KHẢO CỔ HỌC SĂN BẮT - HÁI LƯỢM ĐƯƠNG ĐẠI Ở MỸ.
DAVID HURST THOMAS
In trong KHẢO CỔ HỌC MỸ: QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI
DAVID J. MELTZER, DON D. FOWLER VÀ JEREMY A. SABLOFF (Chủ biên)
NGƯỜI DỊCH: LÂM THỊ MỸ DUNG VÀ CHU HƯƠNG LY
Dẫn luận
Khi được mời chuẩn bị một bài viết về những nghiên cứu khảo cổ học Mỹ về người săn bắt - hái lượm, tôi đã nắm ngay lấy cơ hội và thử tìm cách đưa ra một hợp đề khách quan và bao quát. Cách tiếp cận này có vẻ thích hợp hơn nhiều so với việc chỉ đề cập đến một vài quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, sau khi khảo sát kỹ lượng tài liệu và thăm dò ý kiến của nhiều đồng nghiệp, tôi nhận thấy rõ ràng rằng, khó có thể có được một sự nhất trí về đề tài bất định này.
Vì thế tôi trở lại với quan điểm cá nhân của mình. Không cố gắng tổng hợp những tài liệu phong phú, không đòi hỏi một sự hoàn chỉnh. Những gì viết dưới đây là cách nhìn mang đậm tư tưởng hỗn dung lý thuyết trong cách tiếp cận của người Mĩ đối với những tài liệu khảo cổ về những người săn bắt - hái lượm đã tuyệt diệt. Bài viết này bao gồm một số vấn đề đã được giải quyết thoả đáng, một số chưa thật tốt và những vấn đề còn trong quá trình cần hoàn thành.
Vài lời khen ngợi
Sau khi xem xét lại một khối lượng lớn các ý kiến đề xuất gần đây và nghe nhiều bản báo cáo tại hội nghị lần thứ 50 của Hiệp hội Khảo cổ học Mĩ, tôi chắc chắn rằng khái niệm “tầm xa trung bình (hay tầm trung)” và “hái lượm tối ưu” đã trở thành một cặp thuật ngữ khảo cổ học thông dụng của thập kỉ 80.
Tạm bỏ qua thuyết về những người hái lượm tối ưu nhất thời, tôi bắt đầu bằng việc nâng cốc chúc mừng những người đã xây dựng nên học thuyết khảo cổ học về “tầm xa trung bình”. Về căn bản, học thuyết này đã cố gắng kết nối quan niệm của chúng ta về thế giới với bản thân cái thế giới mà ta đang sống, ấn định ý nghĩa đối với những quan sát và nhận xét theo lối kinh nghiệm (Clarke 1973:8; Schiffer 1976; Binford 1977:2-10, 1981:21-30; Sullivant 1978; Thomas và tập thể 1979; Smith và Winterhalderr 1981:7; Hayden và Cannon 1984a)). Học thuyết “tầm xa trung bình” là cái cách hình thành nhận thức của chúng ta về quá khứ, một “bài học” độc lập về tri thức từ việc lập nên một thuyết chung giải thích quá khứ ấy.
Phần lớn lý thuyết “Tầm xa trung bình” bao gồm một định nghĩa ứng dụng, định rõ những quan hệ chính xác giữa khái niệm và một lớp những hiện tượng có thể quan sát theo kinh nghiệm. Ngày nay, ngay cả những quan niệm cơ bản nhất trong việc nghiên cứu người săn bắt - hái lượm cũng đang được cân nhắc và (khi cần thiết) cũng được định nghĩa lại.
Thử lấy một khái niệm tưởng chừng đơn giản về cơ sở (nơi) cư trú (base camp, residential base). Ấn định ý nghĩa hành vi đối với khái niệm này không khó: cơ sở cư trú tạo thành “nôi của tất cả những hoạt động sống” cho người săn bắt - hái lượm đương đại (Binford 1980:9), là nơi chốn của hầu hết các hoạt động sản xuất, gia công và duy trì đời sống. Người ta có thể dễ dàng liệt kê những đặc điểm tiêu biểu nhất mà hầu hết những cơ sở cư trú đều có: nơi ở của gia đình, vị trí vật dụng, cấu trúc chuyên dụng và không gian làm việc ngoài trời, những trung tâm dịch vụ, chế tạo công cụ đa dạng và sửa chữa, nuôi dạy trẻ con, tiêu dùng nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau, vv...
Mặc dù có được một điểm khởi đầu thích hợp, những định nghĩa hành vi này ít được chấp nhận về mặt khảo cổ bởi vì khái niệm “cơ sở cư trú” dù sao cũng phải khớp nối hợp lí với những quan sát khảo cổ học dưới mặt đất (Thomas 1983a: 73-79). Để làm được điều đó đòi hỏi những dấu hiệu rõ ràng liên kết “nơi ở gia đình”, “vị trí vật dụng” và “chế tạo và sửa chữa công cụ” với những tiêu chí dễ nhận thấy một cách khảo cổ học. Sau đó, chính những tiêu chí này phải được khớp nối sao cho định nghĩa “cơ sở cư trú” được khảo cổ học thừa nhận.
Sự cố gắng để “thao tác” những khái niệm khảo cổ học cơ sở không hẳn là một dạng tuyên bố không thật “để đòi hỏi sự xác định thao tác hoàn chỉnh của toàn bộ thuật ngữ như bước đầu tiên trong xây dựng một lý thuyết khảo cổ” hay “ để thực hiện những biến đổi của những diễn đạt mà trong đó những thuật ngữ này xuất hiện trong những diễn đạt có chứa thuật ngữ chỉ có khả năng về xác định thao tác ” như Salmon (1982: 150) đề xuất. Theo sự hiểu biết của tôi, không một ai tán thành quá trình này cho khảo cổ học.
Đúng hơn, những định nghĩa như thế - cái mà Grayson gọi là lời tuyên bố “nếu và chỉ nếu” của học thuyết “tầm xa trung bình” - cung cấp những vật liệu xây dựng sẵn, nhờ đó mà những yếu tố hành vi tương liên có thể được chuyển thành kết quả khảo cổ học dễ thấy. Nghiên cứu này đã trở thành phương pháp khảo sát hữu ích nhất trong việc nghiên cứu về người săn bắt - hái lượm thập kỉ vừa qua. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu như thế vẫn còn được định nghĩa chung chung, và rất ít những ứng dụng quan trọng có liên quan được công bố (xem thêm Speth 1983; Thomas 1983a, 1983b; cũng xem Hayden và Cannon 1984a). James O’Connell (thông tin cá nhân) đề xuất đúng đắn rằng những ứng dụng lý thú và đầy tính đổi mới của học thuyết “tầm xa trung bình” hiện diện trong các luận văn tiến sĩ, và tôi hoàn toàn mong đợi thế hệ nghiên cứu sinh hiện tại gặt hái một mùa trọn vẹn những tiến bộ ấy.
Cũng như Grayson đã chỉ ra trong phần đầu của chương này, sự nối kết tầm xa trung bình đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong điều tra khảo cổ học hơn một thế kỉ qua; rõ ràng Lewis Binford không phải là người đầu tiên xây dựng học thuyết “tầm xa trung bình”. Nhưng nghiên cứu của Binford lần đầu tiên đã làm được một điều là khớp nối những tranh luận tài tình xung quanh học thuyết “tầm xa trung bình” với chiến lược tổng quát làm thế nào để nghiên cứu quá khứ . Thậm chí một số nhà phê bình khắt khe của Khảo cổ học Mới cũng phải công nhận tầm quan trọng của việc xây dựng học thuyết này (xem Trigger 1984: 294).
Bất chấp điều đó, vẫn còn tồn tại sự nhầm lẫn nghiêm trọng về vai trò của học thuyết tầm xa trung bình trong khảo cổ học đương đại. Có lẽ bởi sự không rõ ràng này mà Binford đã thường xuyên sử dụng đến phép loại suy để giải thích, mô tả nghiên cứu về “tầm xa trung bình” như kiểu tìm kiếm “một thứ tương tự như Tảng đá Rosetta: tức là một cách “diễn dịch” những trầm tích, tư liệu... tìm thấy tại một địa điểm khảo cổ thành cuộc sống rực rỡ và sống động của chính nhóm người đã thực sự để lại những vết tích này”( Binford 1983a:24; cũng xem thêm Binford 1979a:19, 1981:25, 1982:49; 1983b:67, 398).
Tất nhiên, Tảng đá Rosetta trực tiếp dẫn đến sự giải mã chữ viết tượng hình Ai Cập cổ, và phép loại suy này làm sáng tỏ những nghiên cứu như thế đang thực sự được dẫn dắt như thế nào trong khảo cổ học ngày nay. Trong trường hợp của chữ viết tượng hình, đầu tiên các học giả cần phải phá vỡ mật mã chữ viết Ai Cập thông dụng sử dụng trong Tảng đá Rosetta xưa kia; sau đó, một khi những kí hiệu đã được giải mã thì bất cứ ai cũng có thể đọc được văn bản và như thế giúp hình thành một bức tranh chân thật về những gì đã xảy ra ở Ai Cập cổ. (Chi tiết liên quan đến sự khám phá và sự giải mã cơ bản Tảng đá Rosetta, xem thêm Andrews 1981). Cũng như vậy ở khảo cổ học đương đại, học thuyết tầm xa trung bình cố gắng “ khám phá mật mã” để hiểu ý nghĩa ẩn trong những vết tích văn hoá còn lại. Học thuyết Chung – dùng để giải thích quá khứ giống như được hiểu thông qua sự nối kết tầm xa trung bình - cố gắng giải thích quá khứ như nó vốn thế. Mặc dù những đặc trưng của việc nghiên cứu tầm xa trung bình độc lập một cách hợp lí so với học thuyết Chung, sự chỉ dẫn tổng quát của việc xây dựng học thuyết này rõ ràng là một chức năng của khuynh hướng học thuyết chung. Về phương diện này, sự phát triển của cả hai nền tảng lý thuyết đều được tiến hành chặt chẽ.
Phần tiếp theo chúng tôi trình bày viễn cảnh đầy khó khăn và các phương pháp nhận thức của khảo cổ học ngày nay qua bốn thành ngữ sau.
Thành ngữ thứ nhất : “Tain’t là người không biết điều đó làm mình bị tổn thương, điều anh ta biết chỉ là như thế.-” Frank McKinney Hubbard
Khám phá ban đầu về Tảng đá Rosetta cung cấp không nhiều kiến thức cho việc hiểu biết về người Ai Cập cổ một cách thấu đáo. Khối đá bazan nặng ba phần tư tấn này hiện được cất giữ tại Viện bảo tàng Vương quốc Anh, rõ ràng đã không thể tự mình nói về mình. Sự giải mã trọn vẹn chữ tượng hình Ai Cập cổ đòi hỏi gần một phần tư thế kỉ sự phối hợp nỗ lực của hàng chục học giả nghiên cứu về vấn đề này.
Cũng như vậy, vai trò của khám phá thực sự đã được đánh giá quá cao trong khảo cổ học, những sự thật này vẫn còn câm lặng như Tảng đá Rosetta. Lấy một ví dụ, các nhà phân tích hệ động vật không thiếu những dữ kiện khảo cổ học. Vấn đề ở chỗ phải tìm hiểu các dữ kiện đó nói với chúng ta điều gì về quá khứ. Trong một trường hợp cổ điển (xem Binford 1978:9-10), Theodore White (1952), bằng kinh nghiệm quan sát của mình đã thấy rằng, thường người ta không tìm thấy xương chi trước của thú ăn thịt ở những địa điểm của người da đỏ ở vùng đồng bằng nước Mĩ, và ông đã giải thích điều này có liên quan đến việc chế tác mỡ xương. Nhưng một vài năm sau, đối chiếu với một mẫu hình tương tự về nguyên nhân huỷ hoại khác nhau ở Suberde - làng Thổ Nhĩ Kì thuộc thời kì đồ đá mới thiên niên kỉ thứ 7 trước Công nguyên, những người điều tra nghiên cứu tưởng tượng ra một tác động “lôi kéo”: Loại bỏ xương chi trước tại địa điểm mổ thịt và sử dụng xương chi sau để kéo giấu thịt về nhà (Daly 1969:151). Một ví dụ khác, ví dụ thứ ba, sự thiếu xương chi tương tự có liên quan tại nông trại Saxon cuối thế kỉ thứ IX sau Công nguyên là do người ta xẻ thịt để đem ra chợ bán.
Những nỗ lực ban đầu như thế trong quá trình tìm hiểu hành vi thường tiếp cận “sự kiện” của chúng qua một cách thức công nhận đơn giản và lập luận phi thể thức ( (ad hoc). Mặc dù một số nghiên cứu đã đưa ra những dữ liệu hữu ích, hầu hết các kết quả đạt được vẫn chỉ là “thành tựu” mang tính tượng trưng, bị những qui tắc khảo cổ học phá hỏng.
Những nghiên cứu kiểu này điển hình trong những thập kỉ 60 và 70 của nền khảo cổ học Mỹ, một kỉ nguyên đầy say mê khi các nhà khảo cổ học thâm nhập hầu hết những vùng sinh thái quan trọng một cách táo bạo. Giờ đây, chúng ta biết được rằng không ít những điều được thừa nhận “ngầm” trong thời kỳ này thực ra không xác thực và khá tầm thường (cũng xem Binford 981:13-20; Dunnell 1982: 510-511, 525-528; Grayson 1984:xix, 171, 179). Trong vòng 15 năm qua, khảo cổ học Mỹ đã phát triển nhanh Thời kì Bảo bình (the Age of Aquarius) của mình.
Hay thử xem xét nghiên cứu về tính chất thay đổi theo mùa - cũng là một lĩnh vực dựa trên kinh nghiệm rất phong phú của tư liệu khảo cổ học : nhiều hạt giống, các thành phần thực vật, phấn hoa, bào tử và xương động vật. Các nhà khảo cổ học và sinh vật học đã tốn hàng thập kỉ “moi” ra mảnh cuối cùng của những tư liệu đó (xem Howard 1929; Thomson 1939; Clark 1952:25-289, 1954). Dự án Thung lũng Tehuacan đầy tham vọng lớn lao đã đạt đến đỉnh cao nhất của những nghiên cứu như thế (xem Byer 1967). Nghiên cứu Thung lũng Tehuacan của Richard MacNeish với phạm vi địa phương và định hướng sinh thái đã trở thành một hạm đội khảo cổ liên ngành (Thomas 1974: 60-62m 1979:69-73, 245-246, 256-257, 330-333), xác định vị trí có một không hai trong lịch sử điền dã của chúng ta.
Tuy nhiên, hãy để lịch sử sang một bên, giờ đây chúng ta phải xem xét lại nhiều kết luận rút ra từ dự án Tehuacan. (1) “Tại đây ở hang động Coxcatlan)... là một khúc gạc hươu cứng, cho ta biết sự cư ngụ trong mùa đông khô ráo” (MacNeish và tập thể 1972: 363). (2) “Những cấp độ thấp hơn của vùng XIV trong các Khu vực Hoạt động từ A đến D, với dấu tích của quả tay tiên và tetecho, vỏ và hạt pochote, chắc chắn là minh chứng cho một mùa đông” (MacNeish và tập thể 1972: 368). Những kết luận đó luôn luôn bỏ qua các quá trình thành hệ (địa chất) có liên quan: Làm cách nào mà những hiện vật mang tính tự nhiên đặc trưng cho mùa đưa đến được những di tích khảo cổ học? Gần như không bao giờ có được một sự xác thực về mối liên quan của một cơ thể chết với một khía cạnh xác thực của hành vi con người.
Giờ đây, hầu hết các nhà khảo cổ học hiểu rằng sự liệt kê đơn giản các “chỉ thị mùa” trong hay trên bề mặt của các địa điểm không còn cung cấp những lí lẽ thích đáng để ấn định mùa cư ngụ (Monks 1981; Andresen và TT. 1981;Grayson và Thomas 1983; Grayson 1984: 174-177). Nhiều những quy chiếu theo mùa tại Tehuacan rõ ràng là có lí, nhưng nếu không hiểu được nhiều hơn những sự kiện thành hệ chính xác có liên quan, chúng ta có thể chẳng bao giờ biết được đánh giá nào là đúng.
Khảo cổ học đương đại cũng đang nhìn nhận nghiêm khắc ý nghĩa của những sưu tập đá và gốm. Hầu hết các nghiên cứu vùng về người săn bắt - hái lượm tiền sử phụ thuộc vào những khu vực cư trú hữu dụng đặc biệt dựa trên vùng đất được sử dụng để kiếm ăn. Trong khi những địa điểm cư ngụ chính đôi khi có thể tách khỏi các vùng thu lượm trên cơ sở kết cấu của địa điểm, mức độ dấu hiệu của các sưu tập vẫn còn không rõ ràng và những “triệu chứng” của địa điểm cư ngụ sẵn có rất khó ứng dụng (Binford 1979a, 1979b; R. Gould 1980:126; Thomas 1983a: 78-79).
Tuy nhiên, trong vòng hơn hai thập kỉ qua các nhà khảo cổ học nhất quyết hoàn thành đều đặn các qui chiếu hành vi. Những tư liệu ít đa dạng, ít quan trọng thường được diễn giải là gắn với những điểm cư trú tạm trong ngày. Với tính chất quan trọng hơn, những thu thập đa dạng thường được đặt ngang hàng với các cơ sở cư trú chính (“base camps”) (nơi cư trú chính/làng chính-ND). Các sưu tập có quy mô và tính đa dạng trung bình thường được xem là những nơi cư trú theo mùa (“field camps”). Tuy hiếm khi được giải thích rõ ràng trong các nghiên cứu về người săn bắt - hái lượm đương đại, sự cân bằng “ngầm” giữa những sưu tập đa dạng với những hình thức định cư riêng biệt làm nền tảng cho nhiều giải thích về hành vi
Cách lập luận này thực ra không đúng. Trong nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) sưu tập khảo cổ học, tính đa dạng của mẫu vật chỉ là một chỉ định trực tiếp và trực tuyến của kích cỡ mẫu vật. Jones, Grayson và Beck (1983) đã chứng minh một cách thuyết phục mối quan hệ “bội bạc” giữa sự phong phú về lớp và kích cỡ mẫu vật trong các sưu tập khảo cổ học.
Tính đa dạng của sưu tập có liên quan tới chức năng của địa điểm, nhưng tính chính xác của mối quan hệ đó chỉ có thể được đánh giá đúng thông qua việc tập trung vào tính đa dạng có liên quan. Khi những dữ liệu từ Gatecliff Shelter được nghiên cứu theo cách này, chúng ta nhận thấy rằng, bất luận kích cỡ của sưu tập hay tính đa dạng được đo lường như thế nào, hai yếu tố có thể biến đổi này luôn kiên quyết duy trì một mối quan hệ vững bền và đơn tuyến. Hoàn toàn dựa trên kiến thức về kích thước mẫu vật tại Gatecliff Shelter, người ta có thể dự đoán mức độ đa dạng của hiện vật trong những sưu tập này với độ chính xác từ 75 đến 95 phần trăm. Tính đa dạng ban đầu của sưu tập không giúp cho việc tìm hiểu các khuôn mẫu khảo cổ học ở Gatecliff Shelter.
Đây không phải là câu chuyện “phương pháp luận” xa xôi; kích cỡ mẫu vật có khuynh hướng ảnh hưởng đến công việc khảo cổ học thường ngày. Chừng nào các nhà khảo cổ học còn tiếp tục tiếp cận chức năng của địa điểm bằng cách này, những hiểu biết của chúng ta đối với lĩnh vực địa văn hoá về người săn bắt - hái lượm tiền sử sẽ phụ thuộc nặng nề vào chiến lược điền dã khảo cổ học. Đào bới toàn bộ một địa điểm rộng, và chúng ta cho đó là nơi cư trú chính (base camp), đào một nửa của cũng địa điểm đó, chúng ta có được một nơi cư trú theo mùa (field camp); thu thập một sưu tập trên bề mặt, và hầu hết các nhà khảo cổ học sẽ nói với anh rằng đó là một địa điểm cư trú (location).
Chủ đề về kích thước, tính đa dạng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải khám phá cách thức chúng ta nhận thức các khuôn mẫu trong di tích khảo cổ. Đôi khi những kiến thức như vậy nhất thời hạn chế khả năng diễn giải của chúng ta. Như một đồng nghiệp cằn nhằn “tốt thôi, nhưng tất cả những tầm xa trung bình này mắc vào việc ”bịa” ra một câu chuyện hay ho”. Cũng có thể những “câu chuyện hay” của chúng ta có phần ngắn hơn, nhưng việc thi hành một mức độ kiềm chế diễn giải có vẻ thích hợp hơn là ba hoa ngớ ngẩn về những gì đơn giản không phải là như thế. Đó là tất cả những gì về khám phá “tầm xa trung bình”.
Thành ngữ thứ hai:” Aristotle đã có thể tránh được sai lầm khi nghĩ rằng phụ nữ có ít răng hơn đàn ông bằng một cách đơn giản là đề nghị Bà Aristotle há miệng ra” Bertrand Russell
Việc xây dựng một học thuyết hiệu quả đòi hỏi sự tác động lẫn nhau giữa phạm vi học thuật và kinh nghiệm (Salmon 1982: 155-156; Thomas 1983a: 8-23). Mối liên quan giữa việc xây dựng học thuyết “tầm xa trung bình” và phát triển những vấn đề khảo cổ học trọng yếu được chứng minh rõ trong việc giải phẫu nguồn sống (economic anatomy) của thú ăn mồi. Là một phần trong những nghiên cứu Nunamiut hiện thời của Binford (1978), Binford phát triển một chuỗi bảng chỉ dẫn ứng dụng về giải phẫu học (MGUI), trong đó ông đưa ra một cách tiếp cận việc giết thịt, chế biến gia công, vận chuyển và tiêu thụ trong các di tích khảo cổ học.
Binford áp dụng các bảng mục lục này vào những sưu tập hệ động vật tiền sử tại Olduvai Gorge (Binford 1981) và từ cửa sông Klasies (Binford 1984). Speth (1983) thấy được rằng mục lục tiện ích lập ra từ Nunamiut đã giúp cho việc hiểu những tàn tích của bò rừng bizon tại địa điểm Garnsey ở New Mexico. Với một cách tiếp cận có phần khác biệt, Thomas và Mayer (1983) dùng những mục lục chỉ dẫn ứng dụng tương tự để phân tích điểm đặc trưng của việc săn và giết thịt cừu hoang ở Gatecliff Shelter. Hiện nay, Todd, Rapson và Ingbar (1985) đang khảo sát tỉ mỉ mục lục của Binford trong một ứng dụng vô cùng tinh tế trên những tài liệu về hệ động vật từ địa điểm Bugas-Holding ở Wyoming. Gần đây, Lyman cũng đã xem xét lại MGUI và những kết quả của ông đưa ra giả thuyết rằng bảng mục lục rõ ràng có được sự gần đúng thuộc thế hệ đầu tiên. Nếu dẫn dắt bởi nghiên cứu tương lai, các kết quả của Lyman gợi ý rằng sự phá huỷ khác nhau có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn những gì dự đoán ban đầu. Trong khi những ứng dụng ban đầu này sẽ chắc chắn bị bỏ qua (be superceded) bởi những phát triển muộn hơn, các điều tra nghiên cứu tầm xa trung bình đang bắt đầu mang lại kết quả đối với sự hiểu biết của chúng ta về những gì đã xảy ra tại các địa điểm cụ thể.
Một tiêu điểm nữa của việc xây dựng học thuyết tầm xa trung bình là xem xét sự gãy rạn xương một cách cơ học. Các nhà nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng vết xoắn ốc của xương dài đứt gãy cho thấy một cách rõ ràng có liên quan đến con người (tức do tác động của bàn tay con người-ND) (Dart 1957; Sadek-Kooros 1972): nếu đúng như vậy, những vết xoáy ốc này có thể được xem như bằng chứng cho sự hiện diện sớm của con người trong những trường hợp hiếm (hay thiếu) hiện vật đá. Những nghiên cứu thừa nhận vết sớm này khuyến khích khá nhiều cuộc thử nghiệm tầm xa trung bình được kiểm soát tốt, và giờ đây chúng ta biết được rằng các nguyên nhân tự nhiên cũng có thể dễ dàng gây ra sự rạn nứt xoắn ốc. Sự nứt gãy xoắn ốc không phải là một dấu hiệu cho việc giết thịt của con người trong mọi trường hợp.
Trước đây chúng ta đã chỉ ra rằng dự án Thung lũng Tehuacan là hình ảnh khảo cổ học thu nhỏ của những người “tái thiết” hăng hái trong thập kỉ 60. Trung tâm của nghiên cứu này là những cố gắng tiên phong và dũng cảm để giám sát tính hiệp biến bên trong địa điểm của những di tích, đồ nhân tạo (artefacts) và đồ thiên tạo (ecofacts). Các nhà nghiên cứu Thung lũng Tehuacan đã dốc hết nỗ lực phi thường để chấm nhỏ (piece-plotting) những hiện vật để xác định rõ ràng khu vực hoạt động trong các hang động và mái đá. Hơn sáu tá “bản đồ mặt bằng cư trú” về những khu vực này cuối cùng đã được xuất bản, tất cả đều được ấn định bởi ba chỉ dẫn cơ bản và rõ ràng : (1) Đồ thiên tạo tìm thấy trên bề mặt định sẵn đủ để chỉ rõ mùa cư trú; (2) Hiện vật và đồ thiên tạo trên cùng bề mặt xác định những kết quả tương đồng; (3) Dạng thức không gian nội điểm (intrasite) đủ để định ra các nhóm hoạt động đặc trưng (MacNeish và tập thể 1927:7). Tuy nhiên, không có bất cứ một nội dung nào trong số đó được chấp thuận dưới ánh sáng của học thuyết tầm xa trung bình đương đại.
Thành ngữ thứ ba “Cái trung bình chính là thông điệp” - Marshall Mc Luhan.
Học thuyết tầm xa trung bình là một ngôn ngữ quan sát, trong cách thức biến đổi tĩnh thành động, thiếu vắng nội dung kinh nghiệm cụ thể và sự độc lập tri thức về lí thuyết chung (Binford 1981: 29; 1982: 48; 1983a). Cũng như thế, thông điệp trên Tảng đá Rosetta là một bản tuyên bố không hấp dẫn (unglamorous decree) được tổng hội đồng linh mục nhóm họp ở Memphis thông qua để tổ chức lễ kỉ niệm đầu tiên lễ lên ngôi của Vua Ptolemy V. Với tư cách là văn bản, Tảng đá Rosetta đóng góp không nhiều vào những hiểu biết thực sự về cuộc sống cổ xưa. Trong cả hai trường hợp, đó chính là các khuôn mẫu rườm rà và những khớp nối cơ bản của hệ thống các bộ phận quan trọng. Sự thiếu vắng nội dung kinh nghiệm đã tạo ra những lẫn lộn nghiêm trọng cho các nhà khảo cổ học đương đại; như Raab và Goodyear nhấn mạnh: “thuyết tầm xa trung bình” có (ít nhất) hai ý khác nhau trong khảo cổ học ngày nay.
Học thuyết này theo Binford - “Chức năng của nó... chính là cầu nối lỗ hổng giữa (điều đã biết) các bối cảnh khảo cổ học có thể quan sát và (điều chưa biết) các bối cảnh thuộc cơ thể sinh vật không thể quan sá”t. Vì thế tầm xa trung bình cần cung cấp ý nghĩa xác đáng của hiện vật khảo cổ học.
Học thuyết này theo Merton - “Nó là trung gian của những học thuyết chung về các hệ thống xã hội nhưng rất cách biệt với các tầng lớp xã hội đặc thù về ứng xử xã hội, tổ chức và biến đổi để đo đếm những gì quan sát được... Tất nhiên, học thuyết tầm xa trung bình bao hàm những khái niệm trừu tượng, nhưng cũng đủ chặt chẽ để những dữ liệu quan sát được có thể hợp thành tổ hợp những đề xuất dùng trong thử nghiệm” (Merton 1968: 39).
Nói một cách đơn giản nhất, Merton ủng hộ dạng thức giới hạn của học thuyết chung, ứng dụng một cách trực tiếp với một cấp độ trung gian, quan sát được nhờ kinh nghiệm. Trái lại, học thuyết tầm xa trung bình của Binford theo đuổi sự liên kết giữa dữ kiện khảo cổ học và hành vi tạo ra nó.
Trong lúc xét từ lợi ích lịch sử, những tranh luận để sử dụng hợp lí thuật ngữ tầm xa trung bình (hay tầm xa-trung)1, vẫn còn quan hệ hời hợt với việc xây dựng học thuyết trong khảo cổ học. Tôi không thể tán thành với Rabb và Goodyear, những người rút ra kết luận rằng chỉ có định nghĩa xã hội học của Merton là thích hợp với khảo cổ học. Cả hai hình thức xây dựng học thuyết đều phù hợp với khảo sát hiện thời, và các nhà khảo cổ học đang thực sự thu được những tiến bộ trong cả hai phương diện (Salmon 1982: 176-177), mặc dù những kết quả thu được thường lẫn lộn với nhau.
Thành ngữ thứ tư – “Cái chúng ta cần là một kế hoạch linh hoạt cho một thế giới luôn luôn thay đổi” - Jerry Brown
Thomas Young là người đầu tiên có đóng góp quan trọng vào việc giải mã chữ Ai Cập cổ. Nhưng Young không phải là một nhà ngôn ngữ học, ông là một nhà vật lí và thầy thuốc yêu thích chữ viết tượng hình sau khi đọc được về phát hiện Hòn đá Rosetta và ngôn ngữ bí ẩn của nó. Ở tuổi 41, ông bắt đầu công việc giải mã trong một kì nghỉ hè. Phần còn lại của cuộc đời, ông tự trau dồi, sáng tạo ra những phương pháp giải mã mới và mở rộng phạm vi kiến thức của mình bằng việc nghiên cứu bản sao của các dòng khắc chữ tượng hình khác.
Cũng như vậy, các nhà khảo cổ học đang tỏ rõ một sự sốt sắng đầy khoẻ khoắn trong việc tự trau dồi và xác định lại. Binford (1983a) đã nói về “sự tự chỉ trích không nguôi” của ông sau một năm làm công việc nhận định các khuôn mẫu dựa trên các tài liệu thời Mousterian. Bế tắc, giải pháp của ông là thử một cách khác, đi tới Bắc cực để sống với những người đi săn Eskimo : “Lí do tại sao tôi đi đến đó có phần riêng tư hơn là việc vi hành này cho tôi kinh nghiệm mang tính giáo dục tốt”. (Binford 1983a: 100-101). Thực tế, sự cố gắng âm thầm này lại nâng học thuyết tầm xa trung bình lên hàng đầu trong tư tưởng khảo cổ học đương đại.
Các nhà khảo cổ học khác lại thấy rằng cần phải chuyển hướng vì những lí do cụ thể. Năm 1977, Mark Cohen xuất bản cuốn Sự khủng hoảng thức ăn thời tiền sử (The food crisis in Prehistory) đã chứng minh rằng, người ta có thể nhận thấy những thay đổi trong chiến lược kiếm ăn của người săn bắt - hái lượm suốt thời kỳ Pleistocence trong giai đoạn Boserupian, thể hiện sự bù trừ thế vào gia tăng dân số hơn là đơn thuần chỉ là tiến bộ về quá trình “công nghệ” ( cũng xem Cohen 1981).
Các nhà phê bình không công nhận việc Cohen coi sức ép dân số là cơ chế cơ bản để giải thích sự biến đổi của văn hoá (xem Cowgill 1975; Hasan 1981; Price và Brown 1985:14); đây là sự phản đối học thuyết chung được đề xuất. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi nhấn mạnh sự thiếu vắng những bằng chứng khảo cổ học trực tiếp về sự tăng trưởng dân số và tập trung dân cư. Làm sao chúng ta có thể biết rằng Cohen đúng hay sai? Làm thế nào quan sát được quy mô dân số hay mật độ trong các bối cảnh khảo cổ học (Dunnell: 1979:443; 1982: 524)? Đây là những vấn đề thuộc cấp độ tầm xa trung bình.
Thay bằng chỉ đơn thuần lặp lại một quan điểm nhàm chán, Cohen đã tiến hành một cách giải quyết có tính xây dựng và đổi mới bằng việc tạo ra những mục lục rõ ràng để đánh giá những hậu quả của sức ép dân số qua các kết quả khảo cổ học. Nhờ thế mà những nghiên cứu cổ bệnh hiện nay tìm thấy nguồn gốc từ những đánh giá ấy, bao gồm cả hai vật chỉ thị nhấn mạnh suy rộng (vết nhăn Harris, sự giảm sản bề mặt (enamel hypolasias) và yếu tố vi lượng đặc trưng - chất đồng vị trong thành phần bữa ăn. Vì vậy, các nhà nhân học tự nhiên không chủ tâm tiến hành việc xây dựng học thuyết tầm xa trung bình non trẻ đã bắt đầu chuyển những khái niệm khó nắm bắt trước đây như sức ép và địa vị xã hội thành những thuật ngữ dễ hiểu về khảo cổ học. Cohen thấu hiểu ý nghĩa của những nghiên cứu đó đối với lập luận về sức ép dân số của ông, và tuy là một nhà khảo cổ học, ông đã có công xây dựng các tập tiểu luận để tập hợp những dữ liệu sẵn có và cổ vũ những nghiên cứu có liên quan. Ngoài ra, hiện tại Cohen đang khai quật một nghĩa địa ở Belize, lập nên những dữ liệu cổ bệnh riêng của mình và góp phần định hướng những đổi mới tương lai có liên quan trực tiếp nhất đến sự tăng trưởng và sức ép dân số.
Tôi thấy cách làm này thật mới lạ và thú vị. Nó soi sáng một hướng đi thiết thực cho các nhà khảo cổ học để thiết lập những liên kết hữu dụng cần thiết giữa thế giới hành vi và kinh nghiệm. Cũng như vậy, nó nêu bật một vấn đề thường không được chú ý tới, đó là việc xây dựng học thuyết tầm xa trung bình không nên chỉ giới hạn trong phạm vi khảo cổ dân tộc học; có những lí do thuyết phục để nhìn ra trông rộng hơn. Học thuyết tầm xa trung bình hợp lí cần phải bắt nguồn từ những phạm vi kiểm soát qua thực nghiệm, từ những dẫn chứng bằng tư liệu lịch sử dân tộc học, từ những sưu tập bảo tàng hiện còn - ngay cả những chọn lọc từ bản thân tài liệu khảo cổ học (Jochim 1976, 1981; Schalk 1981; Kelly 1983, 1985; Keene 1981; Smith và Winterhalder 1981; Thomas 1981, 1983a; Tringger 1984). Xét cho cùng, bạn tìm đâu thì học thuyết này ở đó (Thomas 1983a: 18).
Chưa đầy mười năm mở mang tự giác học thuyết tầm xa trung bình, nhưng chúng ta đang đi đúng con đường “bẻ gãy” các mật mã nối kết văn hoá vật chất bất biến với hành vi tạo ra nó. Vì thế, chúng ta nên vui mừng.
Vài lời phản đối
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về người săn bắt - hái lượm của Mỹ, không phải mọi điều đều trôi chảy. Việc xây dựng học thuyết tầm xa trung bình hiện nay đang bị cản trở bởi tính không đồng đều của nó, và những người dược trang bị tốt nhất để làm công tác phê bình lại không chỉ ra được một các nghiêm túc những đánh giá cần thiết.
Tư liệu khảo cổ học về người săn bắt - hái lượm chủ yếu là hiện vật đá và xương. Trong khi việc phân tích các tàn tích động vật đã đạt được tiến bộ đáng kể, việc nghiên cứu các sưu tập đá vẫn giậm chân tại chỗ. Khảo cổ học về người săn bắt - hái lượm ngày nay đòi hỏi một khối toàn diện của học thuyết tầm xa trung bình, được định vị một cách cụ thể ở các kết quả quan trọng của thu thập, chế tác, sử dụng và loại bỏ hiện vật đá. Hiện tại chúng ta có tập sách nghiên cứu về đồ xương (Binford 1981), nhưng tập sách tương tự nghiên cứu về đồ đá xem ra còn lâu mới có.
Những người có kinh nghiệm về chế tác và phân tích chất liệu đá góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu các xã hội người săn bắt - hái lượm đã tuyệt diệt. Mặc dù hướng đi này đã đạt được nhiều tiến bộ, các nghiên cứu về đồ đá đương đại đang có nguy cơ đeo đuổi một cái gì không thực, hơn là cung cấp cho khảo cổ học những học thuyết đang rất thiếu.
Những nghiên cứu về đồ đá tụt hậu không phải là thông tin mới, nhiều quan sát viên phàn nàn về đặc tính phi lý thuyết (atheoretical) của các nghiên cứu gần đây - chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và suy đoán chủ quan (Dunnell 1980a: 466-467, 1982:515, 1984:496; Schiffer 1979: 15-16; Binford 1979a: 23-24). Vấn đề này có thể hoàn toàn bị bỏ qua nếu các ấn bản gần đây không đề cập tới uy thế của cách tiếp cận “nhân loại học” và “dựa trên kinh nghiệm” kỹ thuật chế tác công cụ đá (đặc biệt như Flenniken 1984; Young và Bonnichsen 1984). Những phản đối của tôi nhiều năm qua dành cho một trường phái mới đây về người đẽo đá lửa (Ý nói những người chủ thuyết thực nghiệm chế tác công cụ và vũ khí bằng đá lửa-ND) “nhân loạ học”, một số người trong số họ tiêu phí thời gian trong trò chơi của tình thân giữa những kẻ đẽo đá đại trượng phu.
Sau khi đọc được rằng “đẽo đá lửa hiện nay đang ở ngưỡng cửa đầy háo hức trong nhân loại học” (Flenniken 1984: 192), người ta buộc phải hỏi tại sao giờ đây cần định rõ một trường phái về “sự đẽo đá lửa nhân loại học”? Đầy thế lực như chính bản thân mình, Don Crabtree chưa bao giờ thể hiện trước công chúng là một nhà nhân loại học: ông là một nhà khảo cổ học, và là chuyên gia về đồ đá (xem Binford 1979b).
Tâm điểm của sự đẽo đá lửa “nhân loại học” là lập luận theo phép loại suy đã lỗi thời đưa đến lập những nghiên cứu có tính tái tạo về quá khứ tiền sử. Một bài phê phán được lưu hành rộng rãi nêu bật “những thủ tục kiểu cách” chỉ đạo các thử nghiệm mang tính tái tạo : bước đầu tiên là nhận diện chính xác những công nghệ (kĩ thuật) có liên quan, tiếp theo kĩ thuật này được kiểm soát đối với nhiều vật (lượng) có thể thay đổi, sau đó chế tạo lại “một mẫu vật hợp lí theo thống kê”; và cuối cùng, những kết quả thử nghiệm được đối chiếu về kĩ thuật với các tiêu chuẩn so sánh tiền sử để ước định mức độ chính xác. “Nếu đúng, người thực nghiệm đã chế tác lại một khía cạnh xác thực của hành vi con người thời tiền sử và biểu hiện tính đúng đắn (như nguyên bản) /tính thực tế của hành vi đó” (Flenniken 1984: 197).
Được nhìn nhận theo cách thức này, Thor Heyerdahl “ Tái tạo lại một khía cạnh xác thực của hành vi con người tiền sử” thông qua việc du hành trên biển Thái Bình Dương bằng mảng Kon Tiki. Heyerdahl không “ trình diễn thực tế quá khứ; ông chỉ đơn thuần trình bày cách thức có thể để hoàn thành công việc. Cũng giống như vậy với một kịch bản tái tạo. Hoàn toàn không có một sự bảo đảm rằng sự quen thuộc đơn thuần với những kĩ thuật chế tác đá cụ thể sẽ tự động đưa đến những hiểu biết chính xác về quá khứ. Trên thực tế, Young và Bonnichsen (1984: 135) – bản thân họ đã đề xướng đẽo đá lửa “dựa trên kinh nghiệm” - cảnh báo những nguy cơ kéo theo ”người thực nghiệm đẽo đá lửa hiện đại bị ảnh hưởng mạnh bởi hiểu biết cá nhân về cách tạo tác các hiện vật...”. Anh ta hiểu những hiện vật tiền sử theo một mật mã chế tạo riêng của mình, không bao hàm một phạm vi tổng quát các thủ tục chế tạo công cụ có thể so sánh giữa các nền văn hoá.
Thay cho việc định ra tính biến chất của đá, những người đẽo đá lửa “nhân học” đương đại gợi nhắc trường phái lịch sử tộc người của V.Gordon Childe (1928; cũng xem Binford 1983a: 84-85). Người đẽo đá lửa hiện đại có thể đóng góp vào những nghiên cứu khảo cổ học về người săn bắt - hái lượm bằng việc định rõ các khuynh hướng của những dấu hiệu rõ ràng, chuyển những công cụ đá tiền sử từ cái tĩnh sang cái động đã chế tạo ra chúng. Hơn là làm việc này, những phương hướng thịnh hành đề xuất một sự quay trở lại với những mục đích mang tính quy phạm chuẩn mực của 50 năm trước. Young và Bonnichsen (1984: 135) chỉ rõ rằng “trong số những vấn đề quan trọng mà một nhà khảo cổ học muốn giải quyết, có một vấn đề cơ bản hơn tất cả - làm thế nào để phân chia các nhóm văn hoá tiền sử”. Flenniken (1984: 199) tán thành : “Vấn đề của hiện tại và tương lai nằm trong việc nhận dạng, mô tả, thể hiện, và sử dụng các kĩ thuật ghè tách để tái tạo kỹ thuật chế tác công cụ đá (cả phế phẩm và cả sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng) như những dấu vết văn hoá” (xem thêm K. L. Jones 1984). Cách tiếp cận này sẽ không chỉ giới hạn phạm vi khảo sát một cách nhân tạo, mà sự tập trung tư duy đơn chiều (mono-minded focus) vào “các dấu vết văn hoá” sẽ còn chọn ra một trong những đề tài khảo cổ học đương đại ít đáng quan tâm nhất. Sự thật là hàng thập kỉ trước, các nhà khảo cổ học thừa nhận rằng mẫu vật thu được ở hố thám sát hay trên bề mặt có thể được xem là “đặc trưng” cho một địa điểm; cũng như vậy, người ta nhìn nhận các địa điểm là “đặc trưng” cho một nền văn hoá. Nhưng ngày nay, hầu hết các nhà khảo cổ học Mỹ đều thận trọng với các loại hiện vật tương ứng với các nhóm tộc người; hầu hết cũng nhận ra rằng sự phức tạp của cấu trúc địa điểm và kiểu dạng địa phương làm cho khái niệm ”đặc trưng” trở thành vô dụng (ngoại trừ văn cảnh rất hạn định về thời gian). “Sở hữu một đầu mũi tên nhỏ, cạnh hình V, cung lòng chảo chưa hẳn là một người Ute, cũng giống như sở hữu một chiếc Volvo không có nghĩa là một người Thuỵ Điển” (Sheets 1975: 369).
Những người đẽo đá “ nhân loại học” không đồng bộ với khảo cổ học đương đại. Hãy xem xét lập luận cơ bản đằng sau đó, cái gọi là “sự phân tích hệ thống tái tạo”(xem Flenniken 1984: 199): (1) Chúng ta dễ dàng dạy trẻ em từ 3 đến 6 tuổi làm công cụ đá hơn là dạy người lớn. “Ngôn ngữ chẳng có mấy giá trị, chỉ làm người mới tập đẽo đá thêm lầm lẫn”. (2) Những đứa trẻ này không được dạy một kĩ thuật ghè cụ thể, mà là những kĩ thuật chế tác những vật liệu đá đa dạng thành những thành phẩm định trước. “Những kĩ thuật này... là một thích ứng kiểu thức và chỉ dẫn của một nhóm người đẽo đá cụ thể có khả năng đại diện cho một nhóm văn hoá đặc thù” (tác giả nhấn mạnh). (3) Chính vì thế, “nếu nhận diện được mẫu hình văn hoá của sự tách/ghè công cụ đá thì sẽ nhận diện được hành vi tạo ra chúng, và càng thêm tin vào sự nhận diện một nhóm văn hoá (có khả năng) đặc thù”. Nhận thức nói trên đã bỏ qua phần quan trọng của tài liệu dân tộc học và khảo cổ dân tộc học, loại tư liệu cho thấy các cơ cấu nhập thân văn hoá phức tạp mà những người trẻ tuổi học những gì họ biết (ví dụ xem Hayden và Cannon 1984b: 326-327).
Nếu tư tưởng siêu qui phạm này được lan truyền thì các thành tựu vững chắc mà những người đẽo đá trong vòng hơn hai thập kỉ qua đã đạt được có thể bị huỷ hoại. Một trường hợp tiêu biểu là sự phân tích các vết tích của công nghệ chế tác thạch anh ở địa điểm Sông Hoko miền Đông Bắc Washington của Flenniken (1981). Đây là một nghiên cứu đáng giá và có tính đổi mới về một công nghệ ít được biết tới. Nhưng thay vì xây dựng một hệ phương pháp vững chắc theo phương hướng này, logic mới của sự đẽo đá lửa “mang tính nhân loại học” đã mở rộng sự phân tích của Flenniken theo kiểu như : 2.500 năm về trước những người Anh-điêng trẻ ở Sông Hoko đã học cách chế tạo những con dao đá nhỏ có chuôi bằng cách tỳ vào đầu gối. Vì rằng “sự giản lược của kỹ thuật hay quá trình tách, tức sự debitage)” được xác định về văn hoá”, “những chỉ dẫn văn hoá” về đồ đá đã được nhận biết một cách cần thiết và đủ để xác định nhóm văn hoá ở Sông Hoko. Nếu như sự giản lược của quá trình là triệu chứng của một nhóm văn hoá chuyên biệt, thì nó cần phải được hiểu là những chế tác kiểu này của những mảnh vỡ cũng thuộc về cùng “nhóm văn hoá tiềm năng”. Theo kiểu diễn giải như trên thì phải chăng Flenniken (người có khả năng ghè đá thạch anh với những vết kỹ thuật tương tự) cũng là một người Anh Điêng sông Hoko “tiềm năng” sống cách đây 2.500 năm? Nếu đúng vậy, chúng ta đã sa vào khảo cổ học kinh nghiệm. Nhưng nếu không, làm thế nào mà điều đó có thể là dấu hiệu phân biệt rõ ràng để “nhận dạng” những nền văn hoá tiền sử? Tóm lại, sau mọi điều như vậy, một người đẽo đá cũng là người sao chép những mũi nhọn Lindenmeier Folsom (Flenniken 1978). Liệu những phân tích của mảnh thử nghiệm cũng chứng tỏ là mảnh Anh Điêng Folsom có niên đại 11.000 năm?
