Dân trí) - Một chương mới trong lịch sử tiến hoá đã được mở ra khi mới đây các nhà khoa học phát hiện được bộ xương thể hiện một dấu mốc về “tổ tiên của con người” có niên đại 4,4 triệu năm.
Phác hoạ Ardi từ bộ khung xương tìm thấy.
Các nhà khoa học cho rằng, bộ xương hoá thạch 4,4 triệu năm cho thấy tổ tiên đầu tiên của con người đã trải qua một giai đoạn tiến hoá chưa từng được biết đến từ cách đây 6 triệu năm.
Bộ xương, được ghép lại từ nhiều mảnh, có tên gọi Ardipithecus ramidus, là của một phụ nữ nặng 50kg, có biệt danh là Ardi.
Với một bộ não nhỏ, cánh tay dài, chân ngắn, các nhà khoa học tin rằng Ardi có trước bộ xương Lucy nổi tiếng được phát hiện 30 năm trước đây. Lucy có niên đại 400.000 năm.
“Chúng tôi đã nghĩ Lucy là phát hiện của thế kỷ, nhưng hoá ra không phải thế”, nhà cổ sinh vật học Andrew Hill tại Đại học Yale cho biết trên tạp chí Science.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù Ardi rất giỏi đi lại bằng hai chân nhưng “cô” còn có những ngón tay dài, ngón chân lớn để có thể vẫn leo cây được.
Răng nanh hàm trên của Ardi giống răng của người hiện đại hơn là những chiếc răng dài, sắc của loài tinh tinh, mà từ trước vẫn được cho là tổ tiên của chúng ta.
Các chuyên gia cho rằng phát hiện mới là một trong những phát hiện quan trọng nhất hiện nay.
Giáo sư Chris Stringer, thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, cho hay: “Nghiên cứu mới được công bố trên bộ xương Ardipithecus ramidus 44 triệu năm rất quan trọng cho các nghiên cứu về tiến hoá của con người thời kỳ đầu, giống như trường hợp của Lucy khoảng 30 năm trước”.
Đề cập đến bộ não nhỏ bằng loài tinh tinh và chân ngắn của Ardi, Giáo sư Stringer cho biết thêm: “Những đặc điểm nguyên sơ này cho thấy hoặc Ardipithecus tiến hoá rất nhanh thành Australopithecus (nhóm của Lucy) nếu Ardi là tổ tiên của nhóm Lucy”.
“Hoặc Ardi là tàn tích của một giai đoạn tiến hoá cổ hơn của con người, gần hơn với tổ tiên mà chúng ta cùng chia sẻ với những người “họ hàng” gần nhất, loài tinh tinh, hơn 6 triệu năm trước”.
Được biết các nhà khoa học đã phát hiện và tìm thấy các mẩu xương hoá thạch của Ardi ở một vùng sa mạc xa xôi tại Ethiopia. Suốt từ năm 1994 họ đã kỳ công lắp ghép và phân tích bộ xương này.
Một hộp sọ có răng cùng cánh tay, bàn tay, xương chậu, chân và bàn chân được tìm thấy nguyên vẹn trong khi những phần khác của bộ xương bị vỡ thành hơn 100 mảnh.
Phan Anh
Theo Sky
http://dantri.com.vn/c36/s36-353937/phat-hien-hoa-thach-lay-chuyen-lich-su-thuy-to-loai-nguoi.htm
Phác hoạ Ardi từ bộ khung xương tìm thấy.
Các nhà khoa học cho rằng, bộ xương hoá thạch 4,4 triệu năm cho thấy tổ tiên đầu tiên của con người đã trải qua một giai đoạn tiến hoá chưa từng được biết đến từ cách đây 6 triệu năm.
Bộ xương, được ghép lại từ nhiều mảnh, có tên gọi Ardipithecus ramidus, là của một phụ nữ nặng 50kg, có biệt danh là Ardi.
Với một bộ não nhỏ, cánh tay dài, chân ngắn, các nhà khoa học tin rằng Ardi có trước bộ xương Lucy nổi tiếng được phát hiện 30 năm trước đây. Lucy có niên đại 400.000 năm.
“Chúng tôi đã nghĩ Lucy là phát hiện của thế kỷ, nhưng hoá ra không phải thế”, nhà cổ sinh vật học Andrew Hill tại Đại học Yale cho biết trên tạp chí Science.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù Ardi rất giỏi đi lại bằng hai chân nhưng “cô” còn có những ngón tay dài, ngón chân lớn để có thể vẫn leo cây được.
Răng nanh hàm trên của Ardi giống răng của người hiện đại hơn là những chiếc răng dài, sắc của loài tinh tinh, mà từ trước vẫn được cho là tổ tiên của chúng ta.
Các chuyên gia cho rằng phát hiện mới là một trong những phát hiện quan trọng nhất hiện nay.
Giáo sư Chris Stringer, thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, cho hay: “Nghiên cứu mới được công bố trên bộ xương Ardipithecus ramidus 44 triệu năm rất quan trọng cho các nghiên cứu về tiến hoá của con người thời kỳ đầu, giống như trường hợp của Lucy khoảng 30 năm trước”.
Đề cập đến bộ não nhỏ bằng loài tinh tinh và chân ngắn của Ardi, Giáo sư Stringer cho biết thêm: “Những đặc điểm nguyên sơ này cho thấy hoặc Ardipithecus tiến hoá rất nhanh thành Australopithecus (nhóm của Lucy) nếu Ardi là tổ tiên của nhóm Lucy”.
“Hoặc Ardi là tàn tích của một giai đoạn tiến hoá cổ hơn của con người, gần hơn với tổ tiên mà chúng ta cùng chia sẻ với những người “họ hàng” gần nhất, loài tinh tinh, hơn 6 triệu năm trước”.
Được biết các nhà khoa học đã phát hiện và tìm thấy các mẩu xương hoá thạch của Ardi ở một vùng sa mạc xa xôi tại Ethiopia. Suốt từ năm 1994 họ đã kỳ công lắp ghép và phân tích bộ xương này.
Một hộp sọ có răng cùng cánh tay, bàn tay, xương chậu, chân và bàn chân được tìm thấy nguyên vẹn trong khi những phần khác của bộ xương bị vỡ thành hơn 100 mảnh.
Phan Anh
Theo Sky
http://dantri.com.vn/c36/s36-353937/phat-hien-hoa-thach-lay-chuyen-lich-su-thuy-to-loai-nguoi.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét