Bài của Gốc Sậy gửi cho Archaeological*Highlights
Bác T.T. hỏi nhà cháu về bài "Trang phục triều Nguyễn của Đông A" http://donga01.blogspot.com/2011/05/trang-phuc-trieu-nguyen.html là có ý gì đây”?
Đông A viết: “… có thể thấy, hình dung của tôi về trang phục triều Nguyễn, mà tôi từng đưa trên blog này hồi tranh luận về bộ phim Đường tới thành Thăng Long, không sai chút nào. Về cơ bản, trang phục triều Nguyễn không khác trang phục triều Minh. KHÔNG BIẾT NHỮNG KẺ LA Ó “LAI TÀU” NÀY NỌ GIỜ NGHĨ SAO NHỈ?“
Xin trả nhời dư lày:
Đông A viết: “… có thể thấy, hình dung của tôi về trang phục triều Nguyễn, mà tôi từng đưa trên blog này hồi tranh luận về bộ phim Đường tới thành Thăng Long, không sai chút nào. Về cơ bản, trang phục triều Nguyễn không khác trang phục triều Minh. KHÔNG BIẾT NHỮNG KẺ LA Ó “LAI TÀU” NÀY NỌ GIỜ NGHĨ SAO NHỈ?“
Xin trả nhời dư lày:
Ô, thế ra “Đường tới thành Thăng Long” là về NGUYỄN Công Uẩn à?
Để tỏ tường cháu lại phải đọc nốt entry Trang phục thời Lý Trần như thế nào?
Trong entry ấy Đông A viết: “Bài thơ Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục" http://blogdonga.blogspot.com/2008/09/ve-mot-bai-tho-cua-ho-quy-ly.html, được cho là của Hồ Quý Ly, có câu: “Y quan Đường chế độ / Lễ nhạc Hán quân thần”. BÀI THƠ NÀY CHO THẤY, VỂ MẶT CƠ BẢN, TRANG PHỤC MŨ ÁO QUAN LẠI THỜI LÝ-TRẦN GIỐNG NHƯ THỜI NHÀ ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC (Gốc Sậy nhấn mạnh)”
Rồi lại viết: “Bức vẽ ở trên thể hiện lối ăn mặc của người Giao Chỉ tôi lấy trong bộ “Tam tài đồ hội” của Vương Kỳ, người đời Minh soạn. Như vậy dù không cụ thể, chi tiết, cũng có thể hình dung đại khái được trang phục thời Lý-Trần như thế nào. Về cơ bản, đàn ông cạo đầu, xăm mình, đội khăn. Riêng vua chúa thì búi tóc, và dùng lụa phủ búi tóc. Áo mặc có cổ tròn, thường màu sẫm. Các màu xanh, hồng, vàng, tía mà màu áo của vương hầu, dân chúng không được dùng. Theo bức vẽ của “Tam tài đồ hội”có thể thấy áo bào có cổ tròn, bốn vạt, tay áo ống hẹp. ĐÂY LÀ ĐẶC ĐIỂM KHÁC TRANG PHỤC CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ ĐƯỜNG-TỐNG (Gốc Sậy nhấn mạnh)” .
Về trang phục của Dân và vua Việt dưới 2 triều đại Lý-Trần (từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14) mà Đông A chỉ cần 2 câu thơ và 1 bức vẽ là khẳng định được, kể cũng đã là KỲ TÀI.
Nhưng theo thơ thì bảo là GIỐNG thời Đường, còn theo tranh vẽ thì lại bảo KHÁC TRANG PHỤC CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ ĐƯỜNG-TỐNG ???
Về chuyện phục trang của cái bộ phim KHÔNG NÓI RA AI CŨNG BIẾT LÀ GÌ kia, nhà cháu đã chỉ ra những chi tiết cụ thể về hoa văn NHAI NHÁI, không còn HỒN VIỆT (và nhiều sai sót khác, mời xem lại PHẢN BIỆN BÀ ĐOÀN THỊ TÌNH , BÁC DƯƠNG ‘TÀU’ KHÔNG NÊN NÓI THẾ !).
CHẮC CHẮN, VỀ TRANG PHỤC (CŨNG NHƯ KIẾN TRÚC) NGƯỜI PHƯƠNG NAM NHIỆT ĐỚI KHÔNG THỂ MẶC (VÀ Ở) NHƯ NGƯỜI PHƯƠNG BẮC ÔN/HÀN ĐỚI ĐƯỢC.
Một bằng chứng THẤT BẠI của việc sao chép khiên cưỡng là các kiến trúc gỗ trong Đại Nội Huế luôn bị mục phần chân các cột hàng ngòai cùng vì bắt chước kiến trúc thời nhà Thanh dùng kết cấu ‘đấu củng’, mái hiên chìa ra quá ít, không tránh được mưa hắt vào.
Một ví dụ về hiên đua ra quá ngắn ở các kiến trúc thời Nguyễn ở Huế \
Ảnh KTS Đòan Đức Thành ( http://img594.imageshack.us/img594/8229/dsc0983v.jpg)
Ảnh KTS Đòan Đức Thành ( http://img594.imageshack.us/img594/8229/dsc0983v.jpg)
Kiến trúc cổ truyền thống Việt luôn có Hiên đua vươn rất rộng-
Thôi, đi vào chuyên môn hẹp quá, sợ lại có người bảo TINH VI, cậy có nghề.
Bác nào thích thì xin cứ áo lông mà mặc giữa mùa Hè, hay bất chấp “trời không mưa lại cứ mặc áo mưa”.
Nhà cháu chả cản.
Nhà cháu chả cản.
Hồi ấy, quan điểm của cháu, báo Pháp luật TP.HCM gửi e.mail xin trích dẫn lên báo in và báo mạng, là:
Không thể làm phim lịch sử bằng bối cảnh nước khácTôi cực kỳ lo lắng về bản sắc dân tộc của các phim chào mừng 1.000 năm Thăng Long đã và sẽ quay ở Trung Quốc. Hoặc sẽ chẳng khác gì các phim chưởng rẻ tiền. Hoặc sẽ chẳng thể ra chất Việt.
Điện ảnh Việt Nam, những người quản lý ngành văn hóa Việt Nam đã và đang làm một việc “vô tiền khoáng hậu”: Làm phim về lịch sử dân tộc mình bằng những bối cảnh của đất nước khác. Mà quốc gia ấy, trong thời ấy và ngay cả bây giờ không bao giờ muốn chúng ta bảo tồn được bản sắc của mình.
Nguy hiểm nhất là những sự bịa đặt, vay mượn trang phục và kiến trúc Tàu này sẽ được các thế hệ sau coi là bản sắc dân tộc Việt.
Đau đớn là việc “tự chuyển hóa” này đang được thực hiện một cách chủ động.
Tôi muốn hỏi những người đã tham gia làm và muốn công chiếu bộ phim này: Các vị có bao giờ vào hùa với anh bạn hàng xóm chửi ông bà mình? Tôi chắc chắn người Trung Quốc hám tiền nhất cũng không làm điều đó.
Vậy nên đừng nói về bản sắc Việt ở bộ phim Tàu này (- trích từ blog Gốc Sậy).
(http://phapluattp.vn/2010091412152033p1021c1083/ly-cong-uan–duong-toi-thanh-thang-long-phim-trung-noi-tieng-viet.htm)
Nguy hiểm nhất là những sự bịa đặt, vay mượn trang phục và kiến trúc Tàu này sẽ được các thế hệ sau coi là bản sắc dân tộc Việt.
Đau đớn là việc “tự chuyển hóa” này đang được thực hiện một cách chủ động.
Tôi muốn hỏi những người đã tham gia làm và muốn công chiếu bộ phim này: Các vị có bao giờ vào hùa với anh bạn hàng xóm chửi ông bà mình? Tôi chắc chắn người Trung Quốc hám tiền nhất cũng không làm điều đó.
Vậy nên đừng nói về bản sắc Việt ở bộ phim Tàu này (- trích từ blog Gốc Sậy).
(http://phapluattp.vn/2010091412152033p1021c1083/ly-cong-uan–duong-toi-thanh-thang-long-phim-trung-noi-tieng-viet.htm)
Nhưng rốt cuộc, nhà cháu CHỊU, không trả lời bác T.T. được là Đông A có ý gì ở entry ấy .
vâng, đành chịu
Trả lờiXóahạt điều rang muối vietnuts
đẹp quá :)
Trả lờiXóaIn áo 3d tại Hà Nội
In phông bì tại Hà Nội
In hộp đựng Giày
In hộp đựng rượu