Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

THE POTTERY FROM THE EXCAVATION SEASONS 1990 - 1997 AT TRA KIEU IN THE THU BON RIVER VALLEY, CENTRAL VIET NAM*

THE POTTERY FROM THE EXCAVATION SEASONS 1990 - 1997 AT TRA KIEU IN THE THU BON RIVER VALLEY, CENTRAL VIET NAM*
RUTH PRIOR - INSTITUTE Of ARCHAEOLOGY, LONDON


INTRODUCTION
This paper will focus on the Early Historical ceramic assemblage from the site of Tra Kieu (TK), central Viet Nam. Tra Kieu is located approximately 20 km inland from Hoi An in the fertile Thu Bon River Valley (fig. 1).

There were four seasons of excavation between 1990 and 19971. As a result of the consistant occurrence of ceramics throughout the stratigraphy of the site, the pottery has been grouped into 3 phases. This paper will summarise the archaeology and the pottery of each phase, then move onto a brief discussion of the petrographic analysis carried out by the author on the ceramic fabrics.
* There were subsequent excavation seasons in 1998, 1999 and 2000 after this paper was written.

ARCHAEOLOGICAL DEPOSITS

There was a close relationship between the strati¬graphy found in the trenches of TK 90 and TK 93 due to the proximity of the two areas (fig. 2).


Comparing TK 90's north and west sections to TK 93's northeast and northwest sections (fig. 3 and 4) can illustrate this.



The TK 90 west section and TK 93 northwest section depict nearly identical stratigraphy, with only a slight variation in layer depths. The top soil was the same pale grey, followed by layers of rubble. In TK 93 the top soil was labeled layer 1 and the layers of rubble were grouped under layer 2, In TK 90 this same material formed the top of what Nguyen Chieu et al. (1991) recorded as Cultural Level 1 (ie: from 0.5-1.20 m). It has been renamed here as Phase 3. In the TK 93 trench section, layer 3 (a dark grey clay) followed, and corresponded with the layer in TK90 from 1.20 -1.60 m in depth. In the latter, brick, tile and potte¬ry were more evident. In the TK 90 trench, imme¬diately below this layer of charcoal rich clay, was a deposit of yellow clay, which appeared only as a thin strip within layer 5 of TK 93. The top of TK 90 Cultural Level II (as defined by Nguyen Chieu et al. 1991) appears to correspond with the top of layer 5 in the TK 93 trench. At the base of both trenches was a row of large stones, which were abutted by a layer of sand and fine gravel. From the section drawings it was clear that Cultural Level II (referred to by this author as Phase 1) began at a depth of approximately 1.90 m in the TK 90 trench.

The TK 90 north section and the TK 93 northeast section again showed similar deposits. More notable in these sections were the brick floors/ foundations. In the TK 93 trench the floor was labelled as Feature 7. In the TK 90 trench, just as 'brick'. These features all fell within Phase 2. It was concluded that TK 90, like TK 93, showed phases of collapsed buildings, inter¬spersed with layers of charcoal. It seemed certain that on this side of Buu Chau Hill there were brick and timber built structures which were burnt, collapsed and then possibly leveled, all re¬latively in situ, prior to being built over yet again (Glover et at. 1996: 169).

The majority of the spits excavated in the BCE 96 trench, about 80 m southeast of TK 90 and TK 93, related to those belonging to Phase 2 (Cultural Level I) at TK 90. The radiocarbon date from BCE 96 also supports this. However, there are in dications that the start of Phase 1 was reached because a sherd from an ovoid jar, typical of the Phase 1 ceramic assemblage, was discovered in the lower section of BCE 96, where the water ta¬ble inhibited further excavation.
Trench GDD 96 was located in a rice field about 200 m southeast of Bun Chau Hill - there all the archaeological activity falls within Phase 2, and represents a single event.
Six depositional layers were revealed, with only scattered and disturbed sherds and bricks in the top five. At the base of the excavation was a feature which consisted of two more-or-less complete spouted vessels (kendi), four bowls, some sherds and some burnt bricks - possibly pot stands at a hearth (fig. 5).


These vessels had collapsed together in a heap and were surrounded by a burnt area. One interpretation for this feature is that the burnt area represents a domestic hearth, perhaps below a building raised on wooden piles - the post holes of which lay outside the excavation area - into which the vessels have fallen (Nguyen Kim Dung and Glover pers. comm. 1996). However, the author has since re-evaluated the evidence and sug¬gests an alternative interpretation. The broken vessels sat in a shallow depression that contained charcoal. The kendi lay with their broken surfaces facing upwards - as though a weight had crashed them when collapsing on top of them. Furthermore, most of the vessels within the depression were poorly fired with friable fabrics. It is suggested that this is evidence of a failed firing. A small pit had been dug in which to fire a limited number of vessels, but which had failed. It is possible that the potters retrieved some useable vessels, hence the relatively small numbers re¬maining. The evidence from trench GDD96 is not inconsistent with what might be found from a failed open firing, as excavation of experimental firings have determined that the remains from such firings could be mistaken for the remnants of domestic hearths (Gibson 1986).

All of the pottery from the GDD 96 trench related primarily to the vessel forms usually found in Phase 2; and the radiocarbon dates from the GDD 96 trench were also of this later period.
The stratigraphy in the TK 97 trench depicted a similar picture to that in the TK 90 and TK 93 trenches, with much building debris and charcoal in the upper layers that corresponded well with Phase 2. The ceramics were characteristic of this phase also. The lower spits (13-17) related to Phase 1, and contained earlier vessel forms. This lower stratigraphy was composed of alternative layers of yellow clay and coarse sandy soils. No boulders were found at the base of this trench, but as these are being interpreted as evidence for terracing, and as the TK 97 trench was not situated on the hill itself, this absence could be anticipated. More remarkable, was the discovery of a compacted 'column' of bricks in the TK 97 trench, which could have been the foundation for a later structure (More of these columns were discovered in the 1998 -2000 seasons and will be discussed in later publications).

DISCUSSION OF ARCHAEOLOGICAL DEPOSITS

In considering the evidence from all of the trenches at Tra Kieu it was possible to suggest the following interpretation. The levels in Phase 1 in the TK 90, TK 93 and TK 97 trenches, produced large quantities of ovoid jar sherds. This phase also included the line of boulders in the first two trenches. A radiocarbon date from the 1993 exca¬vation provided a calibrated date of BC 381 - 6 AD (table I). Thus, the earliest activity appeared to be agricultural in nature - probably as terracing. By averaging the radiocarbon dates from Phase 1 it can be dated to the 2nd century BC to 1st century AD.

In Phase 2 there appeared to be an increase in activity at Tra Kieu. There was a wide range of vessel forms present and within the stratigraphy there was evidence for some building, followed by destruction. The average of the radiocarbon dates from Phase 2 dates it to 2nd century AD to 4th century AD.

The excavations provided little evidence for later occupation. In the surface layers of each trench (Phase 3) glazed wares were discovered, dating mainly to the 14th and 15th centuries AD, and a few later pieces. From the TK90 surface layer a ceramic sherd was recovered which had characters engraved on it (Nguyen Chieu and Lam My Dung ND:18). These appeared to be a Coptic cross and the numerals 370. They were be¬lieved, by the excavators, to be Arabic and could date to the 8th century AD.

Overall, the archaeological evidence showed continued and substantial occupation at the site of Tra Kieu from the late centuries BC to about the 4th century AD. Phase 2 could relate to the events surrounding the expansion of the Lin-yi kingdom during the centuries following the decline of Han power, but further archaeological evidence would be required to corroborate this theory.
Surprisingly the trenches excavated in the 1990s have failed to produce much material that could be related to the period of the main temple complex at Tra Kieu excavated by Claeys in 1927-28, which is commonly dated to between the 9th and 12th centuries AD. The trenches excavated in the 1990s have consistently produced much earlier material. As Claeys did not keep records of the pottery he found, it was not possible to know for certain whether the stratigraphy present in his excavation trenches spanned the early and later periods. However, a photograph from Claeys' excavation depicts a small group of pottery whose forms appear to be similar to those found in Phase 2 of the 1990's excavations. This suggests that Claeys did discover material with a possible date range from 1st AD to 9th century AD or later.

THE CERAMIC SEQUENCE PHASE 1 ASSEMBLAGE

The earliest occupation at Tra Kieu is represented as Phase 1. Radiocarbon dates suggest a date range of 2nd century BC to early 1st century AD for the pottery occuring in Phase 1. This assem¬blage is characterised by the following vessel forms: ovoid based jars, cooking pots, flat lids, shallow bowls and dishes and pedestal cups (fig. 6), Nguyen Chieu et al. (1991) believed that that forms and decorative motifs of the Phase 1 assem blage could derive from the late Iron Age Sa Huynh vessel forms. However, Sa Huynh sites are predominantly burial sites, whereas Tra Kieu is a settlement site. Thus, the vessels found at each site would have served different functions making any continuity from Sa Huynh to Early Historic (Cham) difficult to find.



The ovoid based jars are generally 28 cm high with mouth diameters of 18 cm. This vessel form appears to be unique to the Tra Kieu area. It is quite unlike the burial jars found on Sa Huynh sites. Ovoid based jars are probably made using a paddle and anvil technique which also results in the cord mark decoration. These vessels do not have handles. They occur almost exclusively in the lowest layers of the excavation (table II).

Their function is uncertain. In China similar vessel forms were used as water carriers, as seen in illustrations and in clay models. In order to elucidate the problem a little, residue analysis was carried out on 3 sherds by M. Cave (Institute of Archaeology, London). Infra-red analysis resulted in spectra peaks showing that the jars had contained a highly saturated plant oil. At present the exact type of oil is unknown - it is possibly a palm oil. Further residue analysis on a range of vessel forms from Tra Kieu is now being under¬taken to examine the problem of vessel function in greater detail.
It is worth noting that some ovoid based jars appear to have been reused in antiquity. The 1990 excavation revealed a cluster of such jars in situ at the base of brick foundations. Perhaps one of the functions of the jars was ritual - being deliberately deposited within the foundations during the course of their construction - a feature observed in the building of Javanese temples (J. Miksic pers. comm. to I. Glover July 1998).
Cooking pots are the second most common vessel form in the Tra Kieu Phase 1 assemblage. Cooking pots generally have spherical bodies, round bases and unrestricted mouths with everted rims (fig. 7).

The author grouped the rims into three groups based on the rim inner surface. This could be flat, concave, or convex, thus indicating variations in forming techniques (fig. 8). The con¬cave rim group were the most common type. Cau¬tion has to be used in placing too much emphasis on rim type. As the rims were hand-made considerable variation could be found on one rim - especially in width/depth.

It is possible that the cooking pots were made using coiling and paddle and anvil as they have very thin vessel walls (usually 0.5 cm). The cooking pots found at Tra Kieu are usually decorated with cord marking Nguyen Chieu (pers comm. 1997) believes that similar round based vessel forms found on the Sa Huynh sites around Hoi An (for example Hau Xa and Dong Na) illustrate that there was cultural continuity from the Sa Huynh period into the Early Historic period. However, this vessel form is commonly found throughout Viet Nam and is known from Neolithic cultures in Viet Nam. "The possibility of continuing local ceramic traditions in pottery technology was one of the issues examined during the thin section analysis of the ceramics. The flat lids frequently found within Phase 1 possibly relate in function to the cooking pots.
Pedestal cups and shallow bowls were forms common to the later part of Phase 1. Pedestal cups were identified by the following variables: cylindrical columns with a circular base. The diameter of the base exceeded that of the column. The columns ranged from 2-5 cm in height. The pedestals appeared to belong to cups or small bowls. They were commonly made from a coarse fabric. Shallow bowls had an ellipsoid shaped bo¬dy with a flat base. This vessel form was usually identified by fragments of base or rim. The height of the vessel ranged from 3-6 cm and the diameter of the mouth from 10-12 cm. An absence of rilling and other features characteristic of wheel throwing indicated that shallow bowls were predominantly hand-made. Shallow bowls are another vessel form known in the late Sa Huynh culture which could have functioned as oil lamps (Nguyen Chieu pers comm. 1997), similar to the ones used until recently in Viet Nam.
Significantly some do have blackening around the rims. Fragments of stoves occur occasionally in Phase 1. This is a common form to Viet Nam and Southeast Asia. Generally the stoves from Tra Kieu are undecorated, unlike those found at Oc Eo in south Viet Nam. These latter are often high ty decorated with geometric and zoomorphic motifs. Stoves do not occur exclusively in Phase 1, but overlap into Phase 2. They are an indication that the early assemblage at Tra Kieu share similarities with other ceramic groups beyond central Viet Nam.

Even in this early Phase there is evidence for external contact - though the form it took cannot be ascertained. A sherd of Indian Rouletted Ware was found in the lowest layer. Thin section analysis by the author confirmed that the fabric of the Tra Kieu sherd is extremely similar to a sherd found at Arikamedu - confirming that both were likely to have been made at the same production centre. Gogte (1997) carried out XRD analysis which revealed similar results.

PHASE 2 ASSEMBLAGE

Whilst cooking pots and flat lids occur in smaller numbers in Phase 2, indicating some element of continuity, the Phase 2 assemblage is dominated by two vessel forms: flat based jars and kendi, as is illlustrated by the group of vessels found in trench GDD 96. The average of the radiocarbon dates from Phase 2 show they date to 2nd century AD to 4th century AD.
The main form is a flat based jar with ellipsoid shaped body, constricted mouth with vertical rim and stamped decoration (fig. 9).


The style of the jar is reminiscent of the jars first produced in China during the Warring States period and continuing into the Han period. Such jars are first known in Viet Nam when production began at the kiln site of Tarn Tho in Thanh Hoa province. During the 1920's and 30's Olav Janse excavated the kilns and associated brick built tombs at Bim Son and Lach Truong which contained vessels made at Tarn Tho. Thus, at Tra Kieu there is a vessel form with clear Chinese inspiration. A similar vessel has been found at Hau Xa, a Sa Huynh site near Hoi An, which appears to have some settlement evidence as well as the usual burial jars. The Chinese style jar was found in one of the upper levels at Hau Xa: comparable with the Early Historic Phase 2 at Tra Kieu (Lam Thi My Dung and Nguyen Chi Trung ND).
Phase 2 is not just dominated by a Chinese vessel form. The second most characteristic form is the spouted vessel, frequently referred to as a kendi (fig. 10).

 The kendi forai is distinctive. Those found at Tra Kieu are recognised by the following variables: globular bodies, a high narrow neck with restricted mouth and rims that are slightly everted, recurved or upright. They also exhibit spouts and either flat bases or, more frequently, a ring foot base. Kendi do not have handles, for pouring, they are gripped by the neck. The body of the kendi is often decorated around the shoulder. Decoration is restricted to one or two parallel lines on the surface between shoulder and body, or double or single wave patterns. Yamagata (1997:180 and 1998:76) has noted that the kendi from Tra Kieu share some similarities with those from Oc Eo of 3rd century AD. The kendi form is believed to have originated in India, and is found across Southeast Asia. As Phase 2 begins as early as the 2nd century AD, the Tra Kieu kendi are probably the earliest yet known from dated contexts in Southeast Asia.
Despite the Phase 2 assemblage being very different to that of Phase 1, showing both Chi nese and Indian elements, there did not appear to be any significant change in the way the pots were produced. Those in Phase 2 were still predominantly hand made using a combination of coil building and paddle, and anvil. It is possible that some of the finishing was done by rotating the vessel on a turn table, tamed by hand or foot. They may also have been formed upturned on top of another vessel, as seen today at Phari Rang, and which would account for the bases of the Chinese style jars being flat and smooth.

PHASE 3 ASSEMBLAGE

After a hiatus of unspecified length there are the Phase 3 ceramic forms. These are all glazed wares ranging in date from the 10th to the 18th centuries AD. They include South Chinese Martaban type jars, Chinese stonewares and porcelains. They have not been studied in detail by the author.

THE CERAMIC FABRICS

The author carried out detailed petrographic ana¬lysis of the ceramic fabrics from Tra Kieu in order to characterise the fabrics mineralogically and texturally. Until then, the fabrics had been de¬scribed in reports as being fine, moderately coarse or coarse, possibly sand tempered. The textures were not defined so it would be difficult to be consistent in the recording of the ceramics. It was also hoped that the thin sections would reveal more on the technology used by the potters in the production of the vessels.
The author classified the fabrics primarily on variations within the fine grained matrix of the fa¬bric (what might essentially be considered the clay). This method was employed because of the similarities shown throughout the ceramics in the larger non-plastic inclusions. It was felt that qualitative analysis of the non-plastics alone would not distinguish the ceramics into fabric groups.
Two main types of clay appeared to have been used in the production of the Tra Kieu ceramics:
1. Mature clays. These are devoid in unstable mi nerals such as feldspars and biotite. Quartz is the only mineral readily identifiable. Such clays can occur in marine environments. Such deposits are known in the Thu Bon River Valley.
2. Immature fluvial clays. These contain a range of micas, ampfaiboles, feldspars and quartz, all of which are characteristic of the surrounding meta-morphic terrain. Numerous Quaternary alluvial deposits can be located alongside the Thu Bon River.
Within each of the two main clay types, subdivisions could be made based on the presence or absence of certain minerals. This provided the basis of the fabric groups of the Tra Kieu ceramics.
The thin section analysis further demonstrated that any given clay may have been treated in a num¬ber of ways by the potter - for example the clay may have been levigated, tempered, or used in its natural state. For example, the clay for fabric group 1 (a mature clay) occurs as a fine ware, and then the same clay occurs as a moderately coarse ware and as a coarse ware. Similarly with the fluvial clays.
In order to define the textures, grain size analysis was carried out (by which the mineral inclusions were counted and measured). The resulting data was processed using two clustering programs - K-means cluster analysis and Principle Components Analysis (PCA). The PCA plot clearly shows 3 groups (fig. 11). The same samples were found to fall into the same groups with the K-means analysis. Group 1 represents the fine wares, group 2 the moderately coarse wares and group 3 the coarse wares. There is a bimodal distribution in group 2.

With the fabrics and the texture characterised it was then possible to look at how they related to the vessel forms.
Whilst there was a strong correlation between vessel form and grain size distribution (the texture), there was seemingly little correspondence between vessel form and fabric group. A range of forms were found in the same fabric group. So a flat based stamped jar could be found in the same fabric group as a cooking pot - but perhaps with a different texture (each fabric group was also subdivided by texture, but because the fine grained matrix was the characterising feature fine and coarse can co-exist in the same group).

FIRING CONDITIONS

Early Historic pottery kilns associated with the pro¬duction of any of the vessel forms described above, have not yet been located in the Thu Bon River Valley. It is likely that the wares in Phase 1 were produced mainly using a bonfire firing technique, as most of the vessel sherds show evidence of 'fire clouding'. The vessels of Phase 2 show more overall even and controlled firing, which may have involved kilns of some type. It is possible to suggest that the ceramics were generally fired below 1000°C.
A series of experiments were conducted by the author on local clay samples collected in the Thu Bon River valley, in order to evaluate firing conditions for the Tra Kieu ceramics. The results of the analysis are summarised in table III.

Table III summarises the main alterations witnessed during the firing experiments when tempe¬ratures were increased from 700 °C to 1000°C. The alteration in amphibole was noted in all of the clay samples where this mineral was present. The colour of the amphiboles in PPL, when examined under a polarising microscope, became more in¬tense (usually changing from green to brown) with an increase in firing temperature.
Previous authors (Echallier and Mery 1992; Whitbread 1985 and Porat 1989) have noticed similar alterations to amphibole. Whitbread (1985: 32) states that when hornblende is fired at a tempera¬ture of 925 °C for 25 minutes in an oxidising atmo¬sphere, the alteration in colour intensity affects pleochroism and masks birefringence. Porat (1989:29) similarly noticed that in an oxidising kiln at a temperature of 8OO-850°C there was a change in green hornblende to red oxyhomblende. Deer etal. (1992:252) confirm that the alteration from hornblende to oxyhomblende occurs at 800°C.
Biotite underwent alteration when in samples fired at higher temperatures. The alteration manifested as a reduced level of birefringence.
An unexpected indicator of the temperature at which a ceramic was fired was the presence or ab¬sence of rice trichomes in the sample's matrix. Initial examination of the ceramic thin sections re¬vealed that many of the fabric matrices contained frequencies of rice trichomes. When the clay samples were examined it was noted that clay sample 14 similarly contained frequent rice trichomes. Rice trichomes are biogenic silica and previous study (Fujiwara 1993) has established that at temperatures of 1000°C and above this material will melt - thus the rice trichomes will no longer be visible. Comparison between the thin sections of clay samples at 700°C and 1000°C showed that whilst the trichomes were visible in the sample fired at 700 °C they were not visible in the sample fired at 1000°C. This suggests that the trichomes had been destroyed by the firing at a higher temperature. This information acted as a guide for estimating the firing temperature of the Tra Kieu ceramics to be below 1000°C.

DISCUSSION
The results of the thin section analysis were interpreted by the author as indicative that there were a series of small production centres throughout the Thu Bon River Valley which made the full range of vessel forms then in vogue, using locally available materials (clay and temper). Because ovoid based jars and the Chinese style jars occurred in the same fabric groups (and sometimes with the same texture), it is possible that some of the centres continued in production over a long period of time. The technological ceramic traditions did not seem to rapidly evolve, even when distinctly new vessel fonns were introduced. Over the Early Historic period represented at Tra Kieu ceramic production did not appear to become centralised, but seemed to remain on a domestic smaller scale, as indicated by the range of fabric groups present in both Phases 1 and 2. In total 12 clay variations were identified, and whilst some could be the result of variation within a single clay deposit, it is just as likely that the variation is due to the collection of clay from different clay deposits. It is suggested here that had centralisation of production occurred there would perhaps have been fewer fabric groups and greater standardisation in vessel forms.
A similar situation of small scale production scattered along the Thu Bon River Valley can be seen in the present day brick production. The kilns, located near the banks of the river, utilise clays dug directly from the paddy fields - and if the same practise was used in the Early Historic period, this may account for the presence of rice trichomes found in the ceramic fabrics - and when sand temper is required the banks of the river are used as a source.

REFERENCES
Aurousseau, L., 1923, "Le premier conquete chinoise des pays annamites", BEFEO 23:137-264.
Claeys, J.-Y., 1927, Fouilles a Tra Kieu. BEFEO 27: 468-82.
Claeys, J.M., 1928, "Fouilles a Tra Kieu", BEFEO 28: 578-96.
Deer, W.A., Howie, R.A. and Zussman, I, 1992, An introduction to the rock forming minerals. Harlow: Longman UK Group Ltd.
Echallier, J.-C. and Mery, S., 1992, "Devolution mine-ralogique et phsico-chimique des pates clacaires au cours de la cuisson: experimentation en laboratoire et application archeologique", in S. Mery (ed.) Sciences de la terre et ceraniiqiies archwlogiques: experimen¬tation, applications 16. Saint-Louis a Cergy: Centre Poiytechnique.
Fujiwara, H., 1993, "Research into the history of rice cultivation using plant opal analysis", in Pearsall, D.M. and Pipenio, D.R. (eds), Current research in phytolith analysis: applications in archaeology and paleoecology. MASCA Research Papers in Science and Archaeology Vol. 10, 147-158. Philadelphia: MASCA, University Museum of Archaeology and An¬thropology.
Gibson, A., 1986, The excavations of an experimental firing area at Stamford Hall, Leicester: 1985. Bulletin of the Experimental Firing Group 4: 4-14. Glover, I.C. and Yamagata, M., 1995, "The origins of Cham civilization: indigenous, Chinese and Indian in¬fluences in central Vietnam as revealed by excavations at Tra Kieu, Vietnam 1990 and 1993", in Yeung, C.T. and Li, B. (eds), Archaeology of Southeast Asia, 145-69. Hong Kong: University Museum. Glover, I.C., Yamagata, M. and Southward!, W., 1996, "The Cham, Sa-Huynh and Han in early Vietnam: excavations at Buu Chau Hill, Tra Kieu, 1993", in Bellwood, P. {edl), Indo-Pacific prehistory: the Chiang Mai papers Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association 14, 166-176. Canberra: Indo-Pacific Pre¬history Association.
Gogte, V. D., 1997, 'The Chandraketugarh-Tamluk re¬gion of Bengal: source for the Early Historic Rouletted ware from India and Southeast Asia", Man and En¬vironment XXII (1): 69-85.
Lam Thi My Dung and Nguyen Chi Trung (ND), "The site of Hau Xa I and the continuity of cultures in the early Ciiristian era in Hoi An (in Vietnamese). Paper to appear in Khao Co Hoc.
Nguyen Chieu, Lam My Dung (ND), Unpublished excavation report about the 1990 excavation at Tra Kieu (in Vietnamese).
Nguyen Chieu, Lam My Dung, Vu Thi Ninh, 1991, "Ceramics from the excavations of the ancient Cham site at Tra Kieu, 1990" (in Vietnamese), Khao Co Hoc 4: 19-30.
Porat, N., 1989, Composition of pottery - application to the study of the interrelations between Canaan and Egypt during the 3rd millennium BC. PhD thesis submitted to Hebrew University. Stein, R.A., 1947, Le Linyi. Bulletin du centre d' etudes sinologiques de Pekin Vol. I!.Whitbread, I.K., 1985 "Firing and reftting tests in the context of ceramic thin section studies", Bulletin of the Experimental Firing Group 4: 30-48. Yamagata, M., 1997, "Formation of Lin-yi: derived from the archaeological materials of Chinese origin found at Tra Kieu, central Viet Nam", Journal of South¬east Asian Archaeology 17: 167-84. Yamagata, M., 1998, "Formation of Lin Yi: Internal and external factors", Journal of Southeast Asian Ar¬chaeology 18: 51-89

Nguồn: R. PRIOR, THE POTTERY FROM THE EXCAVATION SEASONS 1990 -1997 AT TRA KIEU IN THE THU BON RIVER VALLEY, CENTRAL VIET NAM

SOUTHEAST ASIAN ARCHAEOLOGY 1998: 149-169
Proceedings of tfce 7th International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists Berlin, 31 August - 4 September 1998, Wibke Lob© and Stefanie Reimaim Editors
© Centre for South-East Asian Studies, University of Hull Hull, Great Britain, 2000

Về những hạt lúa ở Thành Dền

Về những hạt lúa ở Thành Dền
ĐOÀN NAM SINH
(Chủ tịch HĐ, Thành viên Cty TNHH Tam Nông, Biên hòa - Đồng Nai)


Tôi sang Dục Tú thăm chỗ TS. Lại Văn Tới đang khai quật ở Đình Tràng, cũng ngắm nghía được một lượt các hiện vật mới thu thập của đợt này. Rất đẹp và thú vị. Lúc các quan chức của thành phố Hà Nội đến thăm anh em ra về, thì tôi cũng xin phép chạy lên Mê Linh ngó nghiêng tí.

Đoạn Đông Anh mưa to, phải đứng lại núp rồi đi chậm.
Sang đến Thanh Tước trời hết giông, nên chạy vào thắp một nén nhang và uống một ly với thày Vượng.
Sâm sẫm mới qua tới Thành Dền.

Được phép của cô Lâm Mỹ Dzung, các em dẫn ra thăm hiện trường. Đến chỗ thu được các hạt thóc tôi chụp được hình nhờ có tia hồng ngoại (I.R). Lúc kiểm tra lại qua phóng đại tôi thấy có ánh tinh thể.

Thì cũng thoáng nghĩ là hạt quartz vi tinh chứ không nghĩ đến các vi tinh muối ăn (hallite) hay muối khác. Mà các bạn chẳng nói chúng nằm trong rác bếp sao, bếp thì ắt còn tro tàn, còn muối các loại.

Fruit of Pandanus utilis

Khi quay về ngang qua địa điểm khai quật bởi các lần trước, tôi nhác thấy một bụi Dứa dại (Pandanus), tôi nghĩ xưa kia nơi này là đồng trũng bao quanh thì phải.


Calotropis gigantea

Dọc đường về, tôi nhìn thấy những cây bụi rất quen, nhưng lá bầu hơn, kém xám hơn xanh, đó là những cây Bòng bòng to – Swallow wosts, mà có người còn gọi là Bồn bồn (Calotropis gigantea), vốn là loài cây chỉ thị cho đất đã có lần nhiễm mặn.
So sánh với hình ảnh tôi chụp mới đây tại Phan Rang thì phía sau những cây Bòng bòng to còn có cả cây keo gai, cũng thích đất mặn mà tôi đã thấy trong làng, gần di chỉ.

Ý nghĩ rằng đất nhiễm mặn sẽ ức chế quá trình nẩy mầm và bảo quản được vật chất hữu cơ lóe ra, khi tôi nhớ lại mấy năm trước mình có hướng dẫn một sinh viên (Đoàn Tấn Cảnh, hiện công tác tại Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ngãi) so sánh tập đoàn giống lúa cổ truyền trên đất nhiễm mặn, nhằm vào hướng đối phó với biển tiến sắp tới ở Nam bộ.

Trên đồng Cà Ninh, thuộc Bình Phước xã, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có khoảng 152 ha đất bị nhiễm mặn do vỏ khổ của bờ đập ngăn mặn đã hỏng. Hàng năm phải đợi mưa già rửa mặn rồi mới gieo cấy được. Kết cục, tập đoàn giống đó không thích ứng được với nước mặn nên chưa có giống nào trụ nỗi khi độ mặn lên cao hơn 1%. Vài giống lên được mạ rồi cũng khô lá chết dần.

Nhưng anh Hà, chủ ruộng thí nghiệm (Đt số 0552223480) cho hay là trên ruộng của anh năm nào cũng xuất hiện một số lúa dại (Oryza officialnalis).
Loài này cây ít nở bụi, quả đóng thưa nhưng có râu dài và dễ rụng khi vừa chín tới. Đó là đặc điểm của giống hoang dại.

Nhưng không có một giải thích nào về sự ngủ rất lâu của chúng trong những điều kiện rất khắc nghiệt. Có thể đã hàng trăm năm qua, ông bà cũng canh tác trên đất này và liên tục khử lẫn nhưng từ tầng sâu vẫn có những hạt tồn tại và tiếp tục lên mầm khi đủ những điều kiện thích hợp nào đó.

Gần đây, có việc ngang qua Cù lao Bạch Đằng, sát cạnh Cù lao Rùa (Thạnh Hội), nơi có nhiều di chỉ Tiền Sử. Tôi chú ý đến một khu đất mới được san lấp bởi cát dưới lòng sông Đồng Nai, lẫn trong sạn sõi, cuội cơm ở tầng sâu hút lên, có rất nhiều hạt lúa ma, cỏ Lồng vực (Echinochloa) hồi sinh sau không biết bao đời vùi lấp, cạnh đó cũng thấy có cây Ma vương- một loại trinh nữ thân bụi (Mimosa) mà có lần tôi thấy chúng mọc lên từ đất bùn vùi lấp lâu đời trong Vườn Quốc gia Tràm chim Tam Nông, nhưng khi đào mương đắp bờ chống cháy là chúng phát triển ào ạt.


Do vậy tôi vẫn tin rằng sự sống còn quá nhiều bí mật chưa thể biết kịp, nên có những hạt lúa Thành Dền hồi sinh sau vài ba ngàn năm là chuyện có thể hiểu được và có nhiều khả năng sẽ có những phát hiện mới nếu tiếp tục tìm kiếm.

NGUỒN: Tác giả gửi cho Gốc Sậy

Một lý do nữa để cần thúc đẩy việc nghiên cứu Đa/Liên Ngành.
Và hiểu biết mỗi người là Hữu hạn, nhưng của “3 người” là Vô hạn.
Bác Sinh bảo cũng đã gửi bài này cho PGS-TS Lâm Mỹ Dzung. Mình “chớp” vội post trước để “kích thích” anh em-bè bạn, và…

Mình post sau nhưng bài của bác Đoàn Nam Sinh gửi cho mình có thêm một số hình bác í chụp.

BONUS

Nghiên cứu thành phần vi sinh trong môi trường đặc biệt







Những cây lúa cấy đợt đầu - Ảnh: Q.D


Chiều qua 27.6, TS Phạm Xuân Hội, Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử (Viện Di truyền nông nghiệp) cho biết, ông và các cộng sự đã gieo 4 trong tổng số 8 hạt thóc nảy mầm tìm thấy trong đợt gần nhất tại các hố khai quật thuộc khu khảo cổ Thành Dền (H.Mê Linh, Hà Nội). Trong số 4 cây lúa có 3 cây phát triển bình thường, cao 15 - 17 cm; 1 cây rất yếu và còi cọc, mặc dù đã 20 ngày tuổi nhưng mới cao 2 - 3 cm.
“Cây yếu nhất chính là cây lúa duy nhất sống sót trong số 5 hạt thóc nảy mầm trước đó được tìm thấy tại cùng một hố khai quật. Chúng tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt và hy vọng cây lúa này sẽ ngày càng mạnh khỏe”, TS Hội nói.

10 cây lúa được phát hiện và gieo cấy đợt đầu, từ khoảng giữa tháng 5 vừa rồi phát triển bình thường, hiện đã cao tới trên dưới 50 cm, đẻ rất nhiều nhánh, khoảng 15 - 19 nhánh. Theo TS Hội, tán lá của những cây lúa này đứng và lá hơi hẹp lòng, có sự khác biệt so với những cây lúa Q5 cấy đối chứng. Lúa hiện đại khoảng 60 ngày sẽ làm đòng và trổ bông, hiện những cây lúa này đã có tuổi đời khoảng 45 ngày và chưa có biểu hiện làm đòng. Ông Hội cho biết thêm: “Chúng tôi vẫn phải tiếp tục chăm sóc và theo dõi quá trình phát triển của những cây lúa đặc biệt này. Chúng tôi đang tiếp tục chờ kết quả của các thí nghiệm khác, tổng hợp để phân tích và xác định chính xác niên đại của chúng, sau đó tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn nếu đúng là lúa có từ cách ngày nay 3.000 năm”.

PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học (Khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội), người trực tiếp chỉ đạo công tác khai quật tại Thành Dền, cho biết đã gửi 3 mẫu sang Nhật Bản phân tích AMS để xác định niên đại. “Các nhà khoa học Nhật Bản thông báo là đã nhận được các mẫu chúng tôi gửi sang. Họ rất quan tâm đến những mẫu này và hứa sẽ sớm đưa ra kết quả phân tích, sớm nhất là sau 1 tháng nữa, muộn là 2 tháng”, bà Dung nói. Theo bà Dung, một nhóm các nhà khoa học khác thuộc Viện Di truyền nông nghiệp cũng đã tiếp nhận mẫu đất lấy tại các hố khảo cổ để tiến hành nghiên cứu các thành phần vi sinh.

Quang Duẩn


http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201027/20100628001719.aspx


Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

Lâm Ấp qua những tài liệu khảo cổ học – 2. Lâm Ấp qua những nghiên cứu khảo cổ ở Hội An

Lâm Ấp qua những tài liệu khảo cổ học – 2. Lâm Ấp qua những nghiên cứu khảo cổ ở Hội An
(Trích Đề tài Nghiên cứu Trọng điểm cấp ĐHQG Hà Nội – Mã số QGTĐ.06.07). Hà Nội 2008. Tài liệu lưu tại Tư liệu của Bảo tàng Nhân học, Hà Nội*



Những di tích có địa tầng văn hoá từ thế kỷ 1 sau Công nguyên ở Hội An (Hậu Xá I - di chỉ; Trảng Sỏi xứ; Đồng Nà, Cẩm Phô...).

Khu vực Hội An từ những năm 90 bắt đầu được biết đến như là địa bàn phân bố dày đặc các di tích văn hoá thời kỳ từ thế kỷ 3 TCN đến thế kỷ 7 SCN. Mặc dù có một quy luật phổ biến là những di tích Chăm cổ thường phân bố ngay trên những di tích văn hoá Sa Huỳnh muộn, nhưng chưa có địa điểm nào có địa tầng phát triển liên tục qua hai giai đoạn Sa Huỳnh - Chăm. Điều này phản ánh những thay đổi cơ bản trong tính chất văn hoá từ Sơ sử sang Lịch sử sớm ở đây.
Các địa điểm Chăm cổ phân bố chủ yếu trên dải cồn cát Cẩm Hà, cồn này có nguồn gốc tích tụ sông - biển, cao 2-3m phân bố dọc sông Thu Bồn và đã bị dòng Thu Bồn đào khoét, phá huỷ và chia cắt nên chỉ còn lại những chỏm sót. Theo những nghiên cứu địa chất, địa mạo, tuổi của bề mặt này có niên đại từ 2000 đến 4000 năm.
1. Địa điểm Hậu Xá I - di chỉ phân bố liền kề khu mộ địa văn hoá Sa Huỳnh Hậu Xá. Các nhà địa chất của đoàn 206 đã xác định cách đây 2000 năm địa điểm này là vùng đầm phá. Những hiện vật khảo cổ và những vết tích sinh hoạt của người xưa nằm trên trầm tích sông biển. Cát thành tạo nên tầng văn hoá có nguồn gốc khác nhau gồm cát biển to nhiễm ít sét, cát gió hay cát ở rìa đầm phá hạt mịn đều. Do năm gần bờ sông nên có những hiện tượng ngập lụt, bồi lắng và bóc mòn.
Đây là địa điểm cư trú có thời gian tồn tại kéo dài và dù không có lớp vô sinh ngăn cách vẫn có thể xác định hai tầng văn hoá phát triển liên tục từ Chăm cổ tới những giai đoạn muộn hơn của Chămpa. Ngoại trừ lớp đất canh tác dày chừng 0.60 đến 0.80m bị xáo trộn, tầng văn hoá vẫn còn nguyên vẹn. Tầng văn hoá dưới dày 1.10m (từ độ sâu 1.20 đến 2.30m). Tầng văn hoá trên dày 0.60 (từ độ sâu 0.60 đến 1.20m). Đáng chú ý là sự hiện diện của 01 nền cát xuyên suốt qua các lớp đào của hai tầng văn hoá và cụm gốm gồm ba hiện vật gốm xám mốc lồng vào nhau gồm 01 nồi nhỏ ở trong cùng, bên ngoài là đồ gốm hình cái cối hay chuông có lỗ tròn thủng ở đáy và ngoài cùng là nồi gốm giống nồi gốm trong cùng nhưng lớn hơn nằm sát sinh thổ. Cụm này khi tìm thấy trong hố khai quật ở vị trí nằm nghiêng, chúng tôi suy đoán rằng nó vốn nằm thẳng nhưng bị ép bởi các tầng cát nên đã bị nghiêng đi.
Nền cát, cụm gốm, những lá đề bằng đồng và sự có mặt của nhiều bình dạng Hu (Hồ) đã dẫn chúng tôi đến nhận định rằng đây không phải là nơi cư trú thông thường mà là nơi thờ tự của cư dân Chăm cổ.
Việc xác định niên đại của các tầng văn hoá được chúng tôi dựa trên so sánh với hiện vật gốm tìm thấy trong các địa điểm như Trà Kiệu, Trảng Sỏi, Đồng Nà. Hiện vật ở đây ngoài nguồn gốc nội sinh như gốm thô các loại, gốm tinh mịn Chăm cổ, Chăm còn có những loại gốm có nguồn gốc bên ngoài như gốm văn in Hán, gốm men Lục Triều, Tuỳ Đường, gốm Islam. Những hiện vật này đã giúp cho việc xác định tính chất và niên đại của di tích chính xác hơn.
Hiện vật của tầng văn hoá dưới (niên đại từ cuối thế 1 đến thế kỷ 3,4 SCN) một mặt bảo lưu một số yếu tố gốm văn hoá Sa Huỳnh trước đó, nhất là một số loại hình nồi gốm thô và bát nông lòng hay đĩa sâu lòng. Mặt khác sưu tập hiện vật tầng này cho thấy có nhiều yếu tố văn hoá mới. Đáng chú ý ở đây là loại gốm xám mốc với loại hình bình thân hình củ tỏi, cổ hẹp, có quai hình đỉa trên vai và chân đến hơi choãi. Đây là đồ gốm mô phỏng kiểu Hồ (Hou) của Trung Hoa thường làm bằng đồng, sứ và sành tráng men.
Nhiều cá thể bình còn khá nguyên vẹn và những mảnh của loại bình này nằm trong cùng lớp với vò sành Đông Hán văn in ô vuông mịn sắc nét. Một loại hình hiện vật khác có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu tính chất của địa điểm này đó là di vật bằng hợp kim (đồng) có hình lá đề dài cả chuôi 19mm, rộng 15mm, dày 1mm. Một mặt của di vật được trang trí bằng một đường đúc nổi chạy dọc giữa thân, hai bên nối hình móc câu đối xứng. Trong những lớp dưới cùng của tầng văn hoá dưới, chúng tôi đã phát hiện được 01 cá thể nguyên và 89 mảnh vỡ.

Tầng văn hoá dưới của Hậu Xá I - di chỉ về niên đại tương đương với lớp văn hoá dưới và một phần lớp văn hoá trên của tầng dưới Trà Kiệu. Do ở đây không có bình hình trứng cũng như ngói in dấu vải như ở Trà Kiệu nên niên đại khởi đầu của Hậu Xá I - di chỉ có thể muộn hơn chút ít so với niên đại khởi đầu của Trà Kiệu. Nghiên cứu so sánh tổ hợp di vật của tầng dưới Hậu Xá I - di chỉ với Trà Kiệu, Gò Cấm và Cổ Luỹ-Phú Thọ, chúng tôi cho rằng Hậu Xá I- di chỉ có niên đại sớm nhất là từ cuối thế kỷ 1 đầu thế kỷ 2 SCN. So với niên đại kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An và Điện Bàn (Hậu Xá II, An Bang, Hậu Xá II - sưu tập 1998, Lai Nghi) vào cuối thế kỷ 1 TCN đến nửa đầu TK I SCN, Hậu Xá I - di chỉ gần như tiếp nối liên tục về thời gian với văn hoá Sa Huỳnh ở cùng trên địa bàn lưu vực sông Thu Bồn.
Tầng văn hoá trên của Hậu Xá I - di chỉ (niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 9-10) là sự phát triển liên tục từ tầng văn hoá dưới. Bên cạnh loại gốm thô và mịn Chăm đã xuất lộ từ những lớp dưới là những đồ gốm có nguồn gốc từ bên ngoài như gốm Lục Triều, đồ bán sứ Tuỳ Đường và gốm Islam. Tầng văn hoá này tương đương với tầng văn hoá trên của Trà Kiệu, tuy vậy loại hình hiện vật gốm Chăm mịn ở đây đơn điệu hơn nhiều so với Trà Kiệu. Tại đây chỉ có vò, nồi và bát. Những loại bát, cốc chân cao, đặc, kendi, ấm, đĩa, vò thân phình văn in ô vuông à la Han... phổ biến ở tầng văn hoá trên của Trà Kiệu thì ở Hậu Xá I - di chỉ hầu như không gặp.
Địa điểm này cho thấy những mối tiếp xúc, quan hệ và trao đổi của cư dân giai đoạn Chăm cổ theo cả hai chiều:
i. Lịch đại - với văn hoá Sa Huỳnh giai đoạn trước đó qua những nồi, bát đĩa miệng khum gốm thô giống hệt như những đồ gốm tuỳ táng trong các khu mộ chum Hậu Xá, An Bang và
ii. Đồng đại - với Trung Hoa và Ấn Độ qua sự có mặt của gốm Hán văn in điển hình, gốm Chăm mịn à la Han, loại bình kendi, lá đề bằng đồng...

2. Đồng Nà. Vết tích văn hoá phân bố bên bờ nam của sông Cổ Cò. Sông chảy theo hướng tây bắc-đông nam, cách song song với bờ biển khoảng 1km. Toàn bộ vùng đất này là những dải cát vàng có bình độ nhấp nhô do những cồn doi, nỗng cát và những bậc thềm của sông tạo thành. Bình độ cao dần về phía nam theo hình bậc thang với những trật tự sau: Thềm bậc I (nơi có di chỉ) - Phù sa trên bãi - Bãi - Sông.
Tầng văn hoá Đồng Nà chỉ dày khoảng 40 đến 50cm. Đây là di tích có một tầng văn hoá. Hiện vật chủ yếu là đồ gốm và ở ngay từ những lớp dưới đã có những mảnh gạch Chăm. Khác với Hậu Xá I - di chỉ, tại Đồng Nà gốm Chăm mịn với những loại hình tiêu biểu như kendi, bình hay vò thân trang trí văn in à la Han, bát, cốc có chân cao đặc, nắp vung có núm cầm tròn đặc khá nhiều. Loại nồi và bát nông lòng miệng khum gốm thô được xem là tiếp nối gốm Sa Huỳnh và gốm xám mốc kiểu Hậu Xá I - di chỉ cũng được phát hiện bên cạnh gốm sành Hán văn in ô vuông. Niên đại từ đầu thế kỷ 2 đến thế kỷ 4 SCN.
Giống như một số địa điểm cùng thời trong vùng, Đồng Nà một mặt lưu giữ một số nét trong truyền thống chế tác gốm giai đoạn văn hoá Sa Huỳnh, mặt khác cho thấy sự tiếp nhận những yếu tố văn hoá mới, thể hiện trong chất liệu, trang trí và loại hình gốm để đáp ứng những nhu cầu kinh tế, xã hội, tôn giáo mới nảy sinh của một cơ cấu xã hội với sự gia tăng mức độ phức hợp so với giai đoạn trước.
3. Trảng Sỏi xứ, thôn 5A, xã Cẩm Hà. Di tích phân bố bên bờ tây-bắc của Rọc Gốm (trên cùng địa bàn với các khu mộ chum văn hóa Sa Huỳnh).
Tầng văn hoá dày khoảng 70cm. Hiện vật tập trung trong các lớp từ 30cm đến 60cm. Di tích xuất lộ trong hố khai quật là các cụm than tro và cụm gốm. Hiện vật gốm cho thấy có sự diễn biến từ sớm đến muộn dù tầng văn hoá mỏng và không có sự khác biệt lớn về màu sắc đất từ dưới lên trên.
Ở những lớp đất trên tập trung nhiều đồ bán sứ Tuỳ - Đường, Celadon, Bạch Định niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Trong những lớp này cũng gặp một số mảnh gốm Islam, gốm Gò Sành (Bình Định).
Ở những lớp dưới số lượng gốm thô và gốm mịn Chăm gia tăng. Loại hình gốm Chăm ở đây khá nghèo và đơn điệu. Dù chất liệu giống với gốm Chăm ở các địa điểm khác cùng thời trong vùng nhưng ở đây không có những dạng điển hình như kendi, bát cốc chân cao đặc và bình trang trí văn in à la Han hay văn sóng nước như ở Đồng Nà và Trà Kiệu. Loại nồi phổ biến ở di tích này là nồi có miệng loe xiên, loe ngang, thành miệng rộng và bên trong có vết lõm nhẹ như để đỡ nắp vung (không thấy ở các di tích cùng thời khác trong vùng). Loại hình gốm phổ biến khác là vung hình lồng bàn úp và bát miệng khum vừa.
Địa điểm này có thể là điểm tụ cư, buôn bán ven sông, có thể gọi là “làng-bến” ven sông gần biển.
Niên đại từ khoảng thế kỷ 3 đến thế kỷ 7 SCN. Ở lớp trên có gốm từ sau thế kỷ 7 với sự có mặt của gốm sứ Tuỳ - Đường và gốm Islam.
4. Khu vực I -Cẩm Phô (Ruộng Đồng Cao).
Tầng văn hoá dày từ 10 đến 50cm. Hiện vật có gốm mịn, đanh cứng màu nâu đỏ, vàng nhạt. Loại gốm này để trơn hoặc có văn in ô vuông với các kiểu như nắp vung, cốc chân cao đặc, bình, kendi .
Gốm thô có nồi, đĩa miệng khum. Đặc biệt ở địa điểm này còn có đầu ngói ống mặt hề (giống Trà Kiệu, Cổ Luỹ - Phú Thọ và Thành Hồ), hạt chuỗi thuỷ tinh, gạch và đĩa đồng kiểu Hán. Hiện vật tập trung trong một hố dài có hình lòng chảo, lẫn trong hiện vật có than tro và một ít xương. Niên đại từ thế kỷ 3,4 SCN ( Nguyễn Chí Trung và Trần Ánh 1999).
Đây  là một sưu tập hiện vật rất phong phú, thể hiện nhiều nột tương đồng với nhóm hiện vật của tầng văn hoá trên của Trà Kiệu (hay nhóm gốm Gò Dũ Dẻ theo phân loại của Mariko). Hiện vật bao gồm đồ gốm (thô, hơi mịn và mịn) với các loại hình nồi đáy bầu vai g•y hay thân hình cầu, hũ, vò, kendi, bát đĩa, nắp, đầu ngói mặt hề, gạch, đĩa bằng đồng, hạt chuỗi thuỷ tinh. Trang trí trên hũ và vò là các đường chỉ chìm bao quanh thân và vai, văn in ô vuông. Trên một hũ khác trang trí ký tự lạ (?). Trên nắp vung là những băng hoa văn băng đường tròn bên trong có khắc hình sóng nước.
Từ báo cáo khai quật, kết hợp xem ảnh khai quật và hiện vật Cẩm Phô hiện đang trưng bày tại Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An, chúng tôi cho rằng có nhiều khả năng đây là dạng bến ven sông, hiện vật không còn nằm nguyên ở vị trí ban đầu và bị dồn vào một ô trũng. Loại hình di vật cho thấy có những di vật có niên đại tương đương với tầng dưới Hậu Xá, tầng dưới Cổ Luỹ-Phú Thọ và có những di vật tương đương với lớp trên Trà Kiệu. Dựa vào sự có mặt của đĩa đồng (giống đĩa đồng Sơ kỳ Đông Hán mộ 37 Lai Nghi) và loại nồi, đĩa miệng khum... niên đại của địa điểm này từ đầu thế kỷ 2 đến thế kỷ 4,5 SCN.
5. Hồ Điều Hòa – Khu vực Chùa Cầu
Khi thi công mở rộng Hồ Điều Hòa ở khu vực Chùa Cầu người ta đã phát hiện ra những di vật gốm giống với những đồ gốm thuộc tầng văn hóa sớm nhất của Trà Kiệu, đặc biệt là loại hình bình hình trứng và một số kiểu nồi, bát gốm thô.
Ngoài những địa điểm kể trên, ở khu vực Hội An còn một số di tích khác có các lớp văn hoá tồn tại trong khung niên đại thiên niên kỷ 1 CN. Đó là các địa điểm Lăng Bà ở Cẩm Thanh, Thanh Chiếm ở Cẩm Hà. Những địa điểm này đã được khai quật. Tuy nhiên những kết quả khai quật đó chưa được kiểm tra lại, do vậy chúng tôi không đưa vào nội dung đề tài này.
Tóm lại:
- Như vậy, niên đại khởi đầu của các di tích này là từ cuối thế kỷ 1 đầu thế kỷ 2 sau Công nguyên. Đa số các di tích có tầng văn hoá phát triển liên tục qua nhiều thế kỷ, bao trùm suốt giai đoạn hình thành (nửa đầu TNK I CN) và cực thịnh của vương quốc Chămpa (thế kỷ 7-10). Như vậy về tính chất đây là những di tích giai đoạn Chăm cổ và Chămpa.
- Hầu hết các di tích phân bố ven các dòng chảy cổ (hiện là các bàu nước ngọt), trên cùng một địa bàn với những di tích mộ chum. Về đại thể, những di tích mộ chum nằm phía trong của cồn cát, các di tích Chăm cổ và Champa phân bố ở phía ngoài, đều ven các dòng sông cổ. Các địa điểm này có tính chất khác nhau từ làng-bến chợ ven sông, làng cư trú, nơi thờ tự...
- Trong các địa điểm này, một số đồ gốm và đồ trang sức cho thấy sự tiếp tục truyền thống (kỹ thuật chế tác, chất liệu, loại hình và trang trí) từ giai đoạn sớm hơn - văn hoá Sa Huỳnh. Tuy nhiên do rất nhiều lý do và nguyên nhân (tính chất khác nhau của địa điểm, sự biến động văn hoá nhanh mạnh dẫn đến những thay đổi cơ bản trong cơ cấu và tổ chức xã hội, tăng cường tiếp xúc (cưỡng bức và tự nguyện) văn hoá với bên ngoài gia tăng và sự di dân...) đã làm cho diễn biến văn hoá vào thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ 1,2 SCN không theo quỹ đạo thông thường mà theo chiều hướng biến đổi có tính bước ngoặt. Hội An với tính chất cửa ngõ giao lưu sông biển đã là nơi tiếp xúc văn hoá mạnh mẽ và cũng là nơi tiếp thu, thâu nhận đầu tiên nhiều yếu tố văn hoá ngoại sinh. Chính những điều này đã làm cho văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Chăm cổ ở Hội An có tính tiên phong và đổi mới mạnh mẽ và sâu rộng.
Những nhóm di tích Chăm cổ khu vực Hội An có mối liên quan mật thiết với nhóm di tích cùng thời ở vùng Duy Xuyên, đặc biệt là Trà Kiệu và tạo thành một khu vực văn hoá – kinh tế - chính trị có quy mô lớn và quan trọng ở hạ lưu sông Thu Bồn trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Sự có mặt của những di tích này càng củng cố thêm vị trí quan trọng của lưu vực sông Thu Bồn những thế kỷ trước và sau Công nguyên cũng như giúp khẳng định chắc chắn hơn Trà Kiệu là trung tâm hành chính-chính trị của Lâm Ấp.
Tài liệu sử dụng
Nguyễn Chí Trung và Trần Ánh 1999, Di chỉ khu vực I, Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. NPHMVKCH năm 1998. NxbKHXH, Hà Nội.
Minh họa
1. Hiện vật Hậu Xá I – di chỉ (gốm tầng văn hóa dưới)




2. Hiện vật Cẩm Phô (nhóm gốm Chăm mịn và thô)





3. Hiện vật Hồ Điều Hòa – Khu vực Chùa Cầu (bình hình trứng)



* Lâm Thị Mỹ Dung và nhóm thực hiện đề tài

HỘI AN NGÀY NAY HỘI LÀ CHÍNH, AN LÀ PHỤ










Mình vốn yêu Hội An và bây giờ vẫn yêu, nhưng cứ mỗi lần đến lại Hội An, nỗi buồn tăng thêm một ít. Đôi khi tự nhủ, già rồi nên mắc bệnh của người già, luôi hồi cố và chỉ yêu ngày xưa.
Ngày xưa, mà thực ra cũng chả xưa lắm Hội An bình lặng, yên ả, tối ngủ chả cần khóa cửa, đi khảo sát, xe đạp, xe máy không khóa để bên đường cả ngày vô tư, đi từ Âm Bổn xuống Chùa Cầu, cao lầu, mì Quảng, chè... chỉ một giá. 
Ngày nay, Hội An chả khác gì khu phố cổ Hà Nội, xô bồ, ồn ào, người như nêm, hàng hóa xanh đỏ tím vàng, giá cả tùy theo mặt người và nhất là nạn khinh Ta, trọng Tây.

HỘI AN ƠI, NGÀY XƯA ĐÂU RỒI!


Em thăm Hội Quán hay em đi tắm biển Cửa Đại đây!
 

Sau một thời gian hội nhập, tín ngưỡng của người Minh Hương ở Hội An đã lan tỏa tới cả khách du lịch ngoại quốc. Mỗi vòng hương này cháy trong 4 đến 5 ngày! Nghẹt thở kinh khủng!

  

Dòng nước chảy từ khe Ồ Ồ qua Chùa Cầu ngày càng ô nhiễm



Chùa Cầu luôn náo động, chen chúc từ trong




ra ngoài


Đào đường không khác gì Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh


Nhà cổ cũng quá tải


Đèn lồng - một biểu tượng của Hội An thời hồi sinh cũng bị lạm dụng.
Đụng đâu cũng thấy lơ lửng đàn lồng!


Nhà đẹp chủ yếu là chỗ để du khách tạo dáng

Đèn đường mỗi cái một kiểu! 


 
HỘI AN ƠI, BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA!