Chuyến khảo sát Vân Hà, Dục Tú của khoa Lịch sử, trường ĐHKHXH & NV ngày 22.9.2009.
Thực hiện chương trình tìm kiếm và xây dựng địa bàn nghiên cứu và đào tạo thực tế liên ngành lịch sử cho giảng viên, sinh viên và học viên sau đại học, ngày 22. 9.2009 đoàn cán bộ khoa lịch sử gồm đại diện Ban chủ nhiệm khoa, phụ trách các bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ Trung đại, Lịch sử Thế giới, Khảo cổ học, Văn hóa học… do PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế phụ trách đã đi khảo sát ở một số điểm tại hai xã Vân Hà, Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội. Cùng đi khảo sát còn có TS. Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Trung tâm Quản lý di tích Cổ Loa và Thành cổ, Hà Nội và các cán bộ phụ trách văn hóa của xã Vân Hà.
Đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa, tọa đàm với cán bộ địa phương để đánh giá hiện trạng di tích, đưa ra một số đề xuất cho công tác phối kết hợp nghiên cứu trong thời gian tới giữa khoa Sử, TT Quản lý Di tích Cổ Loa và thành cổ và địa phương, đặc biệt là xây dựng chương trình nghiên cứu quá trình diễn biến văn hóa trong nhiều lĩnh vực vật chất, tinh thần, tâm linh của một làng trong một thời gian nhất định từ 5 đến 10 năm.
Vân Hà và cả Dục Tú cho thấy sự phát triển về kinh tế có tác động không mấy tích cực tới sự nghiệp bảo tồn văn hóa.
Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến khảo sát
Thực hiện chương trình tìm kiếm và xây dựng địa bàn nghiên cứu và đào tạo thực tế liên ngành lịch sử cho giảng viên, sinh viên và học viên sau đại học, ngày 22. 9.2009 đoàn cán bộ khoa lịch sử gồm đại diện Ban chủ nhiệm khoa, phụ trách các bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ Trung đại, Lịch sử Thế giới, Khảo cổ học, Văn hóa học… do PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế phụ trách đã đi khảo sát ở một số điểm tại hai xã Vân Hà, Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội. Cùng đi khảo sát còn có TS. Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Trung tâm Quản lý di tích Cổ Loa và Thành cổ, Hà Nội và các cán bộ phụ trách văn hóa của xã Vân Hà.
Đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa, tọa đàm với cán bộ địa phương để đánh giá hiện trạng di tích, đưa ra một số đề xuất cho công tác phối kết hợp nghiên cứu trong thời gian tới giữa khoa Sử, TT Quản lý Di tích Cổ Loa và thành cổ và địa phương, đặc biệt là xây dựng chương trình nghiên cứu quá trình diễn biến văn hóa trong nhiều lĩnh vực vật chất, tinh thần, tâm linh của một làng trong một thời gian nhất định từ 5 đến 10 năm.
Vân Hà và cả Dục Tú cho thấy sự phát triển về kinh tế có tác động không mấy tích cực tới sự nghiệp bảo tồn văn hóa.
Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến khảo sát
Làng hay phố, khó mà gọi tên chính xác
Biến đổi không gian của di tích, mối quan hệ giữa Xưa và Nay trong tổ chức không gian sống vật chất và tâm linh
Bia đá trơ gan cùng tuế nguyệt (đình làng Vân Điềm, di tích đã xếp hạng quốc gia)
Văn chỉ Đông Ngàn nay là trạm xá (Thành phố và Huyện đang ấp ủ kế hoạch xây dựng lại văn chỉ)
Cổng làng Dục Tú, một trong rất ít cổng làng còn nguyên vẹn (Hai cánh cửa gỗ đã bị gắn chặt vào trong tường)
Trùng tu đình làng Dục Tú. Cột kèo cũ vứt đi cho nhanh!
Vì gỗ mới cần phải có nơi tiêu thụ (chả hiểu gỗ này từ đâu mà ra, chắc không phải từ rừng vàng Việt Nam!)
Lâm Thị Mỹ Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét