LIÊN QUAN ĐẾN CÂY LÚA TRONG THƯ TỊCH CŨ
Cổ nhân nói: Ngũ cốc là sinh mệnh của muôn dân, vật quí báu quan trọng của quốc gia.
Xã Tắc còn có nghĩa là quốc gia, Xã là đất chỉ thần đất, Tắc là lúa chỉ thần lúa, trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa như sau:
Thuở xưa dựng nước tất quí trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập Xã để tế thần Hậu Thổ; dân cần có lúa ăn nên lập Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia.
Lúc tôi còn bé, mỗi khi ăn cơm xong thấy trong bát còn sót lại mấy hột cơm, mẹ tôi thường nói với anh em chúng tôi: “Hột gạo là hột ngọc trời cho, các con phải ăn cho hết không để chừa lại”.
Người Việt rất coi quí thóc gạo. Ngay từ thời lập quốc lúa gạo đã được nói đến. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 131 có nhắc đến năm Nhâm Tuất (2879 năm trước công nguyên): "Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục con cháu họ Thần Nông; Thần Nông là người dạy cho dân biết cày bừa, trồng trọt thóc lúa…"
Gạo nếp được đề cập trong truyện cổ tích Bánh Chưng Bánh Dầy thời Hùng Vương, hàng năm vào ngày hội đều có giữ tục cúng các vua Hùng bằng xôi nhiều màu: xôi trắng, xôi nhuộm đỏ, xôi nhuộm tím có ý nghĩa tượng trưng cho nhiều giống lúa khác nhau.
Năm 111 trước Công Nguyên nước ta đã biết sản xuất lúa gạo, dùng làm quân lương. Sử xưa còn ghi lại: “Vào năm Hán Nguyên Đỉnh thứ 6: Mùa đông Dương Bộc nhà Hán đem 9 nghìn tinh binh vây hãm Tam Hiệp, phá Thạch Môn do Lữ Gia dựng lên trên sông và cướp đi thuyền thóc của ta…”
Các vua chúa nước ta thường hàng năm có làm lễ Tịch Điền, đó là môt lễ hội do nhà vua đích thân khai mạc. Lễ Tịch Điền thường được tổ chức vào mùa xuân.
Trong bộ Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ gồm có 262 quyển thì quyển số 81 dành viết riêng về cày ruộng tịch điền gồm có các chương: Điển lệ cày ruộng tịch điền, công việc cày ruộng tịch điền, lời chúc cho lúa tốt…
Nghi thức lễ Tịch Điền được ghi lại dưới thời nhà Nguyễn như sau: “Giao cho bộ Lễ phụ trách. Ruộng Tịch điền gồm 12 mẫu nằm ở trong Kinh thành, phía bắc Ngự Hà. Ở đây có đàn Thần Nông, có đài quan canh để nhà vua ngự xem cày, có hệ thống nhà làm việc, nhà kho”.
Trước lễ Tịch điền, quan Phủ doãn Thừa Thiên chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ cày, bừa, thóc giống và lễ vật. Trước đó vài ngày, các quan mời vua ra tập cày trước. Sáng sớm ngày hành lễ, đám rước vua đi hành lễ đầy đủ nghi thức của hoàng đế xuất cung. Phường bát âm luôn cử khúc nghinh xuân, tiếp giá.
Mở đầu lễ Tịch điền là nghi thức quán tẩy (rửa tay). Tiếp theo là nghi thức tiến tửu (dâng rượu). Lễ tất, nhạc nổi lên. Quan bộ Lễ dẫn vua sang nhà cụ phục thay áo, đội khăn rồi ra ruộng cày. Vua cày xong ba luống thì trao cày cho quan Phủ doãn và quan Thượng thư bộ Hộ.
Sau đó, nhà vua ngự đến đài quan canh chứng kiến các quan chức, hoàng thân cày tiếp. Các hoàng thân, hoàng tử cày 10 luống, quan văn võ đại thần gồm 9 người, cày 18 luống. Phần còn lại dành cho các chức sắc, bô lão sở tại. Mọi người cày xong, vua lên kiệu về cung ban yến cho các quan. Mùa lúa chín, quan Phủ doãn Thừa Thiên trông coi việc gặt hái cùng với một quan thuộc Bộ Hộ. Lúa gặt về được lựa giống để gieo vào lễ Tịch điền mùa sau. Số còn lại được xử dụng cho tế lễ trong Đại Nội, tế giao, tế thần linh và lăng miếu.
Ý nghĩa của lễ Tịch điền được vua Thiệu Trị thể hiện trong bài “Thường Mậu quan canh”, nhân một lần lên đài quan canh xem các quan cày ruộng:
Chót vót lầu cao giữa khoảng không
Nhìn xa quang cảnh chốn nương đồng
Ba đường dẫn lối khuyên cày cấy
Năm tháng thương người trọng việc nông.
Trong lời chúc cho cây lúa tốt có đoạn :
Làm lễ xong, đi đến bên thửa ruộng lớn
Dây thừng đỏ, bánh xe sơn màu xanh, và cày, và đồ mặc, và dây cương ngựa
Cầm cái roi ở tay đem giơ lên
Người coi việc làm ruộng bưng thúng vàng đựng thóc đồng thóc lục…
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 224: Mùa xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành lần đầu tiên cày ruộng tịch điền ở núi Đọi hay còn gọi là Đội Sơn ở huyện Duy Tiên (Nam Hà), được một hũ nhỏ vàng nhỏ. Năm sau cày ở núi Bàn Hải được một hũ nhỏ bạc nên vua đặt là ruộng Kim Ngân.
Sách Việt sử lược cũng có chép sự kiện này. Vào thời Lý, Vua Lý Thái Tông đã nhiều lần tự mình xuống cày. Trang 255 có ghi: "Mùa Hạ tháng Tư ngày 1 tháng 5 năm Nhâm Thân (1032), vua cày tịch điền ở Tín Hương - Đỗ Động Giang, có nhà nông dâng Vua một cây lúa Chiêm có 9 bông thóc, Vua xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng Ứng Thiên". Trang 259 ghi như sau: "Mùa xuân tháng 2 năm Mậu Dần (1038), Vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Vua sai hữu ty dọn cỏ đắp đàn vua thân tế Thần Nông, tế xong, vua tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: - Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua nói: - Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo?" Nói xong vua đẩy cày ba lần rồi thôi.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Lý Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông, nên thay!"
Vua Minh Mạng ra chiếu dụ: ... Từ khi Trẫm lên ngôi, luôn luôn nghĩ đến an dân, nên quan tâm đến việc chính này (Cày ruộng tịch điền"... Vua định ngày lễ Tịch điền tháng 2... và phải xây tại ruộng Tịch điền các dinh thự là Quan Canh (nhìn cày), Cụ phục (mặc áo), đàn Tiên Nông, kho lúa dự trữ để cúng thờ (thần Thương)...
Giống lúa cấy trên ruộng tịch điền được chọn để cho loại gạo ngon dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế thần nông và thần xã tắc.
Lễ cày tịch điền chấm dứt dưới thời vua Khải Định.
Xem thêm : http://www.hanam.gov.vn/index.asp?newsI ... =tiengviet
Hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ 5 toàn cầu về sản xuất gạo, cũng là một trong ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Đến năm 2008, Việt Nam lại đạt sản lượng lúa kỷ lục: vượt 38 triệu tấn, tăng khoảng 2,6 triệu tấn so với năm 2007, và tiếp tục đứng thứ 2 trong thị trường xuất khẩu gạo. Vụ đông xuân 2009 này vừa thu hoạch ở ĐBSCL lại đạt sản lượng cao hơn vụ đông xuân trước, đạt gần tới mốc 10 triệu tấn thóc, mặc dầu diện tích sản xuất có ít hơn, và khoảng 1,5 triệu ha ( http://khoahoc.net/baivo/nguyenvanluat/ ... ietnam.htm )
Hiện nay lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của nhân loại, cùng với bắp, lúa mì, sắn và khoai tây.
Theo sách Chu Lễ, nó đứng đầu trong cửu cốc là 9 thứ hột để ăn được gồm:
1/ Tắc: thứ lúa cao, cây dài đến hơn một trượng, là giống lúa chín sớm nhất
2/ Thuật: một thứ lúa nếp nhiều nhựa
3/ Thử: một loại nếp
4/ Đạo lúa dé: một thứ lúa ưa ruộng có nước, mỗi năm chín 2 mùa
5/ Ma là mè, có 2 loại trắng và đen
6/ Đại đậu: một thứ đậu hột to
7/ Tiểu đậu
8/ Đại mạch: một loại lúa mì, hột có lông dài
9/ Tiểu mạch
Trong sách của Lê Danh Phương (1726-1784), nó là một trong 5 hột Ngũ Cốc (Ma, thủ, tắc, mạch, đậu); cũng là 1 trong 3 hột (Tam cốc) trong sách Vật lý luận của Dương Tuyền đời Tấn gồm: Lương, Đạo, Thúc
Lương là tên chung của Tắc và Đạo. Thúc là đậu.
3 loại cốc (hột) này mỗi thứ có 20 giống.
Rau, trái cây có 40 giống.
3 loại cốc + chung với rau trái gọi là Bách Cốc
(không nên nhầm với 100 giống lúa).
Trong sách của Lê Danh Phương trích dẫn các sách như Tề dân yếu thuật, Bản thảo của Lý thời Trân, Uyên giám loại hàm, Thông giám của Tư Mã Quang… nói lên nhiều chi tiết về việc cày cấy, gieo trồng, tưới tiêu, luân canh, thời vụ, đồng thời ông mô tả một cách tương đối chi tiết đặc tính của các giống lúa khác nhau kể cả việc so sánh giống lúa ở nước ta và vài vùng ở Trung quốc như Dương Châu, Kinh Châu, Sơn Đông, Giang Biểu…
PHẦN II
CÁC GIỐNG LÚA VIỆT NAM XƯA
Trong Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An năm 1555 phần nói về Sản vật và Phong tục, ông đã cho những nhận xét về nghề nông, cây lúa, giống lúa và thổ nhưỡng của 2 châu Ô Lý (vùng đất từ Quảng Bình đến một phần tỉnh Quảng Nam) như sau:
"Huyện Đan Điền liền với phương Nam, cương giới bên ngoài châu Ô. Dân lấy thóc làm giàu, nhà nông dùng trâu đạp lúa, gắng sức nghề nông có dân Triệu Đông, Hoằng Phước, thóc Đơn Quế chất đống như gò…
Giống là một trong 4 yếu tố chính quyết định thành bại của việc canh tác trong ca dao đã có câu truyền tụng kinh nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Các giống lúa của Việt Nam thời xưa được mô tả khá chi tiết trong các sách mà Đại Nam Nhất Thống Chí đã trích dẫn trong phần thổ sản như: Lễ Ký Nguyệt Lệnh, Loại Dịch Bộ của Diêu Bồi Khiêm, Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An, Loại Ngữ của Lê Danh Phương, Gia Định Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An Phong Thổ Ký của Bùi Dương Lịch…Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ.
Ở đây tôi chỉ xin trích dẫn từ 2 tác phẩm:
Một nghiên cứu có tính cách cá nhân là của ông Lê Danh Phương, hai là của tập thể: Quốc Sử Quán triều Nguyễn.
Lê Danh Phương tự là Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh 1726 tại Thái Bình, cha là Lê Phú Thứ đậu tiến sĩ năm 1724 làm quan tới chức Hình bộ thượng thư. Lê Danh Phương đậu Giải Nguyên năm 18 tuổi, Bảng Nhãn năm 1752, ông được sung vào đoàn sứ bộ Việt Nam qua Trung Quốc yết kiến vua nhà Thanh năm 1761. Ông được xem như một thần đồng và là một nhà bác học nổi tiếng Việt Nam, chức vụ cuối cùng là thượng thư bộ Công.
Ông chết năm 1784 lúc 58 tuổi, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong lời tựa của sách Loại Ngữ, ông đã nói lên kinh nghiệm khi sọan quyển sách này, một tác phẩm gồm có 9 quyển bao gồm Lý khí, hình tượng, Khu vũ, Điển vựng, Văn nghệ… Phẩm vật. Cuốn sách mà chúng tôi xin trích dẫn nói về cây lúa Việt Nam xưa nằm trong quyển Phẩm vật.
Bộ Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn biên soạn gồm có 4 tập. Các giống lúa Việt Nam được các sử thần ghi chép trong tập 1, quyển 1, phần Phủ Thừa Thiên đoạn “Loại Cốc”.
Lê Danh Phương sau khi bàn luận đã dẫn chứng trong các cổ thư của Trung Quốc nói đến Hoàng Đế là người đầu tiên dạy cho dân biết hấp gạo làm cơm, nấu gạo làm cháo.
Sách Cổ Kim Chú năm 123 đời vua Hán An Đế có nhận xét rằng: “Lúa tốt mọc ở Cửu chân (Thanh hóa), 150 gốc mà được 768 bông.
Ông còn lưu ý khí hậu vùng miền Nam: “Nửa năm có mưa, nửa năm không mưa, từ tháng 4 đến tháng 9 mỗi ngày sau 12 giờ trưa thì trời đổ mưa, từ tháng 10 đến tháng 3 một giọt mưa cũng không có”.
Lê Danh Phương cho biết lúa đạo hay đồ là tên thông dụng của lúa canh lúa nọa. Lúa canh là thứ gạo người ta thường ăn. Lúa nọa là nếp.
Ruộng nước ta thì có 2 thứ: Ruộng mùa thu gọi là ruộng mùa, ruộng mùa hạ gọi là ruộng Chiêm (hạ điền).
Thóc có 2 thứ: Lúa canh là lúa tẻ, lúa nọa là nếp. Ta thường nói nôm na có Tẻ có Nếp
Lúa Canh thích hợp với ruộng Chiêm có 8 loại như :
Lúa Sài Đường: cây mềm yếu, hột lúa màu đỏ thân dài, hai đầu nhọn, vỏ dày, hột gạo màu trắng, chín sớm, nấu cơm dẻo.
Lúa Bồ Lộ: Cây lúa cứng mọc thẳng, hột lúa màu trắng, thân nhỏ tròn, vỏ mỏng, hột gạo có 2 màu đỏ trắng, chín không sớm mà cũng chẳng muộn, cơm cứng.
Lúa Thạch rất dễ sống, trồng nơi nào cũng được, cây cao thẳng bông chia ra mấy gié, chín muộn, hột gạo trắng, rất nhiều nhựa, mềm dẻo, giã và xay bột được.
5 giống lúa Chiêm: Chiêm Di, Dự cơm mềm dẻo
Loại Chiêm Hoàng cơm cứng, Chiêm Bảo cấy ở ruộng thấp nhiều nước, Chiêm Hâm…
Lúa Canh thích hợp với ruộng mùa gồm có 23 giống như:
Lúa Bát Xuân, lúa Thông gồm có: lúa Ô Canh và Sùng Canh, gạo có 2 loại màu trắng và tím.
Lúa Bảo Thế, Từ Bồn, Bát Ải, Bát Lại, Bát Sinh, Bát Tu, Lúa tẻ chín sớm, cây và gạo đều có mùi thơm, lúa Hiên, lúa tam nguyệt ở Nghệ An.
Lúa Điền kê (lúa Ếch) trồng vụ chiêm, vụ mùa đều đươc, trồng tháng 4 gặt tháng 7, hột lúa dài, hột gạo trắng, nhỏ… có mùi thơm, vị hậu.
Lúa Mộ trồng vùng đất núi như Thái Nguyên, canh tác bằng cách phá rừng, đốt cây lấy tro bón ruộng… trồng tháng 2, gặt tháng 6…
Ông còn ghi chép cẩn thận chi tiết các giống lúa Chiêm Thành, cũng như các giống lúa lai tạo của Chiêm Thành và nước ta.
Năm 998-1022, nhà Tống sai sứ sang nước Chiêm Thành lấy 3 vạn hộc lúa phân ra cấp cho các nơi nên mới có giống lúa Cái Hạ Bạch, lúa này sinh ra 4 loại gọi chung là Lúa Tiên, đặc điểm của loại lúa này là chín sớm.
Về thời gian gieo gặt, ông đã thống kê được một số chi tiết rất đáng quí của các cây lúa Việt Nam xưa mà bất cứ nhà khoa học nào nhất là các nhà nông nghiệp cũng phải giật mình.
Lúa Thiền Minh chỉ có 63 ngày là có thể thu hoạch; lúa Tiễn Tử loại hột nhỏ chỉ trồng 60 ngày, có loại chín trễ 80 đến 100 ngày, phần lớn là giống của nước Chiêm Thành.
Ở Thái bình có giống lúa Tiên chỉ trồng trong 60 ngày gọi là Lúa Đà Lê Kiếm, lúa Xích Hồng tiên, Bát Nguyệt Tiên đều là các giống ngắn ngày, Lúa Tuyết Lý Đống, lúa Lăng (Quảng Trị) cũng là lúa 60 ngày.
Lúa Tái thục là giống lúa ngọn đã gặt rồi mà gốc vẫn lên cây kết hột một lần nữa (lúa tái liêu - gọi là lúa gặt 2 lần).
Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi một loại giống lúa cực ngắn ngày, đó là Lúa Câu ở vùng Thừa Thiên – Huế mà Lê Quí Đôn cũng không biết tới. Thời gian gieo gặt chỉ có 40 ngày.
Đặc điểm của các giống lúa ngon, quí, chất lượng tuyệt hảo gọi là lúa Cống dùng để tiến vua có 3 loại chính: lúa De An Cựu hay còn gọi là lúa hương, lúa Minh Xuân và lúa móng chim (Vĩnh Long). (Lúa đồng (lúa Minh Xuân, lúa thơm, lúa sản (gạo De An Cựu) lúa móng chim… ) cấy trước mà chín sau (Lúa lục cấy sau mà chín trước, loại lúa giống 60 ngày như: loai lúa Tẻ chín sớm, lúa Tiên ở tình Thái Bình, lúa của Chiêm Thành..loại lúa 80, 90 hoặc 100 ngày như lúa Mạn, lúa Chiêm, lúa hẻo trắng, lúa lăng…)
Biểu tượng cho cây lúa Việt Nam là cây lúa tẻ (lúa Canh) được vua Minh Mạng cho khắc hình tượng vào Cao Đỉnh, trên quốc huy cây lúa là một yếu tố chính nhưng không rõ giống lúa nào. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%9 ... BB%87t_Nam)
LÚA CÂU, MỘT GIỐNG LÚA KỲ DIỆU TRONG SÁCH CỔ VIỆT NAM
Gần cuối năm 2009 sẽ có một festival Lúa Gạo Việt Nam được tổ chức từ ngày 26 đến 30 tháng 11 tại thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Mục đích của festival là xây dựng thương hiệu Lúa Gạo Việt Nam và tôn vinh nền văn minh lúa nước.
Nhân dịp này chúng tôi muốn nói đến một giống lúa đặc biệt có ở vùng Thừa Thiên Huế.
Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, quyển 2 phần Phủ Thừa Thiên trong đoạn viết về Thổ Sản-Loại Cốc có đề cập đến một giống lúa, nó có tên gọi là lúa Câu, một giống lúa mà thời gian từ khi gieo cấy đến khi gặt hái là cực kỳ ngắn chỉ trong 40 ngày.
Chúng tôi tra cứu trong các tài liệu của Viện nghiên cứu lúa gạo thế giới (IRRI) có trụ sở đặt ờ Phi Luật Tân từ năm 1960. Các tài liệu mà họ phát trên internet có một thông báo cho biết:
Tại Ấn Độ có loại lúa OMCS1 (CR 666-36-9) có thời gian sinh trưởng từ 60-66 ngày và tại VN, Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long có giới thiệu một giống lúa OMCS6 có thời gian sinh trưởng từ 65-75 ngày. Đó là giống lúa ngắn ngày nhất trên thế giới mà chúng tôi tìm thấy được.
Giống Nguồn gốc Thời gian sinh trưởng (ngày)
OMCS 7 Vietnam 75-80
OMCS 6 Vietnam 65-70
OMCS 5 CR 666-78 (Ấn Độ) 62-74
OMCS 2 CR 666-36-4(Ấn Độ) 62-68
OMCS 4 CR 666-77 (Ấn Độ) 65-71
OMCS 1 CR 666-36-9 (Ấn Độ) 60-66
OMCS 3 CR 666-63 (Ấn Độ) 65-70
Các giống lúa ngắn ngày và các vụ lúa ngắn ngày sẽ trở thành mục tiêu của ngành nông nghiệp phát triển của nước ta.
Để bền vững và ổn định thì những nhà hoạch định chính sách nông nghiệp cần có kế hoạch lâu dài song song với nhập khẩu lúa giống của Trung Quốc hay các nước khác cho đến khi chúng ta có thể tự túc được.
Cần nghiên cứu các giống lúa ngắn ngày, lai tạo với các giống lúa cao sản mới có nhiều ưu điểm: ngon thơm hợp khẩu vị của nhiều loại sắc dân bởi tính chất dẻo, xốp, nở cơm hay không, tính khó lên men thiu thối của cơm, cháo hay bột, cơm để lâu vẫn mềm, tính kháng sâu rầy cao, chịu hạn hán, dễ trồng, năng suất cao… để làm thóc giống cho nông dân sản xuất,
Cần phải thiết kế một chương trình các vụ lúa ngắn ngày trong năm cho từng vùng thổ nhưỡng, địa dư ở miền Bắc (Tây Bắc, Trung Du, Đông Bắc) miền Trung, miền Nam và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long).
Lúa ngắn ngày và các vụ lúa ngắn ngày đặc biệt là các giống lúa có thời gian sinh trưởng chỉ hơn một đến hai tháng có lợi điểm là tránh được ảnh hưởng các điều kiện bất lợi của thiên nhiên, môi trường như thời tiết, các mùa, giao mùa… như ngập lụt, hạn hán, ngập mặn, rét đậm, nắng nóng, kiệt nước, khô cằn, trũng, ngập nước, đầm lầy…
Các vụ lúa ngắn ngày, đặc biệt là các vụ cực ngắn ngày dưới 2 tháng sẽ có ý nghĩa chiến lược khi gieo trồng vì nông dân sẽ lựa chọn được thời điểm gieo cấy ít bị đe dọa bởi các điều kiện của thiên nhiên như nắng, gió, sương, mưa rào, bão, lũ, triều cường…
Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quí Đôn cho biết lúa đạo hay đồ là tên thông dụng của lúa canh lúa nọa. Lúa canh là thứ gạo người ta thường ăn. Lúa nọa là nếp.
Ruộng nước ta thì có 2 thứ: Ruộng mùa thu gọi là ruộng mùa, ruộng mùa hạ gọi là ruộng Chiêm (hạ điền).
Lúa Canh thích hợp với ruộng Chiêm có 8 loại như :
Lúa Sài Đường: cây mềm yếu, hột lúa màu đỏ thân dài, hai đầu nhọn, vỏ dày, hột gạo màu trắng, chín sớm, nấu cơm dẻo.
Lúa Bồ Lộ: Cây lúa cứng mọc thẳng, hột lúa màu trắng, thân nhỏ tròn, vỏ mỏng, hột gạo có 2 màu đỏ trắng, chín không sớm mà cũng chẳng muộn, cơm cứng.
Lúa Thạch rất dễ sống, trồng nơi nào cũng được, cây cao thẳng, bông chia ra mấy gié, chín muộn, hột gạo trắng, rất nhiều nhựa, mềm dẻo, giã và xay bột được.
5 giống lúa Chiêm: Chiêm Di, Dự cơm mềm dẻo
Loại Chiêm Hoàng cơm cứng, Chiêm Bảo cấy ở ruộng thấp nhiều nước, Chiêm Hâm…
Lúa Canh thích hợp với ruộng mùa gồm có 23 giống như:
Lúa Bát Xuân, lúa Thông gồm có: lúa Ô Canh và Sùng Canh, gạo có 2 loại màu trắng và tím.
Lúa Bảo Thế, Từ Bồn, Bát Ải, Bát Lại, Bát Sinh, Bát Tu, Lúa tẻ chín sớm, cây và gạo đều có mùi thơm, lúa Hiên, lúa Tam nguyệt ở Nghệ An.
Lúa Điền kê (lúa Ếch) trồng vụ chiêm, vụ mùa đều đươc, trồng tháng 4 gặt tháng 7, hột lúa dài, hột gạo trắng, nhỏ… có mùi thơm, vị hậu.
Lúa Mộ trồng vùng đất núi như Thái Nguyên, canh tác bằng cách phá rừng, đốt cây lấy tro bón ruộng… trồng tháng 2, gặt tháng 6…
Ông còn ghi chép cẩn thận chi tiết các giống lúa Chiêm Thành, cũng như các giống lúa lai tạo của Chiêm Thành và nước ta.
Về các giống lúa ngắn ngày nếu ta so sánh với các giống lúa ở Ấn Độ có thời gian sinh trưởng từ 60 đến 70 ngày thì ông đã chép như sau:
Lúa Thiền Minh chỉ có 63 ngày là có thể thu hoạch; lúa Tiển Tử loại hột nhỏ chỉ trồng 60 ngày, phần lớn là giống của nước Chiêm Thành.
Ở Thái bình có giống lúa Tiên chỉ trồng trong 60 ngày gọi là Lúa Đà Lê Kiếm, lúa Xích Hồng tiên, Bát Nguyệt Tiên đều là các giống ngắn ngày, Lúa Tuyết Lý Đống, lúa Lăng (Quảng Trị) cũng là lúa 60 ngày.
Riêng giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn thì được sách Đại Nam Nhất Thống Chí trang 256 ghi như sau: "Lúa câu thân ngắn, bông nhỏ, gạo rất đỏ, ưa ruộng cao, từ lúc cấy đến lúc chín chỉ 40 ngày, cơm rắn".
Sách có ghi chú rằng phàm vật nào (giống lúa) đã chép đầy đủ trong Thừa Thiên Chí mà các nơi khác cũng có, thì không chép lại ở các tỉnh chí nữa, duy tỉnh nào có thổ sản đặc thù hoặc nhiều đặc biệt, hoặc sung lệ cống, lệ thuế thì mới chép.
Lúa có nhiều hình dáng và đặc tính: có hạt lúa dài hay tròn, dẹp hay thon, nhọn đầu hay không, có râu hay không, có lông hay không, sắc của hạt thóc có đủ các loại màu sắc từ màu vàng, vàng đậm, nâu, có vân như lúa Chày Chày hay không, có râu như lúa Bát râu hay không, tím, đen như lúa Ô tiền đạo, trắng như lúa Bạch đạo...
Gạo có loại trắng, vàng mơ hay từ đỏ nhạt sang đỏ đậm như Huyết rồng hay Gạo nếp than hay gạo có 2 màu như Gạo Bồ lộ ...cơm, cháo hay bột nấu ra có loại gạo mùi thơm như hoa lài như dứa, vị thì có loại mặn, ngọt, bùi... và màu sắc cũng rất đa dạng.
Lúa câu với một đặc tính hiếm có mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, các nhà khoa học đã lại tạo được một trong giống mới là “gạo aerobic” (lúa khí trời) vì nó cần rất ít nước tưới và một loại khác là “gạo dream” (lúa mơ) với giống lúa này hy vọng cung cấp người ăn nhiều dưỡng chất hơn thì với đặc tính siêu ngắn ngày "Từ cấy đến gặt" là 40 ngày của lúa câu. Tính siêu ngắn ngày sẽ là một biện phát giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp mà thế gới đang gặp phải, tình trạng diện tích đất dùng cho nông nghiệp bị thu hẹp lại do công nghiệp hóa, đô thị hóa...
Nếu tri thức khoa học và những tiến bộ của khoa học sinh học phân tử, thông tin sinh học… các nhà nghiên cứu về nông nghiệp về giống lúa câu này hy vọng sẽ làm thay đổi tình hình sản xuất lương thực của thế giới trong một tương lai không xa.
BONUS
MỘT GIỐNG LÚA ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRÊN THẾ GIỚI CỦA PHỦ THỪA THIÊN
Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC) của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn , Quyễn 2 phần Phủ Thừa Thiên trong đoạn viết về Thổ Sản-Loại Cốc trang 256 ghi như sau: Lúa câu thân ngắn, bông nhỏ, gạo rất đỏ, ưa ruộng cao, từ lúc cấy đến lúc chín chỉ 40 ngày, cơm rắn.
Chúng tôi thử tra cứu trong các tài liệu của Viện nghiên cứu lúa gạo thế giới (IRRI) để xem trên hành tinh này có một giống lúa nào có thời gian sinh trưởng ngắn hơn thế nữa không !
Quả thật là đáng kinh ngạc, IRRI chỉ đưa ra một tài liệu mà họ phát trên internet cho biết :
Tại Ấn Độ là nước có nhiều giống lúa ngắn ngày nhất như : OMCS 5 (CR 666-78) thời gian sinh trưởng 62-74 ngày, OMCS 2 (CR 666-36-4) thời gian sinh trưởng 62-68 ngày, OMCS 4 (CR 666-77) thời gian sinh trưởng 65-71 ngày và loại lúa OMCS1 gọi là (CR 666-36-9) có thời gian sinh trưởng từ 60-66 ngày. Đó là những giống lúa ngắn ngày nhất trên thế giới mà IRRI có được
Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia đông dân và rộng nhất, họ có một nền nông nghiệp phát triễn lâu đời , một trong những vì vua của Trung Quốc là Thần Nông. Ấy thế mà trong Vân Đài loại Ngữ Lê Quí Đôn cũng không tìm thấy giống lúa nào ngắn ngày hơn thế nữa
Theo ĐNNTC thì Phủ Thừa Thiên : Xưa là đất Việt Thường Thị ( Thượng thư Đại truyện chép rằng: “Thời Đường Nghiêu, Việt Thường thi dâng rùa lớn’’ tên Việt Thường bắt đầu từ đây; đời Tấn thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Nhật Nam...Nay lấy số dặm mà xét thì từ Quảng Bình đến Thừa Thiên trên dưới 200 dặm, năm 1853 vua Tự Đức cho hợp tình Quảng Trị vào Phủ Thừa Thiên, phủ Thừa Thiên gồm có một đạo, 11 huyện và 9 châu phụ thuộc
Hình thể của Phủ Thừa Thiên phía đông giáp biển có các phá, phía tây dựa vào núi, núi rừng chập chùng, Phá Tam Giang ở phía bắc, phá Hà Trung ở phía đông, các núi nguồn Tả Trạch vòng quanh phía nam, các núi nguồn Hữu Trạch kéo dài phía bên phải; núi sông bao quanh, ruộng vườn màu mỡ; vừa giáp biển, vùa gần núi, nên cá tôm , gỗ lạt, không sao dùng hết, thật la kho tàng của trời...
Khí hậu bốn mùa thường ấm, đầu mùa xuân đào đã trổ hoa, tháng giêng tháng hai khí trời hòa ấm, cau bắt đầu ấp bẹ, tháng ba khí trời bắt đầu nóng, tháng tư thỉnh thoảng có lụt, tháng năm tháng sáu và tháng bảy gió nam thổi mạnh, trước ngày 7 tháng 7 có mưa, tháng tám tháng chín trời mát dần thường có mưa lũ, thỉnh thoảng có gió đông và ba ngày, tháng mười trong những 3, 13, 23 thường có lụt. Trong một năm nửa mùa thu sang mùa đông thường mưa nhiều, nủa mùa xuân về sau nắng nhiều, từ tháng mười một trở về sau khí rét nhưng không giá buốt...Mỗi năm có 2 vụ lúa tháng mười cấy, tháng ba gặt là vụ Hạ, tháng năm cấy, tháng tám gặt là vụ Thu, tháng bảy và tháng tám, nếu lụt sớm thì hỏng lúa. Địa thế 9 châu phần nhiều là rừng núi, một năm chỉ cấy một mùa (tháng âm lich)
Hiện nay nông dân cũng có 2 vụ nhưng thời vụ sớm hay trể hơn gọi là vụ Hè-Thu và Đông-Xuân, tính theo tháng dương lịch
Theo như nhận xét của các sử thần biên soạn bộ ĐNNTC thời vua Tự Đức (1847-1883) thì ruộng cao là môi trường thích hợp nhất để gieo cấy đối với giống lúa câu, thổ nhưỡng của đất phủ Thừa Thiên xưa hay tỉnh Thừa Thiên-Huế-Quảng Trị hiện nay khi chúng ta khảo sát vùng đất này trên bản đồ không ảnh của hệ thống Google Map thì vùng đồng bằng phía đông và rừng núi phía tây được phân ranh khá rõ rệt bằng quốc lộ 1A chạy dài từ chân đèo Hải Vân đến cầu Hiền Lương, vùng ruộng cao đa số nằm phía tây của quốc lộ
Theo Lê Quí Đôn thì ruộng nước ta thì có 2 thứ: Ruộng mùa thu gọi là ruộng mùa, ruộng mùa hạ gọi là ruộng Chiêm (hạ điền).
Lúa Canh thích hợp với ruộng Chiêm có 8 loại như :
Lúa Sài Đường, lúa Bồ Lộ: hột lúa màu trắng, hột gạo có 2 màu đỏ trắng
Lúa Thạch rất dễ sống, trồng nơi nào cũng được, hột gạo trắng, rất nhiều nhựa, mềm dẽo, giã và xay bột được.
5 giống lúa Chiêm: Chiêm Di, Dự ,Chiêm Bảo cấy ở ruộng thấp nhiều nước,
Lúa Canh thích hợp với ruộng mùa gồm có 23 giống như:
Lúa Bát Xuân, lúa Thông, lúa Ô Canh và Sùng Canh, gạo có 2 loại màu trắng và tím.
Lúa Bảo Thế, Từ Bồn, Bát Ải, Bát Lại, Bát Sinh, Bát Tu, Lúa tẻ chín sớm, cây và gạo đều có mùi thơm, lúa Hiên, lúa Tam nguyệt ở Nghệ An.
Lúa Điền kê (lúa Ếch) trồng vụ chiêm, vụ mùa đều đươc, trồng tháng 4 gặt tháng 7, hột lúa dài, hột gạo trắng, nhỏ… có mùi thơm, vị hậu.
Lúa Mộ trồng vùng đất núi như Thái Nguyên, canh tác bằng cách phá rừng, đốt cây lấy tro bón ruộng… trồng tháng 2, gặt tháng 6…
Ông còn ghi chép cẩn thận chi tiết các giống lúa Chiêm Thành, cũng như các giống lúa lai tạo của Chiêm Thành và nước ta.
Còn Trịnh Hoài Đức phân thành hai loại ruộng .
- Loại ruộng núi, gọi là sơn điền, khi mới khai khẩn thì đẵn chặt cỏ cây, để cho khô rồi đốt làm phân tro, đến khi mưa xuống cứ thế mà gieo thóc, không cần cày bừa, dùng sức ít mà đạt lợi nhiều, trong 3, 4 năm lại đổi trồng chỗ khác. Vùng trũng, thấp thì làm ruộng núi, lâu ngày ruộng thành thục và cày bừa như ruộng thấp (thảo điền).
- Loại ruộng thấp (ruộng cỏ), có nhiều lùng, lác, lúc nắng khô nứt nẻ như vẽ mu rùa, đường nẻ sâu, phải đợi mưa ngấm cho bùn tan thì mới cày được, mà phải lựa trâu khỏe. Loại ruộng này cho năng suất cao.
Việc canh tác chủ yếu dựa vào mùa mưa, nên mỗi năm chỉ trồng một vụ. Ruộng sớm thì tháng 5 gieo mạ, tháng 6 cấy, tháng 9 gặt. Ruộng muộn thì tháng 5 gieo mạ, tháng 7 cấy, tháng 11 gặt.
Về các giống lúa ngắn ngày nếu ta so sánh với các giống lúa ờ Ấn Độ có thời gian sinh trưởng từ 60 đến 70 ngày thì Lê Qúi Đôn ghi:
Lúa Thiền Minh chỉ có 63 ngày là có thể thu hoạch; lúa Tiển Tử loại hột nhỏ chỉ trồng 60 ngày, phần lớn là giống của nước Chiêm Thành.
Ở Thái bình có giống lúa Tiên chỉ trồng trong 60 ngày gọi là Lúa Đà Lê Kiếm, lúa Xích Hồng tiên, Bát Nguyệt Tiên đều là các giống ngắn ngày, Lúa Tuyết Lý Đống, lúa Lăng (Quảng Trị) cũng là lúa 60 ngày.
Sách ĐNNTC ghi chú rằng phàm vật nào (giống lúa) đã chép đầy đủ trong Thừa Thiên Chí mà các nơi khác cũng có, thì không chép lại ở các tỉnh chí nữa, duy tỉnh nào có thổ sản đặc thù hoặc nhiều đặc biệt , hoặc sung lệ cống, lệ thuế thì mới chép.
Như vậy chắc là lúa câu không chỉ có ở Thừa Thiên mà cũng có mặt ở một số tỉnh khác nữa.
Và nếu ở Thừa Thiên thì giống lúa này trồng ở vùng nào ? và hiện nay giống lúa câu có còn hay không? Đó là câu hỏi then chốt mà các nhà nghiên cứu lúa gạo trên thế giới phải tìm cho ra.
Lúa ngắn ngày và các vụ lúa ngắn ngày đặc biệt là các giống lúa có thời gian sinh trưởng chỉ hơn một đến hai tháng có lợi điểm là tránh được ảnh hưởng các điều kiện bất lợi của thiên nhiên, môi trường.
Đặt biệt là các vụ ngắn ngày dưới 2 tháng sẽ có ý nghĩa chiến lược khi gieo trồng vì ít bị đe dọa bởi các điều kiện của thiên nhiên
Các giống lúa ngắn ngày và các vụ lúa ngắn ngày sẽ trở thành mục tiêu của ngành nông nghiệp cùa thế giới trong tương lại.
HỒ ĐẮC DUY
Cuối tháng 4 năm 2009
Nguồn: http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=5933
Thử tìm quê hương một giống lúa độc đáo của Thừa Thiên
BS Hồ Đắc Duy
Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC) trang 256 ghi ở Thừa Thiên có một giống lúa:"Lúa câu thân ngắn, bông nhỏ, gạo rất đỏ, ưa ruộng cao, từ lúc cấy đến lúc chín chỉ 40 ngày, cơm rắn".
Vậy hiện nay hạt giống lúa câu có còn hay không? Đó là một điều bí ẫn mà những người Huế , những nhà nông học, những nhà nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Thế Giới (IRRI) quan tâm.
Từ những tài liệu trong các sách của Dương Văn An nhà Mạc, Lê Quí Đôn nhà Lê, của Trịnh Hoài Đức nhà Nguyễn và đặt biệt là những ghi chú của các sử thần biên soạn sách Đại Nam Nhất Thống Chí được xuất bản dưới thời vua Tự Đức cách đây hơn một thế kỳ rưỡi chúng ta có thể mày mò phỏng đoán được quê hương của giống lúa ưu việt, một loại lúa ngắn ngày nhất của thế giới hay không?
Nguồn gene của nó sẽ trở thành một tài sản vô giá của nhân loại , từ đó các giống lúa mới sẽ được lại tạo như "gạo aerobic” (lúa khí trời) "gạo dream" (lúa mơ) mà các nhà khoa học đã thành công gần đây
Ruộng cao là ruộng thế nào, khả năng có nhiều nhất vùng nào ở Thừa Thiên ?
Trịnh Hoài Đức gọi ruộng núi, gọi là sơn điền, khi mới khai khẩn thì chặt cỏ cây, để cho khô rồi đốt làm phân tro, đến khi mưa xuống cứ thế mà gieo thóc, không cần cày bừa, dùng sức ít mà đạt lợi nhiều, vùng trũng, thấp thì làm ruộng núi, lâu ngày ruộng thành thục và cày bừa như ruộng thấp (thảo điền).
Lê Quí Đôn cũng chia ruộng ra làm 2 loại ruộng cao và thấp. Ruộng cao thường ở vùng trung du thượng du, ở đồng bằng thì ở phần đất cao thì ruộng cao, phần đất thấp trũng, đầm lầy cỏ lát là ruộng thấp, Ruộng sớm thì tháng 5 gieo mạ, tháng 6 cấy, tháng 9 gặt. Ruộng muộn thì tháng 5 gieo mạ, tháng 7 cấy, tháng 11 gặt.
Năm 1853 vua Tự Đức cho hợp tình Quảng Trị vào Phủ Thừa Thiên, phủ Thừa Thiên gồm có một đạo, 11 huyện và 9 châu, phía đông giáp biển, phía tây dựa vào núi, núi rừng chập chùng, vừa giáp biển, vùa gần núi, nên cá tôm , gỗ lạt, ruộng vườn bao la...
Mỗi năm có 2 vụ lúa tháng mười và lúa tháng năm nhằm vào mùa thu và mùa hè cũng còn gọi là vụ mùa vụ chiêm. Vùng đồng bằng phía đông và rừng núi phía tây được phân ranh khá rõ rệt bằng quốc lộ 1A.
Địa thế 9 châu phần nhiều là rừng núi, một năm chỉ cấy một mùa, vùng ruộng cao đa số nằm phía tây của quốc lộ.
Địa thế 9 châu thời Nguyễn gồm có :
Phía Tây Bắc có Châu Mường Vang giáp ranh với Ai Lao châu Mường Phong (Tầm Bồn) , châu Na Bôn còn gọi là Sa Pôn.
Phía Tây Nam có châu Mường Nong (Thượng Kế), Châu Mường Bồng (Nam Man), châu Ba Lan, châu Tá Bang, châu Xương Thịnh, Châu Mường Phìn (làng Thìn).
Hiện nay các châu kể trên nay thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông thuộc Thừa Thiên và Hướng Hóa thuộc Quảng Trị.
Huyện A Lưới có 19 xã là Hồng Hạ, Hồng Kim, Hồng Trung, Hương Nguyên, Bắc Sơn, Hồng Bắc A, Ngo Sơn, Thủy Phú, Vinh Hồng, Quảng Hương, Phong Nhâm, Hồng Thượng, Hồng Thái, Hương Lâm, A Roàng, Đông Sơn, A Đớt, Hồng Thủy.
Huyện Nam Đông có 9 xã : Xã Hương Phú, Hương Lộc, Hương Sơn, Thượng Quảng, Hương Hòa, Hương Giang, Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Nhật
Và các vùng đất miền núi phía tây của các huyện Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền và Hướng Hóa - Quảng Trị.
Trong các sắc dân thiểu số ở vùng Trường Sơn Thừa Thiên Huế - Quảng Trị thì các dân tộc chính là: Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều. Họ có một bản sắc văn hóa và phong tục khá đặc trưng trong đó có liên quan đến tập tục trồng lúa và thờ cúng.
Dân tộc Pa Kôh đông dân nhất với 18.000 người định cư ở huyện A Lưới, huyện Hướng Hóa. Họ sống xen kẻ với người Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều và có nhiều đặc điểm tương đồng với các dân tộc nhóm Môn - Khmer về trang phục, nhà ở, cách thức canh tác.
Dân tộc Bru-Vân Kiều cư trú ở miền núi Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Phần đông người Bru - Vân Kiều cư trú trong các làng tương đối biệt lập trên đồi hoặc lưng chừng núi, dọc theo các khe nước.
Người Bru-Vân Kiều mỗi năm làm 2 vụ lúa người Bru-Vân Kiều thờ thần lúa (dàng sro) gắn liền với những lễ cúng vào những dịp phát rẫy, trỉa hạt, tuốt lúa, hoặc sau khi thu hoạch.
Dân tộc Tà Ôi phần lớn sinh sống ở huyện Hướng Hóa - Quảng Trị, A Lưới và Phong Điền của Thừa Thiên Huế. Gồm có Tà ôi chính dòng, Pa cô và Pa hi...Nguồn sống chủ yếu của người Tà Ôi là làm rẫy đa canh và du canh theo lối cổ truyền còn sắc dân Pa hi thường sống ở các ngã ba sông vùng chân núi nên nghề làm ruộng có phát triển hơn. Hằng năm họ có lễ cúng hồn lúa (yang sro) và các lễ cúng khác.
Dân tộc Cơ tu tập trung chủ yếu ở miền núi phía tây huyện Phú Lộc và tây nam huyện A Lưới. Làng được bố trí theo hình tròn hoặc bầu dục, ở những nơi cao ráo, tương đối bằng phẳng và gần nguồn nước. Lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa. Xã Thượng Lộ thuộc miền núi Nam Đông là một xã có 95% dân số là người Ca Tu, xã có lễ hội mừng lúa mới vào tháng 7-10 âm lịch hàng năm.
Thời nhà Nguyễn thì 9 châu có hết 5 châu gọi là Mường :Châu Mường Vang, Mường Phong, Mường Nong, Mường Bồng. Mường Phìn
Người Kinh thường gọi các dân tộc miền núi là người Thượng, Mọi, Mường hay Mán.
Các dân tộc này có khuôn mặt, sắc da, trang phục, tiếng nói khác với người kinh.
Tuy nhiên một số ngôn ngữ của người Mường chỉ về cây lúa, gạo khi phát âm gần giống như tiếng Việt , Trung Hoa hay Thái như : Khâu, Khấu, Khạo, Đạo và một số sắc dân khác.
Đối với sắc dân Bru-Vân Kiều, Tà Ôi thì lúa gạo họ phát âm là Sor như thần lúa (dàng sro) lễ cúng hồn lúa (yang sro)
Âm Khâu, Khấu người Việt đọc trại thành CÂU, Khạo, Đạo đọc là GẠO
Vào giữa thập niên 1950 vùng cầu Lim, chợ Bến Ngự, chợ An Cựu, chợ Thông , chợ Nong, chợ Truồi, chợ Cầu Hai, chợ Sịa...là những điểm người Thượng thường về xuôi đem theo sản vật miền núi để trao đổi buôn bán với người Kinh, như mật ong, củ mài, trầm hương, khoai sắn, bắp, lông thú,...trong những sản vật đó có gạo đỏ mà người đương thời gọi là gạo mọi, hạt gạo này hạt nhỏ , dài, màu đỏ thẩm chỉ dùng để nấu cháo, làm bánh đúc hay làm rượu ăn rất ngon, bùi, có mùi đặc trưng.
THỬ ĐI TÌM GIỐNG LÚA CÂU KỲ DIỆU
Các sử thần của ĐNNTC cho rằng "Lúa câu thân ngắn, bông nhỏ, gạo rất đỏ, ưa ruộng cao, từ lúc cấy đến lúc chín chỉ 40 ngày, cơm rắn".chúng ta có thể lần ra nguồn gốc của giống lúa này qua các yếu tố ắt có và đủ phù hợp với nhận xét này chăng ?
Gạo có 3 loại : loại gạo trắng, loại gạo đỏ và một loại có vân, sọc.
Trước hết chúng ta khảo sát về danh xưng của nó.
Khâu tên thường gọi của người Mường ở Thừa Thiên để chỉ một giống lúa quen thuộc của dân tộc họ, như người ta thường gọi là lúa của người Thái , người Nhật...
Khâu hay Câu một loại phát âm na ná giống nhau của người Mường và người Việt có thể vì thế mà người Việt gọi lúa khâu là lúa câu có nghĩa nó là một giống lúa của người Mường chăng ?
Loại giống lúa này của người Mường có lẽ nó sẽ được gieo trồng đâu đó ở châu Mường Vang, Mường Phong, Mường Nong, Mường Bồng. Mường Phìn...Nay thuộc huyện A Lưới , Nam Đông, Hướng Hóa phía tây của các huyện Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền...
Người dân tộc theo nhận xét của Lê Quí Đôn thì họ khó trồng được lúa nước nên họ lương thực chính của họ là lúa nếp, lúa ngô, khoai sắn, gạo đỏ... là những giống lương thực dễ trồng miền núi và chỉ trồng một mùa
Tìm cho ra gốc gác giống lúa này công việc của các nhà nghiên cứu nông học, của IRRI và của người Huế
Tại sao vậy :
Lúa ngắn ngày và các vụ lúa ngắn ngày đặc biệt là các giống lúa có thời gian sinh trưởng chỉ hơn một đến hai tháng có lợi điểm là tránh được ảnh hưởng các điều kiện bất lợi của thiên nhiên, môi trường như thời tiết, các mùa, giao mùa...như ngập lụt, hạn hán, ngập mặn, rét đậm, nắng nóng, kiệt nước, khô cằn, trũng, ngập nước, đầm lầy...
Các vụ lúa ngắn ngày, đặc biệt là các vụ cực ngắn ngày dưới 2 tháng sẽ có ý nghĩa chiến lược khi gieo trồng vì nông dân sẽ lựa chọn được thời điểm gieo cấy ít bị đe dọa bởi các điều kiện của thiên nhiên như nắng, gió, sương, mưa rào, bảo, lũ, triều cường...
Các giống lúa ngắn ngày và các vụ lúa ngắn ngày sẽ trở thành mục tiêu của ngành nông nghiệp thế giới trong vài thập niên tới vì dân số thế giới gia tăng và đất đai canh tác thu hẹp dần.
Cần nghiên cứu các giống lúa ngắn ngày, lai tạo với các giống lúa cao sản mới có nhiều ưu điểm: ngon thơm hợp khẩu vị của nhiều loại sắc dân bởi tính chất dẽo, xốp , nở cơm hay không, tính khó lên men siu thối của cơm, cháo hay bột , cơm để lâu vẫn mềm, tính kháng sâu rầy cao, chịu hạn hán, dễ trồng, năng xuất cao...để làm thóc giống cho nông dân sản xuất
Lúa câu là một giống lúa ngắn ngày nhất trên thế giới vì thời gian từ khi cấy đến khi gặt chỉ vỏn vẹn 40 ngày mà các nhà khoa học của Viện Nghiên Cứu Lúa Thế Giới biết đến hiện nay
Với tiến bộ của khoa học sinh học phân tử, thông tin sinh học...các nhà nghiên cứu về giống lúa độc đáo này sẽ là niềm hy vọng của nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét