, The origins of Campa in central Vietnam: A preliminary review, Ph.D. Dissertation (London: SOAS, 2001)

[9] Champa and the archaeology of My Son (Vietnam), edited by Andrew Hardy, Mauro Cucarzi and Patrizia Zolese (Singapore: NUS Press, 2009)

[10] The Cham of Vietnam – History, Society and Art, ed.Tran Ky Phuong and Bruce M.Lockhart (Singapore: NUS Press, 2011)

[11] Michael Vickery, “Champa revised”, ARI Working Paper Series, 37 (Singapore: Asia Research Institute, 2005), link: www.nus.ari.edu.sg/pub/wps.htm; Michael Vickery, “A Short history of Champa”, in Champa and the Archaeology of My Son (Vietnam), pp.45-61; Michael Vickery, “Champa revised”, in The Cham of Vietnam, pp.363-420
http://www.facebook.com/notes/alex-giang/vickery-v%C3%A0-champa-revised/466877009995771?ref=notif&notif_t=note_reply

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Vương quốc cổ đại đã mất được phát hiện dưới đám tro núi lửa ở Indonesia - Ancient lost kingdom discovered beneath volcanic ash in Indonesia

Archaeologists have discovered ancient houses as well as precious artifacts and jewels from a buried kingdom, beneath the volcanic ash in Indonesia. 
Các nhà khảo cổ đã phát hiện những ngôi nhà cổ cũng như hiện vật quý và đồ trang sức của một quốc gia cổ bị chôn vùi dưới tro núi lửa ở Indonesia.



The excavated remains were found on the Indonesian island of Sumbawa near the foot of the Tambora volcano known for its largest eruption in recorded history.

Những tàn tích khai quật được tìm thấy trên đảo Sumbawa, Indonesia gần chân núi lửa Tambora, ngọn núi được ghi nhận trong sử liệu về sự phun trào lớn nhất của mình.

"Based on the unearthed remains, particularly the many bronze objects and jewels, evidence suggests the site was once inhabited by the wealthy or elite who had grown prosperous through trade," said a member of the investigative team and a PhD candidate with Bristol University in UK Emma Johnston." Dựa trên những vật chứng tìm được, đặc biệt là hiện vật đồng và đồ trang sức, có thể nhận biết rằng địa điểm đã từng có những người giàu có hay quý tộc sinh sống, của cải có được là nhờ buôn bán", theo lời của một thành viên đoàn khảo sát và là NCS Đại học Bristol, UK Emma Johnston.



"We know from the excavations and deposit stratigraphy that the houses were mostly inhabited when the accumulating pumice fall led to the collapse of the houses, trapping and killing those inside,” she explained. 

"Chúng ta nhận ra được từ khai quật và dấu tích địa tầng rằng những ngôi nhà đang có người ở khi mà nham thạch phun trào và làm sập đổ nhà làm những người trong đó bị nhốt chặt và nham thạch đã giết chết họ", cô Emma giải thích  

The design and decoration of the discovered artifacts suggest a link between the Tamboran culture and that of Vietnam and Cambodia, the experts claimed. C
ác chuyên gia tuyên bố, họa tiết và mẫu hình trang trí trên những hiện vật phát hiện trong khai quật cho thấy về những mối quan hệ giữa văn hóa Tamboran với những văn hóa tương tự ở Việt Nam và Cambodia.

The Tamborans historically were known in the East Indies for their honey, horses, red dye and sandalwood. 

Người Tamboran được biết đến trong lịch sử ở Đông Ấn với những sản vật của mình như mật ong, ngựa, trầm hương và  red dye (cánh kiến?).

In 2004, an archaeological team discovered pottery fragments and bones that belonged to the Tamboran culture in the volcanic area near the little village of Pancasila. 

Năm 2004, một đội khảo cổ đã phát hiện những mảnh gốm và xương thuộc văn hóa Tambora ở vùng núi lửa gần một làng nhỏ Pancasila.

The recent excavation is in continuation of the 2006 project under the leading of Dr M. Geria of the Bali Institute for Archaeology. 

Những khai quật mới đây là sự tiếp tục của dự án 2006 dưới sự chủ trì của TS. M.Geria, Viện KCH Bali.

The experts hope to learn more about the buried kingdom, with an estimated population of about 10,000 people, and gain more data about the flow of events that led to their death.

Các chuyên gia hy vọng sẽ biết thêm về vương quốc vị vùi lấp này với dân số khoảng 10.000 người và thu thập thêm dữ liệu về dòng sự kiện dẫn đến cái chết của họ. 

Source: Press TV [May 15, 2012]

http://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2012/05/ancient-lost-kingdom-discovered-beneath.html#.T7eP0VJjPIU 



 Dựa vào hiện vật, niên đại của văn hóa Tamboran khoảng thế kỷ 16,17.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc National Museum of Korea

Mấy ngày trước đi Hội nghị ở Seoul mình tranh thủ ngày cuối cùng ghé thăm Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (mới xây). Hồi năm 2002, mình đã rất ấn tượng với nhà bảo tàng cũ.
Giống như Bảo tàng Hà Nội, nhà trưng bày mới của BTQGHQ xây khá xa trung tâm, giữa một vùng dân cư toàn nhà cao tầng. Và đây cũng là điểm chung duy nhất giữa hai bảo tàng.
Những thông tin về bảo tàng được ghi khá đầy đủ ở trang http://en.wikipedia.org wiki/National_Museum_of_Korea
Để đến Bảo tàng có rất nhiều phương tiện, xe buýt công cộng và đặc biệt là tàu điện ngầm với những chỉ dẫn rất cụ thể và giá vé chỉ khoảng trên dưới 1.000 won, tàu điện ngầm line 4, mỗi ga đều được thông báo bằng tiếng Anh, Hàn, Trung... do vậy, khách thăm không sợ bị lạc hay lộn đường.
Cũng chỉ là đá, xi măng và kính, nhưng kiến trúc Bảo tàng cho cảm giác hoành tráng mà gần gũi, không trơ khấc, thùi lụi như Bảo tàng Hà Nội.
Cách tổ chức không gian trưng bày hợp lý, có nhiều khoảng không gian xanh được giữ lại tạo chỗ nghỉ ngơi, giải trí cho người tham quan, hoa cỏ khắp nơi, cây ít bị uốn tỉa.
Tuy nhiên, cách trưng bày không có những đột phá lớn, chưa sinh động và đa dạng. Về khoản trưng bày, mình thích cách trưng bày của một số bảo tàng châu Âu hơn. Bù lại, Bảo tàng này có những đươn nguyên dành cho trưng bày chuyên đề hay bảo tàng trẻ em và một quán cà phê xinh xinh.
Sưu tập hiện vật không nhiều hơn, không đẹp hơn sưu tập hiện vật của Bảo tàng Quốc gia Việt Nam bao nhiêu, nhưng cái cách người ta nâng niu, tạo nơi trưng bày.... cho thấy thật sự quá khứ được coi như một phần quan trọng của hiện tại và tương lai.
Một số hình ảnh chụp vội

Mọi người đang hướng ra cửa tới bảo tàng
Thang cuốn dẫn lên cửa đến bảo tàng
Chỉ dẫn trên mặt đường
Hoa ở khắp nơi trong khuôn viên bảo tàng
Vừa là bảo tàng vừa là công viên
Sảnh ngoài phòng trưng bày thường xuyên trước giờ mở cửa
Nhà trưng bày mới này được hoàn thành năm 2005
Chỉn chu từ ống thoát nước
Đến sớm trước giờ mở cửa cả tiếng nên có dịp dạo quanh
Bia đá thế kỷ 10
Tự chụp qua kính vậy
Chuẩn bị đón khách tham quan

Rìu tay thời sơ kỳ đá cũ - vật chứng về sự có mặt của con người từ rất sớm trên bán đảo Triều Tiên
Thời đại đá mới
Nghệ thuật thời đại đá mới
Người xưa tài thật bố nhỉ, gốm cách đây 5,4 nghìn năm mà đẹp thế
 
Những đôi giày của chiến binh
 Đầu ngói mặt hề thế kỷ 5-6

Hướng dẫn trước khi thăm trưng bày
 
Quán cà phê trên tầng 2
Mẹ buôn gì mà lâu thế
Nô nức sang bảo tàng trẻ em

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Theo Thày ra biển


                                                                                       Vũ Thế Long

Ngập đầu chỉnh lí đống hiện vật bừa bộn vừa khai quật được, bỗng  chuông điện thọai réo. “Vũ Thế Long à, Trần Quốc Vượng đây ! cậu chuẩn bị một bài về lịch sử khai thác yến sào nhé! Tuần tới ta ra đảo yến Nha Trang hội thảo”...
Mừng quá, đi Nha Trang vẫn là mơ uớc của tôi . Trước 1975, tôi chỉ biết Nha Trang qua một vài cái bưu ảnh cũ mèm mà thầm mong một ngày sẽ được đặt chân đến xứ sở thần tiên này của Miền Nam Đất Việt mến yêu .
Tôi làm nghề Sinh vật Khảo cổ học, với một số người trong giới Khảo cổ học thì nghề của tôi chỉ là thứ phụ trợ, là con ghẻ của Khảo cổ học. Nhưng, với thày Vượng thì chẳng những nghề Sinh khảo cổ mà cả Địa khảo cổ và nhiều khoa học liên ngành khác đều có vị trí vô cùng quan trọng của nó. Vì thế, có gì liên quan đến sinh vật học là thày lại gọi tôi. Tôi cũng vậy, không biết gì thì cứ đến “Xin chữ” Thày. Thày không bao giờ ngần ngại mà thậm chí còn tạo điều kiện “thả” chúng tôi vào đời để mà học hỏi, mà vươn lên.
Có lần cụ giao giờ cho tôi dạy nhóm sinh viên Mỹ. Tiếng Anh của tôi lúc ấy còn đuối lắm nhưng thày đã giao thì phải quyết tâm! Cứ thả xuống nước thì phải cố mà bơi và bơi cho giỏi. Thày bảo thế.
 Thày dặn: trước khi đi thực địa, bao giờ cũng phải đọc cho kĩ mọi tài liệu về nơi mình sẽ đến. Tôi ra thư viện lục hàng chồng tài liệu về các lòai Yến ở Việt Nam, về địa lí, khí hậu và lịch sử. Ghi chép thật đầy đủ. Với tôi, đây là cơ may hiếm có dầu rằng chúng tôi vẫn thường được theo chân thày leo bộ lên tận đỉnh Núi Cha ở Mẫu Sơn hay lăn lộn cùng đồng bào trong rừng sâu Lâm Đồng, Quảng Trị,Việt Bắc, Tây Bắc… Mỗi cuộc đi là một lần học. Học thày, học dân, học đời.
Đến nơi, chúng tôi tranh thủ thăm phòng làm việc của nhà bác học Yersin trong Viện Pasteur. Nơi đây còn chứa đựng biết bao hiện vật vô cùng qúy giá. Điều thú vị nhất là được xem những tấm kính nổi do Yersin chụp hình sinh họat của đồng bào Thượng ngót 100 năm trước. Thày khuyên nên gìn giữ ngôi nhà và các di sản này như một bảo tàng của nhân lọai.
Theo đoàn, chúng tôi lên chiếc thuyền gỗ lớn ra đảo Yến. Nha Trang ngày ấy nên thơ và còn “trinh nguyên”, không  xô bồ như bây giờ. Chẳng  cáp treo, không nhà lớn. Các đảo còn nguyên sơ như thuở ban đầu. Lác đác một vài đảo có dân chài sinh sống. Sao cái thiên nhiên hoang sơ nó đẹp tuyệt vời đến thế !
Khu đảo Yến xa tắp mù khơi, bốn bề sóng nước. Hòang hôn xuống, nền trời sáng rực với những đám mây kì lạ nhuốm sắc tím, sắc hồng. Lác đác đây đó là những đảo nhọn lô nhô, vách thẳng đứng, từng đàn yến từ đất liền bay về tổ . Dưới mặt nước trong vắt, những đàn cá lượn đủ màu sặc sỡ. Lũ sứa trắng bơi đi lượn lại như từng đàn tiên nữ. Tàu gần cặp bờ, nhìn xuống đáy cát vàng, từng đám cầu gai tim tím nom như những bụi xương rồng khoe sắc dưới làn nước trong..
Chúng tôi được dự lễ “Mở biển” và khánh thành ngôi đình mới xây trên đảo để tưởng nhớ công lao của tiền nhân đã có công khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá , bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc.
 Họ dóng trống cúng tổ tiên đất trời, làm lễ rước thuyền ra biển trong điệu hò Bá Trạo và cùng tuyên thề giữ gìn đảo qúy .
Theo chân dân đảo, Chúng tôi leo lên những đỉnh núi cao ngất, bên dưới  là vực thẳm. Mặt biển xanh ngắt, sóng đập vào vách núi tung bọt trắng xóa. Từng đàn chim yến sà về tổ. Trên vách núi, hàng ngàn hàng vạn chiếc tổ lấp lánh qua ống nhòm của tôi.
Tối đến, tất cả quây quần bên bàn tiệc. Không phân biệt trên dưới, xa gần, chúng tôi ăn cùng mâm, uống cùng li, trò chuyện như pháo ran. Dân đảo thì thích món heo quay. Chúng tôi thì thả sức với các lòai hải sản tươi rói mới bắt.
Đêm xuống, mỗi người được phát một bộ chăn chiếu, tha hồ chọn chỗ nằm trên cát. Ngủ đêm trên cát trắng, ngắm trăng vàng, trong gió biển mằn mặn và nghe sóng vỗ… Hầu như mọi người đều thức trắng đêm. Ngủ làm sao được trong cái cảnh thơ mộng thần tiên đến thế. Chỉ chợp mắt một lúc rồi vội tỉnh để đón mặt trời mọc.
Trên đường về, chúng tôi mượn con thuyền nhỏ để đi khảo sát một số đảo dân chài. Đầu trần lơ thơ mấy sợi tóc, mồ hôi nhễ nhại,Thày cùng chúng tôi lặn lội vào trò chuyện với dân chài tận xóm sâu.Thày chỉ cho tôi đâu là nhóm cư dân có nguồn gốc Nam Đảo. Họ có da nâu, tóc xoăn và nghe được đài phát thanh phát tiếng Indonesia. Thày còn dẫn chúng tôi đi khảo sát các ngư cụ, phong tục, các lọai tàu thuyền dân gian… Ông bảo nên giữ lại những con tàu cũ và các ngư cụ cổ truyền để sau này lưu vào Bảo tàng. Có dự án đóng tàu to xa bờ, còn ai nhớ đến nó không?
Lúc ấy chợt nhớ đang nợ một bài cho tạp chí Du lịch, tôi hỏi:”Thày ơi ! Du lịch là gì ?”
Ông lấy tờ giấy viết mấy chữ Hán và cặn kẽ giải thích từng chữ: “Du là đi, lịch là lịch lãm. Du lịch là đi để học hỏi để hiểu biết”. Ông bảo:”Những kẻ mà lên xe thì ngủ, xuống xe cũng chỉ lo đi tìm chỗ ngủ, đến đâu cũng chỉ ăn đồ mang theo từ nhà thì đi làm gì cho phí công phí sức tốn tiền tốn của “!
Thày đã đi xa mãi mãi, lũ trò chúng tôi, người đã nghỉ hưu, kẻ vẫn theo dấu chân thày bước tiếp những chặng đường thày còn dang dở, miệng vẫn nghêu ngao “ Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”… như những ngày nào vừa leo núi vừa hát cùng thày.


Vuthelong@gmail.com                              Hà Nội 28-3-2009  

Bài tham gia dự thi “Một chuyến đi”
Họ tên tác giả: Vũ Thế Long.
Địa chỉ liên hệ : 12b Hai Bà Trưng – Quận Hòan Kiếm – Hà Nội.
Số ĐT: 0903280998 hoặc 0983269516.
Số CMT:010049191, cấp này 14-4-2006, Hà Nội

Bài do tác giả gửi

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Phân tích một số lập luận của Trung Quốc về “Chủ quyền lịch sử” của họ tại Biển Đông

Bài viết của PGS.TS Vũ Dương Huân phân tích bản chất các lập luận của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền lịch sử”của họ đối với Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển nằm trong đường lưỡi bò.

Tóm tắt
Tranh chấp hiện nay ở Biển Đông[1] giữa các nước/bên có liên quan gần đây trở nên căng thẳng hơn khi mà các bên tranh chấp gia tăng hoạt động thực hiện quyền kiểm soát, quản lý của mình đối với các vùng biển, đảo mà họ yêu sách chủ quyền, dẫn đến nhiều vụ va chạm và đấu khẩu, đặc biệt là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Phi-líp-pin. Đáng chú ý là trong số các nước/bên tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì Trung Quốc và Việt Nam đều khẳng định rằng mình đã khám phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền lâu đời tại các quần đảo này. Bài viết này tập trung phân tích bản chất các lập luận của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền lịch sử”của họ đối với Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển nằm trong đường lưỡi bò.
Vài nét khái quát về Luật quốc tế liên quan đến thụ đắc lãnh thổ
"Thụ đắc lãnh thổ" là việc thiết lập ranh giới địa lý chủ quyền của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ mới theo những phương thức phù hợp với nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với một vùng lãnh thổ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ.
Nguyên tắc thứ nhất là "bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia”. Đó là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền tự chủ của quốc gia trong các quan hệ quốc tế, là thuộc tính chính trị pháp lý không tách rời của quốc gia.
Nguyên tắc thứ hai là "cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.  Nguyên tắc này hình thành trong đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xít và được khẳng định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ). Tiếp đó Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Đại hội đồng LHQ về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đã quy định: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của việc thụ đắc bởi một quốc gia khác bằng việc đe dọa hoặc sử đụng vũ lực. Việc thụ đắc lãnh thổ bằng việc đe đoạ hoặc sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp”. Cùng  với sự phát triển các mối quan hệ quốc tế, nội dung của nguyên tắc này cũng được mở rộng, bao quát cả việc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ phi vũ trang. Định ước Hen-xin-ki năm 1975 viết: "Các quốc gia tham gia sẽ khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với các quốc gia thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi về kinh tế".[2]
Nguyên tắc thứ ba là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 2 Hiến chương LHQ, Điều 279, Điều 299 Công ước luật Biển năm 1982...
Nguyên tắc thứ tư là "dân tộc tự quyết”, được thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như Hiến chương LHQ, Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia (1970)...  Theo nguyên tắc này thì mọi sự thay đổi lãnh thổ phải phải dựa trên ý chí dân cư sinh sống trên lãnh thổ đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không loại trừ những phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ khác.
Nguyên tắc thứ năm là “chiếm hữu thật sự”. Vào thế kỷ VIII-XV, Đức Giáo hoàng có quyền ban quyền chiếm hữu. Vào thế kỷ XVI, nguyên tắc này bị phản đối và xuất hiện một phương thức mới đó là quyền khám phá. Sau này, người ta bổ sung một điều kiện nữa, là sự chiếm hữu tượng trưng. Quốc gia chiếm hữu phải để lại trên lãnh thổ một cái gì tượng trưng cho ý chí muốn chiếm hữu của mình như bia đá, cờ, cột mốc... Đến thế kỷ XVIII, tại Hội nghị Berlin 1885 về phân chia đất ở châu Phi, đã hình thành nguyên tắc chiếm hữu thực sự và thi hành chủ quyền trên lãnh thổ được chiếm hữu. "Nếu phát hiện mà không có những hành vi xác lập chủ quyền, không có hành động chứng tỏ vùng đất được quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phát hiện chỉ là phôi thai tạo ra danh nghĩa ban đầu mà thôi. Vì vậy cần có những hành động xác lập, củng cố và thực hiện chủ quyền quốc gia một cách thực sự trên vùng đất đó bởi cơ quan nhà nước".[3]  Định ước Berlin[4] cũng đề ra quy định: quốc gia chiếm hữu phải thông báo sự chiếm hữu của mình cho các quốc gia khác. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền sau này đã trở thành tập quán quốc tế và là cơ sở cho sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ trong luật quốc tế hiện đại. Đó cũng là một phương pháp thụ đắc lãnh thổ Tuy nhiên, thông báo không phải là một tập quán quốc tế, chỉ áp dụng cho trường hợp chiếm hữu thuộc phạm vi của Định ước Berlin.
Như vậy, theo luật quốc tế, sự chiếm hữu lãnh thổ phải bao gồm cả hai yếu tố. Yếu tố vật chất được thể hiện qua việc chiếm hữu thực sự và hòa bình, đồng thời thực thi một cách liên tục chủ quyền trên lãnh thổ đó . Còn yếu tố tinh thần có nghĩa là quốc gia phải có ý định thực sự chiếm hữu vùng lãnh thổ đó. Ngoài ra, trong thực tiễn pháp lý quốc tế còn có khái niệm từ bỏ lãnh thổ. Sự từ bỏ lãnh thổ cũng phải hội đủ cả hai yếu tố vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù riêng của chế định lãnh thổ , không phải bất kỳ một sự thụ đắc lãnh thổ nào cùng đều phải tuân thủ tất cả các nguyên tắc của luật pháp quốc tế cũng như điều kiện chiếm hữu. Một sự chiếm hữu lãnh thổ hợp pháp phải có đủ ba điều kiện như sau:
Một là, đối tượng của sự chiếm hữu lãnh thổ phải là đất vô chủ (res nullius), hoặc là đã bị chủ từ bỏ (res derelicta).
Hai là, người chiếm hữu phải là một quốc gia, chứ không phải là tư nhân
Ba là, phải tuân thủ các phương pháp thụ đắc lãnh thổ sau: chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền (occupation effectivité), qua chuyển nhượng (cession), do  tác động tụ nhiên (acretion), thời hiệu (acquisited prescription), củng cố chủ quyền  bằng danh nghĩa lịch sử. . . Phương pháp "củng cố chủ quyền bằng danh nghĩa lịch sử” được áp dụng nếu quốc gia đã sử dụng lâu đời một lãnh thổ khác mà không có phản đối của một quốc gia khác.
Những tiêu chuẩn trên đã được áp dụng thường xuyên bởi án lệ quốc tế, chẳng hạn như trong những bản án về tranh chấp đảo Palmas, đảo Groenland, đảo Minquier và Ecrehous . . .
Trung Quốc có "chủ quyền lịch sử" đối với Hoàng Sa và Trường Sa không?
Trung Quốc cho rằng họ có "chủ quyền lịch sử” đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sách Trắng của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), cũng như một số tài liệu nghiên cứu (tiêu biểu là cuốn Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải của Trung Quốc của Hàn Chấn Hoa) đã đưa ra kết luận rằng Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai thác và cai quản quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ hàng nghìn năm nay. Để chứng minh họ dựa vào một số sử liệu sau:
Thứ nhất, là cuốn Dị vật chí, có từ thời Đông Hán (từ năm 25 đến 220 sau Công nguyên) và nay đã thất truyền. Một số tác giả thuộc các triều đại Tống, Minh, Thanh đã trích dẫn như sau "Có những đảo nhỏ, cồn cát, đá ngầm, và băng cát tại Nam Hải, nơi đó nước cạn và đầy đá nam châm…”[5].  Nội dung này rất mơ hồ vì không nói rõ tên đảo. Học giả Hàn Chấn Hoa đã dựa vào đó cho là Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).
Thứ hai, là cuốn Nam châu Dị Vật Chí (thời Tam Quốc 220-265) mô tả về các đảo đá và cát ở Biển Đông, trong đó có đoạn nói đến chỗ nước nông và có đá nam châm nguy hiểm cho tầu bè qua lại.[6]
Thứ ba, là cuốn Zuo Zhuan (thời Xuân Thu), có đoạn viết: "Triều đại vẻ vang của nhà Chu trấn an dân man di để viễn chinh vùng Nam Hải để làm sở hữu của Trung Hoa…”[7] Ờ đây chỉ nói Nam Hải chung chung, không nhắc đến đảo nào.
Thứ tư là cuốn Chư Phiên Chí (thế kỷ XIII), có đoạn mô tả vị trí địa lý đảo Hải Nam như sau: "Nam đối diện với Chiêm Thành, phía Tây nhìn sang Chân Lạp, Đông thì Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường xa xôi không bờ đại dương vô tận…”[8]. Với đoạn mô tả này không thể khẳng định Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường thuộc Trung Quốc.
Thứ năm, là cuốn Hải Lục (On the Sea) của tác giả Hoàng Chung thuộc đời Minh có đoạn chép như sau: "Vạn Lý Trường Sa nằm Ở Đông Nam của Vạn Lý Thạch Đường…”[9]. Ở đây cũng không nói lên điều gì liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc. Hơn thế nữa, có tài liệu còn thừa nhận có sự liên quan giữa các quần đảo đó với Việt Nam. Thứ sáu, là cuốn Hải Lục của Vương Bình Nam (1820-1842), có đoạn viết: "Lộ trình phía ngoài được nối liền với lộ trình phía trong bởi Vạn Lý Trường Sa nằm giữa biển. Chiều dài của quân đảo khoảng vài ngàn dặm. Nó là bức màn phòng thủ phía ngoài của An Nam”[10].
Dựa vào các tài liệu nói trên, Trung Quốc khẳng định rằng họ đã khám phá ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đời nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên). Trong khi đó, cũng lại có một số tác giả người Hoa khác xác định là những tài liệu sớm nhất nói về sinh sống của người Trung Quốc trên những đảo này, thuộc đời nhà Tống (thế kỷ XIII)[11]. Các trích đoạn sử liệu mà Trung Quốc đã đưa ra mô tả không rõ ràng một số vị trí trong lộ trình đi ngang qua Biển Đông của các tầu thuyền Trung Hoa mà thôi. Mặt khác, các trích dẫn trước thế kỷ XIII cũng chỉ nói đến biển mà họ gọi là Nam Hải, không có bất kỳ tên đảo nào. Các tài liệu từ thế kỷ XIII mới bắt đầu nêu tên đảo, nhưng không có tài liệu nàn nói đến Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha). Nhiều chỗ cho thấy rõ ràng Wanlishitang (Vạn Lý Thạch Đường) mà Trung Quốc nói là Nansha (Nam Sa) thực tế không phải là Nansha mà là đảo khác. Không có một tài liệu nào nói đến tên Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa) và chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này.[12] Những sách lịch sử và địa lý của Trung Quốc nhắc đến rất nhiều tên như Qizhou yang, Quianlishitang, Qianli  Chang sha, . Wanlishitang, Jiuruluozhou, Zizhousan Có không ít mâu thuẫn trong lập luận của các học giả Trung Quốc. Dựa vào câu trích dẫn trong sách Hải Lục, nếu chấp nhận hai cái tên Qizhou Yang và Wanlishitang lần lượt ám chỉ Trường Sa (Nansha) và Hoàng Sa (Xisha), thì Vạn Lý Trường Sa phải là Nansha, còn Vạn Lý Thạch Đường phải là Xisha. Song, cuốn Nguyên Sử thì lại giải thích Vạn Lý Thạch Đường (Wanlishitang) là Trường Sa (Nansha) và Qizhou Yang là Hoàng Sa (Xisha). Nếu đối chiếu với đoạn trích sau của cuốn sách Chư Phiên Chí “ phía Đông Hải Nam là Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường", thì có thể xác định Vạn Lý Thạch Đường là Macclesfield Bank.[13] Một đoạn trích khác trong cuốn Nguyên Sử: " . . . thuyền đi qua Qizhou Yang và Wanlishitang, ngang Jiaozhi (Giao Chỉ) và Zhangcheng (Quy Nhơn),…” cho phép khẳng định Wanlishitang thực ra là Macclesfield Bank. Nếu theo thứ tự trước sau trong lộ trình thì Wanlishitang không thể là Trường Sa (Nansha), mà là Macclesfield Bank vì thuyền không thể đi ngang qua Nansha trước khi đi qua Giao Chỉ được. Vậy mà, giờ đây, Trung Quốc nói rằng tất cả những tên đó đều ám chỉ Xisha và Nansha? Nhận định đó quả thực rất khó thuyết phục. Một bộ chính sử lớn của Trung Quốc là Minh sử khẳng định dưới thời nhà Minh các đảo lớn như Đài Loan, Bành Hồ liên quan trực tiếp đến an ninh của đất nước vẫn chưa thuộc lãnh thổ Trung Quốc và tuyên bố duyên hải là phía Đông lục địa Trung Quốc và đảo Hải Nam. Những đảo nhỏ xa xôi, heo hút như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc là điều dễ hiểu.[14]
Xét ở góc độ thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đưa ra những dẫn chứng bao gồm các cuộc tuần tra, cuộc viễn chinh và những di vật đào bới được từ các đảo. Đoạn trích sau đã được phía Trung Quốc sủ dụng “Chính quyền nhà Chu thuộc thời Xuân Thu không những chinh phục những “dân man rợ” ở phía Nam, mà cũng tổ chức những cuộc viễn chinh trên những đảo của biển Nam Hải để chiếm làm đất Trung Hoa…”.[15] Đây không đoạn trích từ tài liệu lịch sử , mà là kết luận của giáo sư Wang Hengjie thuộc Trung tâm nghiên cứu các sắc tộc thiểu số, vào năm 1991. Kết luận của nhà nghiên cứu được rút ra dựa trên việc khảo cổ trên quần đảo Hoàng Sa. Nhận định thiếu cơ sở khoa học. Một đoạn trích khác của tác giả Shen trong Hậu Hán thư có ghi: “Chen Mao được bổ nhiệm làm quan Thái thú ở tỉnh Giao Chỉ (Jiaozchi) đã có những cuộc tuần tiễu và thám thính trên (các đảo của) biển Nam Hải”.[16] Đoạn trích này cũng không có chỗ nào nói đến Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ là thám thính Nam Hải mà thôi. Trong cuốn Nam châu dị vật chí (Nanzhou Yiwu Zhi), Shen kể về những  lính thủy nhà Hán đi viễn chinh từ bán đảo Ma-lai-xi-a trở về Trung Hoa: “đi thuyền về phía Đông Bắc, người ta gặp rất nhiều đảo nhỏ, đã ngầm, bãi cát ngầm, trở nên rõ rệt tại biển Nam Hải, nơi đây nước cạn và có nhiều đã nam châm”.[17] Ở đây cũng không hề có chỗ nào nói đến viễn chinh hay đi tuần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ nói chung chung là viễn chinh tại các vùng như Ma-lai-xi-a, Bornéo hoặc đi thuyền qua Biển Đông mà thôi. Ở một chỗ khác, dựa vào sách Quảng Đông tổng chí (General Record of Quangdong) của Hao Yu-lin, quan trông coi các vấn đề biển Nam Hải thời đó, có đi tuần tiễu và thám thính tại biển Nam Hải (xing bu ra hai), Shen kết luận: chính quyền địa phương thời nhà Tấn đã gửi tàu đi tuần tiễu trên vùng biển, thực hiện chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[18] Cũng như trên, tác giả không trích trực tiếp đoạn nào từ Quảng Đông tổng chí ghi lại sự kiện trên, chỉ trích bốn chữ tiếng Trung được ghi trong dấu ngoặc là “xing bu ra hai”. Trung Quốc nêu rằng thế kỷ XV thời Minh, nhà thám hiểm Cheng Ho (Trịnh Hòa) đã đi quan Biển Đông 7 lần và khi trở về đã đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ.[19] Tuy nhiên, những chuyến đi này hoàn toàn không hề có sự chiếm hữu hai quần đảo nói trên.[20] Mục đích các chuyến đi của Trịnh Hòa là để biết địa hải, tìm mối giao thương và phô trương lực lượng với các quốc gia trong vùng, chư hầu của Trung Hoa.[21] Tác giả Samuels kết luận rằng ngay trong thời ấy các đảo vẫn không được Trung Hoa chú ý tới.[22]
Rõ ràng những trích đoạn sử liệu ở trên chỉ nói đến những chuyến đi thám thính biển Nam Hải chứ không phải là những chuyến đi thực hiện chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như vậy, có thể kết luận rằng những trích dẫn sử liệu trước thế kỷ XIII của Trung Quốc cho thấy các thuyền của Trung Quốc có đi lại trên biển Nam Hải, song không nói đến một tên đảo nào trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tài liệu đầu tiên nêu tên đảo là những tài liệu cuối đời nhà Nguyên và dưới đời nhà Tống (thế kỷ XIII). Tuy nhữngtài liệu này nói đến Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, song không cho biết rõ được có phải là là Xisha và Nansha hay không, nhất là Vạn Lý Thạch Đường, được tả nằm ở phía Đông đảo Hải Nam, đương nhiên không phải là Nansha, mà có thể là Macclesfield Banh. Các sử liệu nói trên cũng chỉ cho thấy Trung Quốc đã thực hiện các cuộc thám thính và viễn chinh trên Biển Nam Hải, đặc biệt là tới vùng Borneo của Ma-lai-xi-a, không chứng minh được rằng họ đã thực sự tiến hành tuần tiễu và thực hiện chủ quyền tại các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Các lập luận dựa vào một số di chỉ khảo cổ trên đảo Hoàng Sa (gồm một số hiện vật đồ gốm . . . có tuổi khoảng từ năm 420 cho đến thời nhà Thanh) để kết luận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo đó cúng không đủ cơ sở chắc chắn cả về khoa học lẫn pháp lý. Những hiện vật đó nếu quả thật là có chỉ nói lên rằng đã có những cá nhân hoặc nhóm người có mặt trên đảo. Họ có thể là người Trung Quốc, nhưng cũng có thể là người từ Việt Nam tới đó để sinh sống hoặc chỉ ghé qua trên đường đi biển làm ăn mà thôi. Mặt khác, về mặt pháp lý chưa đủ cơ sở để khẳng định được đó là sự chiếm hữu lãnh thổ do một quốc gia thực hiện. Những gì họ đã làm là chỉ đi ngang, tình cờ thấy, không hề chiếm hữu và thực thi chủ quyền, để rồi mấy thế kỷ sau khi quốc gia khác chiếm, mới cho rằng mình đã khám. Thực ra, Trung Quốc chỉ mới “biết” chứ không phải khám phá.[23] Giả dụ rằng Trung Quốc đã khám phá thì điều này cũng chỉ tạo cho Trung Quốc cái quyền khám phá, một thứ quyền phôi thai (inchoatetitle), nhưng Trung Quốc đã không hề chiếm hữu các đảo, dù là chiếm hữu tượng trưng, không hề thực thi chủ quyền đối với các đảo. Tòa án quốc tế đã phán quyết nhiều lần rằng quyền khám phá phải được hoàn tất bởi sự chiếm hữu, trong một thời gian tương đối, thì mới có hiệu lực.[24] Giáo sư người Mỹ Marwyn Samuels nhận định rằng Trung Quốc cuối nhà Minh và nhà Thanh không quan tâm đến vùng biển ngoài khơi mà chi chú tâm đến việc trấn giữ biên cương nội địa, vùng Tân Cương, Mông Cổ và biên giới phía Bắc, nên lực lượng hải quân rất kém.[25] Mặc dù có lực lượng hải quân hùng mạnh vào thời Nguyên, song Trung Quốc cũng vẫn chưa để ý đến những đảo ngoài khơi biển Đông và không có ý định chiếm hữu chúng.[26] Thậm chí, các tầu thuyền của Trung Quốc không dám đến gần các đảo này vì sợ đá ngầm và mắc cạn. Đã có câu tục ngữ truyền trong thủy thủ người Hoa rằng: "Trên đường đi ra thì sợ Thất Châu (tức là Thất Châu Dương mà Trung Quốc bây giờ cho là Xisha), trên đường đi về thì hãi Côn Lôn".[27] Chính vì  vậy, trong một thời gian dài, Trung Quốc đã im lặng và không phản đối việc Việt Nam thực thi chủ quyền trên các đảo này, mặc dù biết rõ những hoạt động của Hải Đội Hoàng Sa và Hải Đội Bắc Hải của các triều đình phong kiến Việt Nam. Nó cũng được kiểm chứng bởi vụ đắm tàu La Bellona và Imeji Maru.[28]
Như vậy, thực tế lịch sử cho thấy rằng Trung Quốc không những đã không thực thi chủ quyền, mà gần như mặc nhiên công nhận  trên thực tế chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiệp ước Pháp - Thanh ngày 26/6/1887
Trung Quốc còn dẫn chiếu Hiệp ước Pháp - Thanh, ký ngày 26/6/1887 tại Bắc Kinh, phân chia biên giới giữa Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam để biện luận cho yêu sách chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Điều 3 của bản Hiệp ước ghi: "Từ Quảng Đông, những điểm tranh chấp nằm từ phía Đông đến phía Tây Bắc của Móng Cái ngoài biên giới đã được hai phái bộ xác định, có thề coi là thuộc về Trung Quốc. Những hòn đảo nằm ở phía đông dọc đường kinh tuyến đông 105°43’ của Paris, có nghĩa là trục Bắc Nam đi qua điểm phía Đông của đảo Tch'a Kou hay Ouan-Chan (Trà Cổ) và làm thành đường biên giới, cũng thuộc về Trung Quốc. Các đảo Go-tho và các đảo khác nằm phía Tây của đường kinh tuyến thuộc về An Nam".[29] Dựa vào Điều khoản này, Trung Quốc cho rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở phía Đông của ranh giới ấy nên thuộc về Trung Quốc.
Giải thích như vậy của Trung Quốc là hoàn toàn không đúng với tinh thần của Hiệp ước. Thực tế, Hiệp ước 1887 được ký kết căn cứ vào Điều 3 của Hiệp ước Pháp-thanh ngày 6/9/1885 nhằm giải quyết xung đột giữa hai bên liên quan đến Việt Nam. Sau khi Pháp - Thanh ký Hiệp ước 1885 về việc Thanh công nhận ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam, chính quyền Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam vẫn cho quân vượt biên giới - sang Bắc Việt Nam. Phía Pháp và nhà Thanh đã đi đến thỏa thuận sẽ lập một Ủy ban hoạch định biên giới để giải quyết tình hình trên. Sau đó, hai bên đã xác định đoạn biên giới với Quảng Tây ổn thỏa, song không nhất trí được hai đoạn biên giới Quảng Đông và Vân Nam. Từ đó mới có Hiệp ước 1887 với mục đích giải quyết bất đồng này. Ở Quảng Đông, có quân thổ phỉ từ Trưng Hoa sang tập trung ở vùng Bạch Long Vĩ và những đảo quanh đó, nên Pháp đã đưa quân đến chiếm đóng. Trung Hoa phản đổi, đòi vùng này là vùng cửa Trung Hoa, do đó, mới xảy ra sự tranh chấp[30]. Hiệp ước 1887  được ký chủ yếu liên quan đến ranh giới đất liền và ranh giới phân chia những đảo nhỏ không quan trọng ở gần bờ biển Việt Nam và Trung Quốc. Hiệp ước khẳng định rõ điểm khởi đầu của đường phân chia ranh giới đi qua mũi đông của đảo Trà Cổ, song không chỉ điểm cuối bởi vì bề dài của nó tuỳ thuộc vào sự hiện hữu của những đảo gần bờ biển: Nếu theo cách hiểu của Trung Quốc để kéo dài đường ranh giới tới giao điểm với bờ biển miền trung Việt Nam thì tất cả các đảo ở phía Nam của Huế đều thuộc chủ quyền của Trưng Quốc.[31] Trong lập luận của Trung Quốc có mâu thuẫn: một mặt nói Hiệp ước 1887 áp dụng cho Hoàng Sa và Trường Sa, là những đảo nằm xa ngoài khơi nhưng mặt khác, khi bàn về biên giới vùng Bắc Bộ, họ lại khẳng định rằng Hiệp ước này chỉ phân chia "những đảo ở vùng vịnh Bắc Bộ", chứ không phải là biên giới biển.
Như vậy, mục đích của Hiệp ước 1887 là hoạch định biên giới giữa Việt Nam với tỉnh Quảng Đông và Vân Nam của Trung Quốc và đường biên giới hoạch định theo Điều 2 của Hiệp ước 1887 chỉ giới hạn ở biên giới miền Bắc Việt Nam và Vịnh Bắc Bộ mà thôi. Tên Hiệp “Convention relative à délimination de la frontier entre la Chine et le Tonkin”[32] (Công ước phân định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Việt Nam)  cũng đã nói rõ mục đích này. Mối quan tâm lớn của Pháp và Nhà Thanh lúc đó thực ra là vấn đề thương mại.[33] Sự tranh chấp Pháp – Thanh không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.
Cái gọi là sự "khước từ chủ quyền" của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Trung Quốc đưa ra ba sự kiện sau đây để khẳng định cái gọi là Việt Nam đã "khước từ chủ quyền” trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Sự kiện thứ nhất liên quan đến phát biểu ngày 15/6/1956 của ông Ung Văn Khiêm, Thư trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), khi tiếp Đại biện lâm thời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, được phía Trung Quốc cho rằng đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là "thuộc lãnh thổ Trung Quốc"'. 
Sự kiện thứ hai là bức Công hàm của Thủ tướng phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 liên quan đến việc Trung Quốc tuyên bố ngày 04/9/1958 nới rộng vùng lãnh hải của họ ra 12 hải lý.
Sự kiện thứ ba là Tuyên bố của Chính phủ VNDCCH ngày 09/05/1965 liên quan tới vùng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Vậy thực chất vấn đề này là thế nào và tính chất pháp lý của lập luận mà Trung Quốc nêu ra dựa vào các tuyên bố của phía Việt Nam nói trên đến đâu?
Trước hết, cần đặt các tuyên bố nói trên của đại diện chính phủ Việt Nam trong bối cảnh thực tế tình hình những năm 1950- 1960 để hiểu đúng ý nghĩa và giá trị của chúng. Cụ thể là vào thời điểm những năm đó, VNDCCH đang phải chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ xâm lược. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đang đoàn kết và ủng hộ tích cực nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống lại đế quốc Mỹ. Quan hệ giữa VNDCCH và CHNDTH lúc đó là quan hệ đồng minh giữa hai nước XHCN anh em. Trước sự biểu dương lực lượng của Hạm đội 7 Mỹ trên eo biển Đài Loan lúc đó, Công hàm của Thủ tướng phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 là một cử chỉ của Chính phủ Việt Nam ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị chống lại sự khiêu khích của Mỹ, bởi vì việc nới rộng lãnh hải từ 3 hải lý ra 12 hải lý sẽ đẩy tàu chiến Mỹ ra xa ngoài biên giới CHNDTH hơn và làm giảm bớt khả năng đe dọa của chúng đối với lãnh thồ CHNDTH.[34] Tuyên bố ngày 09/5/1965 liên quan đến vùng chiến đấu cũng vậy, nó xảy ra vào lúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn khẩn trương, với sự can thiệp quân sự trực tiếp của hàng chục vạn quân Mỹ. Một cuộc chiến tranh khốc liệt bắt đầu lan rộng ra cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, Tuyên bố của VNDCCH nhằm hạn chế khả năng Mỹ có những hành động quân sự ngoài lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương, xâm phạm vào Trung Quốc.
Thứ hai, vì tập trung tất cả cho cuộc kháng chiến giải phóng đất nước, nên chúng ta chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề biền, đảo và biên giới lãnh thổ, đã quá tin cậy những người đồng chí anh em Trung Quốc và có phần thiếu cảnh giác trước mưu đồ lâu dài của họ.
Thứ ba, xét về mặt pháp lý, thì những tuyên bố nói trên của Việt Nam không phải là các cam kết quốc tế có tính ràng buộc.
Theo Hiệp Định Giơ-ne-vơ 1954, Việt Nam bị chia làm hai miền với ranh giới là vĩ tuyến 17. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở Nam vĩ tuyến đó nên thuộc sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và các hành vi xác lập và thực thi chủ quyền ở hai quần đảo này thuộc thẩm quyền của chính quyển Sài Gòn. Chính phủ VNDCCH lúc đó không có thẩm quyền và không hề thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Năm 1956, khi Chính phủ Trung Quốc cho quân chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa, Chính phủ VNCH đã phản đối mạnh mẽ. Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa thời kỳ đó là thuộc chủ quyền của VNCH và trên thực tế vẫn do Chính quyền VNCH chiếm giữ và quản lý. Tuyên bố của Thủ tướng phạm Văn Đồng năm 1958 chỉ là ủng hộ việc Trung Quốc tuyên bố có vùng lãnh hải 12 hải lý và không thể bị giải thích là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
Đối với lời nói miệng của ông Ung Vàn Khiêm thì đó chỉ là phát biểu của một cá nhân, không phải là đại diện của Nhà nước Việt Nam đang quản lý và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - lúc đó là VNCH. Hơn  nữa, nếu như ông Khiêm có đủ thẩm quyền đại diện Nhà nước đi chăng nữa thì theo thực tiễn pháp lý quốc tế, một lời tuyên bố miệng của cá nhân không có hiệu lực pháp lý quốc tế. Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế không công nhận lời tuyên bố trở thành luật quốc tế và do đó không thể coi lời nói đơn phương có hiệu lực ràng buộc như luật quốc tế. Các vấn đề lãnh thổ phải được ràng buộc bằng các điều ước quốc tế, được các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Cuối cùng, không thể cố áp dụng lý thuyết estoppel, tức là “đã nói ra thì không nói ngược lại được", bởi vì lời tuyên bố trên chỉ diễn ra có mộtlần, không "được thực hiện một cách rõ ràng và liên tục", không "khiến cho một hoặc nhiều quốc gia dựa vào đó mà thay đổi hoạt động và phải chịu thiệt hại".[35] Tiến sĩ Balazc Szalotai, nhà nghiên cứu nổi tiếng về châu Á, đang sống tại  Hung-ga-ry nhận xét: những tuyên bố "không có tác dụng ràng buộc",[36] dù có "làm cho quan điểm của Việt Nam bị yếu đi một chút”.[37]
Đường lưỡi bò
Đường lười bò (còn gọi là đường chữ U) ở Biển Đông được Hu Jinjie vẽ lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1914, sau khi nước Trung Hoa Dân Quốc giành lại nhóm đảo Dongsha (Pratas) từ tay Nhật Bản (1909). Các bản đồ của Trung Quốc xuất bản những năm 1920 và 1930 sau đó đều dựa trên bản vẽ của Hu về vùng biển này. Đương chữ U được Bai Meichu, một viên chức Trung Hoa[38] sử dựng lại vào cuối năm 1947. Các vùng phía bên trong đường này được coi là các vùng nước lịch sử. Lập luận của Bai Meichu về việc vẽ đường này không thực sự rõ ràng. Một điều cũng chưa rõ đó là liệu Bai có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông vẽ hay không. Đường chữ U xác định vùng của Trung Quốc và vùng nước bên trong nó thành các "vừng nước lịch sử”. Các bài báo của Trung Quốc đã cáo buộc về việc các nước khác xâm lấn vừng này. Một số tính toán sơ bộ về diện tích vùng "lấn chiếm" như sau: Việt Nam 1.170.000 km2,  phi-líp-pin 620.000 km2. Ma-lai-xi-a 170.000 km2, Bru-nây 50.000 km2 và In-đô-nê-xi-a 35.000 km2.[39]
Ngày 6/5/2009, Ma-lai-xi-a và Việt Nam nộp báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía nam Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa LHQ (CLCS). Ngày 7/5/2009, Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng thư ký LHQ để phản đôi, trong đó có đính kèm bản đồ đường chữ U" hay "đường 9 khúc" chiếm khoảng 80% Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức hóa "đường chữ U" mà Việt Nam gọi là “đường lưỡi bò”.
Đường chữ U này là đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, vì nó hoàn toàn trái với các quy định của Công ước Luật biển 1982 mà Trung Quốc là một bên ký kết. Công ước không có quy định về vung nước lịch sử. Và đơn giản vì vùng biển mà đường lười bò ngoạm vào không thể nào là lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc. Đó chính là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Bru-nây. Đường lưỡi bò bị Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin phản đối kịch liệt. Ngày 5/4/2011, sau gần hai năm, Phi-líp-pin mới “bác bỏ đường lưỡi bò”.  Và ngày 14/4/2011, Trung Quốc đã có công hàm chính thức phản đối Phi-líp-pin. Tuy nhiên, các lập luận của Trung Quốc rất mâu thuẫn nhau. Trong công hàm ngày 7/5/2009, Trung Quốc khẳng định "chủ quyền không thể tránh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Đông và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng", tức là toàn bộ khu vực nằm trong đường lưỡi bò. Công hàm ngày 14/4/2011 thì lờ đường lưỡi bò đi nhưng lại cho rằng quần đảo Trường Sa (Nam Sa) có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển UNCLOS.
Nếu phạm vi địa lý của quần đảo Trường Sa là đường lưỡi bò thì có chuyện ngược đời là xác định các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa bên trong vùng nước mà Bắc Kinh coi như là nội thủy. Hay các đảo trong  quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc yêu sách có vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng không vượt quá phạm vi đường lưỡi bò? Hay cả quần đảo Trường Sa được coi là một tổng thể để đòi hỏi vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa như một quốc gia quần đảo? Hay phạm vi địa lý quần đảo Trường Sa là đường lưỡi bò và sẽ tiếp tục đòi hỏi từ đó 200 hải lý đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cứ theo lập luận này thì cớ lẽ cả thành phố Hồ Chí Minh, Manila và Kuala Lumpur rồi tới Natura đều rơi vào vòng ảnh hưởng của đường lưỡi bò và “các vùng biển liên quan”. Đường lưỡi bò của Trung Quốc từ yêu sách gộp cả Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa (bất ngầm Macclefield), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) bây giờ lại coi là phạm vi địa lý của quần đảo Nam Sa.[40]
Không chỉ có các nước liên quan phản đối quan điểm của Trung Quốc, mà In-đô-nê-xi-a, một nước không có tranh chấp ở Biển Đông cũng đã bác bỏ "đường chữ U" (ngày 8/7/2009). Tại các hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội (2009), thành phố Hồ Chí Minh (2010) cũng như các hội thảo quốc tế khác, nhiều học giả và chuyên gia quốc tế cho rằng "đường lười bò” là mơ hồ, không có cơ sở. Cho đến nay học giả và chính giới Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được một lời giải thích thỏa đáng. Một nhà nghiên cứu nhận xét: Có lẽ Trung Quốc coi tất cả các đảo quần đảo ở Biển Đông là của mình vì thế giới đã gọi đó là "Biển Nam Trung Hoa”. Một sự nhầm lẫn tai hại.[41]
Về một số tài liệu được Trung Quốc viện dẫn như là sự "công nhận" đối với chủ quyền của Trung Quốc
Thời gian qua, Trung Quốc thường trích dẫn những tài liệu mà họ gọi là đã "thừa nhận” chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cần phải làm rõ thực hư về vấn đề này.
Trước hết, có một số tài liệu do người Trung Quốc biên soạn và xuất bản như "Tân Trung Quốc niên giám" do Trung Quốc xuất bản năm 1966  hay "Tân thế giới niêm giám" xuất bản năm 1972, trong đó ghi nhận chủ quyền của Trung Quốc. Điều này không có gì phải tranh luận đơn giản vì đó là những tài liệu của Trung Quốc."
Thứ hai, một thủ đoạn nguy hiểm đáng lưu ý mà Trung Quốc đã làm là họ tìm mọi cách đưa các chi tiết từ đó có thể dẫn giải về chủ quyền của Trung Quốc vào các công trình xuất bản ở nước ngoài. Rất đáng tiếc có một số nhà xuất bản hoặc tạp chí khoa học trên thế giới đã vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho Trung Quốc. Chẳng hạn như Chuyên san Nature, một trong những tạp chí khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới, vào ngày 2/9/2010  đã đăng bài "Những tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước và ngành nông nghiệp tại Trung Quốc" của nhóm tác giả người Tnmg Quốc kèm bản đồ có cả hình đường lưỡi bò. Một loạt ấn phẩm của các nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), Springer (Đức), Wiley (Mỹ), tạp chí Journal of petroleum Science and Engineering…cũng đăng bản đồ đường lưỡi bò kèm theo các bài báo khoa học của tác giả Trung Quốc . Ngày 19/4/2011, tạp chí Journal of Waste Management đã đăng bài Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh của nhóm tác giả Trung Quốc, trong đó đính kèm bản đồ minh họa có in hình yêu sách đường lưỡi bò. Tuần san Science của Hiệp hội Mỹ vì sự phát triển khoa học (AAAS) là một trong những tạp chí học thuật uy tín nhất, được trích dẫn vào loại nhiều nhất thế giới, ngày 9/7/2011, đăng bài "Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai" của tác giả Bành Hi Triết đã kèm theo bốn bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc.[42]
Thứ ba, nhiều tài liệu khác cũng đã được Trung Quốc viện dẫn để dẫn chứng về sự "thừa nhận” chủ quyền của Trung Quốc bao gồm "Từ điển thế giới Columbia”,  Lippncott Gazetteer xuất bản năm 1961, "Bách khoa toàn thư các nước trên thế giới" xuất bản năm 1971 của Mỹ; "Bản đồ thế giới" do Cộng hòa Liên bang Đức xuất - bản năm 1954 , 1961, "Tập bản đồ" Oxford - Australia và  Tập bản đồ philip"do Anh xuất bản năm 1957, "Tập bản đồ” do Larousse xuất bản năm 1968, 1969; Quyết định của Hội nghị Hàng không khu vực Thái Bình Dương do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế tổ chức (27/10/1955)... Có thể nói cái mà Trung Quốc gọi là sự "thừa nhận”  nói trên thực sự là những sai sót, hoặc nhầm lẫn của tác giả hoặc nhà xuất bản. Sai sót, nhầm lẫn như vậy có nhiều nguyên nhân. Một là, từ xa xưa đã có sự nhầm lẫn của các nhà địa lý thế giới gọi Biển Đông là Biển Nam Trung Hoa, mà thực chất có tên ban đầu là Giao Chỉ Dương, Đông Dương Đại Hải, Đông Hải hay Biền Đông. Người Bồ Đào Nha đi vòng qua Tây Phi, qua Mũi Hảo Vọng và ngược lên Đông Phi là đến Ấn Độ. Họ khám phá ra Đông Nam Á mà họ gọi là "Presqu’ile de l'inde en-deca du Gange", Ấn Độ bên kia sông Hằng. Lúc đó biển giữa Việt Nam và quần đảo Paracels (Hoàng Sa và Trường Sa) các bản đồ phương Tây đều ghi là "Golfe de la Cochinchine". Cochinchine nguyên là tên hai nước Giao Chỉ-việt Nam (Cochin) và nước Tần (Chine). Nước Giao Chỉ - Cochin trùng tên với một thị trấn ở Ấn Độ nên người Bồ Đào Nha gọi là Cochinchina cho dễ phân biệt. Đến thế kỷ XIX đã rõ miền này không thuộc Cochin của Ấn Độ nữa, nên họ chỉ lấy từ Chine để gọi Biển Đông. Các bản đồ cho đến thế kỷ XVIII vẫn còn gọi Đông Nam Á là "L'Inde de le Gange". Đến thế kỷ XIX thì họ mới gọi là bán đảo Đông Dương, tức là Indochine, là bán đảo bên kia sông Hằng. Danh xưng sai lầm còn tồn tại đến bây giờ.[43] Vì vậy, không ít nhà làm bản đồ, sách báo…ngộ nhận Biển Đông là Biển của Trung Quốc. Đó là nguyên nhân cơ bản nhất. Hai là, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm rất nhiều đảo nhỏ, nhất là quần đảo Trường Sa với 130 đảo và đá, nhiều đảo, đá, đá ngầm chưa có người ở, chưa có quân đồn trú và cũng chưa đặt được bia chủ quyền nên thông tin bị sai lệch, không đầy đủ dễ gây nhầm lẫn là điều dễ hiểu. Ngoài ra, một thời gian dài Việt Nam có chiến tranh, bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ đối nghịch nhau làm cho vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thêm phức tạp Ba là, đối với không ít người có thể viết, vẽ và nói cũng chưa thật cẩn trọng trong vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa vì thời gian dài tranh chấp chưa bùng nổ. Liên quan đến sai sót khi làm bản đồ, ngay đến gần đây cũng vẫn còn xảy ra. Vào tháng 3 năm 2010, Hội Địa lý Mỹ (National Geographic) cũng vẫn còn nhầm lẫn khi ghi chú quần đảo Trường Sa là của Trung Quốc. Sau đó, Việt Nam đã yêu cầu National Geographic sửa lỗi này. National Geogaphic đã sửa: chỉ sử dụng tên quốc tế Paracel Islands và xóa bỏ chữ China, chú thích thêm chi tiết "Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974 và gọi là Xisha Qundao, Việt Nam vẫn đòi chủ quyền và gọi là Hoàng Sa”.
Tóm lại, Trung Quốc đưa ra các chứng cứ đã khám phá và thực thi chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước tiên và từ lâu Tuy nhiên, những tài liệu chỉ cho thấy thuyền bè Trung Quốc có đi qua lại vùng Biển Đông, nhìn thấy nhiều đảo mang tên khác nhau. Song không có đảo nào mang tên Hoàng Sa hay Trường Sa cả. Đặt giả thiết là Trưng Quốc đã khám phá ra những đảo này thì Trung Quốc đã không thực hiện chủ quyền các đảo đó. Sự hiện diện người đánh cá,  hay một số đồ gốm, hiện vật khảo cổ được tìm thấy trên các đảo không đủ để khẳng định là hành xử chủ quyền của nhà nước. Phần lớn các luật gia trên thế giới, trừ luật gia Trung Quốc, đều thừa nhận điều này. Trung Quốc mới thật sự chiếm nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa năm 1956 khi Pháp rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, đánh chiếm bằng vũ lực từ tay Việt Nam phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa tháng 1/1974. Đối với quần đảo Trường Sa, Trung Quốc mới chỉ có mặt bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang để chiếm vào tháng 3/1988 và 1995 mà thôi. Trong khi Việt Nam đã phát hiện, hành xử chủ quyền liên tục hòa bình đối với các quần đảo trên từ trước đó vài thế kỷ. Với 3260 km bờ biển, hơn 3000 đảo lớn nhỏ trong đó có hai quần đảo xa bờ Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông gắn bó món thịt với Việt Nam là điều dễ hiểu. Nếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa quan trọng đồi với an ninh của Trung Quốc sao họ lại có mặt muộn như vậy? Trước đây, Trung Quốc không thể quan tâm đến biển đảo ở Biền Đông vì còn lo trấn giữ và mở rộng biên cương nội địa ở vùng Tân Cương, Nội Mông và phía Bắc, nhiều lần bị nước Liêu, Kim, Tây Hạ đánh cho tả tơi, cuối cùng bị Mông Cổ nô dịch. Lập luận của Trung Quốc rằng theo Công ước 1887 Pháp - Thanh, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc lại càng không có căn cứ vì Công ước chỉ liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam mà thôi. Ba kiện xảy ra trong những năm 50 và 60 thế kỷ trước về cái gọi là Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng không có “giá trị pháp lý ràng buộc", nhất là theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 thì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn chứ không phải của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cái gọi là "đường chữ U chín đoạn” hay "đường lưỡi bò", chiếm khoảng 80% Biển Đông thực chất là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia như Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Bru-nây mà thôi. Đường chữ U rất mơ hổ, không có cơ sở, không theo Công ước Luật biển 1982, bị không ít nước và giới khoa học nhiều nước bác bỏ. Việc có những tài liệu "công.nhận” chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân quan trọng nhất là do sự nhầm lẫn của các nhà địa lý gọi Biển Đông là Biển Nam Trung Hoa và việc Trung Quốc ra sức tìm cách phổ biến lập luận sai trái của mình ra thế giới với phương châm "Tăng Sâm giết người",[44] "mưa lâu thấm đất”.
Như vậy, về tổng thể có thể thấy rằng lập luận của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không khách quan, thiếu căn cứ khoa học và khó thuyết phục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Tiến sỹ Balazc Szalotai, Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 24/1/2008.
2.  Đặng Minh Thu, "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tạp chí Thời đại mới, số 11, tháng 7/2007.
3.  Đào Văn Thụy, "Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế", Tạp chí Thời đại mới, số 11 , tháng 7/2007.
4.  Hải Biên, "Vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế”, VietnamPlus, tháng 3/2011.
5.  Hoàng Việt, "Giải pháp nào cho tranh chấp Biển Đông” , Tạp chí Thời đại mới, số 19, tháng 7/2010.
6.  Hồ Bạch Thảo, "Lãnh hải Trung Quốc dưới thời Minh”, tại địa chỉ http://www.diendan.org/phe-binh-nghiencuu/lanh hai trung quoc.
7.  Hồ Bạch Thảo, "Phản biện tập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Đông", Tạp chí Thời đại mới, số 20, tháng 11/2010.
8.  Huỳnh phan, "Trung Quốc nợ thế giới lời giải thích về Biển Đông", Tuần Việt Nam, tại địa chỉ http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-14-trung-quoc-no-the-gioi-loi-giai-thich-ve-bien-dong
9.  Nguyễn Đình Đầu, Trả lời phỏng vấn Đài RFA, ngày 6/7/2011.
10.   Nguyễn Bá Diến, "Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế giải quyết hòa bình các tranh chấp Biển Đông”, www.nghiencuubiendong.vn, truy cập ngày 15/3/2010.
11.   Lưu Văn Lợi, Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1995 .
12.   Phương Loan, "Học giả quốc tế phê phán đường lười bò của Trung Quốc", VietnamNet, ngày 31/11/2009.
13.   Tạ Văn Tài, "Giải pháp cho Biển Đông”', Tạp chí Thời đại mới,số 20, tháng 11/2010.
14.   Thủy Xuân, "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Hoàng Sa", VietnamNet, ngày 24/2/2011.
15.   Việt Long, "Vì sao Phi-lip-pin phản đối đường lưỡi bò", Tuần Việt Nam, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-20-vi-sao-philippines-phan-doi-duong-luoi-bo-
16.   Vũ Quang Việt, "Tranh chấp biển Đông Nam Á: Đi trên giải pháp hòa bình và công lý dựa trên chứng cớ lịch sử và luật pháp quốc tế", Tạp chí Thời đại mới, số 19, tháng 7/2010.
17.   Xung đột Biển Đông không còn là nguy cơ (Tài liệu chọn lọc dịch từ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc - do Hồng Lê Thọ: chủ biên), Mỹ, 2009
18.   Một số trang Intemet  http://google.com.vn;  www.nghiencuubiendong.vn; www.vietnamnet.vn
PGS.TS Vũ Dương Huân


* Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vladivostok. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
[1] Trung Quốc và thế giới thường gọi với một cái tên dễ gây hiểu lầm là Biển Nam Trung Hoa.
[2] Định ước Hen – xin – ki, Tài liệu Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao
[3] Nguyên Bá Diễn, "Ap dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đống", xem tại www.nghiencuubiendong.vn, truy cập ngày 15/3/2010.
[4] Định ước Berlin ra đời năm 1885,  khoản XXIV qui định việc chiếm hữu lãnh thổ thực tế và thông báo cho các quốc gia khác về việc chiếm hữu  này. Nguồn: http://africanhistory. about.com/od/eracolonialism/l/bl-BerlinAct1885.htm.
[5] Xem Hồ Bạch Thảo, "Phản biện tập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Đông”, Tạp chí Thời đại mới, số 20, tháng 11/2010; Đặng Minh Thu, "Chủ quyền trên hai. quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tạp chí Thời đại mới, số 11, tháng 7/2007.
[6] Xem Báo điện tử Báo Đất  Việt, ngày 21/7/2011     .
[7] Đặng Minh Thu, tlđd
[8] Hồ Bạch Thảo, tlđd
[9] Xem Đặng Minh Thu, tlđd
[10] Marwyn Samuels, Contest for the South China Sea, New York/London, 1982, tr.38.
[11] Tao Cheng, "The dispute over the South China Sea Islands", Texas International Law Journal, Vol. 10 (1975), tr. 272.
[12] Lưu Văn Lợi, Cuộc tranh chấp Việt – Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 1995, tr.10
[13] Đặng Minh Thu, tlđd, tr.37.
[14] Hồ Bạch Thảo, “Lãnh hải Trung Quốc dưới thời nhà Minh”, http://diendan.org.lanhhai trung quoc
[15] Jian-Minh Shen, “International Law Rules and Historical Evidence Supporting China’s Tille to South China Sea Islands”, Hastings International and Comparative Law Review, vol 21(1997), p.22-23
[16] Jian-Minh Shen, sđd, tr.18
[17] Như trên, sđd, tr.19.
[18] Như trên, sđd, tr.20.
[19] Đặng Minh Thu, tlđd, tr.37.
[20] Lưu Văn Lợi, sđd, tr.17
[21] Samuels, sđd, tr.21, 22.
[22] Như trên, tr.23.
[23] Lưu Văn Lợi, sđd, tr.14.
[24] Đặng Minh Thu, tlđd, tr.38.
[25] Samuels, sđd, tr.30-31, 42.
[26] Như trên, tr.20.
[27] Như trên, tr.17 và 21.
[28] Khi đó Trung Quốc đã từ chối trách nhiệm điều tra vụ cướp đồ do tàu bị đắm với lý do Hoàng Sa không phải lãnh thổ Trung Quốc, không thuộc quản lý hành chính đảo Hải  Nam; xem Lưu Văn Lợi, The Sino-vietnamese difference ơn Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes, p. 52 ; Gendreau, Sovereignty over the Paracel and Spratly lslands, p. 98.
[29] Công ước Pháp – Thanh 1887, www.google.com.vn
[30] Đặng Minh Thu, tlđd, tr.42.
[31] Đào Văn Thụy, Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế, Tạp chí Thời đại mới, số 11, tháng 7/2007, tr.10
[32] Thời Pháp Việt Narn chia làm ba kỳ Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bác Kỳ với ba quy chế
khác nhau. Le Tonkin là Bắc Kỳ.
[33] Đào Văn Thụy, tlđd
[34] Đào Văn Thụy, tlđd, tr.12.
[35] Phán quyết Tòa án Công lý quốc tế giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Ni-ca-ra-goa trong vụ NHững hoạt động quân sự và bán quân sự tại Ni-ca-ra-goa, Tuyển tập các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế, Hà Nội, 1984, tr.414
[36] Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 24/1/2008
[37] Như trên
[38] Peter Kien - Hong Vu, "Đường chữ U (đứt khúc) của Trung Quốc (Việt Nam gọi 1à đường lưỡi bò) trên Biển Đông: Các điểm, đường và khu vực", Tạp chí Thời đại mới, số 15, tháng 3/2009, tr. 4.
[39] Peter Kien-Hong Vu, tlđd, tr.15.
[40] “Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc”, Vietnamnet, ngày 26/4/2011.
[41] RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ngày 6/7/2011
[42] “Đường lưỡi bò núp bóng khoa học", Thanh Niên, ngày 27/9/2011 tại địa chi http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110927/duong-luoi-bo-nup-bong-khoa-hoc.aspx
[43] Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trả lời phỏng vấn đài RFA, ngày 7/6/2011.
[44] Đó là câu chuyện xưa của Tnmg Quốc. Bà mẹ Tăng Sâm nhận được tin sai trái rằng con bà giết người, lúc đầu bà không tin nhưng sau ba lần bà đã tin.

http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/2323-phan-tich-mt-s-lp-lun-ca-trung-quc-v-ch-quyn-lch-s-ca-h-ti-bin-ong