Sắp tới ngày nhà báo Việt Nam, định làm một entry chúc mừng cho phải phép. Nhưng đọc vài tin trên mạng, bực hết cả mình. Đưa tin không kiểm chứng, không tìm hiểu... thành ra, chỉ một tin về khảo cổ rất ngắn thôi mà cũng đầy những lỗi ngớ ngẩn.
Ngày nhà báo sắp tới, mong các nhà báo hãy nhớ câu ông bà ta nói:
"Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe".
Nếu không đủ tri thức và đạo đức để làm một nhà báo bình thường thì tốt hơn cả là đi buôn rau cho xã hội nhờ!
Đây là tin của VietnamNet
Phát hiện thành lũy bằng đá ở Hà Tĩnh
- Nhóm nghiên cứu khảo cổ học thuộc Sở Văn hoá, thể thao & du lịch Hà Tĩnh vừa phát hiện một dãy thành lũy cổ bằng đá có chiều dài khoảng hơn 1km, được xây dựng từ thời kỳ Đại Việt – Chăm Pa. Ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, ngày 17/6, nhóm nghiên cứu khảo cổ học thuộc Sở Văn hoá, thể thao & du lịch Hà Tĩnh phát hiện một dãy thành lũy cổ bằng đá có chiều dài khoảng hơn 1km.
Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, hệ thống lũy này được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm nên người dân còn gọi là lũy ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).
Thành lũy cổ trên được xây dựng từ thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa. Vị trí của đoạn thành cổ nằm ở đỉnh Đèo Bụt thuộc xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Thành lũy nằm theo trục Tây sang Đông, có chiều dài hơn 1km, được gép từ những phiến đá liếp kích thước to nhỏ không đều nhau. Mặt phía Nam của thành thẳng đứng, mặt phía Bắc mở rộng ra, độ cao bình quân 3,5m - 4m. Mặt trên thành lũy khá bằng phẳng, chiều rộng bình quân khoảng 1,5m.
Theo ông Hạnh, bước đầu khảo cứu thành lũy cổ ở Kỳ Lạc cho thấy đây là một đoạn còn lại trong hệ thống lũy cổ Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa) kéo dài từ Tây sang Đông với độ dài khoảng trên 30 km do chúa Lâm Ấp là Phạm Văn (345 - 375) khởi công xây dựng để bảo vệ biên giới.Đoạn thành cổ vừa phát hiện bị cây cối che phủ |
Thành lũy nằm theo trục Tây sang Đông, có chiều dài hơn 1km, được gép từ những phiến đá liếp kích thước to nhỏ không đều nhau. Mặt phía Nam của thành thẳng đứng, mặt phía Bắc mở rộng ra, độ cao bình quân 3,5m - 4m. Mặt trên thành lũy khá bằng phẳng, chiều rộng bình quân khoảng 1,5m.
Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, hệ thống lũy này được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm nên người dân còn gọi là lũy ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).
Lê Quang
Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Cham Pa)?
Thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa là thời kỳ nảo?
Dựa vào đâu mà khẳng định đây là thành lũy do Phạm Văn xây dựng?
Phạm Văn là chúa Lâm Ấp? chúa gì?
Lâm Ấp = Chăm Pa ?
Hãi quá cô ơi...
Trả lờiXóaBố của Vừng ơi, mấy em khảo cổ hỏi blog của em đâu rồi
Trả lờiXóaNó sờ sờ ra đấy. Phải phán được là của Champa xếp để đánh nhau với Việt hay của chúa Trịnh chứ?
Trả lờiXóaNhưng Thông tin là rất BỊA.
Làm gì có lũy đá xếp mà tồn tại từ thế kỷ thứ Tư (345 - 375) đến giờ ? Căn cứ vào đâu mà nói thế được? Ấy là chưa nói chuyện tác giả tin và viết theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Vua_Ch%C4%83m_Pa là tài liệu SAI HÒAN TÒAN.
Rồi lại NHẢY 1 PHÁT về thế kỷ 17 (Ninh quận công Trịnh Tòan)?