Đằng sau chủ đề “những chỉ dẫn văn hoá” ẩn chứa một vấn đề cơ bản nghiêm trọng hơn: những người được coi là người đẽo đá “nhân loại học” bị ám ảnh bởi sự thúc dục bên trong tìm đến sự thực. Không chỉ tập trung một cách thiển cận những nghiên cứu của mình vào nhận diện nhóm tộc người, họ còn quá đáng khi khẳng quyết rằng “ những nhà khảo cổ học sẽ không thể phân loại những hiện vật tiền sử trừ phi họ quan tâm đến kỹ nghệ chế tác” (Young và Bonnichsen 1984: 153; cũng xem Epstein 1975: 234; Green 1975: 159; Flenniken và Raymond đang in). Chủ trương một cách cứng nhắc rằng tiếp cận kỹ thuật là tiên nghiệm nhất so với bất kỳ cách thức ứng xử tiền sử nào, họ muốn trói buộc khảo cổ học qua việc giới hạn những vấn đề và phương pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Hãy để tôi nhấn mạnh bằng thuật ngữ, mạnh tới mức có thể rằng đó không phải là sự buộc tội chung tất cả những nghiên cứu về đá. Điều nói trên có thể không rõ lắm so với việc chúng ta biết gì về yêu cầu thực sự của những người săn bắt-hái lượm tiền sử thông qua việc tìm hiểu công cụ đá. Nhiều phương hướng mới đã đựơc đề ra: xác định tương liên không gian của đập đá lửa và khai thác đá (Gallagher 1980; Newcomer và Sieveking 1980; Bìnird và O’Connell 1984); phát triển tiếp cận khu vực tính biến thiên của đá (Magne 1983; Camilli 1983; Kelly 1983, 1985; Cros 1983); thiết lập mối liên kết rõ ràng “nếu và chỉ nếu” giữa những tác động quan sát đựơc và dấu vết mà họ để lại trên công cụ đá (Hayden 1979; Greiser và Sheets 1979; Keeley 1980; Holly và Del Bene 1981; Vaughan 1985); đơn lập vai trò của nguyên liệu qua xác định tính biến chất của đá (Strau 1980; Flenniken 1981; Sussman 1985); phát triển những kiểu mẫu theo giai đoạn để hiểu những sản phẩm đá và làm bằng đá (Magne và Pokotylo 1981; Magne 1983), khu biệt những huỷ hoại tự nhiên với biến đổi văn hoá (Patterson 1983; cũng xem Grayson. trong tập này); định rõ mức độ khôi phục khác nhau những tập hợp đá (Kalin 1981; Nicholsson 1983); xác định vai trò của những nhân tố trụ cột còn lại ảnh hưởng tới những công cụ đá (Flenniken và Haggerty 1979); nhận diện những tàn tích hữu cơ trên công cụ đá (Anderson 1980; Loy 1983); Dùng kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị để xác định ngay tại chỗ (in situ) nơi làm việc tách rời khỏi những đống phế thải hay tàn tích (Cahen và người khác 1979; Cahen và Keeley 1980; Newcomer và Sieveking 1980; Hofman 1981; Fladmark 1982; Behm 1983; Bowers và người khác 1983; Stevenson 1985). Nhưng đây cũng là sự bình luận tồi tệ và kỳ lạ về sự đẽo đá lửa “thuộc về nhân loại học” rằng đa số những tiếp cận mới nhất ngày nay đã được phát triển bởi những cư dân không nhất thiết phải nổi tiếng về khả năng bẻ gẫy đá .
Quan điểm này là: mục tiêu trong những nghiên cứu về người săn bắt-hái lượm đương đại không dành riêng hay (rút ra) từ những người đẽo đá lửa. Có những vấn đề về khảo cổ nhân học nói chung (Binford 1979b:24; Knudsson 1978). Những chuyên viên về đá đúng là có tài khám phá cơ cấu của kỹ nghệ đá như là chiến lược mô phỏng. Nhưng chính họ đã tự làm hại họ và lĩnh vực nghiên cứu của họ khi chú trọng vào những mục tiêu cô lập và không thích hợp. Và họ nhất thiết phải tham gia vào (và học từ) đối thoại tầm xa-trung bình, bằng không thì họ sẽ phải tiếp tục tìm kiếm “những giải đáp tinh tế cho những câu hỏi thô ráp” (có nghĩa là tìm cái bất khả thi-ND) (Cross 1983:101-102).
Vì thế, chúng ta chỉ có thể đưa ra những phản đối của chúng ta.
Và một vài xem xét mang tính tổng hợp:
Lịch sử gần đây đầy những tư liệu cho thấy các nhà khảo cổ học có thể dễ dàng bị quyến rũ và lạc hướng bởi những kỹ xảo khéo léo; đối với một số người, miễn có học thuyết là được. Mặc dù chủ nghĩa phe phái (bandwagonism) nói chung không liên quan tới nhiều thành công lâu dài trong quá khứ (Thomas 1978; Dunnell 1979:444), tài liệu đương đại về thuyết hái lượm tối ưu cảnh báo rằng những nhà khảo cổ học có thể một lần nữa rơi vào mối nguy phải đạt được học thuyết của họ bằng bất cứ giá nào.
Mặc dù tiềm lực của học thuyết hái lượm đối với khảo cổ học đôi khi bị cường điệu bởi những đề xuất cũ, nhiều những tranh luận mới cho thấy đã đưa ra những quan điểm cân bằng hơn cả về chi phí và lợi ích (Bettinger 1980; Smith và Winterhalder 1981, 1985; Winterhalder 1981,1983; Durham 1981; Smith 1983; O’Connell và Hawkes 1984). Ngày nay, cộng đồng nghiên cứu nhân học quan tâm nhiều đến sự ứng dụng của học thuyết hái lượm tối ưu trong nghiên cứu dân số. Nhưng như thường thấy, sự ứng dụng những dữ liệu của khảo cổ học được xử lý một cách nửa vời và vội vã chỉ có thể cản trở và hạ thấp tiềm lực của sinh thái tiến hoá nói chung.
Hàng loạt những ứng dụng nghiêm túc mô thức hái lượm tối ưu đối với những dữ liệu khảo cổ học đã xuất hiện (Bayham 1979; Perlman 1980; Yesner 1981; Winterhalder 1981; Bettinger và Baumhoff 1982; O’Connell và Hawkes 1981; O’Connell và người khác 1982; Smith 1983:633; Simms 1984; K.T. Jones 1984). Việc kiểm tra chi tiết sự ủng hộ theo lối kinh nghiệm đối với những “sát hạch “ kiểu này hiện nay đã quá muộn. Thay bằng cố gắng đánh giá ở đây, tôi sẽ tập trung vào bốn chủ đề mang tính lô gic và thuộc về thủ tục nảy sinh từ trường hợp thuyết sinh thái tiến hoá bị cuốn vào bối cảnh sát thực khảo cổ học: (1) Liệu thuyết sinh thái tiến hoá có cung cấp một khung lý luận tổng quát tương ứng để diễn giải những tư liệu khảo cổ học không?; (2) Liệu những kiểu thức hái lượm tối ưu có đủ thích hợp để “sát hạch” một cách nghiêm khắc đối với những dữ liệu khảo cổ học không ?; (3) Liệu khảo cổ học có thể chịu được cái giá của giản hoá luận kinh nghiệm không?; (4) Sự tiếp cận đẳng thứ (hierarchial approach) trong diễn giải khảo cổ học liệu có giá trị gì không?. Tôi nhấn mạnh rằng những nhà khảo cổ học cần cân nhắc mỗi câu hỏi trước khi cuốn sức mình vào dòng chảy hái lượm tối ưu.
Liệu thuyết tiến hoá sinh thái có phải là câu trả lời đối với sự thiếu hụt lý thuyết khảo cổ học chung?
Gần một thập kỷ trước, Binford (1977:I-I0) than vãn về sự thiếu hụt cơ sở lý thuyết trong nền khảo cổ học Mỹ cả ở mức tầm trung và mức chung. Mặc dù đã có tiến bộ đáng kể ở mức tầm trung, song vấn đề vẫn còn rất cấp thiết đối với lý thuyết chung (Dunnell 1980a: 477; 1983:535; Salmon 1982:140; Meltzer 1979; Trigger 1984).
Một số nhà khảo cổ học hiện nay đang quay trở lại với thuyết tiến hoá sinh thái để tìm kiếm lý thuyết chung. Cái logic cơ bản của việc áp dụng thuyết hái lượm tối ưu đối với khảo cổ học xem ra cũng giống như thế. Những nhà khảo cổ học nắm giữ lĩnh vực kinh nghiệm quá rộng nên đòi hỏi một sự đa dạng các chiến lược trí lực. Phần lớn những tư liệu khảo cổ học từ giai đoạn tương đối muộn được sáng tạo dưới những điều kiện phần nào giống với những quan sát dân tộc học. Miễn là người ta nhận thức được động lực hành vi và hiểu cái cách mà động lực này phản ánh trong tính tĩnh của tư liệu khảo cổ học, khả năng thành công trong việc giải thích cơ cấu tổng quát của tư liệu khảo cổ học về mặt hành vi rất có thể xảy ra. Học thuyết tầm xa trung bình phê phán sự nỗ lực này; học thuyết chung hoàn thiện có lẽ sẽ không thể có được.
Những phân đoạn biệt lập hơn của tư liệu khảo cổ học thiếu hụt những liên kết hành vi tương ứng; vì những điều kiện quá khác nhau nên có thể cho rằng tính đồng dạng cần thiết khó mà dùng để diễn tả theo lối hành vi học thuyết quan sát được một cách xác đáng. Trong những trường hợp như vậy, học thuyết tầm xa trung bình có sẵn cùng với học thuyết chung về hành vi con người dùng nhằm phân biệt hay thậm chí nhận thức những cách lựa chọn có vẻ thích hợp.
Với một vài người, học thuyết hái lượm tối ưu là cách để giải quyết vấn đề này (Winterhalder 1981; Smith 1983: 626-627, 1984). Sinh thái học tiến hoá biểu hiện học thuyết ở mức độ chung, được néo chặt trong những thừa nhận bắt nguồn từ những nguyên lí cơ bản của học thuyết chọn lọc tự nhiên. Cách tiếp cận rõ ràng là lạc quan này sử dụng những hình dung toán học và được minh hoạ bằng đồ thị để đạt được suy luận chính xác của những giả thuyết có thể thử nghiệm được. Sinh thái học tiến hoá là một lĩnh vực đầy tiềm năng - chỉ cần xem những ấn phẩm gần đây của tạp chí Tự nhiên và Khoa học (Nature and Sience) - với tính phổ biến và có thể thử nghiệm được có khả năng thu hút những người ủng hộ tìm kiếm một con đường để giải thích tính biến đổi của con người.
Albert Goodyear (trao đổi thông tin cá nhân) chỉ ra rằng tranh luận gần đây về tính xác đáng của những hình thức săn bắt tối ưu đối với khảo cổ học cung cấp “một mô tả khá hợp lí về những gì mà Merton gọi là học thuyết tầm xa trung bình”. Phù hợp với những quan điểm của Merton, học thuyết săn bắt tối ưu vừa không trọn vẹn, vừa không thống nhất, nhưng nó tổng quát và cung cấp một số cân nhắc về năng lực giải thích. Trong khi những ứng dụng cụ thể vẫn còn mang tính chất tạm thời và rời rạc (nghĩa là hướng vào những khía cạnh hạn chế của hệ thống văn hoá), những người tiên phong cam đoan sẽ đạt được một học thuyết chung và thống nhất về hành vi của con người, cung cấp những hiểu biết về công nhận và ứng dụng khảo sát theo lối kinh nghiệm.
Liệu có thực tế không khi “thử nghiệm” Mô hình Hái lượm Tối ưu dựa vào Dữ liệu Khảo cổ học?
Được nhìn nhận theo cách này, sinh thái học tiến hoá quả thực có thể cung cấp ở một mức độ hướng dẫn có tính lí thuyết chung, kiềm chế những thái quá dựa trên những kết quả thực tiễn của khảo cổ học. Nhiều ứng dụng dân tộc học của các hình thức hái lượm tối ưu đã xuất hiện trong những năm gần đây, được sắp xếp (xếp loại) từ hình thức định tính có mục đích khám phá đến nghiên cứu định lượng dựa trên kinh nghiệm : công trình của Winterhalder (1977, 1980, 1981) về người da đỏ Bắc Mỹ rừng Boreal; nghiên cứu về Aché của Paraguay (Hawkes và tập thể. 1982; Hill và Hawkes 1983); ; nghiên cứu của Hames and Vickers (1982...) về các nhóm người Amazon, của O’Connell và đồng nghiệp về người Alyawara (O’Connell và Hawkes 1981; Hawkes và 0’Connell 1981) và của Smith về (1980, 1981) về người Inuit.
Có lẽ sức lôi cuốn lớn nhất của các hình thức ấy là khả năng cho phép thử nghiệm và sửa đổi liên quan tới những dữ liệu xác thực. Mặc dù các cuộc “thử nghiệm” ấy đã được những nhà sinh vật học thực hiện, nhưng những ứng dụng trong nghiên cứu dân số cũng mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Như Smith thừa nhận, “những thử nghiệm chính xác công nhận rằng hầu hết các lượng có thể biến đổi đang được kiểm soát bằng thực nghiệm - một điều kiện mà ít nhà dân tộc học, và không một nhà cổ nhân loại học nào có khả năng tiếp nhận”.
Học thuyết hái lượm tối ưu cung cấp một loạt những dự báo (X) về cái cách mà những người thực hiện nên cư xử trong hoàn cảnh Y. Nhà sinh thái học có thể xác định năng lực giải thích của những dự đoán ấy bằng quan sát và ghi chép hành vi theo lối định lượng; đồng thời ông ta có thể đánh giá tình trạng môi trường, nhằm xét xem X và Y có hiệp biến như dự báo hay không.
O’Connell và Hawkes (1981) đã thực hiện điều này bằng việc ứng dụng các hình thức hái lượm tối ưu vào nghiên cứu sự sử dụng thực vật của người Alyawara. Một mẫu hình chế độ ăn tối ưu cung cấp những dự đoán X: Nếu những người hái lượm Alyawara hái lượm một cách tối ưu, thì những phương sách trong mỗi phần sẽ phụ thuộc vào sự tái hồi năng lượng tương ứng theo đơn vị thời gian và sự hoàn lại theo tiêu chuẩn thông thường từ hái lượm trong phần ấy. Các phương sách mang lại sự tái hồi cao hơn mức trung bình cho một phần nên được tính đến trong chế độ ăn uống, và ngược lại. Đặt dưới dạng hình thức đại số, những vị trí ưu thế này phát sinh những dự tính cụ thể được biểu đạt trong giờ kcal/người hái lượm (O’Connell và Hawkes 1981: 108).
“Tình huống Y” trong trường hợp này phản ánh trạng thái môi trường: lượng mưa, nhiệt độ tương đối, và quan trọng nhất là sự phân bố địa lí và điều kiện của cộng đồng thực vật sẵn có, tất cả đều ở cùng một địa điểm, trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ gần Bendaijerum giữa những năm 1974 và 1975; xem O’Connell và Hawkes 1981, hình 5.3)..
Tính hiệp biến của X và Y được giám sát thông qua một loạt các sự kiện hái lượm của người Alyawara do O’Connell quan sát được. Trong 11 chuyến đi đến các cồn cát, sự tái hồi năng lượng quả thực luôn ở trên mức trung bình: “hành vi hái lượm ở nơi này thực sự phù hợp với những dự đoán của hình thức chế độ ăn tối ưu” (O’Connell và Hawkes 1981: 109). Nhưng hái lượm ở vùng rừng mulga lại đưa ra những kết quả khác: “Hành vi hái lượm của người Alyawara ở đây... các sự kiện không thích hợp với dự đoán chế độ ăn tối ưu về điểm ngưỡng đưa thêm vào những nguồn tài nguyên được xếp loại thấp hơn” (O’Connell và Hawkes 1981:109). Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng mô hình tương lai bao gồm những phân tích giá trị-lợi ích của sản xuất và duy trì đời sống dân dụng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, các hình thức hái lượm tối ưu thực sự mở ra những cách thức khám phá hữu dụng, mặc dù các khía cạnh cụ thể của ứng dụng này đã bị chỉ trích (Durham 1981: 225; Balme 1983; Martin 1983: 615-616) . Hoặc là các hình thức hái lượm có thể đúng với (stand up to) những hành vi được quan sát, hoặc là không. Khi những mẫu hình không phù hợp với thực tế, chúng có thể được xác định lại hoặc bị loại bỏ; đây chính là sức mạnh của thuyết hái lượm tối ưu trong lĩnh vực nhân loại học.
Tuy nhiên, quan sát hành vi thông qua bộ lọc khảo cổ học lại là một vấn đề khác. Được những thành công trong lĩnh vực dân tộc học cổ vũ, O’Connell và Hawkes (1981: 114-116) đưa ra một số đề án dựa trên hái lượm tối ưu về những biến đổi lâu dài trong chế độ ăn và việc sử dụng đất ở Australia.
Chúng tôi cho rằng sự xâm lấn của tình trạng khô hạn trong giai đoạn từ 17.000- đến 18. 000 năm trước công nguyên đã làm biến đổi nghiêm trọng về mức độ phong phú của những thức ăn cao cấp và do đó con người buộc phải tìm kiếm những loại thức ăn khó tìm hơn và trong đó có cả các hạt. Khi có được kĩ thuật xử lí hạt , thổ dân có thể sống cả ở những phần đất vốn trước đây không có người ở (O’Connell và Hawkes 1981:115).
Họ tin rằng rằng những dự đoán này sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà khảo cổ học bởi vì:
Phương thức kiếm sống săn bắt - hái lượm có thể quan sát được một cách thuận lợi dưới dạng học thuyết chung tương đồng, hiện giờ đang được ứng dụng bởi các nhà sinh thái học tiến hoá vào việc nghiên cứu các chế độ dinh dưỡng. Giá trị của học thuyết đó thể hiện trong bản thân vai trò của mình như một sự tham khảo và nguồn giả thuyết thử nghiệm được về tổ chức của hành vi kiếm sống trong một phạm vi rộng liên quan tới các hoàn cảnh môi trường, kĩ thuật và xã hội (Connell và Hawkes 1981: 116).
Như nghiên cứu của Cohen (1977) về sức ép dân số đã nói ở trên, người ta đã phải đặt câu hỏi làm cách nào để sử dụng dữ liệu khảo cổ học vào những vấn đề và cách thức thử nghiệm chúng. Giả sử các nhà khảo cổ học không tin tưởng lắm vào học thuyết này thì họ làm thế nào để biết được những gợi ý của thuyết hái lượm tối ưu về quá khứ là đúng hay sai một cách cụ thể?
Việc sử dụng kinh nghiệm từ những dữ liệu dân tộc học đến khảo cổ học có nghĩa là cả hành vi và cả môi trường đều không quan sát được một cách trực tiếp: Có hai bước đệm luôn đặt ra để thử nghiệm cùng một vấn đề. Trong học thuyết hái lượm tối ưu, hay trong bất cứ một học thuyết chung nào mà cần phải sử dụng dữ liệu khảo cổ học, thì việc đưa ra kết luận về hành vi quá khứ từ kết quả khảo cổ học và kết luận về các trạng thái môi trường quá khứ từ kết quả cổ môi trường là cần thiết. Lúc ấy, các nhà khảo cổ học mới có thể kiểm tra xem những hành vi và điều kiện/hoàn cảnh rút ra này có hiệp biến theo học thuyết hay không.
Thí dụ về người Australia đòi hỏi các bảng niên đại về văn hoá và môi trường cổ một cách toàn diện, một hình dung chính xác về (1) ai đã sống vào thời điểm nào (và ở đâu), và (2) loài thực vật và động vật gì đã (và không) có trong cơ cấu bữa ăn. Đây là một nhiệm vụ nặng nề với đòi hỏi quá cao, trong khi với những dữ liệu hiện có không thể nào thực hiện được. Tác giả của những nghiên cứu tổng hợp mới đây đã phát hiện ra vấn đề một cách rõ ràng : những thay đổi thời tiết ở Australia trong vòng 16. 000 năm qua “chắc chắc đã ảnh hưởng tới cuộc sống con người, nhưng ta không đủ tài liệu để xác định chính xác những gì đã xảy ra... Gần như không có một dữ liệu nào về các loài thực vật tiền sử được sử dụng ở các thời kì khác nhau, và hệ động vật không phải là một dấu hiệu đầy đủ và tin cậy để có thể liên hệ trực tiếp đến những biến đổi thời tiết này” (White với O’Connell 1982: 99). Không gì có thể thử nghiệm được.
Để kiểm chứng hay từ bỏ những đề nghị của O’Connell và Hawkes cũng cần có những chứng cứ chắc chắn về loại cây hay con nào đã được người tiền sử tiêu thụ hay không tiêu thụ. Những phóng chiếu khảo cổ học về “thử nghiệm” hái lượm tối ưu cũng cần phải được loại bỏ, những phóng chiếu kiểu cổ lỗ sĩ rất phổ biến trong những năm 60 và 70: bàn nghiền được xem là đồng hành với quá trình gieo hạt; mũi nhọn đồng nghĩa với săn bắn; vỏ hạt cây quả hạch trong bếp có nghĩa là cư trú vào mùa thu. Trong khi những nghiên cứu tầm xa trung bình mới đây về kích cỡ của mẫu, độ đa dạng của mẫu, mùa vụ, sự chọn lựa kích cỡ và kiểu thức bên trong địa điểm, tính biến đổi của sưu tập theo khu vực, taphonomy, và sự biến đổi nhanh của những tích tụ văn hoá, tất cả những điều này đưa người ta đến sự nhận thức rằng các dữ liệu khảo cổ học khó xử lí hơn so với suy nghĩ trước đây trong hai thập kỉ đầu của nền khảo cổ học mới.
Liên hệ tới những đề xuất của O’Connell và Hawkes, ta cần nhớ rằng sự hiện diện đơn thuần của xương và hạt ở một di chỉ khảo cổ học không còn được xem như bằng cớ chắc chắn của sự tiêu thụ. Hơn nữa, người ta phải dẫn chứng bằng tư liệu chiến lược kiếm ăn và chế biến áp dụng cho những nguồn tài nguyên này; bằng cách nào hạt được xử lí và quá trình chế biến ấy có mặt trong tư liệu khảo cổ học như thế nào? Bị chỉ trích nhiều nhất chính là việc chỉ ra rằng những kĩ thuật đặc thù không được sử dụng trong những thời điểm đích xác nào đó. Cũng như vậy, người ta cần phân biệt những vùng được khai khẩn để ở với những vùng được sử dụng làm nơi kiếm ăn.
Những vấn đề có tính kinh nghiệm và lí thuyết rất phổ biến trong các dữ liệu về thổ dân Úc (cũng như ở bất cứ nơi nào khác) : “Ngay cả ở những vùng được tập trung nghiên cứu, rất ít địa điểm được phân tích (và)... việc lấy mẫu vật của những dữ liệu còn tồn tại trong các địa điểm cũng bị hạn chế...”. Những phân tích như thế không thể cho chúng ta một bức tranh đầy đủ. Cũng không gì có thể thử được ở đây.
Người ta có thể phản đối rằng đây đơn giản chỉ là một câu chuyện báo trước dựa trên kinh nghiệm nữa mà thôi. Chỉ vì chúng ta chưa khai quật đầy đủ ! Trong khi điều này hoàn toàn đúng - và người ta hi vọng rằng cuộc thảo luận của O’Connell và Hawkes sẽ khuyến khích thêm những công trình chuyên môn xác đáng - vấn đề mấu chốt là ở chỗ : ngay cả nếu những dữ liệu đó sắp được ứng dụng trong tương lai, liệu những vấn đề diễn giải mang tính to lớn sẽ ngăn chặn một cách có hiệu quả việc “thử nghiệm” và “xác minh” những đề xuất cụ thể của người thực hiện.
Việc thu thập dữ liệu và xây dựng học thuyết tầm xa trung bình đều đạt được tiến bộ. Nhưng đừng có đánh lừa chính bản thân chúng ta để mà nghĩ rằng những đề xuất của O’Connell và Hawkes đã được “xác minh” hay thậm chí “thử nghiệm”. Điều này đơn giản là chưa hề xảy ra (và gần như chắc chắn sẽ không xảy ra trong tầm tương lai dự đoán). Và dù sao, một nhà khảo cổ học cũng đã tranh cãi (một cách hấp tấp) rằng những giả thuyết của O’Connell và Hawkes về hành vi thuộc kỉ Pleistocene muộn và hậu Pleistocene bổ sung cho những tranh luận trên lí thuyết về cái cách mà thế giới đã hoạt động (Cohen 1985: 102). Những đề xuất được thừa nhận hiện nay và những luận văn tiến sĩ đã dựa trên những gì được cho là “bổ sung” từ học thuyết hái lượm tối ưu. Đây là lập luận thu hút các chuyên gia. Với một số người, sự thật rằng các giả thuyết ngẫu nhiên xuất phát từ các hình thức hái lượm tối ưu bằng cách này hay cách khác đã cho họ một mức độ ủng hộ ban đầu (priori). Không phải như thế cho tới khi đưa ra những dữ liệu một cách nghiêm khắc dựa trên kinh nghiệm về quá khứ, các mô hình/mẫu hình (models) sinh học tiến hoá không có sức mạnh diễn giải trong khảo cổ học hơn bất cứ khái niệm nào người ta có thể tưởng tượng ra.
Một số đề xuất khách quan của học thuyết hái lượm tối ưu nhận ra được những vấn đề : “ Việc ứng dụng học thuyết ấy để xem tư liệu khảo cổ học liên quan tới những gì người tiền sử đã làm là hoàn toàn hợp lí, và lúc ấy nhiệm vụ của chúng ta là giải thích điều đó. Nhưng trong thực tế, sự thừa nhận như thế gần như hoàn toàn sai ở nhiều trường hợp quan trọng” (Eric Smith, trao đổi thông tin cá nhân; cũng xem Smith 1983: 640; Winterhalder 1983). Chỉ bằng việc xây dựng những nối kết tầm xa trung bình cần thiết, chúng ta mới dám mong đạt được những cách thức đủ chính xác để nhận thức quá khứ. Đây là một mục đích hoàn toàn khác với những học thuyết chung kiểu như sinh thái học tiến hóa, cố gắng lí giải quá khứ đó. Trong thực tế, các nhà nghiên cứu coi trọng việc ứng dụng đến cùng những hình thức hái lượm tối ưu vào khảo cổ học có thể sử dụng thời gian một cách thuật lợi nhất xây dựng học thuyết tầm xa trung bình cần thiết - và một số người đang thực sự làm như thế (Simms 1983, 1984; K. T. Jones 1983,1984).
Điều này không phải để bác bỏ những đề xuất như của O’Connell và Hawkes (1981), mà nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn của những gì “thử được” và “mô phỏng được” như những tranh luận chứng thực ứng dụng của các hình thức hái lượm tối ưu vào khảo cổ học. Những đề xuất như thế có thể đáp ứng như “những phép loại suy thô” cho nhà khảo cổ học, “giống một phương cách nhìn sự vật hơn là một nguồn những hình thức định lượng chính xác”. Các hình thức hái lượm tối ưu có thể, và cũng đã cung cấp cho chúng ta thêm một nguồn các quan niệm đúng đắn, một số “hiểu thấu thú vị và không phải là hiển nhiên”, một loạt các đề xuất “phản trực giác” (Counterintuitive) (O’ Connell và TT. 1982: 234.)
Người ta cần nghiêm túc đặt câu hỏi rằng liệu những dữ liệu khảo cổ học có đạt được sự phân tích cần thiết cho bất cứ cấp độ nào của “ủng hộ hay bác bỏ theo kinh nghiệm” của học thuyết tạo bởi những quyết định ngắn hạn ở mức độ cơ thể sống. Điều này chắc chắn là không thể trong thời điểm hiện tại, và những ai đã quen với các tài liệu khảo cổ học và cổ môi trường đương đại sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa hái lượm tối ưu với hái lượm bằng bất cứ một phương cách nào khác. Cũng như thế, thật khó mà lạc quan rằng các nhà khảo cổ học có thể định ra ngay lập tức loại vấn đề chính thích đáng cần phải được xác định khi dùng học thuyết hái lượm tối ưu.
Thiếu sót này không hẳn là lỗi của các nhà lí luận hái lượm tối ưu. Đây chỉ là một vấn đề khảo cổ học bắt nguồn từ những chi tiết của tư liệu khảo cổ và sự non nớt của học thuyết theo tầm xa trung bình - chứ không phải từ nội dung của sinh thái học tiến hoá. Tuy nhiên, nếu chúng ta - những nhà khảo cổ học - không thể đáp ứng thoả đáng tiêu chuẩn về mô phỏng dựa trên các dữ liệu từ quá khứ, thì sức hút lớn nhất của học thuyết hái lượm tối ưu sẽ chỉ bị vứt bên lề đường.
Giá phải trả và lợi ích của Giản hoá luận (Reductionism)
Những nguyên lý của sinh thái học tiến hoá rõ ràng là giản hoá luận, và giản hoá luận có thể là một điều tốt. Trong thực tế, giản hoá luận phương pháp (“khả năng giải thích dãy hiện tượng rộng nhất có thể bằng tập hợp nhỏ nhất có thể của qui luật và đơn vị”) thiết tạo mục đích của điều tra khoa học.
Smith (1983) thuyết phục rằng giản hoá luận phương pháp ở sinh thái học tiến hoá cung cấp một cách tiếp cận ban đầu hữu ích (một “đường tắt” đến nhận thức) mà không đòi hỏi cung cấp cái mà S. Gould và Lewontin gọi là những kết luận “Panglossian” về sự hoạt động của thế giới thực (cũng xem Hawkes và O’ Connell 1985; Smith và Winterhalder 1985). Cơ cấu giải thích được đơn giản hoá một cách thận trọng nhằm định rõ một sự phổ biến (a currency), một mục tiêu, một khuynh hướng thúc ép, và một tập hợp các lựa chọn. Các tiêu chí quyết định luận (decision making) được đơn giản hoá hơn nữa, lờ đi những nhân tố như năng lực tri giác và lối sống ăn thịt, để cung cấp những phương cách “đơn giản hơn và dễ kiểm soát hơn” đối với việc đặt những câu hỏi và nhận biết những câu trả lời.
Tâm điểm là ở những nguyên tắc chiến lược, chứ không phải những mẹo đặc biệt (Krebs và TT. 1983: 165). Các hình thức hái lượm không nhằm và cũng không thích hợp để mô tả sự tương tác của tất cả, hay thậm chí một số lượng lớn những biến lượng có thể ảnh hưởng đến hành vi tồn tại có liên quan : “Chúng giúp người ta có được một phỏng đoán ban đầu, hay một cách chính xác hơn, một hệ thống những giả thuyết có vẻ đúng... những giả thuyết này dẫn đến những dự đoán có thể được thử nghiệm dựa trên các tư liệu thực tế” (Hawkes và O’ Connell đang in; cũng xem O’ Connell và Hawkes 1984: 530).
Giản hoá luận phương pháp chọn lọc thực sự có thể vạch ra một chiến lược nghiên cứu khả thi, nhưng những cảnh báo của Dunnell (1980b: 49) về những nguy cơ xâm phạm “giản hoá luận dựa trên kinh nghiệm, trong đó những hiện tượng của một lĩnh vực bị biến đổi thành các chức năng của hiện tượng trong một lĩnh vực khác”. Chính việc lần theo kinh nghiệm của giản hoá luận đã làm lu mờ thêm tiềm năng khảo cổ học của các hình thức hái lượm tối ưu. Những việc cần làm của sinh thái học tiến hoá đòi hỏi một sự “lạc quan hoá” thực sự cách tiếp cận để khiến các mẫu hình có thể hoạt động. Sự lạc quan hoá ấy, bằng định nghĩa, thâu tóm khuynh hướng tiến hoá trên quy mô rộng lớn trên tầm của những người thực hiện riêng lẻ, bằng cách ấy quy những hiện tượng tiến hoá vĩ mô về một mức tiến hoá vi mô.
