Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Nga viết lại sử thời cộng sản

Nga viết lại sử thời cộng sản
Vị trí của Giáo hội trong lịch sử Nga nay được nhìn nhận công bằng hơn

Nước Nga viết lại lịch sử thế kỷ 20 của chính mình trước khi quá muộn vì nhiều láng giềng của họ đã in sách bài Nga.Các báo quốc tế cuối tháng 11 vừa qua ca ngợi bộ Lịch sử Nga trong thế kỷ là một “đóng góp cột mốc” vào cuộc tranh luận về bản sắc Nga.Tác phẩm đồ sộ, dày hai tập được 45 sử gia soạn ra dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Andrei Zubov đã được in lần hai với 10 nghìn bản.


Theo tờ New York Times, bộ sử này đã vượt trên thúc đẩy ý thức hệ vốn vẫn giày vò tâm thức người Nga thời hậu Liên Xô. Ngoài ra, bộ sách cũng đưa cả vào phần lịch sử về Giáo hội Chính thống Nga, và lịch sử của cộng đồng Nga lưu vong như một phần của chủ đề chung, điều mà các sử gia Liên Xô không nói đến.

Trong một thời gian dài, Giáo hội bị cho là di sản lạc hậu của quá khứ, cần phải loại bỏ. Nhưng từ sau khi Liên Xô tan rã, các lãnh đạo Nga thay nhau đề cao trở lại vị trí của Giáo hội.Cộng đồng Nga lưu vong từ sau khi Lenin lên nắm chính quyền và liên tục tiếp nhận các trí thức, văn nghệ sĩ phải bỏ nước ra đi trong hàng chục năm sau từng bị cho là ‘phản bội” và không đáng nói đến.

Nhiều người Nga di tản đã nổi danh trong hàng loạt lĩnh vực, từ ballet, kịch nghệ, âm nhạc, văn học, khoa học trên thế giới.Các tác giả bộ sách nhìn chung phê phán cả thời kỳ Nga hoàng và nước Nga Cộng sản, cho đó là những giai đoạn lịch sử Nga chứa đựng đầy mâu thuẫn và bạo lực.
Thoái khỏi ám ảnh Liên Xô
Có thể cho rằng các sử gia đã dũng cảm bác bỏ cả hai ý niệm vốn được cho là “không thể thiếu” để tạo ra hình dáng vĩ đại của Nga: thời đế quốc và thời Liên bang Xô Viết.

Các sử gia Hoa Kỳ, và cả Ba Lan, nước thường nghi kỵ chính giới Nga trong các tranh cãi lịch sử Đông Âu, lần này đều ca ngợi bộ sách Giáo sư Zubov chủ biên.Trong sách, các vụ thảm sát như tại Katyn mà công an NKVD thời Stalin thực hiện với hàng chục nghìn tù binh Ba Lan cũng được nêu ra.Giáo sư Zubov, từ Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao được trích lời nói:“Đã tới lúc phải nhìn nhận chúng ta nghĩ gì về Liên Xô, về mọi hành vi của thể chế đó, và xem chúng ta có phải là nạn nhân chung của chế độ cộng sản hay không, để rồi bác bỏ các hành vi thời đó một cách đúng đắn.


Một số nước Baltic nêu cao ý thức dân tộc sau thời tách khỏi sự ràng buộc với Moscow"

“Thời khắc đó đã đến và chúng ta không thể nào quay lưng lại nữa.”Quan hệ giữa nước Liên Xô thời đó và chế độ phát-xít Hitler cũng không bị bỏ qua.Cùng thời gian, vẫn theo tờ New York Times, việc nhìn lại chế độ Nga hoàng và Stalin được đưa vào cả điện ảnh.Phim “Sa hoàng” của đạo diễn Pavel Lungin ra mắt tháng 11 năm nay so sánh thời Ivan Bạo Chúa và chế độ Stalin.Giáo sư Zubov cũng nhấn mạnh rằng người Nga cần tự nhìn nhận lại lịch sử một cách chủ động chứ không nền chấp nhận phiên bản họ bị “nhồi nhét” (nguyên văn: ‘được bón bằng thìa’).Theo ông, đây là cách để người Nga biết về chính mình.Tuy nhiên, có nguy cơ công việc này, cùng với nhiều động thái gần đây được Tổng thống Dmitry Medvedev ít nhiều khuyến khích nhằm nhìn nhận lại thời Liên Xô trở nên muộn màng.Trong lúc nước Nga còn chậm khi đánh giá lại lịch sử chung, nhiều nước thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của Moscow trước đây đã viết lại lịch sử của họ và thường đưa vào quan điểm bài Nga.Theo chính hãng tin Nga, Itar-Tass hôm 2/12 vừa qua, có nhiều bộ sách in ra ở một số nước Baltic và cả Ukraina dạy sinh viên của họ về ‘kẻ thù truyền kiếp’ là Nga. Những người theo chủ nghĩa dân tộc chống lại Liên Xô ở những nước này nay được ca ngợi là anh hùng.Trong số này có không ít kẻ thuộc lực lượng theo phát-xít Đức để chống lại Liên Xô hồi thế chiến 2. Thậm chí, sách sử ở Ukraina còn đi xa về quá khứ hơn nữa, và nói chế độ Nga hoàng phải chịu trách nhiệm cho một cuộc “thảm sát người Cossack” thời xưa, gọi đây là “tộc ác ghê tởm nhất chống lại dân tộc Ukraina”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét