Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Chuyện Chủ nhật 4 Tình người ở đâu?

Những ngày này có nhiều chuyện liên quan đến blog và người viết blog. Đủ loại thông tin, đánh giá và cũng không ít kiểu té nước theo mưa. Sợ nhất là những người viết blog tự cho mình cao hơn thiên hạ để thi thoảng lại đưa ra những đánh giá hay nhận xét cay độc bằng những lời lẽ bóng bẩy, tinh vi.

Nhưng dã man nhất là thái độ lạnh lùng, vô cảm và ăn theo nỗi đau của người khác.

Tin bố của phạm nhân Nguyễn Đức Nghĩa mất do tai nạn giao thông đã được khá nhiều trang báo mạng và blog đưa. Và chả hiểu sao PV lại chỉ xoáy chuyện ông ấy bị tai nạn trên đường đi thăm con ở trại giam còn những bloggers và "còm" lại lôi chuyện ác giả ác báo vào. Nguyễn Đức Nghĩa dù có là phạm nhân thì cũng vẫn là con trai của bố mẹ anh ta, tội lỗi của anh ta sẽ được pháp luật trừng trị nghiêm khắc theo quy định.
Bố mẹ anh ta đâu có tội gì khi thăm nom và mong con mình được sống. Gia đình Nguyễn Đức Nghĩa chắc đủ đau lắm rồi, xin hãy để họ yên.

TÌNH NGƯỜI NÓI SUÔNG THÌ RẤT DỄ!

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Reading the Past (Đọc quá khứ) Ian Hodder (Phần 4)

Current Approaches to Interpretation in Archaeology.
Second Edition. Cambridge University Press 1991.
Prof. Ian Hodder

Bản dịch của TS. Hà Hữu Nga (Hà Nội năm 2005) (số trang đánh trong bài dịch đồng thời cũng là số trang của bản gốc)


Lịch sử và thời gian

Nếu trong cách tiếp cận các hệ thống, mỗi xã hội có một tập hợp các chuẩn mực qui định mối quan hệ với môi trường thì biến đổi xã hội đã diễn ra như thế nào? Người ta xử lý thời gian bằng những cách thức khác nhau. Phát triển văn hoá bị chia vụn thành các thời đoạn, và sự thích nghi với môi trường được đánh giá theo mỗi thời đoạn tách biệt. Qũi đạo của hệ thống được chia nhỏ và sau đó được tái kết hợp để xem xét các phát triển tổng thể thông qua thời gian (Shank và Telley 1987b). Sự phân chia thành các thời đoạn như vậy là đặc biệt rõ trong các công trình của Sherratt và Ransborg, trong đó mỗi thời đoạn có một định hướng kiếm sống, môi trường, khí hậu riêng biệt (Tr. 29) và được xử lý tách biệt nhau.
Ngay cho dù bối cảnh môi trường mới có dựa trên cái cũ đi nữa (khi cho rằng việc mở rộng khu cư trú chỉ xảy ra sau khi đất đã được lấp đầy), thì việc lý giải mỗi thời đoạn vẫn tách biệt nhau khi áp dụng những qui luật phổ quát. Vì vậy thời điểm nào không lý giải được thì người ta cho đó là sự vận động từ thời đoạn a đến thời đoạn b. Điều này có lẽ đã được thực hiện bằng cách biện hộ cho một bối cảnh kinh tế, môi trường mới nhất thiết đòi hỏi sự biến đổi tư tưởng và xã hội, hoặc bằng cách biện hộ cho những vấn đề nội tại và những bệnh lý dẫn đến sự thay đổi, nhưng vẫn không rõ một giải pháp đặc thù cho một vấn đề mới đã được phát hiện như thế nào. Trong số tất cả những lựa chọn có sẵn bao gồm cả việc co cụm lại và tính ổn định đối lập với sự phát triển, thì việc lựa chọn đã được thực hiện như thế nào? Lý thuyết các hệ thống trong KCH đã quan tâm đến việc xác định các chức năng của sự vật đã tồn tại. Bằng cách bỏ qua sản xuất, sáng tạo và đổi mới, bằng cách chỉ xem xét các phẩm chất thích nghi của một hệ thống chúng ta vẫn không thể giải thích được người ta bắt đầu chấp nhận một hệ thống mới như thế nào? Hệ thống tín ngưỡng mới bắt nguồn từ đâu và tại sao người ta lại chấp nhận chúng?

Vì vậy, để lý giải sự thay đổi hệ thống thì cần phải xem thời đoạn b phát sinh từ thời đoạn a như thế nào. Nếu chúng ta có thể tìm hiểu được các cấu trúc tư tưởng và xã hội trong thời đoạn a thì sau đó chúng ta bắt đầu xem xét sự biến đổi đến thời đoạn b đã được tạo ra và gán ý nghĩa như thế nào. Phân tích của chúng ta về những biến đổi hệ thống vì vậy cần phải tính đến các ý nghĩa lịch sử. Sự lựa chọn quĩ đạo hệ thống được tạo ra trong một khung biến đổi văn hoá có trước. Việc phân tích hệ thống thoả mãn đầy đủ nhất các đòi hỏi này chính là phân tích của Flannery và Marcus là những người đạt tới sự lý giải - mặc dù chưa được đề cập đến ở trên - có nhiều cấu phần ngữ cảnh. Vũ trụ luận Zapotec được hiểu là thống nhất và đặc thù về phương diện lịch sử. Đúng ra thì khi áp đặt những khái niệm phương Tây về các chiến lược thoả mãn hoặc tối đa hoá, Flannery và Marcus đã cho rằng rằng người Zapotec có một “đạo lý hài hoà”, trong đó mối quan hệ đặc thù với vũ trụ lại tiềm ẩn bên dưới kinh tế, xã hội và các lễ thức.

(Tr. 30)Thế giới Zapotec là một sự xếp đặt trật tự trong đó các hành động của con người dựa vào những quan sát kinh nghiệm, được lý giải trong ánh sáng của một tập hợp logic mạch lạc. Một khi cái logic đó được nhận thức thì toàn bộ hành vi Zapotec – cho dù đó là chính trị, kinh tế hay tôn giáo - đã tạo ra ý nghĩa như là một loạt những câu trả lời bất biến nội tại có liên quan dựa trên cùng một tập hợp các nguyên tắc cơ bản. Nói cách khác, đó là một thế giới siêu hình không phương Tây đã điều chỉnh những trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin” (tr. 383).

Trong khi quan điểm này mang tính định chuẩn cao thì chắc chắn nó sẽ xác định một khuôn khổ nhằm lý giải và tìm hiểu sự biến đổi kinh tế và xã hội. Siêu hình Zapotec là trung gian cho sự thay đổi gắn liền với một môi trường vật lý và nhân văn biến đổi.

Tiên đoán và Đo lường Tư duy
Flannery và Marcus đã tìm thấy nguồn gốc siêu hình Zapotec từ các nguồn dân tộc học và lịch sử. Điều đó đã được thực hiện như thế nào đối với các xã hội tiền sử không có được một quá trình liên tục văn hoá cho đến tận bây giờ? Như đã ngụ ý bằng mô tả của Gellner về việc áp dụng qui luật phổ quát, các phương pháp liên hệ chặt chẽ nhất với KCH các hệ thống đã xây dựng mô hình dựa trên các khoa học tự nhiên. Lễ thức, tổ chức xã hội và hệ tư tưởng được nhìn nhận là có những mối quan hệ so sánh văn hoá phổ quát với thế giới vật chất có thể quan sát; vì vậy chúng ta có thể suy luận hệ tư tưởng từ những dữ liệu có thể đo lường, và chúng ta có thể thực hiện điều đó một cách chắc chắn.

Vấn đề này đã được Renfrew (1983a) thực hiện một cách sinh động trong bài giảng “Hướng đến một KCH tư duy”. Trong trường hợp này ông đã gợi ý rằng các nhà KCH chỉ có thể tìm được ý nghĩa chừng nào ý nghĩa đó có tác động đến thế giới xã hội và đến việc mô thức hoá đối tượng. Trong trường hợp này, ý nghĩa được tách biệt khỏi văn hoá vật chất trong sự đối lập sự kiện <---> lý thuyết. Renfrew muốn suy luận các quá trình nhận thức mà không cần những đột biến trực giác dị thường; để đạt được điều này cần phải phát triển những thao tác rõ ràng và một hợp thể lý thuyết mạch lạc sao cho những suy luận này có thể được thực hiện một cách chắc chắn.

(Tr. 31) Một định hướng như vậy dường như ẩn ý là có một số cách đo lường phổ quát cho tư duy. Mô hình khoa học tự nhiên là rõ ràng, nhưng sự căng thẳng nội tại trong quan niệm này thì lại khác biệt. Một mặt ở đây cả Renfrew, Binford lẫn Sabloff (1982) đều biện hộ cho những tiêu chuẩn độc lập để đo lường quá khứ; mặt khác, họ chấp nhận rằng quá khứ được nhận thức trong chính cái ma trận văn hoá và xã hội của chúng ta. Giống như Flannery và Marcus, Renfrew cũng khẳng định rằng “mỗi văn hoá đều có “đường xoắn ốc tương tác” của riêng nó, quĩ đạo lịch sử của riêng nó nếu muốn sử dụng danh pháp học tư duy các hệ thống” (tr. 25). Ông khẳng định sự phát triển của các tư tưởng trong mỗi bối cảnh sẽ khác nhau; mỗi lịch sử sẽ có quá trình phát sinh loài nhận thức riêng. Đối với Renfrew, “tư duy” là những khái niệm được công thức hoá và những cách thức tư duy chung trong bất kỳ ma trận văn hoá riêng biệt nào cũng là tài sản thừa kế chung của tất cả các công dân của nó với tư cách là những người tham gia (tr. 26).

Có một mâu thuẫn nội tại trong quan điểm có nguồn gốc khoa học và tương đối luận về phương diện lịch sử này. Một mặt, “chúng ta” ngày nay và “họ” trong quá khứ đều có những ma trận văn hoá riêng, những cung cách tư duy khác nhau bên trong cái mà “chúng ta” và “họ” hiểu về thế giới của các sự vật và các đối tượng. Mặt khác người ta đã mặc nhiên công nhận một phương pháp phổ quát và một lý thuyết mạch lạc gắn liền các cung cách tư duy với các đối tượng vật chất. Cái lý thuyết mạch lạc của tôi và cái phương pháp luận rõ ràng về mối quan hệ giữa duy tâm và duy vật có thể được áp dụng thế nào cho một văn hoá khác với các quá trình nhận thức riêng và “sự phát sinh loài nhận thức” riêng của nó?

Không có vấn đề suy luận trong cách tiếp cận hệ thống chừng nào người ta còn duy trì hoàn toàn quan điểm duy vật. Chừng nào người ta còn nói “Tôi có thể tiên đoán các ý niệm, tư tưởng và nhận thức từ cơ sở kinh tế bằng cách sử dụng một qui luật phổ quát và cái cơ sở kinh tế đó có thể được đo lường và được nhận thức một cách khách quan” mà không có bất cứ một khó khăn nào. Nhưng ngay khi người ta nói tới điều này thì rõ ràng là trong quan niệm đó vắng bóng một chủ nghĩa nhân văn; và khi thảo luận về “tư duy” thì cả Flannery, Marcus lẫn Renfrew đều chấp nhận một lập trường định chuẩn và phần nào duy tâm, trong đó nhận thức và tri giác đều không được quyết định một cách phổ biến bằng cơ sở vật chất, nhưng lại phần nào mang tính ngẫu nhiên lịch sử dựa trên những quá trình phát sinh loài đặc thù về phương diện văn hoá (Tr. 32). Lập tức người ta lại thừa nhận một tương đối tính văn hoá nào đó, theo cách này một mâu thuẫn không thể khắc phục lại nảy sinh. Gìờ đây không còn có thể có được một lý thuyết khoa học tự nhiên phổ quát và một phương pháp cho phép đảm bảo chắc chắn sự suy luận và tiên đoán từ một ngữ cảnh lịch sử này đến một ngữ cảnh lịch sử khác.

Vì vậy trong khi tìm kiếm một KCH Tư duy đầy đủ, cần phải kiên quyết bỏ đi cách tiếp cận bằng một qui luật phổ quát và khoa học tự nhiên. Theo Collingwood, chúng ta sẽ thấy rằng các thao tác suy luận vẫn được các nhà KCH tuân thủ theo thói thường phải bao gồm cả việc phục dựng các ma trận văn hoá quá khứ “từ bên trong”. Những ngụ ý về sự phá sản của mô hình khoa học tự nhiên trong việc đối đầu với tư duy sẽ được chỉ ra sau đây, trong suốt cả cuốn sách này.

Kết luận

Trong chương này tôi đã coi lý thuyết các hệ thống trong KCH không khác gì với cách tiếp cận qui luật phổ quát của Gellner. Flannery (1973) đã khước từ mối liên hệ giữa việc phân tích các hệ thống và các mô hình luật pháp-và-trật tự, và chính ông là người cho rằng việc phân tích các mối liên hệ quá trình không nhất thiết đòi hỏi phải áp đặt những qui luật phổ quát.

Chắc chắn có một chiều hướng khiến cho tư duy các hệ thống phải có tính ngữ cảnh. Nó nhắm tới xem xét một tập hợp đặc thù các cấu phần được gắn liền với một tổng thể như thế nào. người ta cho rằng có thể nghĩ đến một phương pháp hoặc cách thức tư duy không bao gồm bất cứ qui luật phổ quát nào; tuy nhiên như với tất cả mọi phương pháp luận, đây là một hạn chế lý thuyết. Chắc có lẽ khó thể hiện những quan điểm khác chẳng hạn như các quan điểm Marxist về mâu thuẫn, xung đột và biện chứng trong một khuôn khổ các hệ thống. Tương tự như vậy, phương pháp đó không tạo điều kiện cho một quan niệm cấu trúc luận về xã hội theo loại hình: văn hoá:tự nhiên: đàn ông: phụ nữ.

Chính phương pháp này đã ấn định một số nguyên tắc phổ quát đặc trưng. Đặc biệt nó cho rằng các xã hội có thể được phân chia thành các phụ hệ thống – những loại hình hoạt động tách biệt. Chẳng hạn tôi thấy khó quyết định xem liệu một “bữa ăn” hôm nay có nằm trong phụ hệ thống kinh tế, xã hội hoặc lễ thức hay không, hoặc những bộ phận nào của (Tr. 33) “bữa ăn” sẽ thuộc vào một phụ hệ thống nào. Chắc chắn tôi sẽ rất nghi ngờ nếu người ta khẳng định rằng “các bữa ăn” là thuộc về cùng một phụ hệ thống trong tất cả các xã hội. Hơn nữa người ta còn khẳng định rằng việc lý giải một loại hình hành động (chẳng hạn như lễ thức) luôn luôn qui chiếu vào một cái gì đó bên ngoài bản thân nó (một phụ hệ thống khác, chẳng hạn như xã hội quyển). Chúng ta lý giải một sự vật bằng những chức năng của nó trong mối quan hệ với một cái gì đó khác nữa. Tôi sẽ lại phát hiện ra sự không thoả đáng này trong mối liên hệ tới một “bữa ăn” Anh. Trong khi các chức năng hệ tư tưởng, xã hội, thực dụng là một phần của sự lý giải về “bữa ăn”, thì đối với tôi dường như lại có nghĩa là bữa ăn phải được hiểu một cách cục bộ khi được tổ chức theo những cách thức không thể qui giản vào những chức năng bên ngoài.

Trong khi khái niệm các phụ hệ thống có liên quan về phương diện chức năng rõ ràng là một lý thuyết so sánh văn hoá, thì trường hợp lý thuyết các hệ thống không nhất thiết phải có tính duy vật chủ nghĩa: không có một đòi hỏi nhất thiết rằng cơ sở vật chất phải là tiên quyết. Tuy nhiên trong thực tế như chúng ta đã thấy, một vai trò thống trị thường gắn liền với sự vận hành xã hội và hệ tư tưởng. Quan điểm cơ bản này giống hệt với chiếc thang suy luận của Hawkes (1954). Một khía cạnh quan trọng khác của lý thuyết hệ thống trong KCH là ở chỗ nó đã tạo điều kiện cho sự vận động hướng lên theo chiếc thang này bằng một phương thức mang tính hệ thống. Đối với Hawkes, kỹ thuật học, và ở một mức độ nhỏ hơn, hoạt động kinh tế của các hệ thống quá khứ đều có thể hiểu được, nhưng ở cấp độ cao hơn của chiếc thang, còn tổ chức xã hội và tôn giáo hầu hết đã vượt khỏi tầm với. Daniel (1962: 134-135) đã chấp nhận rằng các hiện vật là sản phẩm của trí tuệ con người, nhưng vẫn nói rằng không có sự trùng hợp giữa các khía cạnh vật chất và phi vật chất của văn hoá. Lý thuyết các hệ thống cung cấp một phương pháp cho việc đưa cái xã hội (Renfrew 1973) và cái hệ tư tưởng (Renfrew 1983a) vào lĩnh vực nghiên cứu khả thi, vì các mối liên kết hệ thống và các khía cạnh ít rõ ràng trong cuộc sống có thể tiên đoán được. Chẳng hạn các mối liên kết giữa các loại hình sinh nhai và các thực hành táng thức (Binford 1971), giữa stress và “vỗ cánh – khái quát hoá” (Johnson 1982: 405), và giữa việc sản xuất tăng lên và lễ thức tăng lên (Drennan 1976: 360).

Lý thuyết các hệ thống có thể lấp đầy khoảng trống niềm tin trong mối liên hệ với việc nghiên cứu KCH thuộc lĩnh vực hệ tư tưởng, nhưng trong (Tr. 34) chương này tôi đã cố chỉ ra rằng (hai dòng trong bản photocopy bị mờ HHN)...Các tiếp cận này không thể lý giải được nguyên nhân của sự quá phong phú, tính chất khác biệt và tính đặc thù của sự sản xuất văn hoá và các cá nhân cũng như các tư tưởng chung của họ đều là những bán thành phẩm thụ động của “hệ thống”. Năng động tính của con người là loại sản phẩm phi thời gian của các mối liên hệ hệ thống chứ không phải là bắt nguồn từ các mối liên hệ đó về phương diện lịch sử. Trên hết, cách tiếp cận ấy trong KCH đã dẫn đến một nhận thức luận mâu thuẫn nội tại. Hiện nay vẫn không tìm thấy cách tiếp cận thay thế diệu kỳ nào.

Tất cả các phê phán cơ bản được thực hiện bằng phép phân tích hệ thống trong chương này đều ẩn ý rằng việc phân tích như vậy chỉ xảy ra ở lớp “bề mặt”. Các thao tác đó đều liên quan đến việc đo lường trực tiếp các qui mô của khu cư trú, số lượng các bức tượng nhỏ, dân số và sự phát triển dân số...vv. Tất cả các dữ liệu “có thể quan sát” ấy đều tương tác lẫn nhau và nếu mô phỏng bằng tính toán thì có thể áp dụng một tập hợp các phương trình toán học. Những lý thuyết trừu tượng, (chẳng hạn như tính ưu việt của cơ sở vật chất) tất nhiên đều được điều chỉnh cho phù hợp với các dữ liệu, nhưng ấn tượng còn lại thì nó thế nào thì nguyên vẹn vẫn thế. Nếu thuật ngữ “cấu trúc” được sử dụng trong những phân tích như vậy thì nó tương tự như thuật ngữ “hệ thống”.

Nhưng chương này gợi ý về một cấp độ phân tích khác. Tại sao hệ thống hoặc phụ hệ thống lại như vậy, tại sao gai đuôi cá đuối, tại sao các mộ chứ không phải là các kho lương thực lại phô trương sự cạnh tranh xã hội, tại sao chiếc quạt lông chim chứ không phải là những chiếc bình và cái gì cấu trúc nên “bữa ăn”? Có lẽ có một trật tự hoặc một cấu trúc đằng sau những lựa chọn văn hoá mà lý thuyết các hệ thống không cho phép chúng ta tiếp cận.

Và chúng ta đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc lý giải các ý nghĩa biểu tượng chứ không phải chỉ là việc qui cho các chức năng biểu tượng. Chẳng hạn chúng ta không thể thảo luận về các chức năng xã hội của những gò mộ mà lại bỏ qua ý nghĩa của chúng. Vậy là chúng ta cần quay lại với một cách tiếp cận tập trung vào cấu trúc và ý nghĩa của các dấu hiệu.

BONUS

Bàn xoa gốm Mán Bạc, Ninh Bình (cách ngày nay khoảng 4000 năm).
Ảnh của Trịnh Hoàng Hiệp Viện Khảo cổ học

Phải xin lỗi vì chê tiệc Việt Nam


Trang blog của Mai Mislang trên Twitter đã bị xóa

Người viết diễn văn cho Tổng thống Philippines phải xin lỗi sau khi chê bai bữa tiệc của chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Hãng tin ABS-CBN của Philippines cho hay cô Mai Mislang đã viết trên trang mạng xã hội Twitter “Rượu dở ẹc” sau bữa tiệc do Chủ tịch nước Việt Nam khoản đãi phái đoàn Philippines.
Cô cũng viết trên trang cá nhân Twitter: “Tiếc là quanh đây chả có anh chàng nào đẹp trai cả.”
Cô lại bình phẩm tiếp: “Băng qua phố đường đầy xe máy ở Hà Nội là một trong số những cách chết dễ nhất.”
Hiện tại tài khoản của cô ở Twitter không còn thấy hoạt động.
Người phát ngôn cho Tổng thống Philippines, Ricky Carandang, nói với báo chí rằng cô Mai Mislang đã bị cảnh cáo phải cẩn thận hơn.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có buổi tiếp đãi phái đoàn 52 người của tổng thống Benigno Aquino.Phủ tổng thống Philippines cố gắng giảm nhẹ vụ việc, nói đã giải quyết xong vấn đề, và rằng cô Mislang đã xóa các câu nói trên trang Twitter.
Một viên chức trong chính phủ, Manolo Quezon III, sau đó viết trên trang Twitter của ông rằng cô Mislang đã xin lỗi ở trang Facebook của cô.
Theo đó, cô nói: “Tôi xin lỗi vì bình luận của mình…Tôi cảm thấy rất may mắn được ở tại một đất nước xinh đẹp có những người dân hiếu khách.
“Trước đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố với báo giới rằng trong buổi tiếp, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết kêu gọi Miến Điện thả nhà dân chủ Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc.
Đây là một chi tiết gây chú ý, nhưng truyền thông Việt Nam hoàn toàn không đề cập, mà nó chỉ được đăng trên một tờ báo của Philippines.


NGUYÊN VĂN:
PNoy speechwriter in hot water over Twitter posts
By Willard Cheng, ABS-CBN News
Posted at 10/29/2010 7:40 PM | Updated as of 10/29/2010 10:13 PM
HANOI, Vietnam (UPDATE) – A Palace speechwriter has been told be more careful of what she posts on the Internet after some of her status updates in the social networking site Twitter stirred controversy.

“We warned her to be more careful with her tweets,” Presidential Communications Development and Strategic Planning Office Secretary Ricky Carandang said of Mai Mislang, a speechwriter of President Aquino.

“We’ve told our people not just Mai but our people in our office, whether they like it or not, they are government employees and that they should be a little bit more circumspect,” he added.

Mislang reportedly tweeted, “The wine sucks” after the state banquet hosted by Vietnam President Nguyen Minh Triet in honor of President Aquino Tuesday during a state visit.

She also tweeted: “Sorry pero walang pogi dito #vietnam.” (Sorry, there are no handsome men here.)

She also posted: “Crossing the speedy motorcycle laden streets of Hanoi is one of the easiest ways to die.”

But the Palace was quick to downplay the incident, saying they have dealt with the issue, and that Mislang had already deleted her tweets on her own.

Carandang also came to Mislang’s defense.

“She has been one of the hardest working people in our office. She’s trusted by the President and this is just a minor issue. So I don’t think it’s going to become anything more. As far as we are concerned, tapos na ‘yun. Nawala na ‘yun. She’s being more careful now,” he said.

Carandang said the President has been informed about the incident. “The President knows about it and he knows I have taken the appropriate action.”

The communications secretary said Mislang has been apologetic but added, no public apology is forthcoming. “Absolutely, she was [apologetic],” Carandang said.

“There was no offense meant to anybody. That was something that was spontaneous. We talked about it and we are being more careful now about tweeting.”

Undersecretary Manolo Quezon III later tweeted Mislang’s apology, which she originally posted on her Facebook account.

“I apologize for my comments. If I offended anybody, please know that was never the intention. I feel extremely blessed to be in a beautiful country blessed with warm hospitable people,” Mislang said, according to Quezon.

Meanwhile, the Twitter account does not appear anymore on the social networking site. There has been no explanation on whether the account has been renamed or deleted. With a report from abs-cbnNEWS.com

Lời bình của Gốc Sậy

Chuyện lạ ghê! Được lãnh trách nhiệm viết diễn văn cho Tổng thống đâu phải XOÀNG, và chắc cũng không còn quá trẻ để Cứ lên mạng là được quyền “thoải mái chửi bới” và cũng như không lường trước những hậu quả ?

Nhưng may cho cô Mai Mislang này lại là người Phi, nên chỉ “bị cảnh cáo phải cẩn thận hơn”!

Dưới bài này có 01 ‘CÒM’:

kung di niya dinelete yun
by radows on Fri, 10/29/2010 – 22:48
kung di niya dinelete yun maimislang tweeter account, uulanin ng mapapait at maanghang na batikos yan sigurado.
Có bác nào biết tiếng Phi, dịch dùm xem họ viết gì nhỉ?



UNESCO ĐÃ DÀNH HẲN MỘT NĂM GỌI LÀ NĂM TOLERANCE VĂN HÓA NHƯNG XEM RA CHẢ MẤY TÁC DỤNG!
TÔI CŨNG THẤY LẠ VỀ NHÂN VẬT NÀY! 


Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Đi nhẹ, nói khẽ

Mr Do


Sự kiện Cô Gái Đồ Long bị bắt được đưa tin một cách dè dặt trên báo chí chính thống, trong khi các trang báo ngoại quốc và trang mạng không thuộc dòng chính thì bình khá nhiều chuyện “hậu trường”.
Chẳng biết thực hư, đúng sai trong vụ Cô Gái Đồ Long ra làm sao.

Mà vụ này theo tôi cũng chẳng dính dáng mấy gì tới dân chủ, nhân quyền hay là những cái tương tự thế, có điều sự vụ diễn ra vào một giai đoạn có quá nhiều sóng gió với giới blogger nên vô hình trung đã tạo ra một không khí tê lạnh trên thế giới mạng.

Cách phản ứng của các blogger có tiếng cho thấy điều đó.
Blogger Beo, một nhân vật vô cùng phức tạp, đã xóa bài viết của mình về vụ Cô Gái Đồ Long. Nghe nói blogger này (tôi chỉ nghe nói thôi) mới đây có nhắn với blogger Quê Choa là hãy cẩn trọng với các lời bình.
Blogger Đông A mới có bài viết rất thú vị về vụ Cô Gái Đồ Long, nhưng cái phần “tái bút” ở cuối bài “Entry này không nhận comment. Bất kỳ comment nào cũng sẽ bị xóa” cho thấy vị học giả này cũng ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn đối với mình.

Blogger Osin từng có một bài viết – trước khi phải đóng cửa blog của mình không lâu – với nhan đề: “Các bạn thì ảo, còn tôi thì thực”, trong đó kêu gọi khách viếng thăm hãy cẩn trọng với từng còm men.
Lời nhắn của Beo, “tái bút” của Đông A hay bài tâm tình của Osin là điều dễ hiểu, bởi theo luật pháp Việt Nam, chủ nhân blog phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các nội dung đăng tải trên trang của mình. Một còm men “nhạy cảm” của một “anh hùng nặc danh” (khổ thay, dạng “anh hùng” này ngày càng nhiều) nào đó có thể đẩy chủ nhân blog vào tù.

Tôi nhớ, cách đây ít lâu, hôm sau ngày luật sư Lê Công Định và vài người nữa bị bắt, tôi và mấy người bạn ngồi trong quán Serenata sau Nhà tang lễ TP.HCM. Một chuyện thời sự như vậy là đề tài một cách tự nhiên bên ly cà phê nhàn nhạt. Nhưng khi chuyện mới khởi đầu, một người bạn tôi đã lên tiếng: “Thôi, đừng nói mấy chuyện ấy nữa. Không thì rắc rối đấy”. Tôi cười: “Ơ, thời đại này là thời đại nào?!”. Người bạn kia cũng cười: “Thời đại đi nhẹ, nói khẽ”.
————
Hôm trước đi uống bia, nàng thỏ thẻ: “Không hay đâu. Có gì viết thì đưa cho em đọc thôi nhé. Đừng có pót linh tinh”. Tôi cười. Làm sao có thể cưỡng lại đề nghị của nàng chứ.
————
Có điều, đôi lúc mót, cũng muốn hét hò cho vui. Có lẽ nên vào phòng, đóng kín cửa lại vậy.
(Cô gái La-tinh phía trên tên là Yoani Sanchez – một blogger Cuba mà tôi ngưỡng mộ. Và tất nhiên cô này không liên quan gì Cô Gái Đồ Long.)

Lời bình của chủ nhân blog Gocsay

Tôi chẳng có tý cảm tình nào với CGĐL, nhất là sau vụ Trà-Chanh, nên cũng chẳng để ý vụ này cho lắm, dù thấy ỒN ÀO ghê.
Lượn qua nhà Mr.Do thấy trùng ý nên “lượm” về.
“Mà vụ này theo tôi cũng chẳng dính dáng mấy gì tới dân chủ, nhân quyền hay là những cái tương tự thế, có điều sự vụ diễn ra vào một giai đoạn có quá nhiều sóng gió với giới blogger nên vô hình trung đã tạo ra một không khí tê lạnh trên thế giới mạng.
Cách phản ứng của các blogger có tiếng cho thấy điều đó.“
TÊ THẬT ! Đến beoBlog cũng tự bỏ bài.

Và tôi cũng đã bình như sau trên trang Gocsay

COMMENT 1. “CHÁY NHÀ MỚI RA MẶT CHUỘT”!
COMMENT 2. GHÉT NHẤT LÀ NHỮNG LOẠI ‘NẶC DANH’ TUNG RÁC BẨN!
COMMENT 3. CÓ NHỮNG BLOGGER CÁI GÌ CŨNG VIẾT, CŨNG NHẬN XÉT, BÌNH LUẬN NÊN DẪN ĐẾN TRONG NHIỀU BÀI ĐƯA LÊN QUÁ NHIỀU RÁC RƯỞI. CÁC CỤ NÓI RỒI: “RƯỢU NHẠT UỐNG LẮM CŨNG SAY, NGƯỜI KHÔN NÓI (VIẾT) LẮM CŨNG HAY RA NHÀM (NHẢM)”!


Rất nhiều blogger đang phạm luật!

LS Nguyễn Văn Tú cho biết, thời gian vừa qua, nhiều blog cá nhân được sử dụng để đăng tải những thông tin liên quan đến bí mật riêng tư, lối sống đạo đức của người khác. Có thể, nhiều người không có động cơ, mục đích gì khi làm việc này. Nhưng, nếu phân tích dưới góc độ pháp lý, đều là những việc vi phạm pháp luật.


Sự việc Lê Nguyễn Hương Trà, chủ blog "Cô gái Đồ Long" đưa các thông tin có tính chất bôi nhọ danh dự cá nhân và vu khống người khác trên kênh thông tin cá nhân, dưới góc độ nhìn nhận của các luật sư, là vi phạm Luật Dân sự và Luật báo chí.


Luật sư Nguyễn Văn Tú (Văn phòng Luật sư Khánh Hưng)phân tích: “Cô gái Đồ Long” đã vi phạm pháp luật trên hai góc độ: Thứ nhất, những thông tin ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân, xâm hại tới đạo đức, lối sống của cá nhân con người được đăng tải lên các kênh thông tin công cộng mà cộng đồng, số đông người có thể truy cập, xem xét, bình luận… là việc làm vi phạm pháp luật dân sự.
Hơn nữa, những thông tin này chưa được sự đồng ý của người liên quan (hay nói cách khác là nạn nhân, người bị hại), chưa được kiểm chứng… là điều hoàn toàn không cho phép.

Thứ hai, đối với việc loan truyền thông tin bằng phương tiện thông tin có tính chất phát tán trên diện rộng như blog, các kênh thông tin xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng… mà số lượng người được nhận cùng một lúc là rất lớn, đã được Luật Báo chí quy định cụ thể.

Các thông tin này phải được kiểm chứng bởi một ban kiểm duyệt. Giống như đối với một cơ quan báo chí, thông tin trước khi được đăng tải phải được sự kiểm duyệt bởi Ban biên tập. Khi những thông tin này được đăng tải, cơ quan báo chí, cá nhân tác giả… hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý về những thông tin này.

Hình thức blog, chủ nhân blog vừa là người “làm tin”, vừa là người kiểm duyệt nên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin đó.

"Blog “Cô gái Đồ Long” theo tôi được biết, là blog có lượng truy cập lớn. Hơn nữa, với tính chất thông tin của mạng Internet, phạm vi ảnh hưởng của nó không chỉ trong quốc gia mà còn là thế giới. Do đó, tính chất phát tán thông tin của hình thức blog này trên diện rất rộng" - ông Tú nói.

Cũng theo LS Tú, tùy theo mức độ ảnh hưởng của thông tin đối với người bị xâm hại về những bí mật riêng tư mà người phát tán thông tin đó bị quy trách nhiệm dân sự hay hình sự, hoặc có thể bị xử lý theo mức vi phạm hành chính.

Luật pháp Việt Nam cho phép quyền tự do ngôn luận, nhưng cũng quy định rõ ràng về việc quyền tự do cá nhân, quyền bí mật riêng tư ảnh hưởng đến danh dự, quyền lợi (vật chất và tinh thần) của người khác phải được tôn trọng và bảo vệ.


LS Nguyễn Văn Tú còn cho biết thêm, thời gian vừa qua, nhiều blog cá nhân được sử dụng để đăng tải những thông tin liên quan đến bí mật riêng tư, lối sống đạo đức của người khác. Có thể, nhiều người không có động cơ, mục đích gì khi làm việc này. Nhưng, nếu phân tích dưới góc độ pháp lý, đều là những việc vi phạm pháp luật.


"Nhiều người đã vô tình không để ý việc mình làm, cũng như không lường trước những hậu quả này sẽ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân người khác như thế nào. Nhưng, đó là những việc làm vi phạm pháp luật rõ ràng" - ông Tú nói.


Kiên Trung (ghi)

BÀ CON CHÚ Ý NHÉ!

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Chuyện Chủ nhật 3 Nước lũ mênh mông, tình người mênh mang

Bài của Sun-beam

Quê mình giờ là biển nước mênh mông rồi. Nhiều vùng bị nhấn chìm trong cơn lũ bạo tàn này. Nơi đó có nhà bạn bè của mình, những người đồng hương khốn khó của mình. Bao nhiêu người đang ngồi chênh vênh trên nóc nhà giữa trời mưa lũ chờ cứu nạn.

Nhà mình ở thành phố mấy chục năm chưa bao giờ bị lụt, thế mà năm nay xả lũ ở đập Kẻ Gỗ, cả thành phố cũng chìm trong biển nước. Bố mẹ, anh chị mình cũng đang trong cảnh nước ngập đầy nhà. Sáng nay, anh trai lội xuống tiếp tế thêm cho bố mẹ ít thực phẩm, nước ngoài đường ngập ngang ngực. Điện mất, ba người già ngồi co ro trên gác lửng nhìn nước mênh mông. Gọi điện về mẹ bảo đang còn gạo, vừng và mì tôm, ít nhất còn trụ được mấy ngày lũ. Chỉ lo bố vừa qua một trận ốm nặng nề, cứ mưa bão thế này, khổ quá.

Bạn mình ngày mai cưới. Nhà hai bạn ở hai đầu lụt. Ngày mai hai nhà “đưa dâu” qua điện thoại. Cải bài thơ “Trường tương tư” xưa thành: “Chàng ở đầu Hương Sơn, thiếp ở đầu Can Lộc, cưới nhau mà không gặp, hết lũ rồi tân hôn”.

Lại nghe tin bão xa.

Chỉ mong sao trời đừng mưa nữa. Mưa lớn thế này mà vỡ đập thì cả thành phố mình trôi mất. Nhà mình có ba người già với nhau, chỉ mong nước đừng có dâng bất ngờ như hôm qua.

Đọc báo thấy mấy bác lãnh đạo hết chỉ thị này đến chỉ thị kia, nhưng những vùng bị lũ cô lập thuyền máy không vào được chả thấy chiếc máy bay cứu hộ nào. Báo chí cứ giật tít mấy tấn gạo với mì tôm nhưng dân đói thì vẫn đói. Nghĩ đến 33 người thợ mỏ Chile mà ghen tị, nghĩ đến ông Tổng thống Chile mà ngưỡng mộ. Lần đầu tiên thấy tủi hổ khi mình là người Việt Nam, không phải vì nước mình nghèo khó, mà vì lối sống và cách ứng xử vô cảm, thiếu tính nhân văn giữa người với người.

Hôm kia lên trường, nghe câu chuyện mọi người xì xào chuyện góp tiền ủng hộ bão lụt mà thấy lòng sao đắng ngắt. Công đoàn phát động hai ngày lương. Một số hẳn không hài lòng, mới đầu mùa mưa bão đã mấy trăm nghìn thế này, dân miền Trung năm nào cũng lụt, năm nào cũng góp, rồi ít hôm nữa lại góp. Nếu được chọn nơi để sinh ra, để sống chắc không ai cố tình chọn mảnh đất chó ăn đá, gà ăn sỏi, hè thì khô hạn thu thì mưa bão như thế cả. “Được” nhận đồ quyên góp thực là cực bất đắc dĩ.

Chiều nay lại nghe kể chuyện một số đoàn từ thiện đến vùng lũ mấy tiếng đồng hồ ko chịu phát hàng cứu trợ, một mực chờ truyền hình đến quay phim và chụp ảnh mới chịu phát.

Bạn mình tổ chức sinh nhật hoành tráng ở Hà Nội, trong quê bố mẹ, anh em đang chìm trong nước lũ.

Gọi điện về cháu mình hồn nhiên “nước ngập nên mất điện chả có tivi mà xem, buồn lắm dì ạ, nhưng được cái mai cháu không phải đi học”. Hóa ra, thằng cháu học lớp 2 còn sợ đi học hơn cả lũ.


Từ nhiều ngày nay trên các trang lề phải, lề trái, giữa, không lề.... tràn ngập những tin về bão lụt. Nhưng, xem ra NÓI THÌ DỄ, BỎ TIỀN RA THÌ KHÓ, MÀ KINH NHẤT LÀ CÁCH RÚT HẦU BAO LÀM CỨU TRỢ CỦA MỘT SỐ NGƯỜI, MÀ CÓ ĐÁNG LÀ BAO ĐÂU, HAI NGÀY LƯƠNG CÙNG LẮM LÀ 300.000Đ.
CÁC CỤ NÓI CẤM CÓ SAI "CỦA CHO KHÔNG BẰNG CÁCH CHO"!
SAO KHÔNG NGHĨ GIÚP NGƯỜI CHÍNH LÀ GIÚP MÌNH!





Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

Reading the Past (Đọc quá khứ) Ian Hodder (Phần 3)

Current Approaches to Interpretation in Archaeology.
Second Edition. Cambridge University Press 1991.
Prof. Ian Hodder

Bản dịch của TS. Hà Hữu Nga (Hà Nội năm 2005) (số trang đánh trong bài dịch đồng thời cũng là số trang của bản gốc)

Ngữ cảnh Lịch sử

Phản ứng lại lịch sử văn hoá và KCH Định chuẩn, các nhà KCH Quá trình đã quay trở về với nhân học. Cuối cùng, nguyên do chủ yếu khiến KCH Mới không bao giờ trụ được ở Châu Âu như nó đã thực hiện được ở Mỹ có thể là KCH châu Âu về phương diện tri thức và hành chính (tại các đại học) đã quá gắn bó với lịch sử chứ không phải với nhân học.
Trong KCH Quá trình Mỹ cách tiếp cận mới là so sánh văn hoá bằng cách xem xét các hệ thống trong mối quan hệ với các môi trường và việc sản sinh ra những định thức phổ quát. Kết quả là một quá khứ không có thời gian đã được sản xuất ra. Các quĩ đạo hệ thống được xem xét nhưng thời gian thì lại bị thái lát, và nó chỉ tập trung vào những qui tắc tính so sánh văn hoá trong những biến đổi từ kiểu loại a sang kiểu loại b (chẳng hạn từ những thợ săn bắn hái lượm di động trở thành nông dân định cư).

Vấn đề được đề cập trong chương này gợi ý rằng các qui luật so sánh văn hoá vô giá trị thì dường như không tồn tại; khả năng của các qui luật lịch sử - đó là những khái quát hoá có hiệu lực xuyên qua thời gian trong một ngữ cảnh đặc thù? Vì hành động trong thế giới này phần nào tuỳ thuộc vào các khái niệm, và vì các khái niệm học được thông qua kinh nghiệm trong cái thế giới mà người ta được sinh ra và thông qua cuộc sống, đó có thể là những liên tục dài hạn (Tr. 11) trong các truyền thống văn hoá đang tồn tại, được tái thoả thuận và biến đổi liên tục, nhưng dù sao cũng vẫn được phát sinh từ bên trong. Một phần mục đích của KCH có thể là xác định xem liệu các liên tục dài hạn như vậy có tồn tại không, và chúng biến đổi và chuyển hoá như thế nào?

Phần trước chúng tôi đã lưu ý rằng việc nhấn mạnh vào những ý nghĩa văn hoá ngụ ý rằng văn hoá không thể qui giản vào các kết quả vật chất. Khi lý giải tại sao một loại hình văn hoá lại có ý nghĩa và công dụng đặc thù, thì cần phải xác định những kết hợp và những ngữ cảnh trước đó của nó, sự truyền bá và tính liên tục của nó. Trong khi truyền bá và liên tục văn hoá là những quá trình xã hội thì loại hình văn hoá tồn tại trước cũng tác động tới cái xuất hiện sau. Đó là vì con người chỉ có thể hiểu và hành động thông qua một trung gian văn hoá mà họ tạo nên và sống trong đó. Như Childe (1936) đã xác định con người sáng tạo ra các truyền thống, nhưng các truyền thống cũng làm thành con người-con người làm ra chính bản thân mình.

Điều đó có nghĩa là ở đây tiềm ẩn một nguy cơ thuộc loại qui giản luận mới. Đúng ra khi qui giản các hành vi văn hoá vào sự sinh tồn thì đã xuất hiện một khả năng thoái bộ vô tận khi các loại hình văn hoá được lý giải bằng thuật ngữ các loại hình văn hoá trước đây, giật lùi lại cho đến khi nào chúng ta tìm được cái công cụ đá đầu tiên đã được chế tác trong mịt mờ thời gian của thời đại đá cũ. Trong khi đó không nhất thiết cứ phải đi hết một chiều dài lịch sử như vậy, vì vậy khó mà nhận thấy tại sao người ta lại muốn khước từ tầm quan trọng của một công trình lịch sử văn hoá. Đối với tất cả chúng ta, vẫn có một cái gì đó mang tính quyết định trong việc ghè được chiếc rìu tay đầu tiên. Chỉ có KCH mới có thể tìm được cái thiết kế vĩ đại này. Nhưng ngay cả khi chúng ta đã lần đến được nguồn gốc của một tư tưởng nào đó thì cũng không được phép qui giản nó vào một cái gì đó bên ngoài bản thân nó. Loại hình văn hoá vẫn nguyên vẹn được tạo ra, riêng biệt và không thể qui giản.

Trong khi hiện nay người ta vẫn khao khát tìm kiếm sự sáng tạo vượt khỏi quá khứ xa xôi thì những biến đổi ý nghĩa trong những khoảng thời gian như vậy là rất đáng kể. Chúng ta có thể thường xuyên hiểu biết sâu sắc về các ý nghĩa văn hoá bằng cách xem xét cái ngữ cảnh lịch sử trực tiếp hơn. Vì vậy vấn đề quan trọng là phải xem xét các sự vật bắt nguồn từ đâu. Đây là một vấn đề trọng tâm của lịch sử văn hoá trong KCH truyền thống. Giờ đây chúng ta cần xem xét sự truyền bá các đặc điểm như là một (Tr. 12) quá trình xã hội và có ý nghĩa; những kết hợp các hạng mục với nhau hoặc với một ngữ cảnh văn hoá trước đó tác động đến việc sử dụng hạng mục đó trong một ngữ cảnh mới. Vì vậy truyền bá lại mang tính giải thích chứ không phải là mô tả như người ta vẫn thường khẳng định.

Trong khi nhấn mạnh vào ý nghĩa văn hoá và sự duy trì đồng thời cũng như sự “sáng tạo” năng động (Hobsbawn and Ranger 1984) những truyền thống văn hoá, tôi không muốn khẳng định rằng lịch sử chỉ bao gồm những cấu trúc khái niệm và tôi cũng không muốn biện hộ cho một lịch sử duy tâm luận (xem tr. 19 và chương 5). Các giới hạn môi trường, kỹ thuật học và cả những mối liên hệ xã hội của việc sản xuất cũng như cấu trúc tất cả đều biến đổi. Chúng cung cấp tiềm năng lịch sử cho sự biến đổi xã hội và chúng cung cấp cho các nguồn bằng cách tạo ra sự thay đổi. Sự chia tách giữa tư tưởng và vật chất thể hiện rõ nhất với tư cách là một phép biện chứng lịch sử trong đó các nguồn vật chất và các mối quan hệ đều có nghĩa để rồi không phải cái tư tưởng cũng không phải cái vật chất có được đặc quyền.

Trong khi cho rằng KCH nên tái thẩm định những mối liên kết chặt chẽ với lịch sử theo kiểu châu Âu, còn một điều quan trọng khác là xem xét những khác biệt giữa KCH và lịch sử. Trong một chừng mực nào đó sự lý giải mang tính lịch sử có thể được xác định bằng việc qui chiếu vào các ngữ cảnh và sự kiện đã có tiền lệ (một sự mô tả sai lệch hoặc không hoàn thiện mà tôi sẽ xác định ở chương 5), KCH là một phần của lịch sử. Nhưng KCH là thuộc về văn hoá vật chất chứ không phải là thuộc về các tài liệu. Việc viết bằng mực lên trên giấy tự bản thân nó là một hạng mục văn hoá vật chất, và việc suy luận ý nghĩa từ một bằng chứng như vậy cũng tương đương với việc suy luận đối với các hiện vật vật chất nói chung. Theo nghĩa này, lịch sử là một bộ phận của KCH. Ngay cho dù các tư liệu lịch sử chứa những thông tin ngữ cảnh đáng kể khi chúng ta thừa nhận cái ngôn ngữ mà các tài liệu kia được viết ra thì quá trình suy luận vẫn là một quá trình gán ý nghĩa cho thế giới vật chất của quá khứ.

Kết luận
Trong suốt tập sách này tôi muốn thảo luận những vấn đề được đề xuất ở chương đầu tiên này. Mục đích của tôi là đáp trả những thách thức đối với bộ môn KCH bằng việc thừa nhận tầm quan trọng của ý nghĩa văn hoá, cá nhân năng động và lịch sử. Tóm lại chúng ta có thể thấy rằng cách nhìn nhận ấy đã đưa lại hiệu quả cho ba lĩnh vực trung tâm của cuộc tranh luận KCH. Đó là 1) mối quan hệ giữa văn hoá vật chất và xã hội – văn hoá vật chất liên hệ với con người như thế nào, 2) các nguyên do của biến đổi – cái gì gây ra những biến đổi văn hoá, kinh tế và xã hội, 3) tri thức luận và việc suy luận – các nhà KCH lý giải quá khứ như thế nào.

1. Văn hoá vật chất – hành vi
Người ta luôn luôn thừa nhận rằng mối liên hệ giữa hành vi và văn hoá vật chất là khó khăn chủ yếu cần phải được giải quyết trong KCH. Các vấn đề về mối quan hệ này trước đây đã được thừa nhận là liên quan đến bộ phận duy nhất trong “các văn hoá” vật chất và “các dân tộc” (Childe 1951). Đóng góp của KCH Quá trình chính là nỗ lực tư duy một cách hệ thống về mối quan hệ giữa hành vi và văn hoá vật chất. Trong hầu hết các công trình trước đây chủ đề thống trị là: hành vi ---> văn hoá vật chất.
Văn hoá vật chất là một bán thành phẩm của hành vi con người. Quan niệm này được thể hiện trong giả thuyết cư trú bên nhà mẹ (Longacre 1970) và trong các lý thuyết về mối quan hệ giữa dân số và diện tích cư trú (Naroll 1962), giữa phong cách và tương tác (Plog 1978). Nỗ lực của Binford nhằm xác định Lý thuyết Tầm trung trong chừng mực lý thuyết này có thể áp dụng vào các quá trình văn hoá đã có cùng một khát vọng về sự chắc chắn, các mối quan hệ rõ ràng, đặc biệt tương đồng với các qui luật của Schiffer (1976) về văn hoá vật chất và hành vi của con người. Như đã chỉ ra ở trên, mới đây cách tiếp cận so sánh văn hoá này đã được mở rộng (Rathje 1978) để bao gồm cả quan niệm cho rằng văn hoá vật chất tác động ngược trở lại xã hội bằng cách tạo ra một mối quan hệ hai chiều: hành vi ---> văn hoá vật chất.

Trong cuốn sách này tôi muốn đi xa hơn khi cho rằng mối quan hệ giữa hành vi và văn hoá vật chất tuỳ thuộc vào các hành động của các cá nhân trong những ngữ cảnh lịch sử văn hoá đặc thù.

(Tr. 14)

Hành vi <---> văn hoá vật chất
.
.
.

Cá nhân,
Văn hoá,
Lịch sử

Vì vậy không có một mối quan hệ so sánh văn hoá trực tiếp, phổ quát giữa hành vi và văn hoá vật chất. Các khung ý nghĩa luôn luôn can thiệp và chúng phải được các nhà KCH lý giải. Nỗ lực này phải được tất cả những ai muốn khảo sát quá khứ với tư cách là những nhà KCH thực hiện, cho dù chúng ta chủ yếu quan tâm đến kinh tế học và tổ chức xã hội chứ không phải là hệ thống biểu tượng. Cho dù tôi muốn nói rằng hoạt động kinh tế trong một di chỉ riêng biệt nào đó là dựa vào săn bắn nhiều loại động vật hoang dã vì tỷ lệ xương cốt động vật hoang dã bỏ lại trong di chỉ rất cao, thì tôi vẫn cần phải đưa ra một số giả định về thái độ đối với động vật, với xương cốt, rác thải và phân còn bỏ lại. Chẳng hạn tôi cần giả định rằng người ta đã ăn hoặc bỏ lại các đồ thừa từ những con vật mà họ đã ăn thịt ở di chỉ (chứ không phải là ăn và thải bỏ đồ thừa ra khỏi di chỉ bằng cách ném xương xuống sông suối, hoặc đốt xương cháy thành tro để không còn bảo tồn được các đồ thừa đó về phương diện KCH). Bất cứ điều gì tôi muốn nói về hành vi của con người trong quá khứ thì cũng cần phải giả định các ý nghĩa văn hoá.

2. Quan hệ nhân - quả
Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu thứ hai là các nguyên nhân biến đổi xã hội. Hơn nữa các quan niệm đơn giản về quan hệ nhân ---> quả (biến đổi kỹ thuật học dẫn đến tăng dân số chẳng hạn) đã được thay thế bằng mối tương liên nhân <---> quả thông qua việc áp dụng các hệ thống, chuỗi hồi tiếp, các kết quả đa bội và đa nguyên nhân. Ngày nay hầu hết các nhà KCH đều đồng ý rằng các nguyên nhân làm biến đổi xã hội là phức tạp, liên quan đến nhiều nhân tố khác nhau – kinh tế, xã hội và tư tưởng – và gần đây đã có những nỗ lực to lớn để liên hệ các nhân tố này với các hệ thống liên động phức hợp (chương 2).

Tuy nhiên trong các công trình như vậy vẫn còn duy trì quan niệm cho rằng có thể đoán trước được các sự kiện. Mặt khác, tầm quan trọng trung tâm của nhận thức cá nhân về các nguyên nhân dẫn đến một lối nhìn khác.


Nhân <---> quả
.
.
.
Cá nhân,
Văn hoá,
Lịch sử

Các nguyên nhân dưới dạng các sự kiện, điều kiện và các hệ quả (có mục đích và không có mục đích) trong thế giới không thể có các tác động xã hội ngoại trừ thông qua nhận thức của con người và sự đánh giá về chúng. Vì vậy xói mòn đất có thể là một nguyên nhân với hệ quả là con người từ bỏ ngôi làng của mình và sống phân tán. Nhưng sự cố xói mòn đất, bản thân nó không quyết định bất cứ một phản ứng đặc thù nào, vì có nhiều cách để giải quyết hoặc tránh, hoặc ngăn chặn việc này. Sự cố xói mòn đất hoặc các hệ quả của nó được nhận thức như thế nào, và phản ứng tiềm tàng của dân làng được đánh giá như thế nào là tuỳ thuộc vào mức độ sói mòn đất can dự như thế nào vào các chiến lược xã hội riêng trong các ngữ cảnh văn hoá - lịch sử đặc thù.

Điều đó chủ yếu chứng tỏ tầm quan trọng của hệ tư tưởng trong việc tăng cường sự thích ứng của con người và nó vận hành bằng những cung cách khác nhau. Trong hầu hết các cuộc thảo luận KCH về hệ tư tưởng thì hệ thống tín ngưỡng được coi là một sự phản ứng của một hệ thống thích nghi có thể dự báo trước (chương 2); tuy nhiên ở đây cần phải khẳng định rằng nội dung riêng biệt của các giá trị và các truyền thống được tạo dựng trong các kênh lịch sử là vật trung gian thông qua đó mà xuất hiện quá trình thích nghi. Vì vậy các nguyên nhân (xã hội hoặc vật lý) không có các tác động xã hội; đúng ra một truyền thống lịch sử tái sinh bản thân nó bằng mối liên hệ với các sự kiện trong thế giới.

3. Sự kiện – lý thuyết
Thông qua hầu hết quá trình phát triển của KCH, người ta vẫn bảo lưu một lập trường kinh nghiệm chủ nghĩa, trong đó các sự kiện được coi là nói về chính bản thân chúng – “hãy để cho chiếc bình tự nói”. Vì vậy Colt Hoare đã nói rằng chúng ta nói về các sự kiện chứ không phải về lý thuyết. Điều đó được khẳng định bằng cách bám sát các sự kiện là bất kỳ sự vật nào, cho dù không chắc chắn (Tr. 16) đó là việc đơn giản hoá một tập phức hợp các niềm tin được các nhà KCH duy trì trước khi xuất hiện KCH Quá trình. Nhưng nói chung sự suy luận có thể được coi là đi theo cái thiết kế: dữ liệu ---> lý thuyết.

Gần đây người ta nhấn mạnh vào một quan niệm khác, trong đó các dữ liệu được tập hợp gắn liền với một lý thuyết. Các tiếp cận giả thuyết – lý thuyết – diễn dịch bao gồm cả việc suy luận từ một lý thuyết ra những ẩn ý khác nhau và kiểm tra những ẩn ý này dựa vào dữ liệu. Ví dụ về cái hố đốt lửa hun muỗi của Binford (1967) đã cho chúng ta thấy rất rõ ràng về thao tác này. Renfrew (1982) đã mô tả mối quan hệ giữa lý thuyết và dữ liệu là lý thuyết <---> dữ liệu. Dữ liệu và lý thuyết trái ngược nhau, nhưng mỗi thứ lại biến đổi trong mối liên hệ với cái kia.

Thực ra thì Binford và Sabloff (1982) cũng đã cho rằng mối liên hệ giữa lý thuyết và dữ liệu chặt chẽ đến mức là dữ liệu đựơc quan sát bằng lý thuyết, và vì vậy mà các dữ liệu quan sát được lại thực sự là những lý thuyết (trong thuật ngữ của Binford và Sabloff các dữ liệu được quan sát là thể biến hình phụ thuộc). Vì vậy trong khi toàn bộ những cách tiếp cận được đề cập ở trên có lẽ khẳng định rằng thế giới hiện thực tồn tại tách biệt khỏi những quan sát của chúng ta, càng ngày cái quá trình có thể quan sát ấy càng được coi là lý thuyết phụ thuộc. Những khúc xương rỗng bị bỏ lại chính là những sự kiện trong cái thế giới hiện thực này, cái thế giới mà chúng ta không bao giờ có thể quan sát được.

Các vấn đề về sự quan sát nảy sinh từ triết học hậu thực chứng có thể được khuyếch đại trong các lược đồ được thể hiện ở Fig.1. Trước khi chúng ta có thể đo lường và so sánh những hiện vật như vậy, chúng ta buộc phải quyết định chúng là những gì. Chẳng hạn nếu chúng ta quyết định đo những mặt trước của toàn bộ những chiếc hộp như vậy thì mặt nào là mặt trước? Hoặc nếu chúng ta quyết định đo khoảng cách giữa mỏ trên và mỏ dưới của tất cả những con chim như vậy thì chúng ta buộc phải có khả năng phân biệt giữa chim và hươu.

Những vấn đề như vậy đặc biệt nhạy cảm trong việc nghiên cứu nghệ thuật tiền sử, nhưng chúng lại dựng lên một bức tường khôn vượt đối với toàn bộ bộ môn KCH, vì trước khi đo hoặc đếm, so sánh hoặc đối lập thì người ta phải tạo dựng các phạm trù phân loại (các loại bình, các ngữ cảnh, các văn hoá...vv). Những phạm trù này được tạo nên thông qua quá trình nhận thức.

Giải pháp mà Binford và Sabloff (1982) tuân theo là (Tr. 17) Lý thuyết Tầm trung (Middle Range Theory). Họ cho rằng các dụng cụ đo lường độc lập có thể được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa văn hoá vật chất và cái xã hội đã sản sinh ra nó, và theo cách đó người ta có thể kiểm tra một cách “khách quan” các mô hình. Câu trả lời là không đủ, a) vì cái mà người ta đo đếm lại phụ thuộc vào sự nhận thức và việc phân loại các phạm trù, và b) có thể không có những công cụ đo đếm độc lập vì bản thân phương pháp luận là lý thuyết phụ thuộc.

Mặc dù người ta sẽ biện hộ rằng cái thế giới hiện thực này vẫn cản trở chúng ta nói về nó, cũng thật rõ ràng là khái niệm “dữ liệu” bao gồm cả thế giới hiện thực và các lý thuyết về nó. Kết quả là các lý thuyết về quá khứ lại tuỳ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh văn hoá và xã hội của quá khứ đó. Trigger (1980), Leone (1978) và những người khác đã chỉ ra một cách chắc chắn việc thay đổi cách thức lý giải quá khứ như thế nào là tuỳ thuộc vào sự thay đổi các ngữ cảnh văn hoá và xã hội trong hiện tại. Các cá nhân trong xã hội ngày nay sử dụng quá khứ cho các chiến lược xã hội. Nói cách khác, các mối quan hệ dữ liệu – quá khứ được nhận thức và được thao tác trong các ngữ cảnh lịch sử và văn hoá.

Sự kiện <---> lý thuyết
.
.
.
Cá nhân,
Văn hoá,
Lịch sử

Về phần cuối của tập sách này tôi muốn xem xét những thứ liên quan đến công việc có thể “kiểm tra” lý thuyết không dựa vào dữ liệu, không có những phương tiện đo đếm độc lập, và không có những hiểu biết chắc chắn về quá khứ được không. Tôi có cảm tưởng là hầu hết các nhà KCH đều né tránh những vấn đề này vì ngay từ đầu các vấn đề ấy dường như đã có vẻ là phủ định: toàn bộ cấu trúc của KCH với tư cách là một bộ môn khoa học, được chấp nhận ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên đang bị đe doạ. Tôi muốn khẳng định rằng các vấn đề ấy cần phải được lưu tâm giải quyết nếu KCH vẫn còn là một môn học nghiêm nhặt, và nếu các nhà KCH vẫn còn có trách nhiệm đối với xã hội.


2. Tiếp cận các hệ thống

(Tr. 19) Chương 1 đã đặt vấn đề là: chúng ta suy luận ý nghĩa văn hoá trong các di tích vật chất từ quá khứ như thế nào? Trong chương này và những chương tiếp theo chúng ta sẽ thảo luận nhiều cách tiếp cận để đạt tới mục đích trên. Đây là cuộc tìm kiếm một cách tiếp cận quan tâm đầy đủ đến cá nhân hành động trong một ngữ cảnh văn hoá và lịch sử.

Trước hết cần phải phân biệt giữa hai lớp tiếp cận bao quát của các nhà KCH, mà tôi gọi là duy tâm và duy vật. Dưới đây chúng ta sẽ thấy một vấn đề là các thuật ngữ này có những ý nghĩa khác nhau đối với những trường phái khác nhau; ở đây tôi muốn cấp cho chúng những ý nghĩa tạm thời, nhưng chính xác.

Đối với Kohl (1981:89) chủ nghĩa duy vật “làm cho tầm quan trọng của mối quan hệ nhân quả hài hoà với một hành vi xã hội nhiều hơn là với các tư tưởng, các phản ánh, hoặc những biện minh cho hành vi của nó”. Định nghĩa này cần phải được mở rộng để bao gồm cả thực chất của việc suy luận trong những cách tiếp cận duy vật chủ nghĩa. Trong cuốn sách này, tôi muốn sử dụng những cách tiếp cận duy vật để suy luận ý nghĩa từ những mối quan hệ giữa con người và môi trường của nó. Trong giới hạn ấy các ý tưởng của con người có thể được tiên đoán từ phương diện kinh tế, kỹ thuật học, việc sản xuất vật chất và xã hội của họ. Có thể tiên đoán những cách thức tổ chức vật chất và năng lượng nhất định, những giới hạn hệ tư tưởng phù hợp.

Bằng khái niệm duy tâm tôi muốn nói đến bất cứ cách tiếp cận nào chấp nhận có một hợp phần hành động của con người không thể tiên đoán dựa trên một cơ sở vật chất nhất định, nhưng lại xuất phát từ tư duy của con người hoặc theo một nghĩa nào đó là từ văn hoá. Ở chương 1 tôi đã viện đến quan điểm cho rằng văn hoá không thể qui giản hoàn toàn vào những biến số khác, và ở một mức độ nào đó, văn hoá chính là bản thân nó. Trong việc suy luận các ý nghĩa văn hoá quá khứ, không nhất thiết phải có một mối quan hệ giữa tổ chức vật chất và xã hội của các nguồn, mặt khác, không có một mối quan hệ nhất thiết giữa các tư tưởng văn hoá và các giá trị.

(Tr. 20) Sự phân biệt trên cũng giống như sự xác định các “qui luật bao trùm” và những quan niệm “cội nguồn luận” về quan hệ nhân quả của Gellner (1982). Quan niệm về qui luật bao trùm tự giới hạn bản thân nó vào thế giới kinh nghiệm và tìm kiếm tính nhân quả trong mô hình kinh nghiệm tương tự, các liên tưởng thường xuyên, những qui luật đã được quan sát. Còn quan niệm về cội nguồn luận thì lại mặc nhiên thừa nhận những bản chất bên trong, ẩn dấu và gắn chặt với các hiện tượng hữu hình.

Trong chương này tôi muốn xem xét một cách tiếp cận mới trở nên phổ biến nhằm phục dựng các ý nghĩa văn hoá quá khứ, mà theo tôi thì thường là duy vật và thực chất là “qui luật bao trùm” – đó là việc sử dụng lý thuyết thích nghi hệ thống. Kohl (1981: 95) cho rằng không có những mối liên hệ nhất thiết giữa chủ nghĩa duy vật và việc phân tích hệ thống. Tuy nhiên trong thực tế thì việc phân tích các hệ thống lại là cỗ xe để chuyên chở các mô hình nhấn vào sinh thái học và kinh tế, dựa trên những mối quan hệ giống như qui luật có thể tiên đoán.Tôi định minh hoạ vấn đề này bằng cách đưa ra một số ví dụ tiêu biểu. Cần phải nhấn mạnh rằng những ví dụ này được chọn lựa một cách chính xác vì chúng là những ví dụ điển hình trong khuôn khổ được sử dụng. Khi phê phán các ví dụ này tôi không phê phán các tác giả và công trình của họ, mà chỉ phê phán cái khuôn khổ mà họ chấp nhận (về các ví dụ khác, xin xem Conrad và Demarest 1984; Earle 1990; Jochim 1983; Brau và Plog 1982).

Bài viết của Sherratt (1982) về những biến đổi kinh tế và xã hội ở vùng đồng bằng Đông Hungary giữa Thiên kỷ 6 và 4 TCN, là ví dụ đầu tiên về cách tiếp cận hệ thống bắt đầu kết hợp các phụ hệ thống xây dựng ý thức hệ bao gồm cả phong cách và nghi lễ. Randsborg (1982) cũng đã chỉ ra các hệ tư tưởng, đặc biệt là các thái độ đối với cái chết đã thay đổi theo thời gian, liên quan đến các phụ hệ thống khác như thế nào. Ông xem xét các trật tự biến đổi, liên quan đến sự biến đổi khí hậu ở Đan Mạch từ thời đại Đồng thau đến giai đoạn Viking.

Nhiều công trình mới đây về biểu tượng và phong cách đã chọn một bài viết của Wobst (1977) làm xuất phát điểm. Công trình quan trọng và sáng tạo này đã chỉ rõ phong cách có thể gắn liền với các quá trình trao đổi thông tin và Wobst đã liên hệ phụ hệ thống trao đổi thông tin với các dòng năng lượng và vật chất. Wobst lý giải phong cách bằng sự vận hành của nó gắn liền với các biến số khác, vì vậy tôi cho rằng đây là cách tiếp cận hệ thống.

(Tr. 21) Một bài viết quan trọng và có ảnh hưởng tương tự là của Flannery và Marcus (1976). Họ cho rằng hệ tư tưởng đã góp phần điều chỉnh các phụ hệ thống kinh tế và xã hội trong những giai đoạn dài ở thung lũng Oaxaca, Mexico. Chúng cho thấy vũ trụ luận Zapotec có thể được coi là một phương tiện tổ chức thông tin về thế giới như thế nào.

Một cách tiếp cận duy vật về văn hoá?

Vấn đề đầu tiên để so sánh các công trình này với nhau là tất cả đều là duy vật theo định nghĩa ở trên. Tất cả đều coi phong cách, biểu tượng, hệ tư tưởng và ý nghĩa văn hoá là mang lại lợi thế thích nghi. Nếu đẩy tới thì văn hoá sẽ được qui giản vào sự sinh tồn. Vì vậy Sherratt đã chỉ ra rằng các đồng bằng Đông Hungary được cung cấp nước đầy đủ là một vùng rất thuận lợi cho chăn nuôi. Vào thiên niên kỷ 5 BC, các khu cư trú đã phát triển ra các vùng đồi núi xung quanh, nơi mà con người có thể tiếp cận với các nguồn đá flint obsidian. Vì vậy các nguồn gia súc ở vùng đồng bằng đã được đem ra trao đổi với các nguồn tài nguyên ở vùng cao, và việc trao đổi vùng ấy đã dẫn tới gia tăng sản phẩm (gia súc chẳng hạn). Các đoàn người đã tập hợp thành những di chỉ rộng lớn, bền vững và được bố phòng tốt hơn để trao đổi và bảo vệ các nguồn tài sản di động có giá trị (gia súc). Điều đó đã dẫn tới sự thay đổi phong cách trang trí gốm, là thứ đã trở nên đa dạng, phức tạp và địa phương hoá hơn, vì “việc chế tạo ra các sản phẩm địa phương đủ độc đáo để tham gia vào cái hệ thống trao đổi vùng đang thịnh vượng đó là rất thuận lợi”. Nghi lễ cũng thay đổi vì sự cạnh tranh các nguồn dẫn tới nhu cầu kiểm soát nội nhóm chặt chẽ hơn bằng các phương tiện lễ thức và hệ tư tưởng. Người ta đã tạo ra các đối tượng cúng tế, các bức tượng nhỏ...vv.

Vậy là về phương diện loại hình học, chúng ta đã chuyển từ môi trường và kinh tế đến xã hội và cư trú, đến nghi lễ và hệ tư tưởng, bằng cách tiên đoán những chức năng nảy sinh từ cơ sở duy vật. Có thể thấy một mô thức tương tự trong ví dụ của Ransborg. Ông đã lưu ý đến mối quan hệ xuyên qua thời gian giữa những yếu tố sau đây: a) khí hậu tối ưu, sự mở rộng khu cư trú và sự phong phú của các đồ tuỳ táng. (Tr. 22) Trong những giai đoạn khí hậu tốt và khu cư trú mở rộng thì những qui tắc kế thừa và tiếp nối nhau ít được cố định: tính liên tục bị thử thách và có sự ganh đua nhau trong lĩnh vực của cái chết. Kết quả là những đồ vật tuỳ táng có giá trị được đặt vào trong mộ như là một phần của sự ganh đua về quyền kế vị. b) Khi khu cư trú thu hẹp lại, vì thời tiết không được tốt thì xuất hiện sự thâm canh trong sản xuất, và các mộ thì lại nghèo đồ tuỳ táng, ngay cả khi sự phân tầng xã hội vẫn rõ ràng trong những lĩnh vực khác, chẳng hạn như việc tích trữ lương thực. Từ khí hậu, kinh tế và xã hội, Randsborg đã tiên đoán một tập hợp các thái độ đối với cái chết và táng thức.

Wobst đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng không phải ông quan tâm đến việc sản xuất các hiện vật, mà là đến tuổi thọ sử dụng chúng. Ông quan tâm đến lợi thế thích nghi mà các hiện vật tạo ra trong việc trao đổi thông tin. “Các hành vi học được và khả năng biểu tượng hoá đã tăng cường đáng kể khả năng của người hành động trong tương tác với môi trường của họ thông qua trung gian các hiện vật. Khả năng này cải thiện năng lực của họ để khai thác nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và gia công năng lượng và nguyên vật liệu” (Tr. 320). Wobst cho rằng khi xem xét lợi thế thích nghi thì phong cách có thể chuyển tải một vài khái quát hoá so sánh văn hoá. Chẳng hạn kiểu dáng hiện vật là có giá trị nếu khả năng tiếp nhận không quá gần về phương diện xã hội (vì việc cho và nhận sẽ trở nên quen thuộc) cũng không quá xa (vì việc mã hoá thông tin là không chắc chắn). Vì vậy khi kích cỡ của các đơn vị xã hội tăng lên đến mức có sự tương tác nhiều hơn với những người nhận trực tiếp về phương diện xã hội thì hành vi phong cách hiện vật sẽ tăng. Một khái quát hoá khác là “một hiện vật càng không rõ ràng đối với các thành viên của một nhóm nhất định, thì nó càng thích hợp đối với việc mang thông tin phong cách của bất cứ loại hiện vật nào” (Tr. 328).

Công việc ấy tập trung vào các chức năng vật chất và qui giản hành vi biểu tượng vào tính hữu dụng và tính thích nghi. Những mệnh đề khái quát được rút ra bằng cách gợi ý về những mối quan hệ có thể tiên đoán giữa kinh tế và xã hội: chẳng hạn tôi đã cho rằng (1979) các ranh giới văn hoá vật chất trở nên rõ ràng hơn khi sự tương tác phủ định giữa các nhóm tăng. Với nguồn cảm hứng tương tự, bằng cách liên hệ với bộ trang phục dân gian Yugoslavia, Wobst cho rằng “trong các khu vực cạnh tranh liên nhóm phát triển mạnh (Tr. 23) thì người ta cho rằng tỷ lệ dân số đội những chiếc mũ mang dấu ấn quan hệ nhóm ở những khu vực có các nhóm dân cư đồng nhất tương đối bền vững sẽ cao hơn” (Tr. 333).

Flannery và Marcus (1976) gợi ý một ngữ cảnh khái quát hoá rộng lớn hơn. Họ chỉ rõ tính chất tượng trưng và nghi lễ có thể được coi như là một bộ phận của sinh thái người theo lập trường sinh thái của Rappaport (1971). Họ quan tâm đến nghi lễ điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người và môi trường; vũ trụ luận của người Zapotec được coi là một phương thức tạo ra trật tự cho cả việc điều chỉnh các sự kiện tự nhiên. Việc sử dụng gai đuôi cá đuối để trích máu báo hiệu cho các thành viên khác của cộng đồng thấy rằng một nông dân đang bị thiệt hại và cần được trợ giúp bằng ngô. Các hệ thống sinh thái người bao gồm cả việc trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin.

Trong một mức độ nào thì những cách tiếp cận hệ thống, duy vật này có thể giải thích ý nghĩa văn hoá, hệ tư tưởng và nghi thức? Vấn đề đầu tiên là chúng không hướng tới giải thích sự “trở thành” của việc sản xuất văn hoá. Như Wobst đã tuyên bố rõ ràng ông quan tâm đến việc sử dụng và các chức năng của phong cách hiện vật, chứ không phải là việc sản xuất ra chúng. Đây là một khó khăn cho toàn bộ những lý giải thích nghi và có tính chức năng, trong đó “nguyên nhân” của một sự kiện cũng chính là “hệ quả” của nó. Vì vậy khi lý giải về một cái gì đó chẳng hạn như sự trích máu bằng gai đuôi cá đuối, chúng ta sẽ qui nó vào một hệ quả tiếp theo là sự điều chỉnh các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên phép nghịch đảo nhất thời này được hầu hết các nhà lý thuyết hệ thống nhận ra và được trả lời là các nhà KCH chỉ có thể nhìn vào lợi thế thích nghi trong một khoảng thời gian dài, vào cái được chọn lựa cho sự sinh tồn. Với lối nhìn này người ta ít quan tâm đến câu hỏi tại sao con người lại sản xuất ra một cái gì đó.

Vậy là dường như bằng cách định nghĩa, hầu hết tính biến đổi văn hoá do các nhà KCH phát hiện ra đều bị gạt ra khỏi phạm vi lý giải. Chúng ta không thể lý giải tại sao người ta lại sử dụng một chiếc gai đuôi cá đuối, tại sao lại sử dụng nó vào việc trích máu mà không phải là những vật khác hoặc lễ thức khác. Tất cả đều được qui chiếu vào một tập hợp các đặc trưng hành vi văn hoá - đó là các lễ thức và gốm tạo tác cầu kỳ theo Sherratt, sự phong phú của đồ tuỳ táng trong mộ theo Randsborg, những tăng giảm hành vi phong cách theo Wobst. Trong hầu hết các trường hợp chúng ta không thể lý giải tại sao một nghi lễ đặc biệt hoặc bất cứ một nghi lễ nào khác lại được dùng cho một chức năng riêng biệt trong khi những thứ khác có lẽ (Tr. 24) cũng thực hiện được các chức năng ấy một cách hoàn hảo chẳng kém. Tính chất khó khăn đó được làm sáng tỏ nếu chúng ta bắt đầu không phải từ cùng đích chức năng thích nghi, mà là từ hoa văn trang trí, từ những đường ngoằn nghèo tô trên một chiếc bình. Chúng ta có thể chắc chắn rằng những đường ngoằn nghèo trên những chiếc bình được xác định bằng lợi thế thích nghi. Thật là thảm thương cho những lý lẽ hệ thống nào không tạo điều kiện cho chúng ta lý giải tính khác biệt văn hoá đặc trưng. Vẫn còn khối lý lẽ như vậy.

Trong các nghiên cứu này, các ý nghĩa tạo dựng hệ tư tưởng đã được ấn định như thế nào? Có phải việc ấn định ý nghĩa đạt được bằng cách phê phán? Nhiều nhà KCH kiên trì quan điểm kinh nghiệm chủ nghĩa, tỏ ra hoài nghi đối với lĩnh vực tạo dựng hệ tư tưởng là thứ thường được coi là tư biện và phi khoa học. Họ thích nói về các chức năng duy vật hơn là về những ý tưởng trong tư duy của con người trong quá khứ.
Tuy nhiên theo quan điểm của tôi thì không thể thảo luận chức năng mà lại loại trừ lĩnh vực tạo dựng hệ tư tưởng, vì ít nhất có ba lý do.

Trước hết, khái niệm “chức năng” giúp người ta giả định cái gì đó là một “đầu mũi lao”, hoặc một số “đầu mũi lao” bằng cách sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng. Chẳng hạn nếu một người đang suy luận xem liệu những đầu mũi lao có ngạnh hay không có ngạnh thì hiệu quả hơn khi thực hiện các chức năng của chúng, người khác thì suy luận xem những chức năng đó là gì và tầm quan trọng của nó ra sao. Những chiếc đầu mũi lao như vậy có thể dùng để sát thương một người hoặc một con thú, từ gần hay xa, nhanh hay chậm, có thể hoặc không thể tái sử dụng một công cụ như vậy,...vv. Và tất nhiên là công cụ đó có thể có những ý nghĩa biểu tượng quan trọng, có thể tác động đến việc sử dụng và khả năng sát thương của nó. Những “đầu mũi lao” đa dạng ấy được sản xuất ra trong một ma trận ý nghĩa văn hoá.

Thứ hai, trước khi nói về những chức năng của một hiện vật chúng ta thường tạo ra những loại vấn đề – hiện vật, những đầu mũi lao có ngạnh, những chiếc bình...v v. Sau đó chúng ta so sánh và đối lập các chức năng của các loại sự vật khác nhau đó. Cái hệ thống phân loại mà chúng ta lựa chọn ấy sẽ phần nào phụ thuộc vào các chức năng của chúng, nhưng nó cũng sẽ bao gồm một mức độ chủ quan tính đáng kể. Theo thói quen, chúng ta thường quyết định xem cái gì là loại chứa đựng ý nghĩa.

Thứ ba, giả thiết liên quan đến chức năng luôn luôn dựa trên định đề về ý nghĩa của một hiện vật. Ngay cả khi gọi một hiện vật là một chiếc rìu thì có nghĩa là chúng ta đã khẳng định rằng con người trong quá khứ cũng đã nhìn nó hệt như chúng ta ngày nay vậy - đó là một hiện vật dùng để chặt cây. (Tr. 25) Chức năng và ý nghĩa gắn liền với nhau; điều đó là đặc biệt rõ ràng khi chúng ta thảo luận về các chức năng xã hội của các hiện vật. Các chức năng xã hội ấy phụ thuộc vào ý nghĩa khái niệm mà chúng ta thường áp đặt công khai và không phê phán.

Chẳng hạn Randsborg đã cho rằng mộ táng được sử dụng để phô bày phương diện xã hội trong những điều kiện môi trường và xã hội nhất định. Những chuẩn mực kế thừa buộc phải được thử thách ám chỉ rằng các mộ táng sẽ là một phần của cuộc ganh đua thân phận. Vẫn chưa có nỗ lực nào để thử tìm hiểu xem các thái độ đối với cái chết có thực sự liên quan đến những mối quan tâm như vậy ở Đan Mạch không. Có thể mộ táng có ý nghĩa hoàn toàn khác. Việc nói rằng sự phong phú của đồ tuỳ táng đồng nghĩa với sự cạnh tranh xã hội, chúng ta phải “tự nghĩ đến” những thái độ tiền sử đối với mộ táng. Cũng vậy, trong các giai đoạn khí hậu bất lợi ở Đan Mạch có những mộ nghèo, nhưng Randsborg đã chỉ ra rằng trong những giai đoạn này các kho tích trữ lương thực lại rất giàu và phong phú. Có thể hiểu rằng những kho chứa này được chôn trong các đầm lầy lúc người ta chết, nó cũng giống như việc chôn theo các đồ tuỳ táng trong những giai đoạn khí hậu thuận lợi. Các kho chứa có thể có cùng một ý nghĩa và vì vậy mà có cùng một chức năng với các mộ táng. Không biết được các ý nghĩa văn hoá này, chúng ta không thể biết được những loại hiện vật như vật có các chức năng gì. Khi đưa thêm một ví dụ về vấn đề này chúng ta có thể quay trở về với các bộ trang phục Yugoslavia của Wobst. Ông sử dụng những thứ này để biện hộ cho một quan niệm chung là các loại hình hiện vật văn hoá hữu hình hơn thì chuyển tải những thông tin cho các đơn vị xã hội lớn hơn – trang phục đội đầu là rất điển hình. Nhưng có nhiều cách sử dụng cơ thể rất rõ ràng để chứng tỏ lòng trung thành với nhóm xã hội khi ở xa, đặc biệt chẳng hạn như dáng điệu, quần áo, áo khoác...vv. Wobst có thể đúng trong việc phục dựng quá khứ, nhưng nếu ông đúng thì đó là vì ông đã đặt giả thuyết đúng về những nhận thức của người bản địa liên quan đến vấn đề là những bộ phận của cơ thể là quan trọng đối với việc ghi dấu ấn sự tòng thuộc xã hội. Trang phục trên đầu có thể rất rõ ràng, nhưng cũng có thể không rõ ràng hoặc nó có thể được coi là có ý nghĩa mà không liên quan đến việc phô bày bản sắc.

Tôi đã nghiên cứu một vấn đề (1984a) về những công trình đá lớn châu Âu. Hầu hết mọi người đều chấp nhận rằng những gò mộ hùng vĩ này là những dấu mốc nhóm hoặc lãnh thổ (Renfrew 1976), bằng cách chính thống hoá sự cạnh tranh các nguồn, bằng cách viện đến các tổ tiên. Gìờ đây khi cách đặt vấn đề như vậy có vẻ hoàn toàn hợp lý, thì vẫn (Tr. 26) còn có một ý nghĩa quan trọng khẳng định rằng các lý thuyết chức năng xã hội (cạnh tranh, chính thống hoá) là dựa vào lý thuyết về lớp ý nghĩa mà các ngôi mộ ẩn chứa (các vị tổ tiên, quá khứ). Rõ ràng chúng có thể được hiểu theo những cách khác nhau, trong đó các chức năng xã hội của chúng có thể khác nhau. Lý lẽ về một qui luật bao trùm, duy vật rõ ràng dựa vào việc qui các nhận thức vào bên trong một văn hoá. Có thể đưa ra một quan điểm tương tự về việc xác định những hạng mục hiện vật “uy tín” trong KCH.

Trong cách tiếp cận hệ thống có tính chất qui luật bao trùm, người ta gán ý nghĩa văn hoá cho các hạng mục từ bên ngoài, mà không xem xét đầy đủ. Việc ấn định các ý nghĩa văn hoá thường dựa trên những thái độ của người phương Tây là những thái độ ngầm ẩn và không được thảo luận. Nó khẳng định rằng mộ táng, trang phục, lễ thức, hoa văn trang trí gốm đều có những chức năng xã hội phổ biến gắn liền với những ý nghĩa phổ biến của chúng; các hiện vật bị tách rời khỏi ngữ cảnh của chúng và được lý giải theo cách thức so sánh văn hoá.

Việc chia cắt các hệ thống văn hoá thành những phụ hệ thống khác nhau, là xuất phát điểm cho toàn bộ các phân tích hệ thống tự thân nó dựa trên một lối nhìn phương Tây về thế giới. Các phân chia như vậy được áp dụng cho việc kiếm sống, trao đổi, xã hội, biểu tượng có thể không phù hợp với các xã hội quá khứ. Tự thân sự phân chia dựa trên một qui luật bao trùm tỏ ra là có tầm quan trọng tương đương với tất cả các phụ hệ thống, nhưng trong thực tế như chúng ta đã thấy, các phụ hệ thống duy vật là ưu trội. Flannery và Marcus đã cố nâng tầm quan trọng cho hệ tư tưởng bằng cách lập lụân là các hệ thống phải được coi là vận hành bên trong một vũ trụ luận, được xếp đặt và tổ chức bởi một tập hợp các niềm tin văn hoá. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó thì hệ tư tưởng cũng có một vai trò điều chỉnh thụ động, vận hành vì cái tối ưu của hệ thống với tư cách một tổng thể, và trong một thời gian dài. Bất cứ phân tích hệ thống nào cũng đều liên quan đến việc ấn định các ý nghĩa văn hoá và chúng ta đã thấy rằng trong khảo cổ học những định đề như vậy thường có đặc tính duy vật.

Cho đến bây giờ tôi đã cho rằng các tiếp cận hệ thống sinh thái phần nào vẫn chưa đủ vì chúng không có tầm quan trọng tương đương với các lực lượng phi vật chất và với các ý nghĩa lịch sử đặc thù. Nhưng chúng ta sẽ tránh những lý giải duy tâm ít có ý nghĩa so với các lực lượng duy vật. Tính chất biểu trưng của một dấu hiệu phần nào (Tr. 27) xuất phát từ các mối quan hệ của nó với các dấu hiệu khác trong một cấu trúc (Shanks và Tilley 1987b: 74). Vì vậy toàn bộ ý nghĩa đều có một cấu phần mang tính khái niệm, trừu tượng. trong những trạng huống cụ thể thì các dấu hiệu có thể có những ý nghĩa mới. Thế giới duy vật ngoại tại tác động ảnh hưởng đến các cấu trúc biểu tượng theo một số cách (Hodder 1989a). Các đối tượng vật chất tìm được nguồn gốc ngữ nghĩa chức năng chủ yếu từ những nhân tố như trọng lượng, độ cứng, tính dễ gãy vụn, sự phân bố và sự tiếp cận dễ dàng. Các hiện vật được dùng cho những tác vụ riêng đều phụ thuộc vào những nhân tố này cũng như phụ thuộc vào các quá trình sinh thái, kỹ thuật học và vào các cấu trúc. Nhiều ý nghĩa văn hoá vật chất xuất hiện một cách thực dụng thông qua sự sử dụng và kinh nghiệm luôn luôn hàm chứa trong các hệ thống cấu trúc ký hiệu và bằng cách giúp tạo ra các hệ thống cấu trúc ký hiệu. Các hiện vật bao hàm tính biện chứng giữa cái vật chất và cái tư tưởng. Việc áp dụng lý thuyết các hệ thống trong KCH đã không đem đến cho chúng ta một cách thức tìm kiếm cái biện chứng đó.

Cá nhân thụ động

Kết quả là quan niệm thụ động về hệ tư tưởng, trong hầu hết các phân tích hệ thống thì các cá nhân chỉ đóng một vai trò nhỏ trong các lý thuyết – chúng chỉ tỏ ra là những chiếc máy tự động có thể tiên đoán được điều khiển bởi những qui luật phổ quát. Trong các ví dụ đã được thảo luận thì các cá nhân dường như bị kiểm soát bởi các lễ thức theo những mong đợi phổ quát; chỉ còn lại sự vô nghĩa để người ta thao túng và thoả thuận về các hệ tư tưởng.

Vấn đề này là rõ ràng khi liên hệ với phong cách. Wobst tập trung vào phong cách và việc trao đổi thông tin. Một vấn đề duy nhất được đặt ra là liệu một thông tin có thể được thu hoặc phát một cách hiệu quả không? Chắc chắn là việc tổ chức thông tin như Wobst đã nghiên cứu có thể được coi là năng động với ý nghĩa là nguồn thông tin đó trợ giúp cho việc tổ chức năng lượng và các nguồn, nhưng vì không có bất cứ mối quan tâm nào đến một hành động như vậy khi tạo ra các phong cách, nên người ta chỉ còn lại một ấn tượng là các cá nhân được xếp đặt một cách thụ động vào những vai trò tiền tồn và các biểu tượng vật chất chỉ đơn giản tạo điều kiện cho các vai trò đó được tổ chức một cách hữu hiệu. Trong trường hợp này ít có ý tưởng cho rằng các cá nhân phải sáng tạo ra các vai trò trong hành động và trong sự thao tác thành thạo cái thế giới biểu tượng – mà người ta có ấn tượng (Tr. 28) rằng “các sự vật khác khi được đặt ngang bằng với nhau” thì chỉ đơn giản là một vấn đề của những qui luật sau đó. Cá nhân năng động đóng một vai trò thứ yếu trong các lý thuyết như vậy.

Một khía cạnh khác của cách tiếp cận hệ thống đối với hệ tư tưởng là các cá nhân tỏ ra là dễ bị lừa gạt. Họ dễ dàng bị lừa bịp bởi hệ tư tưởng thống trị, và họ dễ dàng chấp nhận tính chất chính thống của sự kiểm soát trong các nhóm. Trong ví dụ của Sherratt, các lễ thức thể hiện những tư tưởng chính thống hoá việc kiểm soát nội nhóm. Có lẽ mỗi người đều bị lừa bịp bởi hoặc chí ít thì cũng chấp nhận hệ tư tưởng mới mà không thể thâm nhập vào cái lý tính tồn tại của nó (raison d’être).


Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù toàn bộ KCH Mới và KCH Quá trình đều dựa trên sự khước từ KCH Định chuẩn, nhưng chính cái qui luật phổ quát hệ thống kia lại cũng là định chuẩn, theo nghĩa đó, những niềm tin, lễ thức, ý nghĩa của phong cách tất cả đều là những nguyên tắc được các thành viên của các cộng đồng xã hội chia sẻ. Không hề có sự chỉ báo rằng những con người hoặc những phụ nhóm khác nhau trong xã hội có thể nhìn cùng một sự vật theo những con mắt khác nhau (chẳng hạn lễ thức trích máu hoặc táng thức phô trương).Wobst đặc biệt thảo luận về việc phong cách giúp cho các thành viên của một nhóm đánh giá một cá nhân tán thành đến mức nào đối với các chuẩn mực hành vi của nhóm. Các phục trang trên đầu được coi là có một ý nghĩa chung trong toàn bộ cái xã hội sử dụng nó.