Học thuyết được xây dựng ở mức giải thích không cần được chuyển hoá dễ dàng sang các mức khác. Việc thử nghiệm bằng kinh nghiệm các hình thức hái lượm tối ưu được hướng vào điểm tiến hoá vi mô của việc đưa ra quyết định : cá nhân thực hiện. Diễn giải ở tầm tiến hoá vĩ mô cho thấy rằng kết quả của việc hoàn thành quyết định cá nhân hoàn toàn là để thêm vào. Price (1982: 716) đã tổng kết một cách ngắn gọn trong nhận xét sau đây :
“Quãng dài” không gì khác hơn là một chuỗi liên tiếp những quãng ngắn, những kì hiện tại, đặt nối đầu vào nhau và - nếu một”quãng dài” được nhận thức hoàn toàn, được nối kết bởi một vòng lặp hồi tiếp liên tục và tích cực; bất kể là “đoạn” nào của đặc điểm đã cho, chúng chỉ và phải được tồn tại trong thì hiện tại.
Giản hoá luận dựa trên kinh nghiệm vẫn gây ra những tranh luận nảy lửa trong tiến hoá sinh học đương đại (Maynard Smith 1978; Lewontin 1979; S. Gould và Lewontin 1979; Krebs và TT 1983; Myers 1983; Smith 1983: 626-627), và nảy sinh những hồ nghi khi những lý lẽ của người khởi xướng được áp dụng vào con người (Lee 1979:434; Durham 1981; Binford 1983a:221-222; Jochim 1983: 164; Keene 1983; Martin 1983; Moore 1983:183; Smith 1983:627; Brown 1985: 205-206; Schrrine 1984:11-12; Sih và Milton đang in). Những cơ sở đã được thừa nhận của các hình thức hái lượm tối ưu vẫn còn “rất cần được kiểm tra bằng kinh nghiệm” (Winterhalder 1981: 34).
Cũng như thế, tiến hoá sinh học coi chọn lọc tự nhiên như cơ chế giải thích căn bản của mình, và sự liên quan của chọn lọc tự nhiên đối với dân số cũng là một đề tài đang được tranh luận kịch liệt (Goldschmidt 1959; Rappaport 1971; Sahlins 1976; Dunnell 1980b; Adams 1981; Price 1982; Binford 1983a: 221-222; Eldredge 1985; Carneiro, đang in). Chính kết quả của cuộc đối thoại này quy định tính xác đáng của các hình thức hái lượm tối ưu trong lĩnh vực nhân loại học.
Những khó khăn này nảy sinh khi liên quan tới dân số đương đại, và vấn đề được lẫn vào tư liệu khảo cổ học, nơi những “cá thể” không thể thấy được qua phép phân tích. Đưa ra một viễn cảnh tương tự nổi bật, gần đây các nhà cổ sinh vật học lại bị vướng vào sự tự định mức lại, tức cố gắng định ra cơ sở của việc nghiên cứu khoa học tiến hoá (quy tắc nomothetic) của chính họ (S. Gould 1980a, 1980b). Bình luận này sẽ xác đáng tới mức độ nào đối với việc xây dựng học thuyết trong khảo cổ học thì vẫn còn đang được xem xét. Nhưng ít nhất cũng làm nảy sinh ra những so sánh tương đương và vài bài học quan trọng (Dunnell 1981:445, 1982; Binford 1983a:23).
S. Gould (1980a: 96-97) tin rằng sự kích thích về lý thuyết trong môn cổ sinh vật học có tính chu kỳ, mà đỉnh cao nhất có liên quan đến sự phổ biến của những khái niệm sinh vật học mới. “Chúng tôi coi những khái niệm tiến hoá được hình thành một cách hệ thống bởi những nhà nghiên cứu cư dân hiện đại và chúng tôi thử chỉ ra rằng người xưa cũng đã sống trên những nguyên tắc giống như thế. Nhưng điều này sẽ dẫn đến đâu nếu như căn cứ vào những dữ liệu không hoàn hảo?”(S. Gould 1980a: 98). Gould cho rằng cổ sinh vật học truyền thống thừa nhận một thái độ “không mạo hiểm” liên quan tới sinh vật học, thường xuyên biến đổi một cách thụ động tính chất chính thống của học thuyết tiến hoá vi mô qua những khoảng thời gian kéo dài liên tục và các cấp độ phức tạp thành lĩnh vực tiến hoá vĩ mô.
Nhàm chán với thế hạng hai địa vị phụ thuộc, một số người đặt câu hỏi : “Tại sao trở thành một nhà cổ sinh vật học nếu chúng ta chỉ bị chỉ trích vì đã xác minh dở dang những gì mà các nhà nghiên cứu sinh vật sống có thể đề xuất trực tiếp?”. Nhiều nhà cổ sinh vật học bác bỏ cách nhìn giản hoá theo kinh nghiệm, và có lẽ các nhà khảo cổ học cũng nên làm như vậy.
Có sự tương đương trực tiếp và rõ ràng trong mối quan hệ giữa khảo cổ học với nhân loại học. Một số người nhận thức được “đỉnh cao của sự hồ hởi” đến với khảo cổ học do sinh thái học tiến hoá đã truyền các yếu tố cơ bản. Có thể là như vậy, nhưng nhìn nhận một cách đúng đắn, các nhà nghiên cứu của thế hệ hiện đại nên kiềm chế sự hồ hởi này. Khi những ý niệm này được ghép với tư liệu khảo cổ học, người ta cần hỏi (để diễn giải Gould- to paraphrase Gould), một minh hoạ căn cứ vào những dữ liệu không đầy đủ sẽ dẫn đến đâu?
Lí giải đẳng tầng trong khảo cổ học?
Sự lựa chọn cổ sinh vật học đối với giản hoá luận là một hệ thống cấp bậc, một thế giới không được nhận thức như một thể liên tục suôn sẻ và liền mạch, mà như một chuỗi các mức độ ngày càng thăng cấp. Các thứ bậc tổ chức những cá thể trong những mức độ của các căn cứ, thường theo kiểu mức trước phụ thuộc vào mức cao hơn tiếp sau, và chi phối mức thấp hơn (S. Gould 1980b: 121; Vrba và Eldredge 1984: 146). Tiếp cận có thứ bậc đòi hỏi sự đồng nhất hoá những cá thể phân tích, mỗi cá thể được giới hạn về không gian thời gian, và được định rõ đặc điểm bởi sự ra đời, lịch sử, và sự chết. Mặc dù sinh vật là cá thể “thuộc hệ biến hoá”, các bộ gen, số lượng và loài cũng có thể được xem như những cá thể trung tâm, ẩn mình trong nhau như những mức độ ngày càng thăng cấp của hệ thống cấp bậc phả hệ.
Cái được gọi là “ hợp đề tiến hoá mới” cho rằng những nguyên tắc tiến hoá (đột biến, thích nghi, chọn lọc tự nhiên) có thể đúng và đầy đủ, nhưng hoạt động theo các cách khác nhau, dựa trên những tài nguyên khác nhau, ở các mức độ khác nhau, và không thể được ngoại suy dễ dàng từ yếu tố này sang yếu tố kia (S. Goulds 1980a: 106). Nhiều nhà khoa học tiến hành cả hai mục đích của hệ thống cấp bậc phả hệ - các nhà cổ sinh vật học và sinh vật học phân tử đều giống nhau - hiện tại họ nghi ngờ tính hiệu quả và thích hợp của việc nhìn nhận các quá trình cấp mức dân số của chọn lọc tự nhiên và ý nghĩa di truyền học như các yếu tố quyết định duy nhất trong tiến hoá (Eldredge và Salthe 1984: 184). Nhiều người tìm kiếm một “sự độc lập giới hạn” cho tiến hoá vĩ mô: sự thống nhất trong một khối các nguyên tắc phổ biến đối với tất cả các cấp mức, sự đa dạng trong hoạt động khác nhau của những nguyên tắc này dựa trên tài liệu ở các mức độ khác nhau S. Goulds 1980a: 107).
Sự giải thích thành công trong cổ sinh vật học thuộc về các cấp loài tương đối cao trong hệ thống cấp bậc. Trong khuôn khổ này, các nhà cổ sinh vật học tự do khám phá mức độ và tốc độ tiến hoá, thành công khác nhau của các loài, và những lí giải các nhánh, cành. Các quá trình cơ bản (ví dụ như đột biến và chọn lọc) tạo nên những lí giải ở tất cả các quy mô; về mặt này có thể vẫn còn tồn tại một “học thuyết tiến hoá chung”; nhưng các quá trình được nhìn nhận hoạt động theo những phương cách khác nhau ở những mức độ đa dạng. Không thể đề xuất rằng tất cả những người ủng hộ thuyết tiến hoá đều thừa nhận quan điểm Gould-Eldredge-Stanley về tiến hoá vĩ mô và di vật hoá thạch. (xem Charlesworth và TT 1982 để thấy quan điểm trái ngược).
Tất cả những điều này có ý nghĩa như thế nào đối với khảo cổ học? Có lẽ chúng ta không nên theo đuổi hướng giải thích giản hoá và ngoại vi khảo cổ học. Nhưng các nhà khảo cổ học nên định rõ một lối giải thích riêng về học thuyết tiến hoá vĩ mô, như thế mối tương đương đặc biệt giữa những lý thuyết lạc quan hoá hành vi (behavioral optimization theories) và tư liệu khảo cổ học mới trở nên rõ ràng.
Trong khi chắc chắn còn thiếu một khối chặt chẽ của học thuyết chung cần thiết, các nhà khảo cổ học có thể tin tưởng, như Dunnell (1982: 528) đã diễn tả súc tích rằng khảo cổ học không phải là sinh thái học, tiến hoá học, lý thuyết về địa điểm trung tâm (central place theory), học thuyết lạc quan hóa, học thuyết thông tin, hay bất cứ loại học thuyết nào khác : “Khảo cổ học trước tiên và trên hết là khảo cổ học qua hiệu quả của di tích khảo cổ học”.
Một viễn cảnh đẳng tầng có thể xác định nơi nào mà các nhà khảo cổ học và các nhà lý luận hái lượm tối ưu kết hợp một phần với nhau. Ở mức độ nào đó, các hình thức hái lượm tối ưu định nghĩa rõ ràng sinh vật là cá thể “thuộc hệ biến hoá”; những giải thích lạc quan hoá được chuyển đổi một cách thận trọng (và đúng đắn) thành một mức sinh vật đặc trưng (organism-specific). Học thuyết hái lượm tối ưu có thể chứa đựng tiềm năng thực sự ở cấp độ tiến hoá vĩ mô; nhưng liệu các hình thức tổ chức hái lượm tối ưu có cần được ngoại suy thành những mức độ cao hơn ở hệ thống cấp bậc hay không? Vẫn còn phải xét xem những nhân tố như dinh dưỡng, bảo quản thức ăn, hiểu biết không đầy đủ, những chiến lược dự trữ và khan hiếm, sự tranh giành trong nhóm, rủi ro, tính biến đổi theo mùa, và sự hợp tác ở trình độ cao hơn ảnh hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định về sinh vật đặc trưng (organism-specific decision making).
Có lẽ cần phải tìm ở đâu đó cách thức lí giải tiến hoá vĩ mô dài hạn mà trong đó nhất thiết phải bao hàm những quá trình thích nghi chỉ có thể được chứng minh bằng khảo cổ học. Trong phạm vi khảo cổ học, có thể chứng tỏ giải thích thành công hành vi con người, các nguyên tắc của hái lượm tối ưu có thể hoạt động tốt theo những cách thức khác nhau ở nhiều cấp độ trong hệ thống cấp bậc của sự tiến hoá văn hoá. Khả năng giải thích của khảo cổ học tập trung ở một mức độ tương đối cao trong hệ thống cấp bậc, và những giải thích ở một mức độ trong hệ thống không thể được ngoại suy dễ dàng sang một mức độ khác.
Vẫn còn một thắc mắc chưa được giải đáp: Đim (đơn vị sinh sản của loài)/nhóm (những cá thể liên quan tới sự phân loại), loài, và ngành đơn (monophyletic taxa) của khảo cổ học (xem Dunnell 1980b: 86) là gì và chúng có quan hệ với nhau theo cấp bậc như thế nào? Các thời kỳ, truyền thống, truyền thống tương hợp (co-traditions) và “các nền văn hoá” trong quá khứ đã giữ chức năng là những “cá thể” ở cấp độ cao hơn của khảo cổ học (Vrba và Eldredge 1984). Thời kỳ chẳng hạn, đưa ra giới hạn về không gian thời gian, và chúng có thể được xác định nhờ sự sinh sản, lịch sử phát triển và cái chết. Tuy nhiên, hệ thống cấp bậc khảo cổ học truyền thống này được định ra trên nền tảng có tính quy chuẩn của nền văn hoá phân chia, và trước đây chúng ta đã biết rằng các mũi nhọn và kiểu gốm không liên quan nhiều đến con người hay đến các quá trình thích nghi của họ. Ngoại trừ trong trường hợp ở mức độ tương đối thấp hơn của niên đại học văn hoá, khảo cổ học Mỹ biến đổi trên quy mô lớn từ nhận thức có tính quy chuẩn thành nhận thức thích ứng về “văn hoá” (Binford 1962; Thomas 1979); nhưng việc xác định một cách thực tế về những “cá thể” thích nghi ở cấp độ cao hơn vẫn chưa được bắt đầu. Để bắt đầu một cách có ý nghĩa với quan điểm đẳng tầng của tiến hoá văn hoá, cần phải định ra những thực thể mang tính hiện tượng mới có ý nghĩa về khả năng thích nghi, những “cá thể” khảo cổ học độc nhất vô nhị ẩn mình trong nhau như những mức độ ngày càng thăng cấp của hệ thống cấp bậc phả hệ.
Một khi sự tương đồng khảo cổ học của các bộ gen (genomes), tập hợp (populations), và loài (species) được xem như những đơn vị tâm điểm, các nhà khảo cổ học có thể dễ dàng khám phá mức độ và tốc độ tiến hoá, thành công khác nhau của các nhóm địa phương, và các lí giải về những khuynh hướng. Những quá trình cơ sở của học thuyết Darwin có thể trở thành những giải thích ở tất cả các mức độ (trong trường hợp này, nhân loại học có thể đạt được một “học thuyết chung về tiến hoá văn hoá”), nhưng các quá trình phải được nhìn nhận hoạt động theo những cách thức khác nhau bằng những nguyên liệu đặc trưng của mỗi một cấp độ khác nhau.
Việc xây dựng học thuyết chung trong khảo cổ học nhận được những xem xét mang tính hỗn hợp. Nếu các nhà khảo cổ học tiếp nối con đường của người anh em cổ sinh vật học của mình, định rõ một hệ thống đẳng tầng khảo cổ học rõ ràng của quá trình tiến hoá thì có thể chúng ta sẽ được đón nhận những lời phê bình đầy ngợi ca trong dịp sinh nhật lần thứ 60 của Hiệp hội Khảo cổ học Mỹ.
Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài này, tôi đã cần sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp và bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn tới mỗi người trong số họ về những lời khuyên, tài liệu đã xuất bản và chưa xuất bản. Tôi tỏ lòng cám ơn đặc biệt tới Robert L., Bettinger, Lewis Binford, Albẻt Goodyear, Donald K. Grayson, Brian Hayden, James F. O’Connell, Eric A. Smith, và Bruce Winterhalder về những bình luận và phê bình rất chi tiết, đôi khi rất dài của họ. Những giúp đỡ và bình luận của Mark Cohen, Robelt Dunnell, Niles Eldredge, Thomas Hester, Cynthia Irwin- Williams, J. Alan May, David Meltzer, Jerry Sabloff, Michael Schiffer và John Speth cũng đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Khi đưa ra ở đây một lượng đa dạng những viễn cảnh, hiểu biết và cơ sở nền tảng, sẽ rất ngạc nghiên nếu xuất hiện sự nhất trí trong các nghiên cứu về săn bắt-hái lượm Mỹ. Mặc dù những ý kiến của họ có thể là sự ảnh xạ chính xác về thực tế: thực sự không có sự nhất trí! Không giống như cổ sinh học, chúng ta thiếu “ hợp đề”, hơn là “phản đề”.
Tôi cũng xin cảm ơn Margot Dembo và Fred Wayne về sự giúp đỡ bản thảo. Cám ơn Lorann S. A. Pendleton về những ý tưởng, sửa chữa và những trợ giúp khác.
Chú thích
1. Trong bài tôi đã sử dụng hoán đổi hai thuật ngữ “tầm trung” (middle range) và “tầm giữa ” (mid-range) để định danh cho lý thuyết cố gắng xây dựng một cách hệ thống được Lewis Binford vạch ra vào năm 1977, và hoàn thiện nhiều lần sau đó. Cả hai thuật ngữ được đưa ở một số chỗ trong khi biên tập cuốn sách của tôi vào năm 1979. Tôi chủ định thêm dấu nối và chấm âm tiết, tạo ra “mid – range” từ nguyên bản “middle range” của Binford (Thomas 1979). sự chuyển tự này hoàn toàn không chủ tâm, và tôi giữ lại sự sử dụng nguyên gốc ban đầu của mình vì những lý do ưa thích và kiên định cá nhân (cũng xem Thomas 1983 a, 1983 b). Trong lúc không cần thiết phải biện hộ rằng thực sự chúng đựơc chấp nhận rộng rãi- tôi thực sự không quan tâm đến mọi người gọi nó là gì - bản thân cụm từ được dùng để nêu bật rằng “lý thuyết tầm giữa” (mid-range theory) của Binford rất khác với “lý thuyết tầm giữa” (middle range theory) của Merton (1968).
Tài liệu dẫn
Adams, Richard N.
1981 Natural Selection, Energetics, and “Cultural Materialism”. Curren Amthropology 22 (6): 603-624.
Aikens, C. Melvin
1970 Hogup Cave. Universityversity of Utah Antrropological Papers 93.
Anderson, Patricia C.
1980 A Testimony of Prehistoric Tasks: Diagnostic Residues on Stone Tool Working Edges. World Archaeology 12 (2): 181-194.
Andersen, John M., Brian F. Byrd, Maek D. Elson, Randall H. McGuire, Ruben G. Mendoza. Edward Staski, and J. Peter White
1981 The Deer hunters: Star Carr Reconsidered. World Archaeology 13 (I): 31-46
Andrews, Carol
1981 The Rosetta Stone. British Museum Publications, Ltd., London.
Balme, J.
1983 Review of Hunter-Gatherer Foraging Strategies, edited by Bruce Winterhalder and E. A. Smith. Mankind 13: 438-440.
Bayham, Frank E.
1979 Factors Influencing the Archaic Pattern of Animal Explotation. Kiva 44: 219-235.
Beck, Charlotte
1984 Steens Mountain Surface Archaeology: The Sites. Doctoral dissertation, Universityversity of Washinggton, Seattle.
Behm, Jeffery A.
1983 Flake Concentration: Distinguishing betwwen Flintworking Activity Areas and Secondary Deposits. Lithic Technology 12 (I): 9-16.
Bettinger, Robert L.
1977 Aboriginal Human Ecology in Owens Valley: Prehistoric Change in the Great basin. American Antiquity 42 (I): 3-17.
1980 Explanatory/Predictive Models of Hunter-Gatherer Adaptation. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by M. B. Schiffer, pages 257-310. Academic Press, New York.
1983 Comment on “Anthropological Applications of Optimal Foraging Theory: A Critical Review” by Eric Alden Smith. Current Anthropology 24 (5): 640-641
Bettinger, Robert L., and M. A. Baumhoff
1982 The Numic Spread: Great Basin Cultures in Competition. American Antiquity 47:485-503.
Binford, Lewis R.
1962 Archaeology as Anthropology. American Antiquity 28:217-225.
1977 General Introduction. In For Theory Building in Archaeology, edited by Lewis R. Binford, pages 1-10. Academic Press, New York
1978 Nunamiut Ethnoarchaeology: A Case Study in Archaeological Formation Processes. Academic Press, New York
1979a Interview. Flintknappers’ Exchange 2 (I): 19-25.
1979b Organization and Formation Processes: Looking at Curated Technologies. Journal of Anthropological Research 35 (3): 255-273.
1980 Willow Smoke and Dog’s Tails: Huter-Gatherer Settlement Systems and Archaeological Site Formation. American Antiquity 45 (I): 4-20.
1981 Bones: Ancient Men and Modern Myths. Academic Press, New York.
1982 objective-Explanation-Archaeology 1980. In Theory and Explanation in Archaeology: The Southampton Conference, edited by C. renfre, M. Rowlands, and B. A. Seagraves. Academic Press, London.
1983a In Pursuit of the Past: Decoding the Archaeological Record. Thames and Hudson, London.
1983b Working at Archaeology. Academic Press, New York
1984 Faunal Remains from Klasies River Mouth. Academic Press, New York.
Binford, Lewis R., and James F.O’Connell
1984 An Alyawara Day: The Store Quarry. Journal of Anthropological Research 40:406-432.
Bowers, Peter M., Robson Bonnichsen, and David Hotch
1983 Flake Dispersal Experiments: Noncultural Transformation of the Archaeological Record. American Antiquity 48:553-572.
Brain, C. K.
1981 The Hunters or the Hunted ? An Introduction to African Cave Taphonomy. Universityversity of Chicago Press. Chicago.
Brown, James A.
1985 Long-term Trends to Sedentism and ythe Emergence of Complexity in the American Midwest. In Prehistoric Hunter-Gatherers: The Emergence of Cultural Complexity, edited by T. Douglas Price and James A. Brown, pages 201-231, Academic Press, New York.
Buikstra, Jane and Della C. Cook
1980 Paleopathology: An American Account. Annual Review of Anthropology 9:433-470
Byers, Douglas S.
1967 The Prehistory of the Tehuancan Valley, Volume One: Environment and Subsistence. Universityversity of Texas Press, Austin.
Cahen, Daniel, and Lawrence H. Keeley
1980 Not Less than Two, Not More than Three. World Archaeology 12 (2): 166-180.
Cahen, D., L. H. Keeley and F. L. Van Noten
1979 Stone Tools, Toolkits, and Human Behavior in Prehistory. Current Anthropology 20 (4): 661-684.
Camilli, Eileen
1983 Site Occupational History and Lithic Assemblage Structure: An Example from Southeastern Utah. Doctoral dissertation, Universityversity of New Mexico, Albuquerque.
Campbell, Donald T.
1973 Natural Selection as an Epistemological Model. In A Handbook of Method in Cultural Anthropology, edited by Raoul Naroll and Ronald Cohen, pages 51-85. Columbia Universityversity Press, New York.
Carneiro, Robert L.,
In press The Role of Natural Selection in the Evolution of Culture.
Cashdan, Elizabeth
1982 Review of Hunter- Gatherer Foraging Strateries, edited by B. Winterhalder and E. A. Smith. Science 216: 1308-1309.
Chaplin, R. S.
1971 The Study of Animal Bones from Archaeological Sites. John Willey and Sons, New York.
Charlesworth, Brian, Russell Lande, and Montgomery Slatkin
1982 A Neo-darwinian Commentary on Macroevolution. Evolution 36 (3): 474-498.
Childe, V. Gordon
1928 The Most Ancient East: The Oriental Prelude to European Prehistory. Kegan Paul, London.
Clark, J. G.D.
1952 Prehistoric Europe: The Economic Basis. Methuen, London.
Clark, David L.
1973 Archaeology: The Loss of Innocence. Antiquity 47: 6-18.
Cohen, Mark N.
1977 The Food Crisis in Prehistory. Yale Universityversity Press. New Haven.
1981 Pacific Coast foragers: Affluent or Overcrowded? In Affluent Foragers: Pacific Coast East and West, editrd by Shuzo Koyama and David Hurts Thomas. Senri Ethnological Studies 9:275-295.
1985 Prehistoric Hunter-Gatherers: The Meaning of Social Complexity. In Prehistoric Hunter-Gatherers: The Emergence of Cultural Complexity. edited by T. Douglas Price and James A. Brown, pages 99-119. Academic Press, New York.
Cohen,Mark N., and George J. Armelagos (editors)
1984 Paleopathology at the Origins of Agriculture. Academic Press, New York.
Cowgill, George
1975 On Causes and Consequences of Ancient and Modern Population Changes. American Anthropologist 77: 503-525.
Cross, John R.
1983 Twigs, Branches, Trees, and Forests: Problems of Scale in Lithic Analysis. In Archaeological Hammers and Theories, edited by James A. Moore and Arthus S. Keene, pages 87-106. Academic Press, New York.
Daly, Patricia
1969 Approaches to Faunal Analysis in Archaeology. American Antiquity 34 (2):146-153.
Dart, Raymond A.
1957 The Osteodontokeratic Culture of Austrolopithecus Prometheus. Transvaal Museum Memoir 10. Pretoria.
Dunnell, Robert C.
1979 Trends in Current Americanist Archaeology. American Journal of Archaeology 83: 438-449.
1980a Americanist Archaeology: The 1979 Contribution. American Journal of Archaeology 84: 463-478.
1980b Evolutionary Theory and Archaeology. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by Michael B. Schiffer, 3:35-99. Academic Press, New York.
1981 Americanist Archaeology: The 1980 Literature. American Journal of Archaeology 85: 430-445.
1982 Americanist Archaelogical Literature: 1981. American Journal of Archaeology 86: 509-529.
1983 A Review of the Americanist Literature for 1982. American Journal of Archaeology 87: 521-544.
1984 The Americanist Literature for 1983: A Year of Contrasts and Challenges. American Journal of Archaeology 88: 489-513.
Durham, William
1981 Overview: Optimal Foraging Analysis in Human Ecology. In Hunter-Gatherer Foraging Strategies, edited by Bruce Winterhalder and Eric Alden Smith, pages 218-232. Universityversity of Chicago Press. Chicago.
Eldredge, Niles
1985 Comments on “Evolutionary Approaches to the Study of Human Diversity”. Paper presented at the 50th anniversary symposium of the Society for American Archaeology, Denver.
Eldredge, Niles, and Stanley N. Salthe
1984 Hierarchy and Evolution. Oxford Surveys in Evolutionary Biology I: 184-208.
Elston, Robert G.
1982 Good Time, Hard Time: Prehistoric Culture Change in the Western Great Basin. In Man and Environment in the Great Basin, edited by David B. Madsen and James F.O’Connell, pages 186-206. Society for American Archaeology Papers 2.
Epstein, Jeremiah
1975 Comments, In Lithic Technology : Making and Using Stone Tools, edited by Earl Swanson, pages 233-236. Mouton Publishers, The Hague.
Fladmark, K. R.
1982 Microdebitage Analysis: Initial Considerations. Journal of Archaeological Science 9: 205-220
Flenniken, J. Jeffrey
1978 Reevaluation of the Lindenmeier Folsom: A Replication Experimentation in Lithic Technology. American Antiquity 43 (3): 473-480.
1981 Replicative Systems Analysis: A Model App;ied to the Vein Quartz Artifacts from the Hoko River Site. Laboratory of Anthropology Reports of Investigations 59. Washington State Universityversity, Pullman.
1984 The Past, Present, and Future of Flintknapping: An Anthropological Perspective. Annual Review of Anthropology 13: 187-274.
Flenniken, J. Jeffrey, and Anan W. Raymond
In Press Morphological Projectile Point Typology: Replication Experimentation and Technological Analysis. American Antiquity.
Flenniken, J. Jeffrey, and J. Haggerty
1979 Trampling sa an Age in the Formation of Edge Damage: An Experiment in Lithic Technology. Northwest Anthropological Research Notes 13: 208-214.
Gallagher, J.P.
1980 Experimental Flake Scatter-Patterns: A New Interpretive Technique, Journal of Field Archaeology 7: 345-352.
Goldschmidt, Walter
1959 Man’s Way. The World Publishing Company, Cleveland.
Goud, Richard A.
1980 Living Archaeology. Universityversity of Cambridge Press. Cambridge.
Gould, Stephen J.
1980a The Promise of Paleobiology as a Nomothetic Evolutionary Discipline. Paleobiology 6 (1): 96-118.
1980b Is a New and general CambridgeTheory of Evolution Emerging? Paleobiology6 (I): 119-130.
Gould, Stephen J., and Niles Eldredge
1977 Punctuated Equilibria: The Tempo and Mode of Evolution Reconsidered. Paleobiology 3: 115-151.
Gould, Stephen J., and Richard C. Lewontin
1979 The Spandrils of San Marco and the Panglossian Paradigm: A Critique of the Adaptationist Programme. Proceedings of the Royal Society, London, series b, 205: 581-598.
Grayson, Donald K.
1982 Review of Bones: Ancient Men and Modern Myths, by Lewis R. Binford. American anthropologist 84: 439-440.
1984 Quantitative Zoology: Topics in the Analysis of Archaeological Faunas. Academic Press, New York.
Grayson, Donald K., and David Hurst Thomas
1983 Seasonality at Gatecliff Shelter. In the Archaeology of Monitor Valley, 2: Gatecliff Shelter, by David Hurst Thomas. Anthropological Papers of the American Museum of Natural History 59 (I): 434-438.
Green, James P.
1975 McKean and Little lake Technology: A Prolem in Projectile Point Typology in the Great Basin of North America. In Lithic Technology: Making and Using Stone Tools, edited by Earl Swanson, pages 159-172. Mouton Publishers, the Hague.
Greiser, Sally T., and Payson D. Sheets
1979 Raw Materials as a Functional Variable in Use-wear Studies. In lithic Use-wear Studies, edited by Brian Hayden, pages 189-196. Academic Press, New York.
Hames, Raymond B., and William Vickers
1982 Optimal Diet Breadth Theory as a Model to Explaning Variability in Amazonian Hunting. American Ethnologists 9: 357-378.
Hanes, Gary
1983 Frequencies of Spiral and Green-bone Fracture on Ungulate limb Bones in Modern Surface Assembalges. American Antiquity 48: 102-114.
Hassan, Fekri
1981 Demographic Archaeologgy. Academic Press, New York.
Hawkes, Kristen, Kim Hill, and James O’Connell
1982 Why Hunters Gather: Optimal Foraging and the Aché of Eastern Paraguay. American Ethnologists 9: 379-398.
Hawkes, Kristen, and James O’Connell
1981 Affluent Hunters? Some Comments in Light of the Alyawara Case. American Anthropologist 83 (3): 622-636.
In press Optimal Foraging Models and the Case of the !Kung. American Anthropologist.
Heyden, Brian (editor)
1979 Lithic Use-wear Studies. Academic Press, New York.
Heyden, Brian, and Aubrey cannon
1984a The Structure of Material Systems: Ethnoarchaeology in the Maya Highland. Society for AmericanArchaeology Papers 3.
1984b Interaction Inferences in Archaeology and Learning Frameworks of the Maya. Journal of Anthropological Archaeology 3 (4): 325-367.
Hill, Kim, and Hawkes, Kristen
1983 Neotropical Hunting among the Arché of Eastern Paraguay. In Adaptive Responses of native Amazonians, edited by R, Hamer and W. Vickers, pages 139-188. Academic Press, New York.
Hofman, Jack L.,
1981 The Refitting of Chipped-stone Artifacts as an Analitycal and Interpretative Tool. Current Anthropology 22: 691-693.
Holly, G., and T. Del Bene
1981 An Evalution of Keeley’s Microwear Approach. Journal of Archaeological Science 8:337-352.
Howard, Jack L.
1929 The Avifauna of Emeryville Shellmound. University of California Publications in Zoology 32: 378-383.
Jochim, Michael
1976 Hunter-Gatheres Subsistence and Selttlement: A Predictive Model. Academic Press, New York.
1981 Strategies for Survival: Cultural behavior in an Ecological Context. Academic Press, New York.
1983 Optimization Models in Context. In Archaeological Theory and Hammers, edited by James A. Moore and Arthus S. Keene, pages 157-172. Academic Press, New York.
Jones, Geogre T.
1984 Prehistoric Land Use in the Steens Mountain Area, Southeastern Oregon. Doctoral dissertation, Department Anthropology, University of Washington, Seattle.
Jones, Geogre T., Donald K. Grayson, and Charlotte Beck
1983 Artifact Class Richness and Sample Size in Archaeological Surface Assemblages. In Lulu Linear Punctated: Essays in Honor of George Irving Quimby, edited by R.C. Dunnell and D.K. grayson. Anthropological Papers of the Museum of Anthropology, University of Michigan 72: 55-73.
Jones, Kevin L.
1984 Lithic Waste flakes as a measure of Cultural Affinity: A New Zealand Case Study. Lithic Technology 13 (3): 71-83.
Jones, Kevin T.
1983 Forager Archaeology: The Aché of Eastern Paraguay. In Carnivores, Human Scavengers, and Predators: A Question of Bone Technology, edited by G. M. LeMoine and A,E. MacEachern, pages 171-191. Archaeological Association, University of Calgary, Alberta, Canada.
1984 Hunting and Scavenging by Early Hominids: A Study in Archaeological Method and Theory. Doctoral dissertation, Department of Anthropology, University of Utah, Salt Lake City.
Judge, W.J.
1973 Paleoindian Occupation of the Central Rio Grande Valley in New Mexico. University of New Mexico Press. Allbuquerque.
Kalin, Jeffrey
1981 Sterm Point Manufacture and Debitage Recovery. Archaeology of Eastern North America 9: 134-172.
Keeley, Lawrence H.
1980 Experimental Determination of Stone Tool Uses: A Microwear Analysis. University of Chicago Press, Chicago.
Keene, Arthur S.
1981 Prehistoric Foraging in a Temperate Forest: A Linear Programming Model. Academic Press, New York.
1983 Biology, Behavior, and Borrowing: A Critical Examination of Optimal Foraging Theory in Archaeology. In Archaeological Theory and Hammers, edited by James A. Moore and Arthus S. Keene, pages 137-155. Academic Press, New York.
Kelly, Robert L.,
1983 Hunter-Gatherer Mobility Strategies. Journal of Anthropological Research 39 (3): 277-306.
1985 Hunter-Gatherer Mobility and Sedentism: A Great Basin Pilot Study. Doctoral dissertation, Department of Anthropology, University of mochigan, Ann Arbor.
Knudson, Ruhann
1978 Experimental Liticology: Method and Theory, Lithic Technology 7(3): 44-46.
Krebs, J. R., D. W. Stephens, and W. J. Sutherland
1983 Perspectives in Optimal Foraging. In Perspectives in Ornithology, edited by G. A. Clarke and A. H. Brush, pages 165-216. Cambridre University Press, Cambridre.
Lee, Richard B.
1979 The !Kung san. Cambridre University Press, Cambridre
Lewontin, Richard C.
1979 Fitness, Survival, and Optimality. In Analysis of Ecological Systems, edited by D. H. Horn, R. Mitchell, and G. R. Stair, pages 3-21. Ohio State University Press. Columbus.
Loy, Thomas
1983 Prehistoric Blood Residues: Detection on Tool Surfaces and Identification of Species or Origin. Science 220 (4603): 1269-1271.
Lyman, R. Lee
1984 Broken Bones, Bone Expediency Tool, and Bone Pseudotools: lessons from the Blast Zone around Mount St. Helens, Washington. American Antiquity 49: 315-333.
1985 Bone Frequencies: Differential Transport, in situ Destruction, and the MGUI. Journal of Archaeological Science 12: 221-236.
MacNeish, Richard S., Melvin L. Fowler, Angel Garcia Cook, Frederick A. Peterson. Antoinette Nelken-Terner, and James A. Neely
1972 The Prehistory of the Tehuacan Valley, Volume Five: Excavations and Reconnaissance. University of Texas Press. Austin.
Magne, Martin P. R.,
1983 Lithics and Livelihood: Stone Tool Technologies of Central and Southearn Interior British Columbia. Doctoral dissertation, University of British Columbia, Vancouver.
Magne, Martin P. R., and David Pokotylo
1981 A Pilot Study in Bifacial Lithic Reduction Sequences. Lithic Technology 10: 34-47.
Martin, John
1983 On the Estimation on Sizes of Local Groups in a Hunting-Gathering Environment. American Anthropologist 85: 612-629.
Maynard Smith, John
1978 Optimization Theory in Evolution. Annual Reveiew of Ecology and Systematics 9: 31-56.
Meltzer, David J.
1979 Paragigms and the Nature of Change in American Archaeology. American Antiquity 44 (4): 644-657.
Merton, Robert K.
1968
Social Theory and Social Structure. The Free Press, New York.
Monks, G. G.
1981 Seasonality Studies. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by Michael B. Schiffer, 4: 177-240. Academic Press, New York.
Moore, James A.
1983 The Trouble with Know-it-alls: Information as a Social and Ecological Resource. In Archaeological Hammers and Theories, edited by J.A. Moore and A. Keene, pages 173-191. Academic Press, New York.
Myers, J. P.
1983 Commentary on Perspectives in Optimal Foraging. In Perspectives in Ornithology, edited by G. A. Clark and A. H. Brush, pages 216-221. Cambgidge University Press, Cambgidge.
Myers, Thomas P., Michael R. Voorhier, and R. George Corner
1980 Spiral Fracture and Bone Pseudotools at Paleoontological Sites. American Antiquity 45: 483-489.
Newcomer, M. H., and G. de G. Sieveking
1980 Experimental Flake Scatter-Patterns: A New Interpretive Technique. Journal of Field Archaeology 7: 345-352.
Nicholson, B. A.
1983 A Comparative Evaluation of Four Sampling Techniques and of the Reability of Microdebitage as a Cultural Indicator in Regional Surveys. Plains Anthropologist 28: 237-281.
O’Connell, James F.
1975 The Prehistory of Surprise Valley. Ballena Press Anthropological papers 4.
O’Connell, James F., and Kristen Hawkes
1981
Alyawara Plant Use and Optimal Foraging Theory. In Hunter- Gatherer Roraging Strategies, edited by Bruce Winterhalder and Eric Alden Smith, pages 99-125. University of Chicago Press. Chicago
1984 Food Choice and Foraging Sites among the Alyawara. Journal of Anthropological Research 40 (4): 504-535.
O’Connell, James F., Kevin T. Jones,, and Steven R. Simms
1982 Some Thoughts on Prehistoric Archaeology. In Man and Environment in the Great Basin, edited by David B. Madsen and James F. O’Connell. Society for American Archaeology Papers 2: 227-240.
Patterson, Leland W.
1983 Criteria for Determining the Attributes of man-made Lithics. Journal of Field Archaeology 10: 297-307.
Perlman, Stephen M.
1980 An Optium Dier Model, Coastal Variability, and Hunter-Gatherer behavior. In Advances in Archaeological Methods and Theory, edited by M.B. Schiffer, 3: 257-310. Academic Press, New York.
Price, Barbara J.
1982 Cultural Materialism: A Theoretical Review. American Antiquity 47 (4): 709-741.
Price, T. Duglas, and James A. Brown
1985 Aspects of Hunter-Gatherer Complexity. In Prehistoric Hunter-Gatherers: The Emergence of Cultural Complexity, edited by T. Douglas Price and James A. Brown, pages 3-20. American Antiquity.
Raab, L. Mark, and Albert C. Goodyear
1984 Middle-Range Theory in Archaeology; A Critical Review of Origins and Application. American Antiquity 49 (2): 255-269.
Rappaport, Roy
1971 Nature, Culture, and Ecological Anthroppology. In Man, Culture and Society, edited by Harry L., Shapiro, pages 237-267. Oxford University Press, New york.
Recher, C. A.
1977 Settlement and Subsistence along the Lower Chaco River. In Settlement and Subsistence along the Lower Chaco River: The CGP Survey, edited by Charles A. Reher, pages 7-113. University of New Mexico, Albuquerque.
Roth, Eric Abella
1983 Comment on “Anthropological Applications of Optimal Foraging Theory: A Critical Review” by Eric Alden Smith. Current Anthropology 24 (5): 646.
Sadek-Kooros, Hind
1972 Primitive Bone Fracturing: A Method of Research. American Antiquity 37 (3); 369-382.
Sahlins, Marhsall
1976 Culture and Practical Reason: The Use and Abuse of Biology. University of Chicago Press. Chicago.
salmon, Merrilee H.
1982 Philosophy and Archaeology. Academic Press, New York.
Schalk, Randall F.
1981 Land Use and Organizational Complexity among Foragers of North-western North America. In Affluent Foragers: Pacific Coasts East and West, edited by Shuzo Koyama and David Hurst Thomas. Senri Ethnological Studies 9: 53-76.
Schiffer, Michael B.
1976 Behavioral Archaeology. Academic Press, New York
1979 The Place of Lithic Use-wear Studies in Behavioral Archaeology. in Lithic Use-wear Analysis, edited by Brian Hayden, pages 15-25.Academic Press, New York.
Schirite, Carmel (editor)
1984 Past and Present in Hunter Gatherer Studies. Academic Press, New York
Sheets, Payson D.
1975 Behavioral Analysis and the Structure of a Prehistoric Industry. Current Anthropology 16 (3): 369-391.
Sih, Andrew, and Katharine A. Milton
In press Optimal Diet and Theory: Should the !Kung Eat Mongongos? American Anthropologist.
Simms, Steven R.
1983 Comment on “Anthropological Applications of Optimal Foraging Theory: A Critical Review,” by Eric Alden Smith. Current Anthropology 25 (5); 646.
1984 Aboriginal Great Basin Foraging Strategies: An Evolutionary Analysis. Doctoral dissertation, Department of Anthropology, University of Utah, Salt lake City.
Smith, Eric Alden
1980 Evolutionary Ecology and the Analysis of Human Foraging Behavior: An Inuit Example from the East Coast of Hudson Bay. Doctoral dissertation, Department of Anthropology, Cornell University, Ithaca.
1981 the Application of Optimal Foraging Theory to the Analysis of Hunter-Gatherer Group Size. In Hunter-Gatherer Foraging Strategies, edited by B. Winterhalder and E. A. Smith, pages 35-65. University of Chicago Press, Chicago.
1983 Anthropological Applications of Optimal Foraging Theory: A Critical review. Current Anthropology 24 (5): 625-651.
1984 Anthropology, Evolutionary Ecology, and the Explanatory Limitations of the Ecosystem Concept. In The Ecosystem Concept in Anthropology, edited by Emilio F. Moran, pages 51-85, Westview Press, Boulder.
Smith, Eric Alden, and Bruce Winterhalder
1981 New Perspectives on Hunter-Gatherer Socioecology. In Hunter-Gatherer Foraging Strategies, edited by Bruce Winterhalder and Eric Alden Smith, pages 1-12. University of Chicago Press, Chicago.
1985 On the Logic and Application of Optimal Foraging Theory: The Brief Reply to Martin. American Anthropologist. 87 (3): 645-648.
Speth, John
1983 Bone Kills and Bone Counts: Decision making by Ancient Hunters. University of Chicago Press, Chicago.
Stevenson, M. G.
1985 the Formation of Artifact Assemblages at Workshop/Habitation Sites: Models from Peace Point. American Antiquity 50: 63-81.
Stini, W. A.
1983 Comment on “Anthropological Applications of Optimal Foraging Theory: A Critical Review,” by Eric Alden Smith. Current Anthropology 24 (5): 646-647.
Straus, lawrence G.
1980 The Role of Raw Materials in Lithic Assemblage Variability. Lithic Technology 9 (3): 68-72.
Sullivan, A. P.
1978 Inference and Evidence in Archaeology: A Discussion of Conceptual Problems. In Advances i Archaeological Methods and Theory, edited by Michael B. Schiffer, I: 183-222. Academic Press, New York.
Susman, Carole
1985 Microwear on Quartz: Fact or Fiction? World Archaeology 17 (I) : 101-111.
Thomas, David Hurst
1970 Archaeology’s Operational Imperative: Great Basin Projectile Points as a Test Case. University of California (Los Angeles) Archaeological Survey Report 12: 27-60.
1972 The Use and Abuse of Numerical Taxonomy in Archaeology. Archaeology and Physical Anthropology of Oceania 7 (!): 31-49.
1973 An Empirical Test for Steward’s Model of Great Basin Settlement Patterns. American Antiquity 38 (2): 155-176.
1974 Predicting the Past: An Introduction to Anthropological Archaeology. Holt, Rinehart and Winston, Inc., New Work.
1978 The Awful Truth about Statistics in Archaeology. American Antiquity 43 (2):344-345.
1979 Archaeology, Holt, Rinehart and Winston, Inc., New Work.
1981 Ethics and the Contemporary Museum of Anthropology. In The Research Potential of Anthropological Museum Collections, edited by Anne-Marie Cantwell, James B. Griffin, and Nan A. Rothschild. Annals of New York Academy of Sciences 376: 575-578.
1983a The Archaeology of Monitor Valley, I : Epistomology. Anthropological Papers of the American Museum of Natural Historty 58 (I): 1-194.
1983b The The Archaeology of Monitor Valley, 2: Gatecliff Shelter. Anthropological Papers of the American Museum of Natural Historty 59 (I): 1-552.
Thomas, David Hurst, and Deborah Mayer
1983 Behavioral Faunal Analysis of Selected Horizons. In The The Archaeology of Monitor Valley, 2: Gatecliff Shelter, by Thomas, David Hurst. Anthropological Papers of the American Museum of Natural Historty 59 (I): 353-391.
Thomas, R. B., Bruce Winterhalder, and S. McRae
1979 An Anthropological Approach to Human Ecology and Adaptive Dynamics. Yearbook of Physical Anthropology 22: 1-46.
Thomson, D. F.
1939 The Seasonal Factor in Human Culture. In Proceedings of the Prehistoric Society for 1939 5 (2): 209-221.
told, Lawrence C., David J. Rapson, and Eric E. Ingbar
1985 Glimpses of Organization: Intergarting Site Structure with Analysis of Assemblage Cottent. Papers presented at the 50th meeting of the Society for American Archaeoogy, Denver.
Trigger, Bruce
1984 Archaeoogy at the Crossroads: What’s New? Annual Review of Anthropology 13: 275-300.
Vaughan, Patrick C.
1985 Use-Wear Analysis of Flaked Stone Tools. University of Arizona Press. Tucson.
Vrba, Elisabeth S., and Niles Eldredge
1984 Individuals, Hierarchies and Processes: Towards a More Complelete Evolutionary Theory. Paleobiology 10 (2): 146-171.
White, J. Peter with James F.O’Connell
1982 A Prehistory of Australia, New Guinea and Sahul. Academic Press, New York.
White, T. E.
1952 Observations on the Butchering Technique of Some Aboriginal Peoples, I. American Antiquity 17 (4) 337-338.
Winterhalder, Bruce
1977 Foraging Strategy Adaptations of the Boreal Forest Cree: An Evalution of Theory and Models from Evolutionary Ecology. Doctoral dissertation, Department of Anthropology, Cornell University, Ithaca.
1980 Trapping Practices. American Natuarlist 115: 870-879.
1981 Optimal Foraging Strategies and Hunter-Gatherer Research in Anthropology: Theory and Models, In Hunter – Gatherer Foraging Strategies, edited by Winterhalder and E. A. Smith, pages 13-35. University of Chicago Press. Chicago.
1983 The Analysis of Hunter-Gatherer Diet: Stalking an Optimal Foraging Diet. Paper prepared fro Wenner-Gren Symposium No. 94: “Food Preferences and Aversions”, held at Cedar Cove, Cedar key, florida.
Yesner, David
1981 Archaeological Applications of Optimal Foraging Theory: Harvest Strategies of Aleut Hunter-Gatherers. In Hunter-Gatherer Foraging Strategies, edited by Bruce Winterhalder and Eric Alden Smith, pages 148-170. University of Chicago Press, Chicago.
Young, David E., and Robson Bonnichsen
1984 Understanding Stone Tools: A Cognitive Approach. University of Maine (Oronno), Peopling of the Americas Process Series I.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét