Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

The First Golden Age of Cambodia: Excavation at Prohear (Thời kỳ Vàng Đầu tiên ở Campuchia: Khai quật Prohear) - Giới thiệu sách

Nhóm tác giả: Andreas Reinecke, Vin Laychour và Seng Sonetra
Bonn 2009
Tiếng Anh với phần tóm tắt bằng tiếng Campuchia


Nội dung: Trình bày (chưa đầy đủ) những kết quả khai quật địa điểm Prohear, tỉnh Prey Veng (có nghĩa là rừng dài trong tiếng Khmer) trong hai mùa 2008 và 2009 của đoàn khai quật hỗn hợp Đức-Campuchia. Trong hai mùa khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 52 ngôi mộ (phần lớn diện tích của địa điểm này đã bị những người đào trộm đồ cổ tàn phá tan hoang) với 500 đồ tùy táng, 2700 hạt chuỗi và hàng nghìn mảnh gốm.
Niên đại của Prohear: Khaongr 2000 năm cách ngày nay (có thể kéo dài đến thế kỷ 3, 4 SCN). 
Những hiện vật khảo cổ của địa điểm Prohear cho thấy những tương đồng về chất liệu và loại hình với nhiều địa điểm cùng thời ở Đông Nam Á như Giồng Lớn (Bà Rịa, Vũng Tàu, Việt Nam), Hòa Diêm (Khánh Hòa, Việt Nam), Lai Nghi (Quảng Nam, Việt Nam), Gò Ô Chùa (Long An, Việt Nam)... Ban Don Ta Phet (Thái Lan)... nhiều trống đồng kiểu Đông Sơn đã được tìm thấy trong các ngôi mộ... Đáng chú ý là luận điểm của nhóm tác giả về hệ thống trao đổi trống đồng (bronze drum network), hệ thống trao đổi đồ vàng (golden network)... ở châu Á những thế kỷ trước sau Công nguyên. Có thể có nhiều vấn đề cần trao đổi, cần được nghiên cứu kỹ hơn, nhưng những địa điểm như Prohear, Giồng Lớn, Lai Nghi, Hòa Diêm... cung cấp nhiều chứng cứ để khẳng định mức độ phát triển cao của cơ tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á trước khi có những cuộc tiếp xúc và giao lưu mạnh với những trung tâm văn minh thế giới. Quá trình tiếp xúc, tiếp biến văn hóa này cho thấy:
i. Xã hội của cư dân Đông Nam Á những thế kỷ trước và sau Công Nguyên lúc đó cũng đủ mềm dẻo để thích ứng với sự hiện diện của ngưòi khác (người Hán, người Ấn) và đủ mạnh để giữ một khoảng cách vừa phải với họ và các mối quan tâm thương mại và lĩnh vực khác của họ trong một thời gian một vài thế kỷ. Nói một cách khác, chắc chắn không phải chỉ có người từ bên ngoài là độc quyền ấn định các điều kiện tiếp xúc và trao đổi;
ii. Sự hiện diện của người từ bên ngoài ở các vùng khác nhau ở Đông Nam Á đã tác động mạnh đến sự biến đổi cấu trúc xã hội. Nói một cách cụ thể là đã kích thích sự hình thành và phát triển của các hình thức xã hội mang tính phức hợp (phân tầng) tại một số khu vực mà trước đó có lẽ chưa thấy rõ. Những thay đổi này đầu tiên ở một số vùng trọng điểm (nút) đã kéo theo những thay đổi ở sâu trong nội địa mà chủ yếu là do việc tìm kiếm và trao đổi nguồn hàng trao đi để đổi lại những hàng hóa xa xỉ và thể hiện thân thế/địa vị xã hội.
Một số hình ảnh của sách

Bìa sách





















Rất nhiều cơ quan và quỹ tài trợ khai quật và in sách


















Do địa điểm bị đào trộm nên diện tích đào gần như không còn, các nhà khảo cổ đã phải mở hố khai quật ngay trên đường đi


 Trống đồng Đông Sơn tìm thấy trong mộ
















Mặt nạ bằng vàng ở Giồng Lớn (Bà Rịa-Vũng Tàu) giống  mặt nạ vàng của Prohear




















Hạ chuỗi Lai Nghi không kém cạnh gì so với hạt chuỗi Prohear





















Ý tưởng về "Golden network"




















 Những hiện vật này cho thấy Proher có niên đại kéo dài đến những thế kỷ SCN (khá nhiều tương đồng với hiện vật văn hóa Óc Eo)



















Đồ gốm cũng rất phong phú và có thể tìm thấy những tương đồng với gốm cùng thời Đông Nam Á
















Bản copy của sách có tại Tư liệu của Bảo tàng Nhân học

Lâm Thị Mỹ Dung giới thiệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét