Mỗi nơi trên thế giới đều có những lễ hội đặc trưng gắn với truyền thuyết của dân tộc mình.. Người Bun có ngày lễ mừng mùa xuân đến, gọi là ngày " Bà già tháng Ba ". Sau ba tháng dài mùa đông chỉ một màu tuyết trắng ảm đạm, ngày đầu tiên của tháng Ba, người Bun mở cửa đón "Bà già tháng Ba" đưa mùa xuân vào nhà.
Theo truyền thuyết, "Bà già tháng Ba" là một phụ nữ chân khập khiễng chống chiếc gậy bịt sắt.Tính khí Bà thật là thất thường : khi hài lòng, bà mỉm cười thì mặt trời rực rỡ. Khi bà không vui, giận dữ thì lạnh lẽo ảm đạm lập tức bao phủ.. Mọi người còn tin rằng, Bà chỉ vào những nhà sạch sẽ và ngăn nắp.Vì thế, vào cuối tháng hai những căn nhà được dọn sạch để đón mùa xuân : tất cả những gì cũ và xấu của năm cũ được bỏ đi như bỏ đi những điều không tốt để dành chỗ cho cái mới.
"Bà già tháng Ba" còn khó tính trong việc chọn người đầu tiên gặp trong ngày. Vì thế những người già trong ngày 1/3 thường không ra ngoài vào sáng sớm vì không muốn làm "Bà già tháng Ba" tức giận. Bà thích gặp những cô gái trẻ, và chắc chắn rằng hôm đó trời sẽ ấm áp và đẹp.
Bà sẽ mang lại may mắn cho tất cả những ai đeo biểu tượng của ngày "Bà già tháng Ba", gọi là "Martenisa". "Martenisa" được những người phụ nữ Bun làm bằng tay từ len, sợi hay lụa với hai màu cơ bản là trắng và đỏ.Màu trắng tượng trưng cho cuộc sồng bền vững, dài lâu. Màu đỏ đem lại sức mạnh và sức khỏe cho con người và muôn loài.
Theo truyền thống, ở Bulgaria, ngày 1/3 - ngày "Bà già tháng Ba", tất cả đều đeo "Martenisa", đặc biệt là trẻ em, những người trẻ, những con vật nuôi trong nhà, cây cối trong vườn và xung quanh chỗ ở. Nếu có dịp, mời bạn hãy đến Bulgaria vào ngày lễ mùa xuân để được "Bà già tháng Ba" ban cho sức khỏe và sự tốt lành.
Bé Lily đón ngày Baba Marta đầu tiên trong đời (1.3.1986). Mới 8 tháng tuổi đã phải đi nhà trẻ, lạ nhà, lạ cô, bé khóc suốt 1 tháng. Cô giáo dỗ mãi mới chụp được cái ảnh này làm kỷ niệm. Vậy mà, mới hơn 1 tuổi đã nói tiếng Bun vanh vách: "At sưm khubavata moma - Cháu là cô gái đẹp"!
Ngày này người ta thường tặng nhau một đôi búp bê bàng len hay vải - Пижо и Пенда (Pizho và Penda). Pizho là bé trai có màu trắng chủ đạo, còn Penda là bé gái với màu đỏ đặc trưng.
Martenisa có rất nhiều hình dạng khác nhau
Martenisa khắp mọi nơi
Hoàng đinh hương cũng nở rộ khắp nơi khi mùa xuân về
Lũ sinh viên thường vào những cánh rừng quanh và trong thành phố Sophia chụp ảnh và bẻ những cành hoàng đinh hương mang về ký túc xá ở thành phố sinh viên.
Ôi những con búp bê martenisa và những cành hoàng đinh hương của một thời sinh viên đẹp như mơ!
eo oiiiii Ly that la lo^''' hihihi
Trả lờiXóaHic, ngày đấy Ly khóc dã man luôn. Nhưng chỉ sau 1 tháng quen rồi thì rất thích đến lớp.
Trả lờiXóaQuang Anh hai tuổi đi mẫu giáo, mất một tuần mẹ đưa con đi, con khóc trên lớp, mẹ khóc dưới cổng. Đêm đang ngủ thấy nó vùng dậy lao thẳng ra phía cửa sổ, hóa ra vì nằm mơ ở lớp lao ra cửa đòi về vì cửa sổ có chấn song giống như tấm chắn ở cửa lớp. Bây giờ nhớ lại cứ thương con, mình bận rộn, không có thời gian dành cho nó. Bao giờ nước mình các bà mẹ được nghỉ ở nhà nuôi con mà vẫn có lương nhỉ!
Trả lờiXóaỪa, mấy đứa cán bộ trẻ ở Khoa Sử hiện cũng đang khốn khổ về vụ gửi con đi trẻ sớm đấy. Hồi đó ở Bun, nhà trẻ hoàn toàn miễn phí,cơ sở vật chất thì miễn chê, nuôi dạy chu đáo , các cô giáo rất hòa nhã và rất xinh nữa nên trẻ con rất thích đi nhà trẻ. Mình nhớ những ngày chủ nhật cho con ở nhà nhưng ngày hai lần ra nhà trẻ nhận thức ăn mang về cho con ăn. Họ khuyến cáo các bà mẹ sinh viên, NCS không nên tự nấu vì không đủ chất và vệ sinh.
Trả lờiXóaGì thì gì, mẹ con nhà mình ơn người Bun lắm lắm!
hihi, mình chưa gặp Ly nhưng thấy mấy em sinh viên cùng khóa với Ly khen Ly xinh, dáng đẹp ( còn giỏi thì khỏi nói rồi). Trong ảnh, trông khóc thương nhỉ! "Cháu là cô gái đẹp", yêu thế!
Trả lờiXóaChà chà.
Trả lờiXóa