Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

Female Archaeologist

Hồi học đại học rồi sau đại học ở Bun, ở Bộ môn Khảo cổ học (Trường ĐH Tổng hợp Sôphia), Viện Khảo cổ học Bulgari mình thấy số nữ làm khảo cổ đông và giỏi ngang ngửa số nam. Trong khi học, cũng như khi đi thực tập, chả bao giờ thấy sự phân biệt và ưu tiên cho bất cứ giới nào cả. Chỉ đôi khi, sinh viên nữ dễ bắt xe trên đường để đi thực tập hơn sinh viên nam mà thôi. Vụ đi nhờ xe này (để tiết kiệm tiền), mình và con bạn Krasi luôn luôn gặp may,  đôi khi lại còn được lái xe mời uống cà phê nữa. Cũng vì  những vụ này mà mấy thằng bạn cùng thực tập suốt ngày ganh tị!
 
Xem ra, đối với người Bun nói riêng và người Âu nói chung, khảo cổ học cũng không có gì khác, riêng so với các ngành khoa học khác! 

Hồi sang Mã Lai, Hàn Quốc và Mỹ, mình cũng thấy khá nhiều nữ làm khảo cổ và đối với những người trong nghề, điều này chả có gì "lạ" hay "độc" cả. Ở Gua Cha (Mã Lai), mình rất thích thú khi thấy bác chủ trì khai quật đưa cả mấy đứa con đến chỗ camping của đoàn khai quật, theo lời bác vì bấy giờ là mùa hè mà mẹ mấy đứa trẻ phải đi làm!

Tuy vậy, ở Việt Nam không hiểu sao có một quan niệm khảo cổ học là nghề chỉ phù hợp với đàn ông và điều này thực sự đã gây ra một số nhận thức không đúng về nghề. Một số bài viết về nghề và người khảo cổ thường hay nói quá lên về sự vất vả, đức hy sinh và muôn vàn thứ khác nghe rất mủi lòng về phụ nữ chọn khảo cổ làm nghiệp của mình! Một cách nhìn khác thì lại thi vị hóa, lãng mạn hóa công việc của nhà nữ khảo cổ!

NHƯNG

1. Thứ nhất. Trên thực tế, phụ nữ làm khảo cổ vất vả, cực khổ một cách rất vừa phải nếu so với một số ngành khác như cầu đường, mỏ địa chất...
2. Thứ hai. Khảo cổ học không phải chỉ là  vác cuốc đi đào, công đoạn khai quật ở hiện trường chỉ là một trong vô vàn công việc mà người khảo cổ phải làm. Khảo cổ học đòi hỏi công việc nghiên cứu tỉ mỉ, dài hơi ở trong phòng. Do vậy, nghiên cứu khảo cổ học không chỉ cần cơ bắp, sức khỏe  mà còn yêu cầu sự hiểu biết xã hội sâu rộng và kiến thức của nhiều ngành khoa học.



Người ta sinh ra làm gì là do cơ duyên. Nghề chọn Người chứ không phải Người chọn Nghề và khi được chọn thì dù thuộc Giới nào cũng hãy hết lòng với Nghề!

KHÔNG CẦN ƯU TIÊN, KHÔNG CẦN PHÂN BIỆT, CHỈ CẦN HIỂU  VÀ ĐÁNH GIÁ ĐÚNG!












3 nhận xét:

  1. "Ngôi sao"cũng nghĩ vậy đấy thôi! Đúng là cơ duyên thật. Chí ít thì hai mẹ con tớ là thấy rõ nhất. Vì hồi đi học tớ cũng rất thích KCH nhg chắc là k tới số! Vậy nhg tớ k "ghen" đâu, chỉ mong "Dung nham rừng đẹp" luôn suôn sẻ trong công việc và cuộc sống. Thỉnh thoảng có dịp lại được chén cùng nhau những món ưa thích của xứ Quảng!

    Trả lờiXóa
  2. Ở VN ta, nhiều kẻ không chỉ cho rằng khảo cổ là nghề phù hợp cho đàn ông mà còn rẻ rúng phụ nữ làm nghề khảo cổ đấy cô ạ. Tất tần tật ưu tiên cho đàn ông, dù nhiều người trong số họ lười và dốt khủng khiếp (cái này là đánh giá của đồng nghiệp NB). Tóm lại, những kẻ tự cho rằng khảo cổ là nghề dành riêng cho đàn ông thì đích thị là kẻ - nói theo ông bà mình - chỉ mang tâm tính nhỏ mọn của "đàn bà" ấy cô ạ !

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn sự cổ vũ của đội nhà!
    Dù ai nói ngược, nói xuôi, kiếp này ta vẫn cứ "Đi lên non cao, đi về biển rộng"!
    Tự nhiên thèm Mì Quãng bạn nấu quá đi mất.

    Trả lờiXóa