Trong một sưu tập tư nhân có 01 vò gốm được cho là mua từ Quảng Ninh. Đồ gốm có niên đại khoảng thế kỷ 1, 2 sau Công nguyên. Hình dáng và chất liệu không có gì lạ và thuộc loại hình gốm rất phổ biến của giai đoạn nửa đầu thiên niên kỷ I sau Công nguyên ở miền Bắc Việt Nam.
Điểm khác lạ, đáng nói ở đây chính là những họa tiết trang trí trên vò gốm.
Trên vai vò giữa khoảng trống được khung bởi hai vòng đúp đường chỉ chìm có 03 hình bò có u (đều là bò đực) và theo TS. Ngô Thế Phong, kiểu bò này thường thấy trên loại trống lùn . Trong phần giữa hai đường chỉ chìm lại có những đường tròn tiếp tuyến. Họa tiết này lấy từ trang trí trên trống đồng Đông Sơn
01 trong 03 họa tiết bò
Họa tiết này mờ hơn
Họa tiết này còn mờ hơn nữa
TS. Ngô Thế Phong đang xem hiện vật
Theo phân tích của TS.Ngô Thế Phong, vò gốm đúng là đồ thật, nhưng một số họa tiết trang trí, đặc biệt là 03 hình bò và những vòng tròn tiếp tuyến có nhiều khả năng được khắc muộn hơn do không thấy có đường bờ của vết khắc khi phôi gốm còn ướt. Đặc biệt những đường tròn tiếp tuyến do không được tạo bằng cách ấn một cọng cây rỗng nên không tròn đều.
Như vậy vò gốm này có hai niên đại, niên đại của bản thân vò và niên đại của các hình trang trí trên vò. Hai niên đại này có lẽ không trùng nhau!
Ai có ý kiến gì về đồ gốm này xin cho mình biết!
Em không biết về gốm thời Bắc thuộc, song qua quan sát ảnh chụp vò gốm em nghĩ rằng việc quan sát cách tạo họa tiết “không thấy có đường bờ của vết khắc khi phôi gốm còn ướt” và “những đường tròn tiếp tuyến do không được tạo bằng cách ấn một cọng cây rỗng nên không tròn đều” từ đó kết luận niên đại tạo vò gốm và tạo họa tiết trên vò khác nhau là thì chưa đủ cơ sở vì:
Trả lờiXóa- Xét về kỹ thuật khắc/rạch tạo họa tiết/đồ án được làm khi phôi gốm khô cứng hoặc sau khi gốm đã được nung thì sẽ “rất khó” tạo được những nét khắc mềm mại, nhất là trường hợp gốm đã được nung trước khi khắc tạo họa tiết. Lúc ấy, trên họa tiết không chỉ đôi chỗ, mà có thể là khá nhiều chỗ nét khắc sẽ chệch khỏi hướng mà người thợ mong muốn. Tức là sẽ có nét chệch hoặc gãy. Trong khi, qua ảnh chụp, em nhận thấy đường tròn tiếp tuyến, đường sóng nước trên vai vò; đầu bò, lưng bò, bụng bò nét khắc rất mềm mại.
- Đúng là khắc vạch khi phôi gốm còn ướt hoặc hơi ướt thì “sẽ thấy rõ có đường bờ của vết khắc”. Song chúng ta phải tính đến chất liệu gốm và thời gian vò gốm đã được người xưa sử dụng đã tác động đến các vết khắc họa tiết. Vò được làm chủ yếu là đất sét và hình như được pha cát, nhiệt độ nung không cao và được sử dụng lâu dài thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng “các đường bờ của vết khắc có thể bị mài mòn” và các họa tiết có thể bị mờ dần.
- Về “đường tròn tiếp tuyến không tròn đều” do không được tạo bằng cách ấn một cọng cây rỗng thì cũng bình thường, có thể là toàn bộ họa tiết trên vò được tạo từ kỹ thuật khắc.
Trả lờiXóa- Nếu chúng ta tin rằng niên đại vò gốm và họa tiết là khác nhau, tức là đồng nghĩa với việc vò đã được nung rồi có thể đưa vào sử dụng hoặc không sử dụng, rồi một thời gian sau, có thể vài tiếng hay vài trăm năm sau khi nung, vò mới được trang trí bằng cách khắc họa tiết thì đáy của đường rãnh khắc sẽ gồ ghề ít bằng phẳng, độ sâu của nét khắc sẽ không đều vì xương gốm cứng - do đã được nung - có thể làm chệch nét khắc của người thợ. Qua ảnh chụp thì em thấy đáy rãnh khắc bằng phẳng, những nét khắc còn rõ có độ sâu của nét khắc cũng đều.
- Cuối cùng em nghĩ, dường như TS. Ngô Thế Phong có thể bị ấn tượng mạnh bởi “sự quá khác lạ” của họa tiết nên đã không dám tin rằng đấy là họa tiết của tổ tiên chúng ta ở thế kỷ I – II.
Có một vài chi tiết khác nữa đó là cả ba con bò này đều là bò đực và tạo hình của bò này giống hệt hình bò trên loại trống lùn, chân choãi. Như vậy họa tiết bò và họa tiết vòng tròn tiếp tuyến rất phổ biến trên đồ đồng văn hóa Đông sơn. Những nhận xét của em rất đáng lưu ý, nhất là về đáy của rãnh.
Trả lờiXóaVề chuyện chỉ bò đực mới có bướu thì em không rõ. Em chỉ biết là loại bò có bướu thường nuôi để lấy sức kéo. Loại bò này ngày nay còn được nuôi ở vùng Phan Rang, Campuchia và Ấn Độ. Hình ảnh bò này cũng thấy trong tác tượng bò Nandin trong các đền tháp Champa cũng như Khmer. Xa hơn nữa hình ảnh loại bò này còn thấy trên các trống trồng hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Trống đồng Quảng Tây: Một ở di tích Thạch Trại Sơn (Vân Nam) – ký hiệu M12:205, một loại trống có kích thước nhỏ (cao 22,6cm, đường kính 36cm) trong một di tích nào thuộc Quảng Tây.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa