Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN VĂN HOÁ ĐƯƠNG ĐẠI

QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN VĂN HOÁ ĐƯƠNG ĐẠI
RUTHANN KNUDSON WOODWARD- CLYDE CONSULTANTS WALNUT CREEK, CALIFORNIA
Trong KHẢO CỔ HỌC MỸ: QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI
DAVID J. MELTZER, DON D. FOWLER VÀ JEREMY A. SABLOFF (CB)
NGƯỜI DỊCH: LÂM THỊ MỸ DUNG VÀ CHU HƯƠNG LY

Tài nguyên khảo cổ như là mối quan tâm của Cộng đồng


Quản lý tài nguyên văn hoá (CMR-Cultural Resource Manegement) hơn cả khảo cổ và hơn cả "khảo cổ học cộng đồng" hay "khảo cổ học hợp đồng” (Cleere 1984a, 1984b; Gruber trong cuốn sách này; Lipe 1984; Trigger trong cuốn sách này; cũng xem Workman 1985:1)). Trên thực tế, quản lý tài nguyên văn hoá đang trở nên chuyên nghiệp hơn, điều đó đòi hỏi một hệ thống triết học phù hợp, sự quan tâm hợp lý, giáo dục và kinh nghiệm nghề nghiệp. Các nhà khảo cổ học đã bắt đầu một cách có hiệu quả trong việc tiến tới chuyên nghiệp hoá quản lý nguồn tài nguyên văn hoá từ đầu những năm 1970, nhưng bây giờ nó trở nên phức tạp hơn nhiều, thực tiễn liên ngành nhân học ngày càng rộng hơn. Nhưng có lẽ quan trọng nhất trong quản lý tài nguyên văn hoá là phạm vi, quan điểm chủ yếu giữa những nhà khảo cổ chuyên nghiệp và nghiệp dư về bản chất cộng đồng (public nature) của những nguồn tài nguyên cũng như phương thức nghiên cứu (xem Fowler 1981). Bài viết này trước hết sẽ đề cập tới những vấn đề chung, sau đó là những yếu tố trong thời điểm hiện tại, trong cả tương lai của quản lý nguồn tài nguyên văn hoá và cuối cùng là những trách nhiệm cụ thể, những thời cơ của thực tế khảo cổ trong quản lý nguồn tài nguyên văn hoá.
Ai là người sở hữu những địa điểm khảo cổ? Hoặc những tài liệu về nó một khi chúng được mang đi khỏi những chỗ ấy? Hay những tư liệu lưu giữ thông tin về bối cảnh của địa điểm ? Ai hay cái gì có quyền nói như thế nào về các địa điểm khảo cổ, bao gồm cả thực trạng, thông tin và cả cách nó bị đối xử? Đó có thể là những câu hỏi rất đơn giản nhưng nó lại là những vấn đề cơ bản để chúng ta xem xét dưới góc độ của một nhà khảo cổ mà nó chưa được đề cập thậm chí ở trong phần mở đầu của cuốn sách dành cho những người mới vào nghề (xem Shaer và Ashmore 1985; Thomas 1979).
Câu trả lời phần nào đấy nằm trong sự xác định lịch sử về sở hữu đất đai và đấy là yếu tố quan trọng trong chính trị xã hội của khảo cổ học (Gero và những người khác 1983; Hanen và Kelley 1983; Leone 1981) và trong mối quan hệ giữa khảo cổ học và di sản (Cleere 1984a, 1984b, 1984c; Fowler trong cuốn sách này; Wilson và Loyala 1982). Ở một số quốc gia, nơi mà có sự ràng buộc trực tiếp giữa những người chủ sở hữu đất đai với những người bản địa, những người mà có những tài sản khảo cổ còn lại có thể dùng cho nghiên cứu, người chủ sở hữu những di sản này thì thường xuyên cất giữ để phô trương sự trang trọng cho mình. Ở một số nước khác, đặc biệt là ở Mỹ, nơi mà những điều luật về quyền làm chủ đất đai có sức ảnh hưởng lớn, có sự xuất hiện những xung đột chung nhằm chống lại sự quản lý nguồn tài nguyên khảo cổ.
Nước Mỹ không có những điều luật hợp pháp rõ ràng về chủ sở hữu những nguồn tài nguyên khảo cổ. Đây là một phần kết quả do không có sự kế thừa liên tục giữa cộng đồng chính trị của Hoa Kỳ và những người Mỹ tiền sử (prehistoric Americans (tức người bản địa -ND), như Fowler và Trigger đã từng tranh luận trong tập sách này. Tuy nhiên, có vấn đề trực tiếp hơn gây ra tình trạng khác biệt về lịch sử của Mỹ và Anh từ 200 năm về trước.
Vào cuối những năm 1700, khi những nước Thực dân phát triển hiến pháp và những dự luật về quyền lợi của biên giới quốc gia, nơi mà trước đó không có người Mỹ gốc Âu ( Euro-Americans) ở, vấn đề sở hữu di sản khảo cổ lại không được đề cập tới. Những tài liệu khảo cổ, phần lớn là không được biết đến trong thời điểm đó, gắn với đất đai và không được nhận thức như những giá trị cộng đồng quan trọng. Để chống lại những luật lệ được phát triển từ hệ thống pháp luật phong kiến của Hoàng gia Anh, những điều luật về quyền sử hữu riêng của những người chủ đất đai đã được thiết lập một cách rõ ràng trong Quyền và Luật mới của Mỹ, cái được coi là "Điều luật biết nói" trong Đạo luật bổ sung lần thứ Năm: "... Tài sản riêng sẽ không được dùng làm của chung mà không có sự bồi thường". Đất đai là của riêng, những thắc mắc về vấn đề tài nguyên khảo cổ đã không được đề cập tới, bởi vì những tài liệu khảo cổ đã trở thành tài sản sở hữu riêng.
Ở Canada cũng có những tình trạng giống như ở Mỹ, bởi vì những lý do lịch sử tương tự (Cinq-Mars 1984; Falkner 1977; Janes và Arnold 1983; Sutherland 1983). Nhưng ở Úc, luật pháp chung của Anh được ban bố rộng rãi và Hoàng gia giới hạn tất cả những tài nguyên di sản của những người chủ bao gồm bao gồm cả những tài sản riêng (McKinley và Jones 1979; Pearson và Temple 1984), bởi vì những người chủ này sở hữu tất cả khoáng sản của Hoàng gia. Một tình trạng không được đảm bảo cho những người chủ đất đai đã diễn ra bằng việc thông qua những đạo luật, như là Hiệp định Tài nguyên đất đai Bản xứ (lãnh thổ phía bắc) và Hiệp định Pitjantjara, “người bản xứ thâu tóm toàn bộ những lợi tức đất đai bao gồm cả bề mặt và khoáng sản bao gồm cả nguồn lợi khảo cổ học) trên phần đất mênh mông” (Berndt 1982; Knudson 1985).
Đưa ra “Đạo luật bổ sung lần thứ năm”, đạo luật về vị thế hợp pháp của chính quyền liên bang, nhà nước và địa phương hiện hành về sở hữu địa điểm khảo cổ học ở nước Mỹ hoàn toàn chỉ là sự sở hữu bề mặt. Đây là cơ sở cơ bản của “Đạo luật Cổ vật” năm 1906 (P.L. 59-209, 34 Stat. 437, 16 USC 431-433). Đạo luật này được ban bố tới công chúng ở Phần I và nó đã được áp dụng cho bất kỳ một di tích cổ nào "trên mảnh đất được sở hữu hay quản lý bởi chính phủ Mỹ" (nhấn mạnh thêm) và do đó nó cung cấp cơ sở để đánh giá những thông tin được đưa ra về các vấn đề của những nhà chức trách liên bang (tức là bằng hợp đồng, giấy phép, hay right-of-way).Tuy nhiên, sự áp dụng vị thế hợp pháp hiện nay rất đa dạng, và đây là yếu tố chìa khoá để hiểu được vai trò của chúng ta với tư cách là nhà khảo cổ học ở đất nước này. Nhưng cái ngưỡng hợp pháp kịch tính nhất trong việc quản lý nguồn tài nguyên văn hoá ở nước Mỹ đương đại và tương lai lại không phải là Đạo luật về Cổ vật năm 1906, "Moss-Bennett" (P.L. 93-291, 88 Stat. 174, 16 USC 469), hay Đạo luật về Bảo vệ nguồn Tài nguyên Khảo cổ (P.L. 96-95, 93 Stat. 721, 16 USC 470a), dù cho mỗi chúng đều đóng góp quan trọng vào việc phổ biến giá trị cộng đồng của khảo cổ học. Hơn nữa, “Đạo luật về Chính sách Quốc gia Môi trường (NEPA)” (P.L. 90-190, 83 Stat. 852, 42 USC 4321) đã ban bố việc sử dụng đất và cơ chế quản lý tài nguyên hợp pháp mà không thèm đếm xỉa gì tới khái niệm sở hữu tư nhân. Cả NEPA và cả những đạo luật, những chương trình khác về kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên được cho là động lực chính thúc đẩy đằng sau “khảo cổ học CMR,” (Lipe 1978: 143) và khái niệm về bản chất cộng đồng của mọi tài nguyên ẩn đằng sau chúng. Mỗi một người có trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên khảo cổ cần phải hiểu sự thay đổi quan trọng này trong triết học của Mỹ về nguồn tài nguyên của họ. Ngày nay và trong tương lai, nguồn tài nguyên tự nhiên, xã hội và văn hoá của Mỹ đã được thừa nhận như là một phần của tài sản quốc gia và thái độ ứng xử với chúng liên quan đến vấn đề cộng đồng. Điều đó thực sự đúng ngay cả ở trong viễn cảnh quốc tế, nơi mà “sự biến đổi của môi trường quốc tế thể hiện sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của con người về cuộc sống trên trái đất”, bao gồm cả “môi trường văn hoá” (Caldwell 1984: 3-4)..
Trong suốt một thế kỷ qua, những nhà khảo cổ có hành lang pháp lý để thông qua những đạo luật khẳng định rằng tài nguyên khảo cổ là một phần của tài sản quốc gia. Rất nhiều những lời mở đầu chung trong những cuốn sách về nhân chủng học hay khảo cổ học giải thích về sự quan trọng của tài nguyên khảo cổ trong việc cung cấp những thông tin cho các giá trị xã hội cộng đồng (xem thêm Beals và những người khác 1975: 16-19, 687-699). Lyon (1982) đã đưa ra kỷ nguyên Hạ thấp thực tiễn khảo cổ học cộng đồng chính yếu (Major Depression-era public archaeological practice). Khái niệm đó đã được nhắc đến trong Đạo luật về Cổ vật năm 1906 và trong đạo luật Nguồn Cứu hộ năm 1960 (P.L. 86-523, 74 Stat. 220, 16 USC 469-469c) cùng với phần được sửa đổi năm 1974, nhưng nó cũng chẳng rõ ràng gì hơn. Và một lần nữa, có thể chính nó là một phần rộng lớn của chức năng của sự không liên tục về di truyền giữa những người bản địa ở khu vực khảo cổ và cộng đồng hiện đại (bao gồm cả những nhà khảo cổ) ủng hộ việc khai quật địa điểm. Trái lại, Đạo luật về những Địa điểm Lịch sử năm 1935 ( P.L. 74-292, 49 Stat. 666, 16 USC 461-467) và Đạo luật Bảo tồn Lịch sử Quốc gia năm 1966 (P.L. 89-665, 80 Stat. 915, 16 USC 470), bao gồm cả bản bảo cáo rõ ràng về hiện trạng chung của những công trình lịch sử ( Uỷ thác Nhà nước (National Trust) về Bảo tồn Lịch sử 1980,1983), ở đây đã nói về tiếp nối văn hoá và mối quan hệ cùng gốc giữa những người bản địa và những người đương đại. Đạo luật về Bảo vệ nguồn Tài nguyên Khảo cổ năm 1979 (P.L. 96-95, 93 Stat. 721, 16 USC 470a) nói rằng "tài nguyên khảo cổ trên đất công hay đất của những người Anhđiêng là một phần không thể thay thế của tài sản Quốc gia" (Phần 2 (a); nhấn mạnh), nhưng nó không được triển khai một cách rõ ràng, trái lại, Đạo luật về Bảo vệ nguồn Tài nguyên Khảo cổ (phần 101, nhấn mạnh) khẳng định rằng
(a)... Đây là chính sách nhất quán của chính phủ Liên bang... để tận dụng mọi cách thức khả thi và giới hạn... nhằm khuyến khích và xúc tiến những phúc lợi chung, để xây dựng và bảo tồn những điều kiện mà trong đó (con người) và tự nhiên có thể tồn tại trong sự hài hoà và đáp ứng những đòi hỏi phát sinh của xã hội, kinh tế và những vấn đề khác từ những thế hệ hiện nay và tương lai của nước Mỹ.
(b)... Đây là trách nhiệm nhất quán của chính phủ Liên bang, trong việc tận dụng mọi phương thức khả thi... để cải thiện, kết hợp những kế hoạch, chức năng, cũng như chương trình của Liên bang, và cuối cùng là nguồn tài nguyên để dân tộc có thể
(1) Thực hiện những trách nhiệm cho mỗi thế hệ chăm sóc môi trường docác thế hệ mai sau uỷ nhiệm .
(2) Bảo đảm cho mọi người Mỹ sự an toàn, lành mạnh, điều hữu ích, vẻ đẹp và văn hoá của môi trường bao quanh.
(3) Đạt được đến trình độ tốt nhất trong việc sử dụng những lợi ích của môi trường mà không gây nên bất kỳ sự suy thoái, sự rủi ro về an toàn sức khoẻ, những rắc rối không ai mong muốn và những hậu quả không trù tính trước nào.
(4) Duy trì những khía cạnh quan trọng của lịch sử, văn hoá, tự nhiên của di sản dân tộc chúng ta và gìn giữ bằng mọi giá một môi trường tạo ra sự đa dạng và phong phú cho sự lựa chọn của mỗi cá nhân.
(5) Đạt được sự cân bằng giữa dân số và sử dụng tài nguyên sẽ cho phép nâng cao chất lượng và tiện nghi cuộc sống; và
(6) Nâng cao khả năng phục hồi nguồn tài nguyên và tiếp cận một cách nhanh chóng trong việc phục hồi, tái chế nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt.
(c) Nghị viện đã nhận ra rằng mỗi một con người nên sống trong môi trường trong lành và phải chịu trách nhiệm góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao môi trường.
Đây là những trích dẫn đầy đủ hơn về quản lý những địa điểm khảo cổ dưới một vài đoạn của Đạo luật về Bảo vệ nguồn Tài nguyên Khảo cổ, Đạo luật về bảo vệ nguồn tài nguyên khảo cổ đã được bổ sung năm 1980 (P.L. 96-515, 94 Stat. 2987, 16 USC 470) , và những đạo luận dự kiến, như Quản lý Đất đai Liên bang và Đạo luật Chính sách năm 1977 (FLPMA) (P.L. 94-579, 90 Stat. 2743, 43 USC 1701), và Đạo luật Quốc gia về Quản lý rừng năm 1976 (P.L. 94-588, 90 Stat. 2949, 16 USC 1600), và Kiểm soát Khai khoáng Bề mặt và Đạo luật Khai hoang năm 1977 (P.L. 95-87, 91 Stat. 445, 30 USC 1201 và tiếp theo) mà tất cả chúng đều phải thay đổi để tuân theo những Đạo luật về Bảo vệ Nguồn tài nguyên Khảo cổ, điều đó là kết quả của sự bổ sung chính sách về những giá trị công đồng cho tất cả những địa điểm khảo cổ. Thêm vào đó là sự gia tăng của khảo cổ học lịch sử, lĩnh vực mà ở đó có sự liên tục văn hoá và tông tộc trực tiếp giữa quá khứ và hiện tại, khuyến khích nhận thức của cộng đồng về giá trị . Điều này được củng cố bằng một đoạn văn bản của Nghị quyết Chung của Tự do Tôn giáo Da đỏ Mỹ ( AIRFJR) vào năm 1978 (P.L. 95-341, 92 Stat. 469, 42 USC 1966) (Cơ quan Đặc nhiệm Liên bang năm 1979) và sự gia tăng độ phức tạp chính trị của cộng đồng người Mỹ Bản địa, và sự nhận thức rõ ràng của cộng đồng này về tính tiếp nối giữa cộng đồng hiện tại của họ và những nguồn tài nguyên khảo cổ đã được nghiên cứu ở tại đất nước này (Holmes 1982).
Với tư cách là nhà khảo cổ học, chúng ta đã làm cho những chính trị gia lớn (và bằng sự lôi kéo các cử tri ủng hộ cho họ) tin vào ý nghĩa của nguồn tài nguyên khảo cổ (Knudson 1982). Một khi đã được tin tưởng, việc bổ sung những chính sách như thế không cho phép ai (kể cả những nhà khảo cổ học) đứng ngoài quy trình giải trình cộng đồng nhằm xử lý những nguồn tài nguyên đó.
Theo cách đó, ”có một sự đồng lòng đạo đức sâu rộng rằng sự bảo tồn lâu dài một phần đáng kể quá khứ văn hoá của chúng ta có lợi cho cộng đồng nhân loại” (Knudson 1984: 245-247). Việc quản lý những nguồn tài nguyên văn hoá của chúng ta cần được thực hiện trong bối cảnh của những mục đích cộng đồng đa dạng, và những nhà khảo cổ học cần có một trách nhiệm đạo đức để hành xử đúng mực trong bối cảnh cộng đồng này.
Trong suốt năm mươi năm tiếp đó, hầu hết tiền bạc dành cho khảo cổ học ở mọi nơi trên thế giới đều được đưa đến từ những két bạc cộng đồng, hoặc từ những nhà đầu tư, người mà bị luật pháp yêu cầu đóng góp để phục vụ cho khảo cổ học. Hầu hết những đề án có liên quan tới khảo cổ học sẽ được liên hệ tới những vấn đề cộng đồng lớn hơn và sẽ chia sẻ với “khảo cổ học” ở bối cảnh rộng hơn của “quản lý tài nguyên văn hoá”, và thậm chí rộng hơn nữa trong bối cảnh quy hoạch và quản lý môi trường tài nguyên đa dạng. Công chúng sẽ đòi hỏi rằng tiền bạc phải được sử dụng một cách có hiệu quả, và đòi hỏi một cách rất bình thường rằng công việc khảo cổ cần được thực hiện có hiệu quả, đúng quy cách và công khai những vấn đề phát sinh (xem Keel 1979 về đánh giá tương tự).
Phạm vi của Quản lý Tài nguyên Văn hoá Đương đại
Khái niệm Tài nguyên ”Văn hoá”
Thuật ngữ “quản lý tài nguyên văn hoá” (CMR) được những nhà khảo cổ học nhân chủng học làm việc tại Cơ quan Vườn Quốc gia (NPS) và những cơ quan liên bang khác đưa ra vào đầu những năm 70 (Lindsay và Lipe 1974). Đó là sự phản ứng lại nghĩa rộng của thuật ngữ “khảo cổ học chữa cháy/ khảo cổ học cứu vãn” (Lipe 1978: 121-122; nhưng cũng xem Dunnell 1985; Haag 1985; Haury 1985; Jennings 1985), một sự đáp lại yêu cầu của Đạo luật về Chính sách Môi trường Quốc gia và những phương hướng kế hoạch và quản lý mới khác, một ảnh xạ của kiểu đào tạo khảo cổ học kinh viện truyền thống của thập kỷ 60 và sự phản ứng lại nghĩa vụ quản lý các địa điểm khảo cổ tiền sử trong cộng đồng những người Mỹ bản xứ. Trong suốt thập kỷ sau đó (Dickens và Hill 1978; McGimsey và Davis 1977; Matheny và Berge 1976) thuật ngữ này đã được sử dụng tương ứng với những thuật ngữ "khảo cổ học công chúng", "khảo cổ học hợp đồng” hay "khảo cổ học chính phủ".
Tuy nhiên, trong một vài năm cuối , thuật ngữ này đã hoặc đang bị hàm ẩn trong ý nghĩa rộng rãi của mức độ quan tâm hợp lý, là tất cả các lý do trọng điểm về sự bảo vệ những khía cạnh của văn hoá trong cuộc sống của chúng ta. Ngày nay, ở hầu hết mọi nơi (liên bang, nhà nước, nghiên cứu môi trường địa phương hay dự án nghiên cứu) quản lý tài nguyên văn hoá liên quan tới nhiều thứ và những cách cư xử phản ánh một cách quan trọng nền văn hoá truyền thống của chúng ta, "toàn bộ phức hợp gồm tri thức, niềm tin, hành động, luật pháp, thói quen, những khả năng khác và thói quen đạt được (bởi con người) được xem là những thành viên của xã hội" (Tylor trích dẫn trong Bealss và những người khác 1975: 704). Sự nghiên cứu và niềm yêu thích lớn về ngành nhân chủng học đã làm nền tảng cho sự lựa chọn của thuật ngữ quản lý tài nguyên văn hoá đang được dần trở nên thực tế.
Trong một dãy những sự quan tâm ẩn dưới khối rubic quản lý tài nguyên văn hoá, cấu trúc đánh giá tương tác của môi trường chính là một minh hoạ hữu ích. Hội đồng về qui chuẩn Chất lượng Môi trường phác thảo nên những yêu cầu để Đánh giá Tương tác Môi trường (EIS) định rõ rằng đây là mục quan trọng dưới tiêu đề “Môi trường Nhân tác”, nhưng họ không đưa ra danh sách về chủ đề được đề cập ở trong mục đó. Sau khoảng 15 năm hoạt động EIS đã đề ra các chủ đề chính: chất lượng không khí, địa chất học, đất đai, bề mặt và nước ngầm, những sinh vật sống trong nước và đất, kinh tế xã hội, sử dụng đất và tái tạo, nguồn tài nguyên văn hoá, nguồn tài nguyên sinh vật cổ, nguồn tài nguyên thị giác (visual resources) và âm thanh. “Kinh tế xã hội” là một thuật ngữ bao trùm, nó bao gồm phục vụ xã hội, kinh tế, nhân khẩu học, phúc lợi cộng đồng, và những tương tác biện lý (fiscal impacts). Nó đôi khi còn hàm chứa cả nghĩa tương tác xã hội, chú trọng hơn tới những giá trị văn hoá truyền thống (ví dụ Ban Nội vụ Hoa Kỳ (1983) đánh giá tác động của New Mexico lên những giá trị Navajo truyền thống). “Tài nguyên văn hoá” tới nửa đầu thập kỷ bảy mươi thường bị hạn chế trong việc dùng để chỉ các công trình lịch sử và các địa điểm khảo cổ. Hiện nay khái niệm này thường xuyên được dùng để chỉ:
1. Những nguồn tài nguyên khảo cổ học tiền sử, lịch sử, công nghiệp, thương nghiệp trên đất liền và dưới biển, chú trọng tới những cái đủ tiêu chuẩn được công nhận là Khu bảo tồn lịch sử Quốc gia (36 CFR 800).
2. Những công trình lịch sử, hay kiến trúc, công trình cơ khí (xem Fitz Simons 1968-1973; Johnson 1985; Ban Nội vụ Hoa Kỳ 1981) chính thức (xem Fitch 1982) hay địa phương (xem Brunskill 1982; Glassie 1975; Marshall 1981; Pillsbury và Kardos 1969; Wilson 1984) hay phong cảnh văn hoá (xem Jakle 1980; Jellicoe và Jellicoe1982; Melnịc 1980; Stilgoe 1982), một lần nữa chú trọng tới những cái đủ tiêu chuẩn được công nhận là Khu bảo tồn Lịch sử Quốc gia và đủ điều kiện để đăng ký với Cục Khảo sát Di tích Lịch sử Mỹ (HABS) hoặc HAER).
3. Các giá trị truyền thống hay văn hoá “phi vật thể”, bao gồm cả những tín ngưỡng cổ xưa của người Mỹ theo Đạo luật Tự do Tôn giáo của người da đỏ Châu Mỹ (xem Uỷ ban Oregon về Phúc lợi Anh Điêng 1980), những truyền thống văn hoá dân gian và lịch sử truyền miệng (xem Chambers 1985a; Howell 1981; Huth 1941; McDaniel 1982; Sitton và những người khác 1983).
Giống như những vấn đề về môi trường, những vấn đề về “nguồn tài nguyên văn hoá”, ngày nay được nhắc đến ở hầu hết các khu vực quy hoạch tại khắp nơi trong cả nước. Việc quản lý nguồn tài nguyên văn hoá có thể bị ảnh hưởng bởi những đề án lớn hoặc phụ thuộc vào những kế hoạch quản lý có phần phức tạp, rắc rối, hay bất cứ một loại đề án nào. Nó bị ảnh hưởng bởi vấn đề chuyên môn về thời tiền sử, lịch sử và khảo cổ biển; tìm kiếm thông tin (như Cơ quan Lưu trữ và Ghi chép Quốc gia Mỹ 1974), tài liệu, lời kể, kiến trúc và lịch sử cơ khí (xem Karamanski 1985), nhân học, và những nghiên cứu về đời sống dân gian; cũng như những đặc điểm riêng về vùng, hay về văn hoá. Nguồn tài nguyên văn hoá có tác động đến những kế hoạch đánh giá hay quản lý, bao gồm cả sự đề nghị để tránh bất kỳ một tác động bất lợi nào, cần phải dành riêng một phạm vi tối đa cho những đánh giá có tính thời sự hay nguyên tắc. Một lời đề nghị rằng những đường ống dẫn cần phải di rời để tránh những ảnh hưởng nghiệm trọng có thể xảy ra tại những địa điểm khảo cổ, một lời đề nghị tránh những ảnh hưởng mỹ quan trong việc đặt những phần bảo vệ đường ống dẫn xuyên qua rừng hơn là qua đồng cỏ. Những người đang hành nghề quản lý nguồn tài nguyên văn hoá vì vậy cũng cần phải có sự hiểu biết, sự nhạy cảm tới tất cả những vấn đề về môi trường khác, những vấn đề phải được đề cập trong cách quản lý và các kế hoạch. Hơn nữa, phát triển những kế hoạch chính là kết quả của cách quản lý chắc chắn và hiệu quả trong lịch sử quản lý nguồn tài nguyên văn hoá của chúng ta, những nhà chức trách cần phải quan tâm đến ngân sách, thời gian biểu, nhân viên, hiệu quả liên lạc với người hoạch định chính sách phi khảo cổ học.
Năm 1980, bằng một phần trong Đạo luật Bổ sung về Bảo tồn Lịch sử Quốc gia, Quốc hội đã chỉ thị cho Bộ Nội vụ Mỹ và Thư viện của Trung tâm văn hoá dân gian Mỹ của Quốc hội cần
Trình bày một bản báo cáo tới Tổng thống và Nghị viện trong việc giữ gìn và bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể... Bản báo cáo này sẽ bao gồm cả những lời đề nghị về việc lập pháp và những hoạt động hành chính của chính phủ liên bang nhằm giữ gìn, bảo vệ và khuyến khích mở rộng nhiều lĩnh vực truyền thống lịch sử, dân tộc, và văn hoá dân gian truyền thống làm cơ sở và biểu hiện sống động ở di sản Châu Mỹ chúng ta (P.L. 96-515, mục 502).
Nghiên cứu về bảo tồn văn hoá (Loomir 1983) có thể là xác định thông dụng về “nguồn tài nguyên văn hoá” đối với Chính phủ Liên bang hiện tại và trong tương lai. Nền tảng nhận thức của nó là nhân học, “di sản văn hoá” được dùng để xác định như một tập hợp những tài nguyên, giá trị hữu thể và vô thể, rõ ràng bao gồm cả nguồn tài nguyên lịch sử và khảo cổ. Một định nghĩa tương tự đã được sử dụng trong Hội đồng Nguồn tài nguyên Quốc gia, Uỷ ban Nghiên cứu Môi trường (1982), những dự án nước sạch liên bang cần đến sự đánh giá việc quản lý nguồn tài nguyên văn hoá. Mới gần đây, Uỷ ban Di sản Califonia (1984) đã dùng định nghĩa rộng này về “nguồn tài nguyên di sản văn hoá” để hoạch định những đánh giá có giá trị lâu dài về phương hướng bảo tồn công trình lịch sử quốc gia hay chương trình quản lý tài nguyên văn hoá.
Khái niệm ”Quản lý“
Đạo luật về khảo cổ học của Liên bang (được phát triển từ việc hưởng ứng chương trình giải đáp và sự cố gắng vận động hành lang ở nghị viện của các nhà khảo cổ học) đã có tác dụng, một sự đối phó với việc biến mất dần những nguồn tài nguyên không thể phục hồi. Sự điều chỉnh về dự luật và phương thức tiến hành đã quy định những thói quen của mọi người trong việc sử dụng những tài nguyên đó như thế nào. Chính phủ chưa bao giờ vạch ra một chương trình quốc gia để kiểm kê vị trí của toàn bộ các địa điểm, để có được những ý kiến đánh giá tương đối về cái gì cần được bảo vệ, sử dụng và cái gì có thể phá huỷ mà không cần bảo vệ. Điều này có lẽ phản ảnh một mối bận tâm bên trong trong suốt thế kỷ trước với việc phát triển khảo cổ học như là một nghề nghiệp được thừa nhận với những phương thức nghiên cứu, những phương pháp kỹ thuật, và những nguyên tắc riêng và đạo đức (Wildesen 1984). Điều này cũng thừa nhận, cho đến gần đây, sự thiếu phương thức tiếp cận, thiếu những công cụ để sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia (xem Spaulding 1985: 3070, thiếu quá trình chuyên nghiệp hoá và thiếu những định hướng quan trọng trong việc thăm dò và khai quật khảo cổ (Gero 1985).
Trái lại, Đạo luật Bảo tồn Lịch sử Quốc gia , Chính sách Môi trường Quốc gia và dự luật quản lý sử dụng đất đai đang tiên phong thực hiện, và hướng tới để phát hiện và ước lượng về nguồn tài nguyên để có thể quản lý hữu hiệu hơn. Quản lý là một chính sách quốc gia phổ biến trong việc xử lý ra sao đối với các nguồn tài nguyên văn hoá, chính sách đó đang được bổ sung bởi cơ quan liên bang để đáp lại những phát hiện chung về mặt ý nghĩa và những giá trị lâu dài của nguồn tài nguyên văn hoá. Nhân tố quyết định của nỗ lực quản lý này là sự quy hoạch và Đạo luật Bảo tồn Lịch sử Quốc gia ( Điều 102 (a) (20 trong Đạo luật gốc năm 1966 (Điều 101 (b) (3) trong Điều luật bổ sung năm 1980) yêu cầu rằng mỗi bang cần phát triển “kế hoạch bảo tồn lịch sử toàn liên bang”. Trong mười lăm năm trước, một cơ sở dữ liệu lớn được phát triển. Điều đó nói với chúng ta rằng, bất kỳ địa điểm nào, đã được hay chưa được xác định, và những địa điểm được biết đến với nhiều khả năng có ý nghĩa kỹ thuật, lịch sử hoặc văn hoá xã hội hơn (King 1981). Cơ sở dữ liệu cho phép chúng ta có thể dự báo trước sự phân loại của những giá trị khảo cổ quan trọng, do đó nó làm cho những quyết định của người quản lí có cơ sở hơn. Tất cả những vấn đề đó là nền tảng cho kế hoạch tốt hơn.
Cơ quan Bảo tồn Quốc gia đã chỉ đạo phát triển kế hoạch bảo tồn lịch sử toàn liên bang (Bộ Nội vụ Hoa Kỳ 1980) ; Hội đồng Cố vấn về Bảo tồn Lịch sử (1982) đã phác thảo một bản báo cáo về tình hình quy hoạch, họ tin là cần thiết phải cung cấp một bối cảnh tiến hành hoạch định kế hoạch; Quân đội Mỹ và Cơ quan Bảo tồn Quốc gia gần đây có ký hợp đồng phát triển đề cương về những hoạt động có tính quốc gia hợp với dự án để Quân đội tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý khảo cổ (Knudsson và những người khác 1983). Nhiều những kế hoạch bảo tồn lịch sử bang đã được phác thảo trên khắp cả nước (xem Brown và những người khác 1982; Lyneis 1982; Hội đồng Lịch sử Massachusets 1980). Tất cả những điều đó đã cung cấp cơ sở để quyết định về cách xử lý đối với từng nguồn tài nguyên một cách tổng hợp hơn là xử lý đơn lẻ .
Trách nhiệm và thời cơ của khảo cổ học
Tất cả các nhà khảo cổ chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều có trách nhiệm thông báo với mọi người cách xử lý đúng đắn nhất với nguồn tài nguyên khảo cổ (địa điểm, hiện vật, vật, mẫu, dữ kiện, tài liệu ghi chép, báo cáo) có thể cả trong phạm vi giá trị văn hoá khác, chương trình quản lý nguồn tài nguyên khác và cả chính sách hiện tại. Có rất nhiều tranh cãi về những hướng nghiên cứu của các nhà khảo cổ học xung quanh vấn đề phạm vi giàng buộc, quản lý chung (Brose 1985; Keel 1979; Lipe 1978; Knudsson 1979; Portnoy 1978; Mayer Oakes và Portnoy 1979; McGimsey và Davis 1977; Bộ Nội vụ Hoa Kỳ 1985; 24-29), nó bao gồm cả gánh nặng về tiền bạc mà Quỹ Khoa học Quốc gia trả và tiền tư nhân phải chi trả để kiếm được giấy phép triển khai công việc.
Việc xử lý đúng đắn, bao gồm cả trách nhiệm của những nhà khảo cổ chuyên nghiệp tìm hiểu nhu cầu của chi nhánh hay công ty để nghiên cứu giải quyết vấn đề tài chính và bằng sự hiểu biết, để tiến hành và tuân theo hợp đồng rằng khi cần thiết có thể trao đổi trực tiếp. Việc xử lý đúng đắn cũng bao gồm cả trách nhiệm của những nhà khảo cổ trong việc bảo vệ, và nếu có thể để đề cao, giá trị nghiên cứu của những nguồn tài nguyên khảo cổ đến mức có thể, dành riêng để trao đổi với khách hàng về những yêu cầu và điều kiện của họ. Nó cũng bao gồm cả trách nhiệm, đến mức tối đa, khai báo nội dung của những giá trị phát sinh trong những nghiên cứu, tới công chúng dưới hình thức dễ hiểu nhất. Hơn nữa, hình thức ấy cần phải linh hoạt như là thời trang để những nhà khảo cổ nghiệp dư có thể tiến tới hiểu một cách sâu sắc về giá trị chung trong tác động của những vấn đề của xã hội hiện đại tới các khía cạnh lịch sử .
Hiện tại, và cả trong tương lai, quản lý nguồn tài nguyên khảo cổ sẽ nằm trong phạm vi của “ngành quản lý nguồn tài nguyên văn hoá”. Do đó trách nhiệm của những người thực hành khảo cổ là phải quen với những giá trị chuyên nghiệp, nghiệp dư và khách hàng dưới sự che trở của Quản lý Nguồn tài nguyên văn hoá và với tất cả những nội dung liên quan tới tất cả những cách thức quản lý nguồn tài nguyên văn hoá khác, đưa ra phạm vi của hoạt động quản lý nguồn tài nguyên văn hóa. Cùng với những hiểu biết sâu sắc, đưa ra phạm vi chính trị xã hội của khảo cổ học, đó cũng là trách nhiệm của những nhà khảo cổ chuyên nghiệp để tạo mối liên hệ với những hoạt động khác của quản lý nguồn tài nguyên văn hoá.
Tin tức tốt là sự thi hành trách nhiệm luôn kèm theo cả những cơ hội lớn. Điều quan trọng nhất là việc bổ sung thêm nhiều những dữ liệu nghiên cứu từ thập kỷ trước và có khả năng nó sẽ tiếp tục được bổ sung một cách đáng kể. Một ví dụ là những bản tóm tắt về kế hoạch định hướng khảo cổ học đưa ra cho chúng ta những số liệu lớn về các địa điểm, một nhân tố chủ yếu trong việc xác định vị trí một cách rõ ràng hay nghiên cứu phương tiện sinh sống.
Những số liệu đó đem lại rất nhiều cơ hội cho những dự án trợ cấp mang lại những hiệu quả lợi nhuận, sử dụng cho những quỹ nghiên cứu ít ỏi từ Hiệp hội Địa lý Quốc gia thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia (Casteel 1980; Yellen và những người khác 1980; Yellen và Greene 1985). Hơn nữa, thu thập và đánh giá những dữ liệu khảo cổ kết hợp với việc thu thập những dữ liệu khác đem lại cơ hội nâng cao hơn tính sâu sắc của những nguyên tắc cho việc nghiên cứu khảo cổ học của chúng ta. Một ví dụ như là một cơ hội đã được sự đánh giá của Cơ quan Đánh giá ảnh hưởng Môi trường EIS về ảnh hưởng của nguồn tài nguyên văn hoá tới địa điểm trong đề án sản xuất về điện (Bộ Nội vụ Hoa Kỹ 1982, 1983). Một ví dụ khác là sự hoàn thiện nguồn tài nguyên văn hoá và chương trình khai thác trong phạm vi của dự án phát triển xây dựng (Knudson 1983).
Các nhà khảo cổ học được huấn luyện cơ bản như là những nhà khoa học xã hội, nếu không đặc biệt như những nhà nhân chủng học hoặc nhà lịch sử học hoặc trong Nghiên cứu Châu Mỹ. Giống như một nhà khảo cổ học được huấn luyện về nhân chủng học, tác giả này nhận ra rằng khảo cổ học trong phạm vi quản lý Nguồn Tài nguyên Văn hoá mang lại sự thực tế hơn cho tiêu chuẩn đào tạo và thực hành về khảo cổ học trong đó nó thúc đẩy những nhà nghiên cứu hiểu và điều khiển một cách có hiệu quả về xã hội, kinh tế và chính trị của những tiểu văn hoá của những đoàn, những sở nơi mà họ phải làm việc: Những công sở của liên bang, những chuyên viên dầu và gas, những cố vấn về công trình và kiến trúc, và những vấn đề khác. Những nhà khảo cổ chuyên nghiệp khác hình như cũng cho rằng nó có thể đúng (Nelsson và Paredes 1985; Opie 1983).
Lipe (1978: 133) đã chú giải rằng trong những phạm vi hiện tại của thực tiễn khảo cổ một trong những điều cần thiết nhất có thể là lời mở đầu của "sự đổi mới hơn". Drucker ( 1985: 67) định nghĩa sự đổi mới "sự nỗ lực tạo ra sự biến đổi quan trọng trong tổ chức kinh tế hoặc tiềm lực xã hội" và giải thích rằng "sự đổi mới có thể được điều khiển một cách có hệ thống - nếu ai đó biết nơi nào hoặc làm thế nào ". Drucker đã thảo luận về sự đổi mới trong phạm vi thương mại của sự phấn đấu cho những thành công trong cạnh tranh, nhưng lại đưa ra phạm vi chung về khảo cổ học cho rằng nhừng người hành nghề khảo cổ đang đấu tranh vì những mục tiêu giống nhau. Phạm vi đó đã đưa ra những trách nhiệm cũng như các cơ hội về ý nghĩa của sự đổi mới. Trong trường hợp đặc biệt, sự cân bằng về những giới hạn trong ngân quỹ của quân đội Mỹ với cái hoàn thành những khái quát về khảo cổ và những kế hoạch quản lý ở nhiều những hệ thống của nó chống lại sự đổi mới vay mượn của những khái niệm từ cách phân tích (Goddard 1984, Keeney và Raiffa 1976) để hoàn thành việc kiểm kê kế hoạch quản lý khảo cổ mà hiện giờ đang dẫn đầu cách quản lý chắc chắn về ý nghĩa thời tiền sử và nguồn tài nguyên khảo cổ lịch sử trong những cơ sở đó (Constance Ramirez 1985, Bộ Quốc phòng, trao đổi cá nhân).
Như Wildesen bình luận tại cuộc mít tinh hàng năm lần thứ 50 của SAA trong khi đọc bài viết này của tác giả:
Điều quan trọng nhất của cuộc hành trình dài, chúng ta phải có một cơ hội để làm nên sự khác biệt. Chúng ta có thể giúp đỡ những người dân hiểu một cách sâu sắc về khoảng cách quá khứ, không như là những nhóm nhỏ có quan tâm đặc biệt, nhưng như là cả một phần trong môi trường tôn giáo, xã hội, chính trị kinh tế đương đại. Bằng sự nhất trí về những trách nhiệm cơ bản của chúng ta, và việc nói về những vấn đề thuận lợi trong những cơ hội rõ ràng của chúng ta, chúng ta có thể giúp đỡ để bảo đảm, bởi vì những chỉ thị của Đạo luật Bảo tồn lịch sử Quốc gia, "rằng cơ sở lịch sử, văn hoá của quốc gia nên được bảo tồn như là những thực thể sống của cuộc sống cộng đồng chúng ta và phát triển để đưa ra những định hướng cho con người Châu Mỹ ".
Lời cảm ơn
Rất nhiều cá nhân đã ủng hộ và đóng góp ý kiến cho bài viết này. Tôi đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành tới Leslie Wildensen, người mà năm 1985 tôi đã không thể tham dự buổi họp mặt và thậm chí không cả thảo luận được về bài viết này, đã chịu trách nhiệm về nguồn gốc bản thảo của tài liệu và chuẩn bị giới thiệu cho những ý kiến còn chưa được hoàn chỉnh này được thêm phần hợp lý.
Tôi cũng rất biết ơn Russel G. Handsman và Robert W. Paynter do những đánh giá của họ về ý tưởng và cấu trúc của cả hai vấn đề.

Tài liệu dẫn
Advisory Council on Historic Preservation
1982 Planning in Context (bản thảo), Manuscript on file, Advisory Council on Historic Preservation, Washington, D.C.
Beals, Ralph L., Harry Hoijer vaf Alan R. Beals
1975 An Introduction to Anthropology, 5th edition. MacMilan Publishing Company, Inc., New York.
Berndt, R. M. (editor)
1978 Environmental Protection: Legistation and Programs of the Environmental Protection Agency. Library of Congress, Washington, D.C.
Bosselman, Fred, David Callies and John Banta
1973 The Taking Issue: A Study of the Constitutional Limits of Governmental Authority to Regulate the Use of Privately-owned Land Without Paying Compensation to the Owners. Council on Environmental Quality, Washington, D.C.
Brose, David S.
1983 Good Enough for Government Works? A Study in “Grey Archaeology”. American Anthropologist 87 (2): 370-377.
Brown, Theodore M., Kay L., Killen, Helen Simons, and Virginia Wulfkuhle
1982 Resource Protection Planning Process for Texas. Texas Historical Commission, Austin.
Brunskill, R. W..
1982 Illustrated Handbook of Vernacular Architecture. Faber and Faber, London.
Caldwell, Lynton Keith
1984 International Environmental Policy: Emergence and Dimensions. Duke University Press, Durham.
California Heritage Task Force
1984 California Heritage Task Force, a report to the Legislature and People of California, sacramento, August 1984. Joint Legislative Publications Commission, Sacramento.
Casteel, Richard W.
1980 National Science Foundation Funding of Domestic Archaeology in United States: Where the Money Ain’t. American Antiquity 45 (1): 170-180.
Chambers, Erve (editor)
1985a Practicing Folklore. Practicing Anthropology 1985 (1,2): 4-24.
1985b Social Factors in Federal Environmental Planning, Practicing Anthropology 1985 (1,2):2.
Cinq-Mars, Jasques
1984 A Critique of Rescue Archaeology in the New World: Canada. Presentation at second New Conference on Rescue Archeology, Dallas. Tape recorded, on file with Organization of American States, New York.
Cleere, Henry
1984a ( Editor). Approaches to the Archaeological Heritage; A Comparative Study of World Cultural Resource Management System. Cambridge University Press. Cambridge
1984b World Cultural Resource Manegement: Problems and Perspectives. In Approaches to the Archaeological Heritage; A Comparative Study of World Cultural Resource Management System, edited by Henry Cleere pages 1-11. Cambridge University Press. Cambridge.
1984c (Moderator) The Social and Political Realities of Rescue Archaeology. Presentation at Second New World Conference on Rescue Archaeology, Dallas.Tape recorded, on file with Organization of American States, New York.
Dickens, Roy S., Jr., and Carole E. Hill
1978 Cultural Resource Planning and Management. Westfield Press: Boulder.
Drucker, Peter F.
1985 The Discipline of Innovation. Harvard Business Review 85 (3): 67-72.
Dunnell, Robert C.
1985 Archaeological Survey in the Lower Mississippi Alluvial Valley, 1940-1947: A Landmark Study in American Archaeology. American Antiquity 50(2): 297-300.
Falkner, Ann
1977 Without Our Past? A Handbook for the Preservation of Canada’s Architectural Heritage. University of Toronto Press, in association with the Ministry of State for Urban Affairs and Publishing Centre, Supply and Services, Toronto.
Federal Agencies Task Force
1979 American Indian Religious Freedom Act report, P.L. 95-341. U.S. Department of the Interior, Washington, D.C.
Fitch, James Marston
1982 Historic Preservation: Curatorial Management of the Built World. McGraw-Hill Book Company, New York.
FitzSimons, Neal
1968-1973 Engineer as Historian. Commitee on History and Heritage of American Civil Engineering, American Society of Civil Engineers, Kensington, Maryland.
Fowler, peter J.
1981 Archaeology, the Public and the Sense of the Past. In Our Past Before Us, Why Do We Save It? edited by David Lowenthal and Marcus Binney, pages 56-69. Temple Smith, London.
Gero, Joan M.
1985 Socio-Politics and the Woman-at-Home Ideology. American Antiquity 50(2): 342-350.
Gero, Joan M., David M.Lacy, and Michael L.Blakey (editors)
1983 The Socio-Politics of Archaeology. University of Massachusetts, Department of Anthropology, Research Report 23.
Glassie, Henry
1975 Folk Housing in Middle Virginia. University of Tennessee Press, Knoxville.
Goddard, Haynes C.
1984 An Introduction to Uncertainty Analysis in Environmental Decision Making. The Environmental Professional 6 (2): 172-184.
Haag, William G.
1985 Social and Philosophical Frameworks for Archaeology. In The Socio-Politics of Archaeology, edited by Gero, Joan M., David M.Lacy, and Michael L. Blakey .University of Massachusetts, Department of Anthropology, Research Report 23: 107-117. Amherst.
Haury, Emil W.
1985 Reflections: Fifty Years of Southwestern Archaeology. American Antiquity 50(2): 383-394.
Holmes, Barbara, editor.
1982 American Indian Concerns with Historic Preservation in New Mexico. New Mexico Archaeological Council, Albuquerque.
Howell, Benita J.
1981 A Survey of Folklife along the Big South Fork of the Cumberland River. Department of Anthropology, University of Tennessee Press, Knoxville.
Huth, Hans
1941 Report on the Preservation of Mountain Culture in Great Smoky Mountains National Park. National Park Service, Washington, D.C.
Janes, Robert R., and Charles D. Arnold
1983 Public Archaeology in the Northwest Territories. The Musk-ox 33:42-48.
Jellicoe, Jesse D.
1985 The Landscape of Map, Shaping the Environment from Prehistory to the Present Day. Van Nostrand Reinhold Company, New York.
Jennings, Jesse D.
1985 River Basin Surveys: Origins, Operations, and Results, 1945-1969. American Antiquity 50(2): 281-296.
Johnson, Leland R.
1985 The Davis Island Lock and Dam, 1870-1922. U.S. Army Corps of Engineers, Pittsburgh.
Karamanski, Theodore J.
1985 Logging, History, and the National Forests: A Case Study of Cultural Resource Management. The Public Historian 7 (2): 27-40.
Keel, Bennie C.
1979 A View from Inside. American Antiquity 44 (1): 164-170.
Keeney, Ralph L., and Howard Raiffa
1976 Decisions with Multiple Objectives: Perferences and Value Tradeoffs. John Wiley and Sons, New York.
King, Thomas F.
1981 Historic Preservation and Sociocultural Impacts: A Developing Relationship. Practicing Anthropology 4 (1).
Knudson, Ruthann
1979 Commentary: Management in Historic Preservation. COPA Communication 1979 (March):2. (Committee on Public Archaeology, Society for American Archaeology.)
1982 Basic Principles of Archaeological Resource Management. American Antiquity 47(1): 164-166.
1983 An Archaeological Test of the Lower Fort MacArthur Area (CA-LAN-1129H), West Channel/Cabrillo Beach Recreational Complex, Port of Los Angeles, San Pedro, California. Woodward-Clyde Consultants, Santa Ana, California.
1984 Ethical Decision Making and Participation in the Politics of Archaeology. In Ethics and Values in Archaeology, edited by Ernestene L. Green, pages 243-263. The Free Press, New York.
1985 Book Review, “Aboriginal Sites, Rights and Resource Development” edited by R.M.Berndt. American Anthropologist 87 (2): 457-459.
Knudson, Ruthann, David J. Fee, and Steven E. James
1983
A Work Plan for the Development of Archaeological Overview and Management Plans for Selected U.S. Department of the Army DARCOM Facilities. Woodward-Clyde Consultans, Walnut Creek, California.
Leone. Mark P.
1981 Archaeology’s Relationship to the Present and the Past. In Modern Material Culture: The Archaeology of Us, edited by Richard Gould and Michael Schiffer, pages 5-14. Academic Press, New York.
Lindsay, Alexander J., Jr., and William D.Lipe
1974 Introduction. In Proceedings of the 1974 Cultural Resource Management Conference, Federal Center, Denver, Colorado, edited by William D.Lipe and Alexander J. Lindsay, Jr.. Museum of Northern Arizona, Technical Series 14:vii-xii.
Lipe, William D.
1978 Contracts, Bureaucrats and Research: Some Emerging Problems of Conservation Archaeology in the United States. In Archaeological Essays in Honor of Ivring B. Rouse, edited by Robert C. Dunnell and Edwin S. Hall, Jr., pages 121-147. Mouton Publishers, New York.
1984 Value and Meaning in Cultural Resources. In Approaches to the Archaeological Heritage: A Comparative Study of World Cultural Resource Management Systems, edited by Henry Cleere, pages 1-11. Cambridge University Press. Cambridge.
Loomis, Ormond H (coordinator)
1983 Cultural Conservation: The Protection of Cultural heritage in the United States. Library of Congress, Washington, D.C.
Lyneis, Margaret M. (coordinator)
1982 An Archaeological Element for the Nevada Historic Preservation Plan. University of Nevada, for the Nevada Division of Historic Preservation and archaeology, Las Vegas.
Lyon II, Edwin A.
1982 New Deal Archaeology in the Southeast: WPA, TVA. NPS, 1934-1942. Doctoral dissertation. Louisiana State University, Baton Rouge. (University Microfilms, Ann Arbor.)
Marshall, Howard Wight
1981 American Folk Architecture: A Selected Bibliography. Publications of the American Folklife Center, 9 Library of Congress, Washington, D.C.
Massachusetts Historical Commission
1980 Cultural Resources in Massachusetts: A Model for management. revised edition. Division of State Plans for Grants, Heritage Conservation and Recreation Service, U.S. Department of the Interior, Washington, D.C.
Matheny, Ray T., and Dale I. Berge
1976 Symposium on Dynamics of Cultural Resource management. U.S. Forest Service, Southwestern Region, Archaeological Report 10.
Mayer-Oakes, William J., and Alice W. Portnoy, editors.
1979 Scholars as Contractors, Interagency Archaeological Services Division, Heritage Conservation and Recreation Service, U.S. Department of the Interior, Washington, D.C.
McGimsey III, Charles R., and Hester A. Davis
1977 The Management of Archaeological Resources: The Airlie House Report. Society for American Archaeology, Washington, D.C.
McKinley, J.R., and K.L. Jones (editors)
1979 Archaeological Resource Management in Australia and Oceania. New Zealand Historic Places Trust, Wellington.
Melnicj, Robert Z.
1980 Preserving Cultural and Historic Landscapes. U.S. Department of the Interior, National Park service, Cultural Resources Management Bulletin 3(1): 1-2,6.
National Research Council, Environmental Studies Board
1982 Assessing Cultural Attributes in Planning Water Resources Projects: Report of the Panel on Cultural Attributes in Water Resources Projects. National Research Council. Washington, D.C.
National Trust for Historic Preservation
1980 Preservation: Toward an Ethic in the 1980s. The Preservation Press. Washington, D.C.
1983 With Heritage So Rich. The Preservation Press. Washington, D.C.
Nelson, Hal, and J: Anthony Paredes (editors)
1985 Goverment and Industry, “Any Comments on the Sociology Section, Tony?”: Commitee Work as Applied Anthropology in Fishery Management. Human Organization 44 (2): 177-186.
Opie, John
1983 The Uses of History in the Search for a Common Ground in the Environmental Debate: SOL/QOL values. The Environmental Professional 5 (4): 260-272.
Oregon Commission on Indian Services
1980 American Indian Cultural Resources: A Preservation Handbook. Oregon Commission on Indian Services, Salem.
Pearson, Michael, and helen Temple (editors)
1984 Historical Archaeology and Conservation Philosophy. Heritage Council of New South Wales, Sydney.
Pillsbury, Richard, and Andrew Kardos
1969 A Field Guide to the Folk Architecture of the Northwestern United States. Geography Publications at Dartmouth 8. (Special Edition on Geographical Lore.)
Portnoy, Alice W. (editor)
1978 Scholars as Managers, or How Can the Managers Do It better. Interagency Archaeological Services, Office of Archaeology and Historic Preservation Division, Heritage Conservation and Reaction Service, U.S. Department of the Interior, Washington, D.C.
Sharer, Robert J., and Wendy Ashmore
1985 Fundamentals of Archaeology. The Benjamin/Cummings Publishing Company, Inc., Menlo Park, California.
Sitton, Thad, george L. Mehaffy, and O.L.Davis, Jr.
1983 Oral history: A Guide for Teachers (and Others). University of Texas Press, Austin.
Spaulding. Albert C.
1985 Fifty Years of Theory. American Antiquity 50(2): 301-308.
Stilgoe, John R.
1982 Common Landscape of America, 1580 to 1845. Yale University Press, New Haven.
Stipe, Robert E. (editor)
1980 New Directions in Rural Preservation. U.S. Department of the Interior, Washington, D.C.
Sutherland, Patricia D.
1983 Discussant’s Comments. Northern Archaeology Symposium, Pt. Two: Current Trends. The Musk-ox 33: 92-93.
Thomas, David Hurst
1979 Archaeology. Holt, Rinehart and Winston, New York.
U.S. Department of the Interior.
1980 Resource Protection Planning Process. Division of State Plans and Grants, Heritage Conservation and Recreaction Service, U.S. Department of the Interior, Washington, D.C.
1981 Historic American Engineering Record Field Instructions. National Park Service. U.S. Department of the Interior, Washington, D.C.
1982 Cultural Resources Technical Report for the Environmental Impact Statement on Public Service Company of New Mexico’s Proposed New Mexico Generating Station and Possible New Town. U.S. Department of the Interior, Bureau of Land Management, New Mexico State Office, Santa Fe.
1983 Final Environmental Impact Statement on Public Service Company of New Mexico’s Proposed New Mexico Generating Station and Possible End Uses of the Ute Mountain Land Exchange. New Mexico State Office, Bureau of Land Management, U.S. Department of the Interior, Santa Fe.
1985 A Review of the Unsuitability Criteria in Federal Coal Leasing. Bureau of Land Management, Office of Surface Mining Reclamation and Enforcement, and Fish and Wildlife Service, U.S. Department of the Interior; Forest Service, U.S. Department of Agriculture, Washington, D.C.
U.S. National Archives and Records Service
1974 Guide to the National Archives of the United States. U.S. National Archives and Records Service, General Services Administration, Washington, D.C.
Wildesen, Leslie E.
1984 The Search for an Ethic in Archaeology: An Historical Perspective. In Ethics and Values in Archaeology, edited by Ernestene L. Green, page 3012. The Free Press, New York.
Wilson, Mary
1984 Log Cabin Studies. U.S. Forest Service, Intermountain Region, Cultural Resource Report 9.
Wilson, Rex L., and Gloria Loyola (editors)
1982 Rescue Archeology: Papers from the First New World Conference on Rescue Archaeology. The Preservation Press, Washington, D.C.
Workman, William B., compiler
1985 Cultural Resource management Archaeology in Alaska: Current Status and Future Prospects. Alaska Historical Commission Studies in History 148.
Yellen, John E., and Mary W. Greene
1985 Archaeology and the National Science Foundation. American Antiquity 50(2): 332-341.
Yellen, John E., Mary W. Greene and Richard T. Louttit
1980 A Response to “National Science Foundation Funding of Domestic Archaeology in the United States: Where the Money Ain’t” .American Antiquity 45(1): 180-181.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét