Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

Tò he

Tò he cụ bán mấy đồng, Con mua một chiếc cho chồng con chơi. Chồng con đánh hỏng thì thôi, Con mua chiếc khác con chơi một mình.

Không biết tò he có từ bao giờ, chỉ biết rằng trong số các trò chơi dân gian trẻ em, có lẽ tò he là một trong những trò chơi có sức sống lâu bền nhất. Và nếu ai đó có dạm hỏi về tò he thì những người biết thường nhắc đến làng Xuân La (Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội).

Xem nặn tò he ở Văn Miếu Tết Tân Mão 2011

Một hàng nặn tò he ở Văn Miếu ngày đầu xuân

Bên cạnh nguyên liệu và tò he truyền thống, năm nay có khá nhiều tò he được nặn bằng một loại nguyên liệu đặc biệt, độ bền hơn 1 năm (hơi giống đất sét Nhật Bản dùng làm hoa) 

Vẫn có một số tò he được nặn từ bột gạo nếp truyền thống trộn màu thực phẩm

Tò he thời kinh tế thị trường

 Bim đặt làm mèo Đô rê mon

Đang chờ lấy tò he Bim gặp bạn cùng lớp học đàn, vui thật là vui 

Dụng cụ làm tò he rất đơn giản, một chiếc lược nhựa nhỏ với đôi tay khéo léo và óc quan sát tỉ mỉ.

Một hàng tò he khác

Sau một lúc chờ đợi và ngắm nghía, những con tò he đã được mang về. Thành một lọ hoa trưng năm Tân Mão

Kỷ Hợi mẹ 
Ất Hợi em

Ất Sửu chị
Quý Tỵ bố



3 nhận xét:

  1. oi, em nao cung xinh, thich quaa :D

    Trả lờiXóa
  2. Hôm qua thoáng thấy 2 mẹ con ở Văn Miếu, sau lại không thấy đâu? Đến đền Sóc, nhờ được theo xe bác Hằng và bác Thu nên lên được chân tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa. Nhà Dung trùng một nửa với nhà mình nhỉ. Mà Quý Tỵ và Nhâm Thìn đều cùng mệnh lưu trường thủy, hơi bị tốt cho bình địa mộc:)

    Trả lờiXóa
  3. Hôm qua để ý mãi chả thấy Chi đâu. Mẹ con tớ năm nào cũng chỉ đi Văn Miếu với Trường, sau đó đi lên xem, mua sách ở Tràng Tiền mà. Mới mua được mấy tập Mật Mã Tây Tạng của tác giả Hà Mã hay kinh khủng.

    Trả lờiXóa