Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Tại sao chúng ta đơn độc trên hành tinh này - Why is there only one human species?

Not so very long ago, we shared this planet with several other species of human, all of them clever, resourceful and excellent hunters, so why did only Homo sapiens survive? 
Cách đây không lâu, chúng ta chia sẻ hành tinh này với một số giống người khác nhau, tất cả họ đều là những thợ săn thông minh, hiệu quả và tuyệt vời, nhưng sao chỉ có giống Người Hiện đại sống sót?
A human skeleton on display
at the American Museum of Natural History's new Hall of Human Origins [Credit: Dima Gavrysh/AP]


Huge debates rage about human origins, but the broad consensus among scientists is that all the different species of human that have ever existed were descended from ape-like creatures that walked upright in Africa more than six million years ago. 
Có những cuộc tranh luận bất tận về nguồn gốc loài người, nhưng cảm nhận chung nhất của tất cả các nhà khoa học là mọi giống người khác nhau đã từng tồn tại là hậu duệ của những sinh vật thuộc loài khỉ đi thẳng sinh sống ở châu Phi cách đây hơn 6 triệu năm.

These creatures had many descendants, most of which became extinct, but the first creature we would recognise as human first appeared in Africa two million years ago. 
Những sinh vật này có nhiều hậu duệ và đa số bị tuyệt diệt, và sinh vật đầu tiên mà người ta có thể nhận diện là giống người đầu tiên đã xuất hiện ở châu Phi cách đây 2 triệu năm

Known as Homo ergaster, they made tools and were proficient hunters. His bones suggest he would have been a powerful runner, capable of speeds that would rival a modern Olympic athlete. 
Được biết như là Homo egaster, họ chế tạo công cụ và là những thợ săn lành nghề. Xương cốt của những người này cho thấy họ chạy nhanh khỏe, có thể sánh vai với những vận động viên điền kinh Olympic hiện thời.

H. ergaster seems to have evolved during a long period of terrible drought which dried out tropical rainforests and created vast deserts.  
Homo egaster xem ra bị rơi vào một giai đoạn hạn hán khủng khiếp kéo dài làm khô héo những cánh rừng nhiệt đới và tạo ra những sa mạc bất tận.

This human species was equipped to cope with heat. They would have been smooth and largely hairless, allowing them to sweat more efficiently. H. ergaster could also travel and hunt in the middle of the day, when most animals rest.
Giống người này được trang bị để sống với khí hậu nóng nực. Họ có hệ mao mềm và dày cho phép tự làm mát một cách hiệu quả. Họ cũng có thể di chuyển và săn thú giữa trưa khi đa phần những con thú nghỉ tránh nắng.

And we know that he travelled long distances because he did not stay in Africa. A hungry meat eater, ergaster became the first human to leave Africa and colonise Asia. 
Và chúng ta biết họ du hành một quãng đường xa vì họ không chỉ ở châu Phi. Là một người ăn thịt đói khát, ergaster trở thành giống người đầu tiên rời châu Phi và chiếm cư châu Á.

Here, in a new and lush environment, he evolved and got a new name, Homo erectus. 
Tại đây, tại một môi trường mới và xa lạ, người ergaster tiến hóa và mang một cái tên mới, Homo erectus.

Archaeological records show they spread over an area ranging from Turkey to China, but the population may not have been that large. 
Những tài liệu khảo cổ học ghi nhận sự lan tỏa của họ từ Thổ Nhĩ kỳ đến Trung Quốc, nhưng số lượng dân cư không quá đông.

"These were small groups of hunters and gatherers," says Professor Chris Stringer, an anthropologist at the Natural History Museum. 
"Đó là những nhóm người săn bắt và hái lượm nhỏ", GS. Chris Stringer, nhà nhân học thuộc Bảo tàng lịch sử Tự nhiên nhận định.

"These are people that are being very mobile, in open country, to get to their food ahead of the competition. So in that sense, they're very like us in terms of their overall body shape and body build."
"Đây là những người di chuyển linh hoạt trong một môi trường mở để tìm kiếm thức ăn trong điều kiện cạnh tranh. Theo nghĩa này họ giống chúng ta về hình dạng và cấu tạo cơ thể".


Supervolcano 
Siêu Núi lửa

Recent findings suggest that Homo sapiens also left Africa, around 120,000 years ago. 
Những phát hiện gần đây chứng tỏ rằng Homo sappiens cũng dời châu Phi vào khoảng thời gian 120 nghìn năm cách ngày nay.

We travelled in small numbers, possibly no more than 100 in the first wave. Then we spread out, with some eventually reaching Europe, then occupied by the Neanderthals, while others moved east until they reached India. There is archaeological evidence that they arrived just in time for a truly cataclysmic event. 
Họ đi thành những nhóm nhỏ, đợt đầu tiên có thể không quá 100 người, tỏa ra khắp nơi và một số đã đến châu Âu, lúc đó là lãnh địa của người Neanderthal, trong khi một số khác đi về phương đông cho tới khi gặp Ấn Độ. Có chứng cứ khảo cổ rằng họ đến đây đúng lúc xảy ra tai biến thật sự.

About 74,000 years ago Mount Toba, a volcano in South East Asia erupted in spectacular fashion, the biggest explosion in the last two million years. Because of its magnitude it is classed as a supervolcanic eruption.
74.000 năm cách ngày nay, núi Toba, một núi lửa ở ĐNA đã phun trào một cách ngoạn mục, một phún trào vĩ đại nhất trong vòng 2 triệu năm trở lại đây. Do tầm thế này, phún trào này được xếp là siêu phún trào núi lửa.


The volcano spewed enough sulphur into the atmosphere to lower world temperatures by several degrees and enough molten rock to cover an area the size of Britain to a depth of 10 metres.
Núi lửa phun một lượng sulhhur vào không khí đủ để làm hạ nhiệt độ trái đất xuống vài độ và làm tan chảy khối đá đủ để phủ một vùng tương đương Britain và dày đến 10m.

It also produced vast amounts of ash. Driven by the winds, clouds of white Toba ash covered huge swathes of Asia, including much of the Indian subcontinent. It can still be found today. 
Núi lửa cũng tạo ra một khối lượng khổng lồ tro bụi, những đám mây bụi trắng của Toba bao phủ châu Á, bao gồm cả tiểu lục địa Ấn Độ. Cho tới nay vẫn tìm thấy dấu vết.

Whether it was the effects of Toba, or the arrival of modern humans, the eruption marks the high tide of erectus' occupation of Asia. 
Bất kể là tác động do Toba hay do sự có mặt của người hiện đại, núi lửa hoạt động đã đánh dấu một dòng định cư của người erectus ở châu Á

Over the next 40,000 years they were slowly driven out, probably by a combination of climate change and the effects of being out-competed for scarce food by the spread of modern humans. 
Suốt hơn 40000 năm sau đó họ bắt đầu bị đuổi dần khỏi nơi đây, có thể do sự kết hợp giữa hiệu ứng khí hậu và thiếu hụt thức ăn do sự lan tỏa của người hiện đại gây ra.

Stiff competition 
Cạnh tranh cứng rắn

Yet Homo erectus was slightly bigger and more powerful than Homo sapiens, so why did we thrive when they did not? The most obvious answer is that we had bigger brains - but it turns out that what matters is not overall brain size but the areas where the brain is larger. 
Có phải người Homo erectus to hơn và khỏe hơn người Homo sapiens, nếu thế tại sao chúng ta phát triển còn họ thì không? Câu trả lời rõ ràng nhất đó là do chúng ta có não bộ lớn hơn - nhưng vấn đề không phải ở toàn bộ kích cỡ não mà là ở chỗ vùng nào của não lớn hơn.
.
"The Homo erectus brain did not devote a lot of space to the part of the brain that controls language and speech," said John Shea, professor of palaeoanthropology at Stony Brook University in New York.
"Não của người Homo erectus không phát triển lắm ở vùng kiểm soát ngôn ngữ và lời nói", GS cổ nhân học, ĐH Stony Brook University ở New York phát biểu. 

"One of the crucial elements of Homo sapiens' adaptations is that it combines complex planning, developed in the front of the brain, with language and the ability to spread new ideas from one individual to another.. " 
"Một trong những nhân tố kỳ diệu để Homo sapiens thích nghi đó chính là khả năng tổng hợp những kế hoạch phức tạp, phát triển ở phần trước của não với ngôn ngữ và khả năng truyền những ý tưởng mới từ cá thể này sang cá thể khác..."

 
Planning, communication and even trade led, among other things, to the development of better tools and weapons which spread rapidly across the population. 
Kế hoạc hóa, giao tiếp và thậm chí buôn bán cùng với những thứ khác đã dẫn đến phát triển những công cụ và vũ khí tốt hơn sau đó nhanh chóng lan rộng trong những nhóm dân cư.


The fossil records suggest that H. erectus went on making the same basic hand axe for more than a million years. 
Những tài liệu hóa thạch cho thấy H.erectus chế tác loại rìu tay thô sơ cho khoảng thời gian hơn 1 triệu năm.


Our ancestors, by contrast, created smaller, more sophisticated weapons, like a spear, which can be thrown, with obvious advantages when it comes to hunting and to fighting. 
Tổ tiên của chúng ta, ngược lại sáng tạo ra những vũ khí tinh vi hơn, nhỏ hơn, ví dụ như cái lao, loại vũ khí có thể ném xa với những ưu thế rõ ràng trong săn bắn và đánh nhau.


The same advantages helped Homo sapiens outcompete another rival human, the Neanderthals, who died out about 30,000 years ago as the Ice Age limited available food supplies.
Những ưu thế này giúp cho người Homo sapiens cạnh tranh với một đối thủ khác, người Neanderthal, giống người đã bị tuyệt chủng cách đây hơn 30.000 năm do sự khan hiếm thức ăn Thời kỳ Băng hà.


"Even 100,000 years ago, we've still got several human species on Earth and that's strange for us. We're the only survivors of all of those great evolutionary experiments in how to be human," says Stringer.
" Thậm chí cách đây 100.000 năm vẫn có một số giống người trên Trái đất và đó là điều lạ lùng với chúng ta. Chúng ta là những kẻ sống sót duy nhất từ những trải nghiệm tiến hóa vĩ đại này mà qua đó chúng ta thành người", Stringer phát biểu.
H. erectus hung on in Asia until 30,000 years ago. Although they went extinct, they appear to have left descendants on the island of Flores in Indonesia.
H.erectus bám trụ ở châu Á cho đến cách đây 30.000 năm. Mặc dù bị tuyệt chủng, họ đã để lại hậu duệ trên đảo Flores ở Indonesia.


These humans, Homo floresiensis, also known as "Hobbits", survived until around 12,000 years ago. And then they went, leaving us as the last human species on the planet.
Những người này, Homo floresiensis, còn được biết dưới cái tên "Hobbits", đã sống sót đến khoảng cách ngày nay 12.000 năm. Sau đó họ biến mất và để lại chúng ta - giống người cuối cùng trên hành tinh.


"There's such a huge gulf between ourselves and our nearest primate relatives, gorillas, chimpanzees and bonobos," said Dr Shea.
Theo TS. S hea "Có một vực thẳm giữa chúng ta với những người họ hàng gần nhất của chúng ta-gorillas, chimpanzees và bonobos."


"If that gap were populated by other hominids, we'd see that gap as not so much a gulf but rather a continuum with steps on the way. We'd still think of ourselves as special, but maybe not so special - a little dose of humility wouldn't hurt.
"Nếu khoảng trống này được lấp đầy bởi những họ người khác, chúng ta hiểu khoảng trống này không phải vực sâu mà là sự nối tiếp với những bước trên đường. Chúng ta vẫn tự coi mình là giống đặc biệt, nhưng có lẽ thực sự không đến nỗi đặc biệt - một liều khiêm tốn ít ỏi cũng chả làm chúng ta bị tổn thương

Author: Michael Mosley | Source: BBC News Website [June 23, 2011]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét