Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Neandertal vs/and Homo Sapience - 1 ví dụ về khảo cổ học kỹ thuật thực nghiệm

Bằng chứng mới bóc trần chuyện hoang đường về người Nêandectan ngờ nghệch

Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh Quốc và Hoa Kỳ thực hiện đã phản bác giả thuyết cho rằng người Nêacdectan (Homo neanderthalensis) bị tuyệt chủng bởi họ kém thông minh hơn tổ tiên của chúng ta (người Homo sapiens). Nhóm nghiên cứu đã chứng minh những công cụ bằng đá đầu tiên mà tổ tiên của chúng ta sáng chế không hề hiệu quả hơn công cụ của người Nêacdectan.

Được công bố trên tờ Human Evolution, khám phá của họ đã bóc trần niềm tin trên sách vở do các nhà khảo cổ học dựng nên trong suốt hơn 60 năm qua.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Exeter, Đại học Southern Methodist, Đại học bang Texas và Công ty máy tính Think đã dành 3 năm để chế tạo các dụng cụ bằng đá. Họ đã tái tạo một số công cụ có tên “vảy” (công cụ được sử dụng rộng rãi hơn bởi cả người Nêacdectan và người Homo sapiens) và “lưỡi” (công cụ ít được sử dụng sau này được người Homo sapiens tiếp nhận). Các nhà khảo cổ học thường dựa vào sự phát triển của các lưỡi bằng đá cùng với hiệu quả của nó để làm bằng chứng cho trí thông minh vượt trội của người Homo sapiens. Để chứng thực điều này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu để số sánh số lượng các công cụ được sản xuất, bao nhiêu lưỡi sắc được tạo ra, hiệu quả trong việc xử lý nguyên liệu sống cùng với thời gian công cụ được sử dụng.

Công cụ lưỡi được người Homo sapiens tạo ra lần đầu tiên trong giai đoạn lấn chiếm Châu Âu xuất phát từ Châu Phi khoảng 40.000 năm trước. Sự kiện này vốn được coi là tiến bộ kỹ thuật ấn tượng giúp người Homo sapiens vượt trội, cuối cùng đã loại bỏ các họ hàng thời Đồ Đá của họ. Thế nhưng khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu lại không tìm thấy sự khác biệt về mặt thống kê nào giữa tính hiệu quả của hai công cụ. Thực tế, họ phát hiện ra rằng trên một số phương diện công cụ vảy được người Nêacdectan ưa chuộng có hiệu quả hơn công cụ lưỡi của người Homo sapiens.

Người Neandectan được cho là thuộc về một nhánh khác so với người Homo sapiens, họ tiến hóa ở Châu Âu vào Kỷ Băng Hà trong khi người Homo sapiens tiến hóa ở Châu Phi trước khi lan rộng đến các phần còn lại của thế giới vào khoảng 50.000 đến 40.000 năm trước. Người Neacdectan được cho là tuyệt chủng vào khoảng 28.000 năm trước, điều này cho thấy ít nhất có 10.000 năm có sự tồn tại song hành và tương tác giữa hai loài người ở Châu Âu.

Rất nhiều niềm tin từ lâu cho rằng người Nêandectan tuyệt chủng đã bị bóc trần trong những năm gần đây. Nghiên cứu đã chứng minh rằng người Nêandectan cũng giỏi săn bắn như người Homo sapiens và không hề có bất lợi nào trong khả năng giao tiếp. Hiện nay, phát hiện mới nhất đã thêm vào các bằng chứng cho thấy người Nêandectan không kém thông minh hơn tổ tiên của chúng ta. Metin Eren – sinh viên Khảo cổ học thí nghiệm thuộc đại học Exeter kiêm tác giả chính của nghiên cứu – nhận xét: “Nghiên cứu của chúng tôi phản bác lại nhận định lớn có từ lâu rằng người Homo sapiens tiến bộ hơn người Nêandectan. Đã đến lúc các nhà khảo cổ cần phải nghiên cứu tìm hiểu các lý do khác nhằm giải thích tại sao người Nêandectan lại tuyệt chủng trong khi tổ tiên của chúng ta thì sống sót. Nói về mặt kỹ thuật, không hề có công cụ nào ưu việt hơn công cụ nào. Khi chúng ta nghĩ về người Nêandectan, chúng ta cần phải dừng ngay suy nghĩ về ‘sự kém thông minh, ‘không tiên tiến’ hay bất cứ điều gì khác để suy ra cái khác biệt với người Homo sapiens”.

Hiện đã xác định được công cụ lưỡi không mang lại ưu thế kỹ thuật nào, vậy tại sao người Homo sapiens lại sử dụng công cụ này trong khoảng thời gian xâm chiếm Châu Âu? Các nhà nghiên cứu cho rằng lý do có sự chuyển đổi có thể mang tính văn hóa hoặc hình tượng. Eren giải thích: “Xâm chiếm một lục địa không phải là chuyện dễ dàng. Việc xâm chiếm lục địa trong Kỷ Băng Hà thậm chí còn khó khăn hơn. Do đó đối với người Homo sapiens cổ đại khi xâm chiếm Châu Âu vào Kỷ Băng Hà, công cụ dùng chung trông hào nhoáng lúc đó giữ vai trò như một dạng keo dính xã hội giúp gắn kết các mạng lưới xã hội lớn hơn với nhau. Trong suốt thời gian khó khăn, cạn kiệt nguồn tài nguyên, các mạng lưới xã hội lớn hơn đã đóng vai trò như một ‘hợp đồng bảo hiểm sự sống’, đảm bảo công việc trao đổi giữa các thành viên trong cùng một nhóm”.

Đại học Exeter là đại học duy nhất trên thế giới có khóa học Khảo cổ học thí nghiệm. Dòng khảo cổ học này tập trung vào tìm hiểu bằng con người sống trong quá khứ như thế nào bằng cách tái tạo hoạt động cũng như kỹ thuật của họ. Eren cho biết: “Dành 3 năm trong phòng thí nghiệm tìm hiểu cách thức chế tạo các công cụ đã giúp chúng tôi tái tạo chính xác các công cụ để có được phát hiện của mình”. Nghiên cứu được Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ và Quỹ tốt nghiệp Exeter tài trợ.

Metin I. Eren, Aaron Greenspan, C. Garth Sampson. Are Upper Paleolithic blade cores more productive than Middle Paleolithic discoidal cores? A replication experiment. Tờ Human Evolution, công bố trực tuyến ngày 26 tháng 8, 2008

(Theo khoahọc.com)

BONUS

On Neandertal Stone Tools & Estimations Of Their Intelligence

Razib points me to this press release announcing a study estimating Neandertal intelligence by way of their stone tool set. The press is running wild with this news. The Independent put out a piece on it. So has the Guardian. Even the BBC has got something to say about it. And the story has made it to front pages of Slashdot, Digg, and Wired. Unfortunately, the research paper has not yet been published, but it will be appearing in the Journal of Human Evolution under this title, “Are Upper Paleolithic blade cores more productive than Middle Paleolithic discoidal cores? A replication experiment.”

In lieu of the primary source, I have extracted some information from the news I’ve read. The lead author of the paper is Metin Eren. He and the archaeologists on his team did some experimental archaeology. In other words, they recreated the Neandertal tool set as well as the more modern human tool set. The summary that Brandon Keim, of Wired, provided is rather misleading. Keim says that they analyzed tools used by Neandertals — not really. From what I can tell, Eren and crew made some wide flakes (from discoidal cores) that resembled Neandertal and human tools from the Middle Paleolithic tools and compared them to more specialized narrow blades made by modern humans, from the Upper Paleolithic, who came from a more recent expansion out of Africa.

Flakes were made by archaic Homo somewhere around 250,000 years ago. It involved taking rock like flint and subjecting it to percussion flaking. This created fragments where one side resembles a bi-convex, shell-like shape. Another heavy percussion blow to the bottom of the piece resulted in a convex lens-like shape. This methodology, often called the Levallois technique, was perfected by Neandertals into what is now known as the Mousterian culture.

Aside from being narrow, blades are more or less parallel flakes of brittle rock, like flint, chert and obsidian. They are most often twice as long as wide and the cross section of a blade is triangular or trapezoidal. Blades functioned in many different tools from knives to scrapers, spear tips, drills, awls, bruins, etc.

The authors next measured circumference of these stone tools using a method developed by Adobe and Think Computer corporations. With this, they were able to calculate how much cutting-edge was created and estimate the production efficiency as well as the life time of the tool. Their results indicate that there was no technical advantage to blades from the Upper Paleolithic. And, they conclude that Homo sapiens were not more advanced than Neandertals. Eren comments, saying,

“It’s not a better technology, it’s just a different technology.”

This is not a very surprising result. And I agree with Eren that we need to stop thinking Neandertals as clumbering cavemen. Razib has already outlined some of the basic facts, i.e. Neandertals had big brains and other conquest during human history were not won by ‘great technological imbalances.’ In 1997, people recovered mammalian DNA from the surfaces of Neandertal stone tools, which showed they were able to take down large game like rhinos and mammoths. Clearly, a sign of an intelligent being.

All this ‘let’s rethink Neandertals as intelligent beings’ reminds me of February’s isotopic study on a Neandertal tooth. There was so much press buzzing around, stating that, “Ohhh new fancy research shows Neandertals were mobile.” When in fact, any logical person would have never questioned Neandertal mobility.

One last point. This study challenges the notion that modern Homo sapiens technology gave them an evolutionary upper hand — a better tool set of narrow blades helped modern humans outcompete Neandertals in hunting of big game, and thus survived more effectively. Though Neandertals had different tools, this analysis showed that their tools didn’t have much of a difference in cutting effectiveness and were just as costly as Upper Paleolithic blades. While I haven’t had a chance to read the original paper — it isn’t online yet — I wonder if the authors discuss the differences in the applications of blades versus flakes? Both may have been just as effective in cutting surface but blades functioned as more diverse compound tools, i.e. they could be interchanged between harpoons and spears, knives and scrapers. A compound tool’s advantage over less versatile Mousterian tools, is that they can be repaired — costing the toolmaker and culture less resources spent in fashioning new tools.

And if you want to see the data that Eren and team produced, you know to do your own number crunching, they’ve made it available on Think Computer corp’s website



Đưa hai bài này lên để cho mọi người thấy cách giật tít bài ở ta chủ yếu mang tính câu khách, giật gân. Thực ra câu chuyện không có gì mới lạ và độc đáo như đầu đề bài dịch. Khi chưa có những nghiên cứu kỹ thuật thực nghiệm này, trong giới khảo cổ đã song hành  hai nhóm ý kiến  (- và +) về trí thông minh của người Neandertal so với người Homo Sp.
Vấn đề chưa được trong kỹ thuật thực nghiệm về ưu thế của công cụ đá của người Homo Sp. so với công cụ đá của người Neandertal này -  đó là người ta đã quá đề cao khía cạnh kỹ thuật mà bỏ qua rất nhiều yếu tố khác như đặc trưng thể lý, môi trường, tâm lý, xã hội....của hai nhóm người.
Cá nhân mình cho rằng, người Neandertal không kém gì người Homo Sp., Họ bị tuyệt diệt do nhiều lý do cả về sinh học và cả về xã hội. Sự xuất hiện của người Homo Sp., chỉ thúc đẩy nhanh quá trình đó mà thôi.



2 nhận xét:

  1. Cảm ơn chị Dung, thông tin hay quá. Tú có đọc ở đâu đó là các nhà di truyền học đã xác định được trong người hiện đại hiện vẫn còn lưa giữ nhiều gen của người Neandertals

    Trả lờiXóa
  2. Kết luận đó được đưa ra dựa trên nghiên cứu 01 mộ trẻ em ở Tây Ban Nha.

    Trả lờiXóa