Blogger Gốc Sậy
Lúc 15h10 VnMedia.vn đăng bài Lễ hội đền Trần sẽ không còn “cướp” ấn?
Nhà cháu đã phản hồi dưới bài :”Nếu PV Văn Thanh (và BBT VnMedia.vn) cam đoan phản ánh đúng, tôi nhờ các vị chuyển lời của tôi: Tôi đố PGS-TS Nguyễn Chí Bền trưng ra căn cứ khoa học về “Lịch sử lá ấn” như ông đã nói ở VnMedia.vn.“Tất cả chỉ là ngụy biện, . Một xuyên tạc sự thật lịch sử bây giờ được đánh tráo khái niệm thành việc Mô hình lễ phát ấn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhưng không thể dùng biện pháp hành chính để cấm đoán như ở lễ hội đền Đồng Bằng (Thái Bình) và Phủ Giầy (Nam Định) sẽ bị phản tác dụng.
Việc XUYÊN TẠC LỊCH SỬ này cần được chấm dứt. Vì:
1- Chính ông PGS-TS này từng công nhận: “Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy sẽ vẫn tiếp tục lễ khai ấn theo đúng nghi lễ truyền thống, còn việc phát ấn phải nghiên cứu cặn kẽ chứ không nên để như hiện nay. Mấy năm gần đây đã xuất hiện tình trạng thương mại hóa việc phát ấn.” (http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/430016/Le-khai-an-den-Tran-bi-thuong-mai-hoa.html )
2- Từ tháng 3 năm ngoái, nhà cháu đã có loạt bài trên blog (đã bị tin tặc phá, giờ có thể đọc ở link http://dzunglam.blogspot.com/2010/03/le-khai-en-tran-mot-xuyen-tac-lich-su.html và link http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/02/0h-hom-nay-khai-en-tran.html -http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/02/le-khai-en-tran-mot-xuyen-tac-lich-su.html …
Nhà cháu cũng đã trả lời báo Tuổi trẻ về việc Có không tục “khai ấn đền Trần”?
5- Tại hội nghị trực tuyến sơ kết việc thực hiện Công điện 162 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức, quản lý lễ hội sáng 11/5/2011, “ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ VHTTDL tại Đà Nẵng cho rằng, vì sự an toàn, đến việc đốt pháo dịp Tết Nguyên đán cũng còn phải cấm, và thực tế là đã cấm được, nói gì đến chuyện phát ấn. Nhức nhối như thế, ai cũng lên án thì vì sao vẫn cứ duy trì? Ông Tuấn đề nghị Bộ VHTTDL trình Thủ tướng cho cấm hẳn việc tổ chức phát ấn. Năm sau vẫn còn phát ấn thì đề nghị cách chức luôn Chủ tịch tỉnh. “Cứ kiên quyết như vậy là sẽ đưa lễ khai ấn trở về ý nghĩa tốt đẹp ban đầu ngay thôi!”- Ông Nguyễn Đức Tuấn nói“.
7- PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trao đổi với phóng viên Nhân Dân điện tử về vấn đề này:“Theo tôi, nghi lễ này hoàn toàn mang tính tín ngưỡng của một nhà đền, nó không liên quan đến nhà nước, đến các vua Trần, đến hành động của các quan chức thời Trần xưa trong dịp trước khi nghỉ tết và sau khi hết tết trở lại công việc bình thường đầu năm. Vì nhiều lý do, nhiều ý nghĩa mới đã được gán cho nó sau này làm di sản bị biến dạng.”
8- Tại Hội nghị đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2010 hôm 15/6/2010, “Phản pháo” lại khẳng định việc khai ấn chính là thưởng công, ban phát bổng lộc, GS Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội), Tổng chủ biên Địa chí Nam Định, khẳng định ý tưởng này mới chỉ được “nghĩ ra” trong vài chục năm gần đây, “còn cái mới nghĩ ra có hay, chuẩn không thì cứ đánh giá”, ông Ngọc thẳng thắn.
9- Bà Lê Thị Minh Lý (cục phó Cục Di sản- Bộ VH-TT-DL) cảnh báo: “ Một hiện tượng phổ biến nữa là do muốn thu hút đông khách du lịch hơn nên cố tình làm nó “thiêng” hơn, hoành tráng hơn nên càng sai lệch bản chất”
Nhà cháu tạm liệt kê vậy, kể ra thì còn nhiều ý kiến PHỦ ĐỊNH lắm lắm.Rõ ràng là có mùi tiền, là tiếp tục “chiêu “thiêng liêng hóa” lá ấn để mở rộng quy mô lễ hội, thu hút dân thập phương – xu hướng được Cục Di sản Văn hóa cảnh báo tại hội nghị tổng kết công tác quản lý lễ hội.”
“MÁU THAM HỂ THẤY HƠI ĐỒNG LÀ MÊ” !Bài gởi đến haydanhthoigian. Chân thành cảm ơn tác giả.
http://haydanhthoigian.wordpress.com/2011/05/24/%E2%80%9Cmau-tham-h%E1%BB%83-th%E1%BA%A5y-h%C6%A1i-d%E1%BB%93ng-la-me%E2%80%9D/
2. Người Nam Định muốn giữ nghi thức phát ấn đền Trần
Tại Hội nghị cộng đồng thảo luận về việc xây dựng mô hình tổ chức phát ấn tại đền Trần do Viện văn hoá nghệ thuật (VHNT) Việt Nam phối hợp với UBND TP.Nam Định tổ chức chiều 24/5, phần lớn ý kiến phát biểu của người dân phường Lộc Vượng (TP.Nam Định) đều nhấn mạnh ý nghĩa, lịch sử lâu đời của lễ khai ấn đầu năm và kiến nghị giữ nguyên nghi thức phát ấn truyền thống.
TS Nguyễn Chí Bền, Viện Trưởng Viện VHNT, đã nêu lên 3 "mặt mạnh" của lễ khai ấn đền Trần và khẳng định: "Lễ khai ấn đền Trần thu hút đông đảo du khách và là một sự kiện văn hóa hết sức đặc biệt của cả nước. Thực chất khai ấn là hình thức để các thế hệ hôm nay tưởng nhớ đến công lao của các vua Trần. Lễ khai ấn là một sản phẩm văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh của quê hương Nam Định, xứng đáng là 1 di sản văn hóa phi vật thể".
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa này cũng khảng khái "phê" 3 tồn tại lớn của lễ hội này. Thứ nhất, do thu hút quá đông du khách thập phương vào một thời điểm trong khi không gian lễ hội có giới hạn nên công tác tổ chức "rất vất vả", khả năng xảy ra những biến cố ngoài mong muốn "hoàn toàn có thể xảy ra". Năm 2011, dù thành phố đã huy động tới 2.000 người tham gia giữ gìn an ninh trật tự nhưng vẫn "không ổn". Thứ 2, vấn đề thương mại hóa quá rõ ràng với hình ảnh "chìa tiền, phát ấn", "Viết phiếu, đưa tiền". Tuy có thể hiểu đây là tiền khách công đức cho nhà đền nhưng hình thức này "quá phản cảm". Ngoài ra, các dịch vụ phục vụ du khách như trông giữ xe vẫn "chưa đạt được yêu cầu như mong muốn". Thứ 3, công tác quảng bá, giới thiệu giá trị lễ khai ấn vẫn làm chưa tốt, dẫn đến một số người hiểu sai rằng: "Cứ xin được ấn là được thăng quan, phát tài", nhất là khi thấy nhiều công chức và cả các quan chức hàng năm đều hiện diện ở lễ hội.
Tiếp theo đó, gần 10 ý kiến phát biểu của người dân địa phương đều đồng loạt khẳng định khai ấn là một tập tục lâu đời do ông cha để lại. Người dân cũng kiến nghị nên cải tiến mô hình phát ấn nhưng không thể bỏ những nét truyền thống, tiếp tục cho khai ấn và phát ấn ngay trong đêm 14 tháng Giêng như truyền thống xưa. Để hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy, các ban, ngành chức năng cần nghiên cứu mở rộng khuôn viên đền Trần, kéo dài thời gian phát ấn, tăng khối lượng ấn phát ra nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Chia sẻ các ý kiến trên, cụ Trần Huy Chiến, Tổ trưởng Tổ từ đền Trần, giải thích nguyên nhân của những tồn tại là do cung không đủ cầu, không gian đền quá chật hẹp... Do đó, theo cụ, giải pháp tối ưu nhất hiện nay là thu hồi, giải phóng mặt bằng những khu đất gần đền để có chỗ xây dựng thêm 2 dãy nhà Giải Vũ để làm nơi nghỉ ngơi cho du khách vào ngày thường và sử dụng làm nơi phát ấn vào ngày lễ. Về việc thu tiền, có cụ cao niên thì cho rằng cần phải "thu để bù chi", trả tiền công in ấn và tiền vải. Tuy nhiên, không ít ý kiến lại cho rằng : "Ấn không nên bán. Ai vào cứ phát còn người nhận ấn tuỳ tâm công đức".
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa này cũng khảng khái "phê" 3 tồn tại lớn của lễ hội này. Thứ nhất, do thu hút quá đông du khách thập phương vào một thời điểm trong khi không gian lễ hội có giới hạn nên công tác tổ chức "rất vất vả", khả năng xảy ra những biến cố ngoài mong muốn "hoàn toàn có thể xảy ra". Năm 2011, dù thành phố đã huy động tới 2.000 người tham gia giữ gìn an ninh trật tự nhưng vẫn "không ổn". Thứ 2, vấn đề thương mại hóa quá rõ ràng với hình ảnh "chìa tiền, phát ấn", "Viết phiếu, đưa tiền". Tuy có thể hiểu đây là tiền khách công đức cho nhà đền nhưng hình thức này "quá phản cảm". Ngoài ra, các dịch vụ phục vụ du khách như trông giữ xe vẫn "chưa đạt được yêu cầu như mong muốn". Thứ 3, công tác quảng bá, giới thiệu giá trị lễ khai ấn vẫn làm chưa tốt, dẫn đến một số người hiểu sai rằng: "Cứ xin được ấn là được thăng quan, phát tài", nhất là khi thấy nhiều công chức và cả các quan chức hàng năm đều hiện diện ở lễ hội.
Tiếp theo đó, gần 10 ý kiến phát biểu của người dân địa phương đều đồng loạt khẳng định khai ấn là một tập tục lâu đời do ông cha để lại. Người dân cũng kiến nghị nên cải tiến mô hình phát ấn nhưng không thể bỏ những nét truyền thống, tiếp tục cho khai ấn và phát ấn ngay trong đêm 14 tháng Giêng như truyền thống xưa. Để hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy, các ban, ngành chức năng cần nghiên cứu mở rộng khuôn viên đền Trần, kéo dài thời gian phát ấn, tăng khối lượng ấn phát ra nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Chia sẻ các ý kiến trên, cụ Trần Huy Chiến, Tổ trưởng Tổ từ đền Trần, giải thích nguyên nhân của những tồn tại là do cung không đủ cầu, không gian đền quá chật hẹp... Do đó, theo cụ, giải pháp tối ưu nhất hiện nay là thu hồi, giải phóng mặt bằng những khu đất gần đền để có chỗ xây dựng thêm 2 dãy nhà Giải Vũ để làm nơi nghỉ ngơi cho du khách vào ngày thường và sử dụng làm nơi phát ấn vào ngày lễ. Về việc thu tiền, có cụ cao niên thì cho rằng cần phải "thu để bù chi", trả tiền công in ấn và tiền vải. Tuy nhiên, không ít ý kiến lại cho rằng : "Ấn không nên bán. Ai vào cứ phát còn người nhận ấn tuỳ tâm công đức".
Báo cáo của Viện VHNT đã tổng hợp các bài báo viết về lễ khai ấn đền Trần những năm gần đây, theo đó phần lớn các bài báo tập trung nêu những vấn đề còn tồn tại trong công tác tổ chức lễ hội như tình trạng chen lấn xô đẩy kinh hoàng vào đêm khai ấn; xu hướng hành chính hóa, thương mại hóa lễ hội; cũng như vấn đề thật, giả của lá ấn và nguồn gốc của lễ khai ấn... Ông Nguyễn Viết Hưng, Chủ tịch UBND TP.Nam Định, công nhận những hình ảnh mà báo chí đăng tải là có thật, có điều chưa phản ảnh "đầy đủ, toàn cảnh" về lễ khai ấn đền Trần. Ông Hưng ủng hộ ý kiến sử dụng tiền công đức để in ấn, phát miễn phí cho du khách. Về đề xuất mở rộng không gian phát ấn, ông Hưng khẳng định thành phố đã và đang đầu tư mở rộng khuôn viên đền Trần nhưng với yêu cầu đảm bảo giữ nguyên trạng di tích đặc biệt cấp quốc gia này. Tuy nhiên, ông Hưng giữ nguyên quan điểm chỉ nên khai ấn vào tối và phát ấn vào sáng hôm sau. Cuối cùng, Chủ tịch UBND thành phố kiến nghị Viện VHNT Việt Nam sớm hoàn thành điều tra xã hội học và xây dựng mô hình phát ấn để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi mô hình này được duyệt, Viện VHNT sẽ làm các thủ tục công nhận lễ khai ấn đền Trần là di sản văn hoá phi vật thể. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét