Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Giếng cổ và Hạn hán

Giời hạn quá, thi thoảng mới có một cơn mưa bụi chỉ đủ làm bẩn đường Hà Nội. Từ trong năm thầy Khoán đã rủ đi khảo sát giếng ở Vĩnh Phúc, hẹn tới hẹn lui, hôm qua thầy trò mới xuất quân đầu năm đi khảo sát. Đúng là bõ công đi. Có lẽ tôi phải nói với khoa Sử, thay bằng đi khảo sát mấy cái chùa "lai căng, tân cổ giao duyên" đầu xuân, thầy cô hãy về làng, ít nhiều cũng ra vấn đề.

Những giếng cổ còn đến ngày nay (khoảng trên 10 cái ở bốn thôn Thích Trung, Thiện Chi, Bá Hương và Quang Vinh thuộc xã Bá Hưng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc)đang cùng bà con đi qua những ngày khô hạn. Một số giếng trước đây đã bị lấp nay bà con khơi lại để dùng. Một số giếng khác đã bị phá hoàn toàn.

Tuy nhiên, những giếng cổ này không biết còn đứng được bao lâu nữa, khi huyện Bình Xuyên đang trở thành địa điểm hấp dẫn nhất thu hút các nhà đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc sau khi Mê Linh bị nhập vào Hà Nội! 
 
Đường tới thôn Thích Trung




Cổng nhà duyên dáng

Giếng cổ, niên đại Hồng Đức 1490 thuộc cụm đình chùa Giao Sam, thôn Thích Trung.  Nước trong và không bao giờ cạn.

Giếng Đông, thôn Thích Trung. Chính quyền thôn mới mở nắp đậy cho bà con lấy nước vì giếng của nhiều gia đình nước đã cạn


Giếng Trước, do nhu cầu sử dụng nên giếng đã được mở rộng và xây lại, hiện chỉ cho các hộ gia đình bơm lấy nước ăn




Giếng Tây cũng có niên đại Hồng Đức  và được sửa vào năm 1576.

Nhiều giếng đã bị sửa lại, những viên cuội xếp thành giếng đã bị dỡ bỏ để xây gạch


Dùng bơm hút nước từ giếng cổ

Đá còn đây mà giếng đi đâu?
Ngôi nhà rất đẹp của anh trưởng thôn  Thiện Chi Dương Thành Khuy, người đã dẫn chúng tôi đi khảo sát những giếng cổ ở Thiện Chi và Quang Vinh 

2 nhận xét: