Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI

HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI
(LEWIS R. BINFORD, ĐẠI HỌC NEW MEXICO, ALBUQUERQUE)
KHẢO CỔ HỌC MỸ: QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI
DAVID J. MELTZER, DON D. FOWLER VÀ JEREMY A. SABLOFF (CHỦ BIÊN)
Bản dịch của Lâm Thị Mỹ Dung và Chu Hương Ly


Dẫn luận
Vào cuối năm 1950 và đầu năm 1960, một số người trong chúng ta tán thành với những thay đổi cơ bản theo cách thức của những nhà khảo cổ học xem xét những tư liệu khảo cổ học và đặc biệt trong quy ước thông dụng để ấn định ý nghĩa của những sự kiện khảo cổ học. Sau đó đã có những thay đổi quan trọng trong cách thức các nhà khảo cổ học tiếp cận tư liệu khảo cổ học, cách chúng ta tìm kiếm để chứng minh ý nghĩa mà chúng ta gán cho các quan sát khảo cổ học. Cái mà tôi muốn thảo luận không phải cái mà chúng ta đã làm - đó là nội dung của tư liệu và thích hợp hơn để người khác thảo luận. Thực ra, tôi muốn thảo luận việc sẽ cần phải làm.
Khoa học là lĩnh vực dành cho sự thiếu hiểu biết của chúng ta và vì thế nó phải được gắn liền với cách thức dẫn dắt chúng ta nhận biết (sự thiếu hiểu biết đó) qua nhu cầu điều tra nghiên cứu. Đối với thế hệ của lớp thầy giáo chúng tôi, nhận biết sự không hiểu biết chủ yếu từ các địa điểm mà chúng ta đã không khai quật hay các nơi và giai đoạn mà chúng ta chưa điều tra nghiên cứu. Sự không hiểu biết được nhận biết như khơi dậy ban đầu của việc thiếu quan sát hay phát hiện. Tôi cố thách thức quan điểm trên về sự không biết bằng cách chỉ ra rằng sự không hiểu biết này cũng cần được nhận thức trong tính chất của nền tảng tri thức và niềm tin mà chúng ta thường diễn giải những quan sát của mình.
Sự thách thức này xuất phát trực tiếp từ sự gợi ý những khám phá của nhân học đại cương cho khảo cổ học. Rất khó để bác bỏ sự đào tạo về nhân học, đặc biệt là sự biểu hiện rằng văn hoá, tri thức nhận được và niềm tin mà chúng ta thường nhìn nhận thế giới, (i) nó khác nhau giữa các hệ văn hoá xã hội khác nhau, và (ii) đặc trưng bởi những giai đoạn khác nhau của hành trình lịch sử của hệ văn hoá xác định. Cần nhận thức rằng những nhà khoa học không được miễn trừ văn hoá; họ, cũng như mọi người khác, đều tham gia vào văn hoá. Điều đó có nghĩa rằng đối với khoa học để thực sự hiệu quả điều đó không chỉ thừa nhận sự không biết về thế giới bên ngoài nhưng cũng để nhận xét nhiệm vụ của nó như nhận biết sự không biết của một kiểu đặc biệt, sự không biết tương đối với văn hoá, “tri thức” nhận được và niềm tin của bản thân các nhà khoa học. Đó là quan điểm rất khác của khoa học so với cái đặc trưng những giai đoạn sớm hơn trong phát triển của các phương pháp khoa học. Dưới quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm tuyệt đối đó là những nhà khoa học hiến dâng có thể làm sạch trí óc của mình về thành kiến văn hóa và nhìn thấy “sự khách quan” thực sự. Ai quen thuộc với nhân học không thể chấp nhận vị trí như thế. Chúng ta không thể hoạt động như những người ở bên ngoài môi trường văn hoá của mình.
Nhiệm vụ của khoa học không chỉ mài và làm sắc những ý tưởng được điều kiện hoá bằng văn hoá về thế giới bên ngoài, mà thêm vào đó, để điều tra nghiên cứu những giới hạn của kiến thức và niềm tin mà ta thu nhận được về thế giới bên ngoài. Nói ngắn gọn, nhiệm vụ của khoa học không chỉ là sự tương đối khách quan của “sự thực” mà gần như ngược lại: điều tra nghiên cứu sự không biết dẫn dắt do văn hoá về thực tại. Nếu chúng ta chấp nhận mục đích này, và quan điểm rằng văn hoá cần được học, thì sẽ rất rõ là sự nâng cao tri thức sẽ làm biến đổi văn hoá. Nếu là những nhà khoa học được trang bị kiến thức về nhân loại học mà chúng ta tiếp cận thành công mục tiêu của mình, thì sự chọn lọc tri thức (cũng có nghĩa là cả bản thân văn hoá) sẽ làm phong phú thêm khả năng giải quyết thực tế của chúng ta.
Những tri thức tiếp nhận được cho phép chúng ta đối phó với cả một thế giới kinh nghiệm thuận lợi đến mức nào? Tri thức được khẳng định của chúng ta về thế giới chính xác ra sao? Nếu ai đó chấp nhận những viễn cảnh khác hoặc những phương tiện quan sát nêu bật sự tương phản, thế giới kinh nghiệm có hiện ra khác biệt hay không? Đây chính là những câu hỏi và phương cách mà tôi đã sử dụng trong những bài viết trước đây nhằm nghi vấn tính thiết thực của mô hình biến đổi khảo cổ học truyền thống. Tôi đã cố gắng chứng minh điều đó bằng việc sử dụng khái niệm văn hoá có tính quy chuẩn như một lời giải thích dành riêng cho những khác biệt và tương đồng mà khảo cổ học quan sát được là chưa đầy đủ và thiếu xác thực. Tôi đã cố gắng giải thích rằng những quá trình và lực lượng, hơn là những khuôn mẫu trí tuệ của người xưa quy định di tích khảo cổ học, như các nhà khảo cổ học nhìn nhận. Một khi điều này được thừa nhận, việc di tích khảo cổ chứa đựng những thông tin liên quan tới vấn đề thú vị là tìm hiểu bản thân những khác biệt văn hoá, trở nên rõ ràng. Đây là một cố gắng làm phong phú thêm tri thức khảo cổ học của chúng ta. Cùng thời điểm đó, chính sự định giá phê phán về tính không đầy đủ khái niệm văn hoá theo khảo cổ học truyền thống đã dẫn dắt chúng ta hiểu biết về quá khứ, và, quan trọng hơn, hiểu biết về bản thân các tiến trình văn hoá.
Hai phản ứng đối với Khảo cổ học Mới.
Sự thay đổi từ niềm tin vào văn hoá như là sự giải thích độc nhất những tư liệu khảo cổ học để nhận thức rằng di tích chứa đựng thông tin có khả năng soi sáng cho chúng ta về bản chất của bản thân văn hoá được David Clark (1973) mô tả như sự đánh mất tính ấu trĩ của chúng ta. Đối với nhiều người, tình trạng ấu trĩ đã là một sự an toàn. Khi đánh mất sự ấu trĩ và sự an toàn, họ thấy mình như chìm ngập trong sự không chắc chắn. Chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ hành động như thế nào? Chiến lược hữu ích là gì? Trong tình thế này, nhiều nhà khảo cổ học bắt đầu tìm kiếm sự chỉ dẫn từ những lĩnh vực điều tra nghiên cứu khác; trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến những hệ quả phong phú. Mặt khác, càng ngày càng gia tăng số lượng những luận điểm lạc lối trong khảo cổ học mà nhiều đòi hỏi đạt tới biến đổi giữa những người sẽ thay thế thế hệ này. Có những luận điểm mà tôi cảm thấy cần xem xét lại. Nếu như chúng không được xử lý nghiêm túc, chúng sẽ đưa khảo cổ học tới một cực khác và tới thời kỳ không hiệu quả. Tôi sẽ đề cập tới những luận điểm sau: (i). Chủ nghĩa tái thiết và (ii) Chủ nghĩa bối cảnh-cấu trúc. Có nhiều điểm bất đồng giữa hai cách tiếp cận trên, và trong khi tôi xử lý chúng như một sự độc đáo về trí tuệ, những đề xuất của họ sẽ ảnh hưởng đến thất bại của tôi muốn hiểu biết nhiều hơn những nhu cầu chi tiết của họ về sự minh bạch.
Tôi xem xét chủ nghĩa tái thiết như là di sản của khoa học cổ điển hay chủ nghĩa kinh nghiệm khắt khe. Đó là một cách tiếp cận mà những người theo chủ nghĩa truyền thống sẽ cảm thấy dễ chịu. Điều đó giải thích quan điểm về sự gia tăng tri thức và hiểu biết hoàn toàn phụ thuộc vào việc tạo dựng từng bước từng bước một cơ cấu chính xác những tri thức về thực tế bên ngoài. Trong khi đó một cảm nhận tuyệt đối điều đó không hoàn toàn sai, sự tạo dựng này cực kỳ hạn chế. Những người thực hiện nó có thể biết rằng chúng ta là những người nghĩ về thế giới kinh nghiệm, điều đó thừa nhận rằng sự thật nằm ở thế giới bên ngoài (như các nhà khoa học cổ xưa). Nó chứng tỏ rằng bằng việc thu nhận hiểu biết chính xác về các quá trình thông tin khảo cổ học – những quá trình dễ hiểu đối với nhà quan sát “khách quan” – chúng ta có thể, với sức mạnh của ý chí, xem xét di tích khảo cổ một cách khách quan. Vì thế, phê phán từ góc độ quan điểm này thường đưa đến hình thức cố gắng chỉ ra, bằng những câu chuyện phản đối và cảnh báo, những thành kiến của “thế giới này” đã cản trở nhà khảo cổ học phát hiện ra bản chất “thật” của di tích khảo cổ.
Thêm vào đó, thuyết tái thiết có xu hướng chống đối lại trí óc, những người ủng hộ nó không đánh giá được tầm quan trọng của cả sự phát triển nhận thức và sự thay đổi. Những ý tưởng mới không thể lĩnh hội như những phần mở rộng đơn giản, hiển nhiên của trải nghiệm “trực tiếp bằng kinh nghiệm” bị xem thường (ví dụ như khái niệm của Schiffer về đồ dùng cá nhân và tranh luận của Gould cũng về vấn đề đó). Trong những tranh luận như thế, yêu cầu được đặt ra là sự chứng thực tầm quan trọng của một ý tưởng tiềm tàng phải được dựa trên những uỷ nhiệm bằng kinh nghiệm ngoài nơi mà các nhà tái thiết đã cho rằng nó đã sinh ra. ở đây chúng ta nhận thấy một quan điểm cũ kĩ, đáng ngờ rằng lý thuyết và những khái niệm phải được khái quát hoá trực tiếp từ trải nghiệm. Nếu ai đó đang ước lượng và tìm kiếm một tập hợp hữu ích những công cụ trí óc và ai đó đòi hỏi rằng tất cả những công cụ mới đều được những trải nghiệm lưu tâm chứng minh là đúng, được cho là phù hợp với những công cụ cũ, thì người đó không bao giờ thay đổi được mô hình, chỉ trau chuốt công cụ cũ mà thôi. Những hướng tiếp cận mới đến từ những ý tưởng mới. Tính thiết thực của chúng phải được thử nghiệm trong tương lai, không thể bằng sự liên hệ với những tư tưởng cũ hay sự đáng tin của nguồn gốc ra đời.
Tuy nhiên, ở mức độ quan sát, các nhà tái thiết nhắc nhở chúng ta phải xây từng viên gạch một cấu trúc chắc chắn những tri thức và hiểu biết về các quá trình của những động lực hình thành khảo cổ học, không cần chỉ ra vấn đề quan trọng của việc đánh giá văn hoá khảo cổ học của chúng ta hay tìm cách hiểu những gì chúng ta muốn biết bằng những phương thức mới. Chúng ta chỉ được nhắc nhở về những thành kiến viện ra có thể cản trở chúng ta nhìn nhận “sự thực” một cách rõ ràng. Theo những tài liệu về tái thiết, nếu chúng ta có thể mở to mắt nhìn những bài học của tự nhiên thông qua việc sử dụng những chiến lược quan sát chi tiết và nghiêm ngặt hơn, chúng ta có thể hiểu được bằng kinh nghiệm các quá trình hình thành khảo cổ học và, bởi vậy, cả khảo cổ học thực sự.
Tôi mới đọc một bài viết của hai nhà khảo cổ học hành vi liệt kê tất cả những sự kiện bị “bóp méo” có thể ở giữa kết quả khảo cổ học quan sát được với bối cảnh hệ thống như nó đã tồn tại trong quá khứ. Bài viết có thể là một bài học khách quan đối với những nhà khảo cỏ đang tìm cách trình bày về những hệ thống cũ trước khi nhận ra và “thay đổi” một cách đúng đắn tất cả những sự kiện hành vi xen vào nhằm diễn tả tổ chức của những kết quả khảo cổ học khác với tổ chức của cuộc sống đang tiếp diễn như nó đã tồn tại trong quá khứ. Bài báo được coi là một bài học trực quan cho các nhà khảo cổ học từng tìm kiếm để đưa ra sự trình bày về hệ thống quá khứ trước khi nhận thức và “chuyển hoá” đúng mọi sự kiện của hành vi, điều đó can thiệp vào sự diễn tả tổ chức của đời sống đã qua như nó đã từng tồn tại trong quá khứ.
Luận điểm của thuyết kinh nghiệm cũ coi những hạn chế của tài liệu khảo cổ học là trung tâm trong những quan điểm này. Sự bóp méo, và sự thật rằng không phải mọi sự kiện đều hữu hình như nhau một cách khảo cổ học, đã luôn làm cho các nhà khảo cổ học không suy nghĩ vượt xa hơn dữ liệu khảo cổ học (Gould 1980: 1-28, 1985:192). Thông điệp đã rõ. Chúng ta cần phải gom góp những khái quát về bối cảnh hệ thống quá khứ qua những “chuyển hoá” nặng nhọc từ những dữ liệu đương thời trong bối cảnh khảo cổ học của chúng thành những bày tỏ mô tả về ứng xử quá khứ. Quá trình tái giải thích này thừa nhận rằng mục tiêu suy luận là những sự kiện ứng xử một thời của những cá nhân đã từng sống tham dự vào trách nhiệm cộng đồng về những tàn tích khảo cổ học. Có lẽ, nếu chúng ta có thể đạt được điều đó chúng ta có thể sau đó tham dự như những người ngang hàng với các nhà dân tộc học trong những thảo luận của họ về sự biến thiên trong ứng xử.
Trong những ngày đầu của khảo cổ học mới, một số luận điểm đã được sắp đặt để thể hiện rằng những hệ thống văn hoá khác biệt bên trong và hiểu theo nghĩa thông thường, có thể trông đợi để đạt kết quả trong những chia cắt không gian khác nhau của những dấu tích văn hoá đặc biệt trong và giữa các địa điểm. Nếu đúng, sự xác nhận mang tính bản thể này về thế giới có thể phá huỷ cách thức mà các nhà khảo cổ học truyền thống thường thử nghiệm những tư liệu khảo cổ học và có thể thách thức thành công đối với những sự thừa nhận cơ bản nằm trong những luận điểm diễn giải của chúng. Nếu những luận điểm mới này là chính xác, thì không còn khả năng hơn nữa để cân nhắc đến những đánh giá khác nhau giữa những khuôn mẫu khảo cổ học thu thập ngẫu nhiên thường được xem là những đánh giá trực tiếp về khác biệt văn hoá ở mức độ tổ chức tộc người. Những luận điểm này đòi hỏi sự nghiên cứu lại bản chất của tính xác thực của khảo cổ học nhằm mục đích trình bày rằng khái niệm khảo cổ học của văn hoá là không đầy đủ và do vậy có tác động bóp méo quan điểm của chúng ta về quá khứ.
Trong bối cảnh này, điều quan trọng là chứng tỏ những hệ thống văn hoá trên thực tế khác biệt bên trong về tổ chức đến mức sự khác nhau trong nội dung văn hoá có thể không cần thiết để coi là thước đo đơn giản về sự khác biệt tộc người. (Quan điểm này liên tục được duy trì trong các phần chính của những nghiên cứu đánh giá chính nó (xem cụ thể Binford 1976, 1978, 1979, 1980, 1982; Hodder 1982b; Longacre 1981; Weissner 1983).). Tâm điểm của bối cảnh trí thức này là chứng minh rằng những điều kiện tổ chức bên trong của các hệ thống văn hoá có thể sản sinh những dạng khác nhau của vết tích khảo cổ học mà không bao hàm những văn hoá khác nhau ở mức độ liên hệ thống. Có cuộc thảo luận về ý nghĩa của tính biến thiên giữa các sưu tập, nghiên cứu về sự khác biệt của những khu vực hoạt động bên trong của các địa điểm, và sự khảo sát các khác biệt của xã hội từ quan điểm cấp bậc địa vị và phân nhóm xã hội trong các xã hội và có thể tác động biến thiên trong tư liệu khảo cổ học.
Đây là giai đoạn thử nghiệm, một sự khảo sát của thế giới bên ngoài với mục đích đánh giá tính hữu dụng của sự thử nghiệm những thừa nhận do các nhà khảo cổ truyền thống đưa ra về thế giới. Điều này bộc lộ và phê phán mức độ của một vài phương sách diễn giải thông thường không thực tế hay đơn giản là sai lầm. Nó tập trung vào thế giới kinh nghiệm nhưng lại đựơc dẫn dắt bởi những ý tưởng mới về thế giới đó. Thay bằng xem xét trạng thái này như một thời đoạn chiến thuật trong sự lớn mạnh của một ngành khoa học, những người theo trường phái tái cấu trúc xem ra thờ ơ với những khía cạnh “thử nghiệm ý tưởng” và tập trung vào thế giới bên ngoài như là nguồn trực tiếp của tri thức. Họ xem tri thức mà chúng ta biết từ “những khám phá” trong thế giới kinh nghiệm (Gould 1985). Ý tưởng của chúng ta ngụ ý được coi như là “sự bóp méo”tiềm tàng của thực tế thật sự, còn thực tế có thể biết một cách trực tiếp qua những “tinh chế” sâu sắc, tổng thể và đánh giá chính xác. Sự tinh chế này mở rộng để thu nhận cả chủ nghĩa hoaì nghi xem xét sự “mượn” ý tưởng từ những lĩnh vực khác (Schiffer 1981:901-904) và thất bại để nhìn thấy giá trị trong quan niệm và lý thuyết phát triển (Schiffer 1981:905), và, gần đây là sự biện hộ công khai về việc quay lại chủ nghĩa kinh nghiệm (Gould 1985).
Nghiên cứu chiến thuật tập trung vào sự ứng xử của các nhà khảo cổ học mới, những người tìm thấy trong bối cảnh của ý tưởng đánh giá được diễn giải rất kỳ lạ như là sự phủ nhận tầm quan trọng của bản thân văn hoá. Một số thậm chí biện hộ sự loại bỏ quan niệm văn hoá để ủng hộ cho sự tập trung vào ứng xử (xem Flannery 19982 về phản ứng theo hướng này). Đối với họ, mục đích của khảo cổ học phải là sự tái dựng chính xác động lực của quá khứ trong ý nghĩa gần đúng hay ý nghĩa hành vi, điều mà cuối cùng sẽ dẫn đến bức tranh “dân tộc học” về quá khứ. Mục đích được xem như là sự mở ra của những luật hành vi con người với nghĩa thực chứng. Thách thức mà những nhà khảo cổ học mới đưa ra và phương thức dành cho thách thức đựơc đề ra như một đánh giá công cụ trí thức của khảo cổ học và sự tăng trưởng nghịch lý. Tuy vậy, Những người theo chủ nghĩa tái cấu trúc, chủ định điều khiển lại mục đích của suy luận khảo cổ học (tức là mô tả hành vi quá khứ đặc thù hơn cả cấu trúc văn hoá quá khứ) và thích ứng ý tưởng phản đề của khoa học (reactionary idea of science).
Cùng lúc khi mà những người theo chủ nghĩa tái cấu trúc thành lập lý thuyết của mình, một phản ứng khác quan trọng và rất khác biệt đối với khảo cổ học mới cũng hình thành. Sự trả lời này được đưa ra không phải với mục đích quay trở lại với những phương pháp khoa học lỗi thời, mà là từ cái được nghĩ là quan điểm “mới” thách thức tính hữu dụng của bản thân khoa học. Tôi gọi phản ứng này như là chủ nghĩa cấu trúc- văn cảnh.
Chúng ta không thể lưu giữ “tính khách quan” như trong cách thức diễn đạt của những nhà khoa học cổ điển đã trở nên quan điểm thông dụng đối với sự lặp lại liên tục. Người ta nhấn mạnh nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa, tồn tại như màng lọc giữa chúng ta và “sự thực”. Trong kỷ nguyên tăng trưởng của khảo cổ học mới, những tác phẩm của Thomas Kuhn (1970) được nhiều thế hệ khảo cổ học mới đọc. Kuhn đã đưa ra những điểm quan trọng xem xét tính khách quan hướng tới triết lý của khoa học. Tuy vậy, khi đọc những viễn cảnh không khoa học, những luận điểm này xuất hiện phá vỡ việc tiếp cận sự học tập mà nhiều độc giả tin tưởng một cách ngây thơ rằng đó là phương pháp khoa học: Quan điểm cổ điển của khoa học. Kết quả hoàn toàn đối lập với sự đối phó của những người theo chủ nghĩa tái cấu trúc. Nơi mà họ chấp thuận quan điểm “phản” khoa học bằng cách quay lại với chủ nghĩa kinh nghiệm tuyệt đối. Nơi mà một số người theo chủ nghĩa tái cấu trúc thực sự loại bỏ khái niệm văn hoá, những người theo chủ nghĩa văn cảnh cấu trúc lại theo điều đó không chỉ như là sự giải thích di tích khảo cổ học (Hodder 1982a) mà còn như sự giải thích hành vi của các nhà khoa học (Landau 1981; Perper và Schrier 1977). Họ tán thành quan điểm rằng khoa học không đủ khả năng sản sinh ra tri thức; thay vào đó, khoa học chỉ có khả năng về ảnh xạ chủ quan, quan điểm tiếp giáp văn hoá về phía thế giới bên ngoài. Từ viễn cảnh này những nhà khảo cổ học mới được liệt vào loại những nhà khoa học/kinh nghiệm cổ điển lạc hậu hay những người theo chủ nghĩa thực chứng “bẩn thỉu”, trong khi cùng lúc đó có đòi hỏi quay về với cách tiếp cận “văn hoá” truyền thống để diễn giải những vết tích khảo cổ học. Tình hình dẫn đến chủ nghĩa bi quan tê liệt. Điều đó phủ nhận việc chúng ta có thể hiểu văn hoá theo phép giải tích; nói ngắn gọn, điều đó phủ nhận rằng khoa học có thể giúp chúng ta học tập.
Chúng ta cần phải nhìn quá khứ rõ ràng hơn nếu chúng ta có thể phân biệt sự diễn giải không chuẩn của chúng ta với cái thực tế đã từng tồn tại. Nhưng trên thực tế, không có phương pháp nào thích hợp hơn (Leone và Palkovich 1985:430).
Chúng ta cần phải làm gì? Những người ủng hộ quan điểm này chỉ có những câu trả lời mơ hồ. Chúng ta cần từ bỏ sự “chuyên chế” trong phương pháp luận khoa học để ủng hộ cho vấn đề “quan trọng” thích đáng trong chính xã hội của chính chúng ta, từ khi “nghiên cứu của chúng ta là kết quả của bối cảnh xã hội chúng ta” (Moore và Keene 1983:4-11). Đối với những người trong số chúng ta tin là chúng ta có thể học từ sự tương tác của chúng ta với kinh nghiệm, chúng xuất hiện như những đề xuất giản dị, sô vanh. Trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa tái cấu trúc và chủ nghĩa văn cảnh cấu trúc, khảo cổ học rõ ràng ở trong một “chấp nhận kép” trí tuệ.
Sự đáp trả lý thuyết đối với chủ ý
Giống như nhiều cuộc xung đột lẫn lộn vàng thau giữa sự thật với những tư tưởng sai lầm. Ví dụ, đúng là tôi không thể sử dụng tri thức mà tôi không có. Cũng như thế tôi không thể nghĩ với cái ý tưởng mà tôi không có. Những người theo thuyết văn cảnh - cấu trúc cho rằng chúng ta bị hạn chế bởi những công cụ khái niệm có sẵn được xem là đúng đắn trong thời của chúng ta. Họ cũng biểu đạt rằng những ý tưởng mà chúng ta sử dụng chắc chắn liên quan tới văn hoá mà chúng ta là một bộ phận. Có phải thực sự chúng ta mong đợi những nhà khoa học “đứng ngoài” văn hoá của họ? Tất nhiên điều này là không thể được. Chỉ ra những điều này, tuy vậy, không để ám chỉ rằng về mặt tri thức chúng ta đã được xác định. Nếu chỉ vì những nhà khoa học là những đối tượng mang chở văn hoá, điều đó không có nghĩa là về mặt tri thức họ bị trói buộc bởi văn hoá và bị kết tội chủ quan và không biết về thời đại của họ. Cũng vậy, sự biểu đạt về tính chắc chắn ở giữa cái chúng ta nghĩ vào bất kể thời gian nào và nền cảnh văn hoá rộng lớn mà chúng ta tham dự không đưa đến sự đánh giá về tính tiện ích và chính xác của những ý tưởng đó, bất kể nguồn gốc của chúng.
Quan điểm của những nhà tái cấu trúc chứa đựng những ý tưởng hạn chế như nhau. Ý tưởng nghiêm ngặt nhất, theo tôi, là cách tiếp cận kinh nghiệm khắt khe đối với tri thức. Xu hướng học thuyết tái cấu trúc là coi những khái quát hoá kinh nghiệm như mục tiêu ban đầu của nghiên cứu; áp dụng quy nạp nâng cao cho những khẳng định mô tả những pháp lý “giống luật”; và ngược lại cũng tin rằng sự mô tả thế giới một cách chắc chắn đầy kinh nghiệm cho phép chúng ta đạt đến sự hiểu biết thế giới (Raab và Goodyear 1984; Salmon 1982; Schiffer 1976:4; Smith 1982). Những khía cạnh tích cực của “mô tả có cơ sở kinh nghiệm” này là việc chú tâm vào mô tả có thể dẫn đến ghi chép chính xác hơn, đến sự nhận biết về tính phức tạp (như nhiều cái được gọi là sự bóp méo thường thấy giữa dữ liệu thống kê và tính biến động của quá khứ), và đến việc đánh giá rộng hơn về tính chất của lĩnh vực kinh nghiệm mà chúng ta nghiên cứu: tư liệu khảo cổ. Đối với khoa học điều cốt yếu là mô tả chính xác và kết luận xác đáng, nhưng như Hugh Mello (1982:60) đã chỉ ra:
“Diễn giải không phải là dạng thức của kết luận. Nếu hiện tượng được diễn giải có thể được dự đoán chắc chắn hơn do có khả năng hơn thì không có nghĩa nó sẽ được diễn giải tốt hơn”.
Khi mà người ta sử dụng một cách nghiêm ngặt lối tiếp cận kinh nghiệm để tìm hiểu thì sẽ dẫn đến sự kinh thị (disdain) trong việc dùng trí tưởng tượng và trong những suy nghĩ sáng tạo và trong sự huy động cơ sở kinh nghiệm vững chắc cho mỗi ý tưởng tạo ra (Gould 1985: 641). Nhưng việc tìm kiếm sự hiểu biết - diễn giải - là một hoạt động trí tuệ và không hoàn toàn là sự tổng hợp của những quan sát. Theo đó, cách tiếp cận kinh nghiệm đảm bảo rằng sự tìm hiểu sẽ không thể đạt ngay kết quả mà chỉ là chúng ta sẽ có sự mô tả chính xác hơn về thế giới như nó xuất hiện theo sự dẫn dắt của những khuôn mẫu nhận thức riêng biệt. Nếu ai đó chấp nhận sự phê phán khuôn khổ này của thuyết kinh nghiệm thì hậu quả sau đó là những người theo thuyết kinh nghiệm chỉ mô tả thế giới một cách “chủ quan” và sự lớn mạnh của tri thức sẽ bị rút ngắn đáng kể.
Những người theo thuyết kinh nghiệm có thể nhấn mạnh một cách chính xác những “khám phá” là có khả năng, rằng có thể rút ra những kinh nghiệm đối với những gì mà ban đầu không có đủ những phương thức nhận biết để thích nghi và do đó họ nhận định rằng chúng ta có thể đưa ra giới hạn cho những ý tưởng của mình. Mặc dù điều này có thể đúng, nhưng sự hiện diện của những điều bất thường không đảm bảo cho nhận thức của họ. Như hầu hết các nhà nhân học văn hoá đã sớm chỉ ra, chúng ta có những khả năng đặc biệt để thích nghi với thế giới của kinh nghiệm với những gì chúng ta đã và đang tin về thế giới đó. Tôi muốn tranh luận rằng những khám phá không đơn giản chỉ là sự thâm nhập vào thế giới nằm bên ngoài kinh nghiệm của chúng ta. Thay vào đó, những khám phá thường rất đa dạng dựa trên thái độ hoài nghi của một bộ phận các nhà khoa học, những người luôn tìm kiếm những điểm yếu trong số kiến thức họ thu nhận được và do đó đưa ra vật định giá giá trị nhất của mình (trí tưởng tượng của họ) để phát triển và sáng tạo những công cụ tri thức cũng như những lý thuyết mới và thích hợp hơn. Những điều như vậy đến từ chúng ta chứ không phải từ kinh nghiệm.
Cách tiếp cận của những người theo thuyết kinh nghiệm cố gắng truyền thụ những kinh nghiệm thông qua những quan sát được tiến hành một cách truyền thống hoặc được hợp nhất. Một cách tiếp cận nghiêm ngặt theo thuyết kinh nghiệm có xu hướng tăng cường quan điểm sai lầm rằng những kiến thức và công cụ tri thức hiện thời của chúng ta là chính xác và đồng thời đánh giá thấp thứ giá trị nhất của con người: trí tưởng tượng. Điểm quan trọng ở đây là phải có một cách hiểu rõ ràng về việc chúng ta sử dụng kinh nghiệm của chúng ta như thế nào. Một phương pháp tiếp cận tìm kiếm sự khái quát mang tính kinh nghiệm đòi hỏi miêu tả bằng những thuật ngữ chuyên môn. Mặt khác, phương pháp tiếp cận đúng đắn đối với tri thức phụ thuộc vào cách sử dụng kinh nghiệm để có thể đưa ra những giới hạn về những phương pháp truyền thống của chúng ta. Như chiến thuật học tập, thuyết kinh nghiệm rõ ràng là bị hạn chế.
Mặc dù những phương pháp tiếp cận hoàn cảnh hay cấu trúc có thể gây thách thức đối với bản thân khoa học, rất nhiều những quan điểm có thể đưa ra tranh luận theo cách đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học. Ví dụ, sự đóng góp to lớn đối với quan điểm cho rằng chúng ta không thể có những suy nghĩ mà chúng ta không có hoặc không thể sử dụng những kiến thức mà chúng ta không biết là rất quan trọng. Sự chấp nhận quan điểm này khẳng định giá trị của khoa học như tôi vừa đưa ra là hoàn toàn đúng, ở đây là sự hoài nghi về những công cụ tri thức và lý thuyết của chính chúng ta và do vậy, đó còn là cống hiến của những nhà khoa học đối với việc đưa ra những giới hạn. Chứng minh liên tiếp cho những tiền đề ngoài phạm vi văn hoá (culture-bound) rõ ràng đã phủ nhận lời khẳng định về “sự sẵn sàng” (free will) và “sự khách quan” từng gây ra nhiều vấn đề trong khoa học cổ xưa và những nỗ lực trước đây nhằm giải thích hành vi con người. Những giới hạn của quan điểm hoàn cảnh cấu trúc xuất hiện khi người ta không còn công nhận sự tăng cường của những chiến thuật tri thức được hướng dẫn một cách khoa học có thể làm cho đem lại một kết quả tốt đẹp là phát triển kiến thức.
Những quan điểm phản khoa học xuất phát không phải từ sự công nhận vai trò của văn hoá trong đời sống hàng ngày của chúng ta mà là từ sự chấp nhận một mô hình “sản sinh” về sự thay đổi văn hoá, một đặc trưng của quan điểm hoàn cảnh cấu trúc. Một cách nhìn khái quát giả định rằng cốt lõi bên trong hoạt động như là một đặc tính tổ chức đối với những hành vi hoặc hành động thể hiện bên ngoài. Đặc tính tổ chức này được chứng minh bởi hành vi của những người tham gia/những diễn viên được lập trình theo cốt lõi của niềm tin, theo ý nghĩa và theo những cấu trúc mang tính biểu tượng (để có một ví dụ rõ ràng hơn về vấn đề này, xin xem Glassie 1975 và Deetz 1982).
Mặc dù như Ernest Gellner (1982: 116) đã tranh luận một cách rõ ràng và đầy đủ, quan điểm về những dấu hiệu mang ý nghĩa biểu tượng được sử dụng bởi những hệ thống như ngôn ngữ là chúng có thể rẻ tiền... Âm thanh, dấu hiệu trên một tờ giấy, những cử chỉ tượng trưng, tất cả hầu như đều không có giá trị gì về mặt vật chất. Do vậy, và cũng chỉ bởi vậy mà chúng ta có thể hy vọng những hệ thống mang tính biểu tượng sẽ phát huy được tiềm năng bên trong to lớn của mình.
Thật không may, như Gellner cũng đã chỉ ra (1982:116), những người trung thành với quan điểm “kế thừa” (generative) thất bại trong việc đánh giá một quan điểm cơ bản rằng có những lĩnh vực mở rộng trong đời sống con người trong đó bao gồm những lĩnh vực có vẻ thiết yếu hoặc mang tính sống còn, những lĩnh vực mà trình tự sự kiện thực tế của nó được kiểm định không chỉ bởi sự trình diễn tự do của một vài phương pháp cốt lõi bên dưới (nếu nó thực sự tồn tại) mà còn bởi những sự ép buộc mù quáng, những thiếu sót, những đấu tranh và những áp lực của không gian thật bên ngoài.
Những phương pháp tiếp cận kế thừa không giải thích được những hệ thống văn hoá bởi những phủ nhận cố chấp của phương pháp này rằng chúng ta đang giải quyết những hệ thống nhiệt lực học (thermodynamics), chứ không đơn giản là những mật mã biểu tượng không mấy giá trị. Những hệ thống văn hoá là những tổ chức với động lực thiết yếu phụ thuộc vào dòng năng lượng chạy qua chúng. Trong tự nhiên, năng lượng thu được từ những hệ thống như vậy, chứ không phải từ những con người tham gia suy nghĩ hay mã hoá những giấc mơ biểu tượng và không có giá trị vật chất cụ thể. Ngược lại, quĩ đạo của hệ thống nhiệt lực học được tổ chức một cách văn hoá không bị quyết định bởi điều mà những người có trách nhiệm suy nghĩ về quá trình này. Thay vào đó, nó được quyết định bởi cách cư xử và tổ chức mà trong đó hệ thống này hợp nhất những nguồn năng lượng với những đối tác trong và ngoài. Sự hiểu rõ những mô thức của hệ thống văn hoá quá khứ xuất phát từ một cách hiểu về những quá trình này chứ không phải từ một vài đặc tính tưởng tượng của một hệ thống biểu tượng kín bên trong và vững chãi chỉ có thể “chấp nhận” những sắp đặt của yếu tố hạn chế. Quan điểm cấu trúc tỏ ra không hợp lý đối với những hệ thống văn hoá xã hội và quan trọng hơn cả vì nó là một quan điểm sai lầm.
Sự sai lầm của quan điểm này có thể chứng minh được nhờ một nghịch lý cố hữu trong những tranh luận về nó. Ví dụ, với tư cách là những người theo quan điểm bối cảnh cấu trúc, chúng ta công nhận rằng chúng ta không thể sử dụng những ý tưởng chúng ta không có hay không lý giải được với lượng thông tin chúng ta sở hữu. Nghịch lý này nảy sinh khi sự xác nhận được liên kết với ý tưởng kế thừa giả về động lực văn hoá xã hội được miêu tả ở trên. Khi điều này được thực hiện, người ta thường cho rằng chúng ta không thể biết rõ quá khứ, ngoại trừ bằng cách là cố gắng tìm hiểu những mã biểu tượng hoặc những hệ thống ý tưởng cụ thể được tạo ra bởi cư dân cổ. Chúng ta hoàn toàn có lý khi hỏi rằng điều này giúp đỡ chúng ta như thế nào nếu như những người cổ đại, cũng giống như chúng ta, không thể nghĩ ra những ý tưởng mà họ không có và cũng chẳng thể tích luỹ tri thức đầy đủ để trả lời cho những câu hỏi họ không bao giờ hỏi. Chẳng hạn như, từ quan điểm quá khứ của tôi với tư cách là một nhà khảo cổ học tôi có thể hỏi rằng cái gì đã gây ra sự chuyển đổi từ thời kì trung kì đá cũ sang hậu kỳ đá cũ? Nếu tôi có thể có phép thuật trong tay và trở về quá khứ đúng lúc để có một cuộc phỏng vấn mang tính chất khảo tả dân tộc học với một nhóm cư dân Neanderthals muộn, tôi chắc chắn sẽ tìm ra được (i) họ không biết rằng họ đang sống trong thời kỳ quá độ, và (ii) nếu như có bất kì nhận thức nào mà những quá trình lớn tạo điều kiện cho cuộc sống của họ và đồng thời chuyển hướng quĩ đạo của lịch sử văn hoá sang một hướng khác, hướng của một cách sống mà họ không biết hoặc không thể tưởng tượng ra nổi, thì đó cũng chỉ là những nhận thức ít ỏi mà thôi.
Làm thế nào những suy nghĩ, niềm tin hay ý kiến của những người tham gia vào hệ thống văn hoá cổ đại có thể giúp tôi giải quyết một vấn đề nảy sinh từ một tiền đề hoàn toàn khác hẳn- một tiền đề mà những người cổ đại có thể không trải nghiệm, cũng không lý giải được với những kiến thức ít ỏi của mình? Không người Neanderthal nào có thể đưa ra những giải pháp thực tiễn cho những vấn đề mà tôi đặt ra, những vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của tiền đề rất khác, những cơ sở tri thức và những quan điểm thế tục. Là một nhà khảo cổ học hiện đại, tôi đã có những cơ hội tuyệt vời để hiểu biết về quá khứ với một cách nhìn nhận thế tục hầu như vô hình trước những người tham gia trong bất cứ hệ thống văn hoá không chuyên biệt hoá một cách tài tình nào. Tương tự như vậy, xuất phát từ tiền đề của những người tham gia trong quá khứ tôi có thể biết một vài điều về tương lai của họ theo một cách mà họ không thể tưởng tượng nổi. Tôi có thể trực tiếp tăng cường sự hiểu biết của mình về một trật tự thực tiễn mà nhiều người tham gia vào hệ thống văn hoá cổ đại không biết. Việc yêu cầu tôi chấp nhận tiền đề của một người tham gia (xem Binford và Sabloff 1982 để hiểu rõ về những tranh luận đối với vấn đề này) như là một thực tế duy nhất cũng có ý nghĩa như khi yêu cầu rằng chúng ta không nhìn qua kính hiển vi bởi thực tế “thực sự” là những gì ta có thể thấy bằng mắt thường! Khảo cổ học không được tiến hành bởi sự chấp nhận của một giả thiết bản thể sai lầm.
Chúng ta không thể hiểu quá khứ thông qua con mắt của những người cổ đại. Tương tự như vậy, chúng ta không thể biết quá khứ hay hiện tại chỉ bằng cách đơn giản chấp nhận một dạng quan điểm chủ quan là đúng trên cơ sở của sự thông thái được khẳng định một cách đặc quyền (ví dụ như phản đề nhị nguyên) (binary oppositions). Chúng ta phải cố gắng hiểu rõ quá khứ một cách chính xác và bất kể cách sử dụng tiền đề của chúng ta. Điều đó dẫn đến một điều là chúng ta phải có trách nhiệm đối với đặc tính của công cụ tri thức mà chúng ta sử dụng và chúng ta cần phải tiếp tục cố gắng cải thiện và bổ sung chúng trong lĩnh vực tri thức mà chúng ta biết cũng như những cơ hội tìm hiểu tri thức rộng mở đối với chúng ta. Đồng thời với việc chúng ta chấp nhận trách nhiệm này, chúng ta phải nhận ra rằng nền tảng tri thức của chúng ta và những công cụ nhận thức mà thông qua chúng chúng ta tiếp cận được với những di chỉ khảo cổ có thể bị giới hạn hoặc bất hợp lý. Như đã nói ở trên, nghề của chúng ta theo nghĩa đen là sự đánh giá những công cụ văn hoá của chính chúng ta- những công cụ mà chúng ta sử dụng để cố gắng miêu tả và hiểu rõ thế giới bên ngoài mà đối với chúng ta đơn giản là những di chỉ khảo cổ.
Hầu hết những nhà khảo cổ học đương thời, trừ một số người theo thuyết thực nghiệm chặt chẽ đều công nhận rằng chúng ta không thể nhận biết đúng thực tế trong nghĩa đen của nó, mà chỉ thông qua những công cụ tri thức và lý giải được sử dụng chúng ta mới có thể làm được điều đó. Chúng ta còn công nhận một điều xa hơn thế rằng những công cụ này có thể không phù hợp và là bộ phận của một truyền thống lớn hơn của những tri thức chúng ta tiếp nhận trong phạm vi những gì chúng ta tham gia (nói cách khác là tương lai của chính chúng ta). Nhiều người có thể hỏi rằng làm sao chúng ta có thể biết được quá khứ? Thường thường thì câu trả lời sẽ là chúng ta không thể. Do đó chúng ta nên dừng những bài tập tự lừa dối bản thân đi và thích nghi với một cách hiểu phê phán về những ý tưởng nằm ngoài phạm vi văn hoá từ tiền đề của những phê phán bên trong, do thế giới bên ngoài bị chối từ bởi thực tế chủ quan của chúng ta (xem Hodder 1984).
Quan điểm này đã được trình bày rõ ràng bởi Mary Hesse. Bà đã rút ra kết luận là chúng ta phải chấp nhận quan điểm phủ định rằng “ có một sự khác biệt cơ bản giữa những khẳng định mang tính lý thuýêt và những khẳng định có được từ quan sát” (Hesse 1974:33). Bản chất tự nhiên của thế giới bên ngoài bị từ chối bởi thực tế của một giả thiết rằng hệ thống tri thức của chúng ta tạo ra kinh nghiệm để thế giới bên ngoài không được phép xâm phạm sự nhất quán bên trong. Ban đầu, điều này nghe có vẻ có lý; nó thậm chí tỏ ra kiên định với rất nhiều ý kiến tôi đã biện hộ ở đây. Hơn nữa, ở một mức độ nào đó nó cũng là một lời khuyên tốt. Rõ ràng, chúng ta càng nhận thức rõ bối cảnh của ý tưởng, chúng ta lại càng ít khả năng chấp nhận những ý tưởng đã được tiếp nhận như vậy là “đúng” (Leone 1982). Tuy nhiên, khi phủ định một phương pháp khoa học nhằm đánh giá những ý tưởng, quan điểm thường thay đổi nhằm biến khảo cổ học thành triết học đạo đức.
Chúng ta có thể chấp nhận thực tế rằng chúng ta không thể lý giải những kiến thức chúng ta không có và cũng không thể suy nghĩ với những công cụ tri thức chúng ta không biết, mà chúng ta chỉ có thể công nhận thực tế rằng chúng ta nhìn chung thích nghi thế giới kinh nghiệm với hệ thống niềm tin của chính chúng ta trong một thời điểm nào đó. Chúng ta có thể cổ vũ cho ý kiến rằng sự nhận thức về việc ý tưởng trong một thời điểm nào đó của chúng ta trở thành hiện thực như thế nào có thể góp phần mài sắc thêm sự hoài nghi của chúng ta. Chúng ta có thể đồng ý với quan điểm rằng chúng ta nên sống đạo đức và quí trọng dân tộc trong khi tìm kiếm tri thức. Chúng ta có thể cổ vũ cho quan điểm rằng sự lựa chọn vấn đề nghiên cứu của chúng ta nên nhạy cảm đối với những nhu cầu tri thức trong xã hội. Tuy nhiên, không quan điểm nào trong số những quan điểm này lại yêu cầu chúng ta phủ định khả năng nghiên cứu và ngược lại khả năng bổ sung những hiệu quả giới hạn mà văn hoá của chúng ta áp đặt lên sự hiểu biết về thực tế bên ngoài.
Sự đáp trả thực tiễn đối với chủ ý
Khoa học là chiến thuật. Những gì nhà khoa học mong muốn đạt được là hoàn hảo hoá những phương thức tìm kiếm kinh nghiệm ở thế giới bên ngoài sao cho chúng có thể chuyển tải những thiếu hụt trong kiến thức đã được chứng minh. Nhìn từ một góc độ khác, những nhà khoa học nghiên cứu sự chính xác và tính tin cậy của những tri thức đã được chứng minh bằng cách tìm kiếm những kinh nghiệm thiết kế nhằm đặt ra những giới hạn trong bản thân của các ý tưởng và niềm tin mà với chúng họ bắt đầu đưa ra những câu hỏi. Họ cố gắng đưa những ý tưởng của mình vào... (jeopardy) chứ không cố gắng làm cho chúng trở nên an toàn hơn giống như một nhà sáng chế thường có xu hướng làm như vậy. Khoa học không nhằm vào mục đích khám phá “sự thật” hay khẳng định rằng một loạt những ý tưởng này là “đúng”.
Những ý tưởng này góp phần tạo nên sự chuyên sâu của khảo cổ học mới. Nó ủng hộ sự tập trung hơn tới quá trình cố gắng chuyển đổi sự thiếu hiểu biết sang tri thức. Những vấn đề quan trọng được đưa ra là liệu chúng ta có thể nghiên cứu và nếu chúng ta có thể thì chúng ta sẽ nghiên cứu như thế nào. Chúng ta không nghiên cứu bằng cách tự lừa dối bản thân theo cách nghĩ rằng chúng ta có thể thanh lọc bản thân khỏi sự thiếu hiểu biết và khách quan tiếp cận thế giới tự nhiên nhằm tìm ra sự chỉ dẫn. ư vậy, chúng ta không nghiên cứu bằng cách phủ nhận rằng nghiên cứu là khả quan. Cuối cùng chúng ta không nghiên cứu bằng cách chỉnh sửa một quá khứ đã được chứng minh hay một thái độ đạo đức trong hiện tại. Chúng ta nghiên cứu bằng cách khám phá những chiến thuật nghiên cứu, bằng cách thử nghiệm với những phương pháp khoa học tiếp tục đặt những ý tưởng của chúng ta trong mối quan hệ (jeopardy) với thế giới của kinh nghiệm.
Có một thời xa xưa, thời mà những di tích khảo cổ đã được hình thành. Mặc dù có lúc chúng ta đã tự huyễn hoặc mình về tính chính xác của hiện thực, một quá trình học hỏi bằng cách liên tục đối chiếu quan niệm với kinh nghiệm của bản thân sẽ chẳng mang lại gì mà phải phát hiện ra trong tình huống nào quan niệm của chúng ta không thoả đáng. Tóm lại, đến một lúc nào đó chúng ta sẽ nhận ra sự tối nghĩa bắt nguồn từ việc nhận thức (kinh nghiệm) và tư duy không tương xứng. Tôi nghĩ rằng, cũng như hệ thống văn hoá-xã hội, hệ thống tư duy có thể là hệ thống mở, mặc dù đôi lúc có vẻ khép kín, “sinh ra” trong tâm tưởng. Điều này đặc biệt đúng với các nhà khảo cổ học vì mục tiêu kiếm tìm tri thức không còn tồn tại. Quá khứ không thể lên tiếng nói, cũng không thể phản đối; tóm lại, vì có ít phí tổn nên có ít rủi ro phạm sai lầm, rủi ro này không bắt nguồn từ môi trường xã hội phức tạp mang tính cạnh tranh cao của chính chúng ta. Sự mở cửa cơ cấu tư duy bắt buộc phải được các cách thức và các bước tiến hành đưa ra. Chúng ta phải đảm bảo rằng quá khứ “có một tiếng nói”, rằng nó có thể phản đối và hướng chúng ta tới gần sự hiểu biết.
Thời cơ mở cánh cửa quan trọng này để cho quá khứ một cơ hội cất lên tiếng nói chỉ xảy đến khi sự tối nghĩa nảy sinh trong suy nghĩ của bản thân chúng ta có liên quan tới những kinh nghiệm bên ngoài mà chúng ta đã có được. Sự tối nghĩa tồn tại liên quan tới một kinh nghiệm nào đó khi mà hai hay vài tuyến lý luận sẽ dẫn chúng ta đến hai hay vài kết luận không tương ứng. Trong tình huống này, chúng ta đang suy diễn để đánh giá ý kiến của chính mình. (Điều này hoàn toàn khác với yêu cầu của Gould [1985] cần phải có sự chứng minh quy nạp cho những ý kiến). Trong những tình huống như vậy, chúng ta biết chắc rằng một hay vài tuyến lý luận của chúng ta không tương ứng. Đây chính là ngọn cờ, là dấu hiệu chúng ta phải kiểm chứng thật chi tiết. Một khi tìm được dấu hiệu, chúng ta phải nghiên cứu cả những công cụ tư duy và công cụ nhận thức mà chúng ta coi là kinh nghiệm (sách đang in của Binford). Cùng một lúc chúng ta phải sử dụng một công cụ hữu hiệu nhất, trí tưởng tượng, để phát minh ra các công cụ nhận thức mới cùng với công cụ tư duy có thể xoá tan sự tối nghĩa. Đó chính là phương thức chúng ta học tập và phát triển: để những công cụ tư duy tương tác với nhau trên cái nền là kinh nghiệm.
Có được cái nhìn như vậy, chúng ta hướng tới hiện thực gì? Chúng ta kiếm tìm kinh nghiệm ở nơi đâu? Tôi đã từng đề nghị rằng khảo cổ học là ngành khoa học về di chỉ khảo cổ. Những kẻ bi quan, và một phần những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm không ngừng hướng vào những khía cạnh trong quá khứ mà chúng ta không thể tìm hiểu, ngay cả khi được tăng khả năng hiểu di chỉ khảo cổ và hoàn cảnh ra đời của nó. Thái độ bi quan này là không đúng; chúng ta chưa thể biết được sự giới hạn trong nhận thức quá khứ ở mức độ nào chừng nào chúng ta chưa hoàn toàn hiểu tất cả các khía cạnh của di chỉ khảo cổ, điều mà chúng ta hiện giờ chưa đạt được.
Mặt khác, những người lạc quan đều xác định mục tiêu tìm hiểu không dựa trên hiểu biết về di chỉ khảo cổ mà thay vào đó, bắt nguồn từ vốn kinh nghiệm có hạn của họ và từ những thiên hướng chính trị/ đaọ đức của xã hội đương thời.
Những người bi quan công khai chỉ trích những nỗ lực phát triển chiến lược tìm hiểu liên quan tới các khía cạnh trong quá khứ mà chúng ta không nhìn thấy cụ thể, những dấu vết còn sót lại trong các di chỉ khảo cổ; nhưng họ không nhận tháy rằng tất cả lời phát biểu về quá khứ đều là suy luận. Ngược lại, những người lạc quan tìm kiếm để hiểu những thứ mà không có cách nào để hiểu. Tình trạng của những người bi quan sẽ dẫn đến sự miêu tả nhàm chán về di chỉ khảo cổ bằng các thuật ngữ đươg thời, trong khi hầu hết tình trạng của nhừng người lạc quan đem lại những câu chuyện hoang đường, có tính chất suy đoán, không hơn gì. Các nhà khảo cổ phải đối mặt với sự thực rằng họ không nghiên cứu quá khứ, họ tạo ra quá khứ. Cái mà họ nghiên cứu là những di chỉ khảo cổ. Quá khứ được hiểu đúng hay không phụ thuộc vào sự hiểu biết về các hiện vật trong di chỉ và quá trình dẫn đến sự ra đời của các hiện vật đó. Sự phát triển của nghiên cứu lý thuyết tầm xa trung bình chính là chìa khoá cho vấn đề lý luận.
Một vấn đề khác liên quan tới sự khác biệt giữa một bên là quá khứ chúng ta tìm hiểu và một bên là quá khứ thực hiện lên qua những di chỉ. Một vài người sẽ nói rằng di chỉ khảo cổ chỉ là kết quả giản đơn của hoạt động con người, cách cư xử của con người, theo như chúng ta hiểu, được vẽ ra viễn cảnh là thành viên của hệ thống văn hoá. Những người khác, như đã nói ở trên, quả quyết rằng di chỉ khảo cổ là một biểu hiện của một cấu trúc quan điểm hạt nhân khác xa thế giới của sự sống mãnh liệt và chỉ đổi thay nhờ hành động tự do, sáng tạo của mỗi cá nhân (Leaf 1979:336). Vẫn có một số người cho rằng đó chẳng qua chỉ là những di chỉ trong quá khứ nay đã đổ nát, méo mó và có nhiều hạn chế, bởi quá khứ chỉ có một hiện thực mà thôi. Từ quan điểm bản thể học (ontological), tôi thiết nghĩ rằng ý kiến nêu trên đều chưa chính xác. Tôi đã từng đề xuất rằng các nhà khảo cổ học có thể biết cả quá khứ lẫn tương lai của những biểu hiện văn hoá cổ, những điều mà người trong cuộc không thể biết. Rõ ràng, vì thế, các di chỉ khảo cổ đem đến cho chúng ta thông tin có phần khác với những gì những người trực tiếp tham dự thấy được trong suốt chiều dài quá khứ. Đổi lại những thông tin sẵn có phải dẫn đường cho chúng ta tìm về quá khứ.
Những di chỉ khảo cổ cũng cho chúng ta biết sức bền với thời gian và sự thay đổi theo niên đại, điều này khác với những gì mà người trong cuộc lĩnh hội được. Tỷ lệ đổi thay về văn hoá trong hầu hết các kỷ nguyên được biết tới trong khảo cổ học chậm hơn nhiều so với tỷ lệ những lớp người thay thế trong hệ thống đó. Hiện thực này có thể được đánh giá bằng hai cách.
Thứ nhất, niềm tin và tri giác của những người trong quá khứ có thể không phù hợp với cái hiện thực mà họ chưa nhận thức được như sự thay đổi của hệ thống ở thời gian vĩ mô và các nhân tố tạo nên sự thay đổi đó. Thứ hai, sự quan sát của các nhà dân tộc học bằng dữ liệu lịch sử, có thể dẫn chứng bằng tư liệu cho một vài động lực trong hệ thống văn hoá, không thể được coi là thực sự phù hợp với vốn hiểu biết về quá trình thay đổi và biến thể ở mức độ chậm hơn và lớn hơn nhiều. Vì thế, sự thực là chúng ta nghiên cứu những người vẫn đang thở, đang sống và trên thực tế chưa bao giờ trực tiếp trải nghiệm. Đúng là sự tham dự của họ tích luỹ năng lượng mà từ đó tạo thành tổng lực cho sự thay đổi, nhưng họ vẫn chưa bao giờ trải nghiệm những ngoại lực như vậy. Các nhà khảo cổ học đứng ở thời điểm hiện tại và không tham dự vào lịch sử. Chúng ta có cơ hội hiểu nhân loại bằng một cách riêng mà không một người tham dự hoặc một nhà khoa học xã hội hướng tới các sự kiện tức thời nào có thể tưởng tượng được. Không thấy được tiềm năng này, không hiểu sâu sắc nhân loại từ viễn cảnh khác, viễn cảnh mà trong đó những tổng lực tạo nên, làm biến đổi lối sống trong bối cảnh những người tham dự vào hệ thống nhiệt động phức tạp không nhận ra, điều này thật đúng là “từ bỏ quyền tự nhiên của chúng ta”.
Đúng là khảo cổ học cũng giống nhân học ở điểm cùng đeo đuổi mục đích thấu hiểu nhân loại. Nhưng sẽ là sai lầm nếu nỗ lực huy động dữ liệu đồng nhất và khả năng nhận thức biến động ở tầm vĩ mô, theo đúng nghĩa cấu tạo của thuật ngữ này, vào việc giới hạn kinh nghiệm và khuôn khổ để đối phó với các vấn đề tức thời của người tham dự trong lịch sử. Chúng ta không phải là những nhà dân tộc học về quá khứ, không phải là những nhà xã hội học, cũng không phải những nhà sử học theo đúng ý nghĩa nhân văn học của thuật ngữ; chúng ta là những nhà khoa học tận tâm muốn hiểu biết về di chỉ khảo cổ. Cấu trúc và đặc điểm trên chỉ rõ rằng viễn cảnh chung của khoa học xã hội về nhân loại không thích hợp với quan điểm khảo cổ về khoa học nhân văn. Mặc dù giống như trường hợp của Pompeii, đôi lúc chúng ta có thể tái tạo lại các tình huống và sự kiện tức thời, chúng ta vẫn có cơ hội quan sát sự kiện bình thường xảy ra đồng thời dưới dạng trình bày đặc điểm quan sát được của bối cảnh dẫn tới sự ra đời, phát triển của các sự kiện. Như thế chúng ta có thể tìm hiểu những đặc tính của hệ thống mà những con người trong quá khứ thực sự không nhận thức được.
Trong một thời gian dài các nhà khảo cổ học có phức cảm tự ti với các nhà dân tộc học và nhân chủng học văn hoá. Chúng ta bị thuyết phục rằng chỉ có những gì người tham dự chứng kiến và trải nghiệm cá nhân qua thì mới là hiện thực. Các di chỉ khảo cổ bị xem như sự phản ánh nghèo nàn, méo mó về cái hiện thực duy nhất được chấp nhận.
Chắc chắn là chúng ta cần phải phát triển mối liên hệ giữa các mức độ nhận thức khác nhau nêu trên; quan trọng hơn là chúng ta có cơ hội nghiên cứu các mức độ hiện thực mà các nhà dân tộc học không thể biết được dựa trên kinh nghiệm. Hành động nhận thức của chúng ta không phải là than vãn về những hạn chế của các di chỉ khảo cổ mà là hiểu được những hạn chế của kinh nghiệm dân tộc học và những ghi chép, quan niệm nảy sinh từ sự tiếp xúc ít ỏi với hiện thực. Di chỉ khảo cổ cung cấp tư liệu về một hiện thực rộng hơn và sống động hơn nhiều.
Kết luận
Thông điệp đi kiếm tìm tương lai của tôi do một vài phần cấu thành. Thứ nhất, tôi đã tranh luận rằng hệ thống văn hoá không phải là ý thức hệ đóng. Đó là những hệ thống nhiệt động mở đối với những ảnh hưởng và thậm chí yếu tố quyết định của các lực nhiệt động lớn khiến hệ thống khớp lại với nhau. Thứ hai, tôi đã đưa ra ý kiến rằng vì văn hoá học không cần xem thế giới bên ngoài như một hệ thống đóng mà chỉ hướng tới những thay đổi phát sinh bên trong. Là những nhà khoa học, chúng ta có cơ hội học tập bằng cách đưa vào những kiến thức chủ quan chúng ta lĩnh hội được về nguy cơ của thế giới, bằng cách tìm thêm kinh nghiệm từ thế giới bên ngoài để phá bỏ mọi giới hạn cho suy nghĩ. Cuối cùng, tôi đã dưa ra ý kiến rằng do tuổi đời và kinh nghiệm có hạn, những người đã trải nghiệm quá khứ không hiểu rõ lĩnh vực liên quan đến kinh nghiệm riêng biệt mà các nhà khảo cổ nghiên cứu, di chỉ khảo cổ cung cấp định mức về quá trình đã vận hành trong quá khứ và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Nhiệm vụ đầy thử thách đặt ra cho các nhà khảo cổ là phải tìm hiểu ít nhất hai hiện tượng mà không một ai trực tiếp trải nghiệm qua: tự thân quá khứ và quan trọng hơn là các quá trình vĩ mô dài hạn trên di chỉ khảo cổ. Các nhà khảo cổ học có cơ hội lĩnh hội hiểu biết về nhân loại và sự biến đổi của nó, điều mà hầu hết các nhà khoa học xã hội đều chưa hiểu.
Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói hầu hết các nhà khảo cổ học thực nghiệm đều nghiêm khắc tự xem mình là những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm ở mức độ “khảo cổ học thực địa” (dirt archaeology) và xoá bỏ các lý luận nền tảng về phương pháp đi đến lĩnh vực riêng biệt là thảo luận lý thuyết, lĩnh vực này được xem là hoàn toàn không thích hợp với các hoạt động thường nhật của họ.
Phản ứng này chính là nguyên nhân mà những thông điệp tập trung vào “Khảo cổ Mới” không được đón nhận: đó chính là quan niệm trực tiếp hình thành quan điểm chúng ta đã tổ chức, đồng hoá những gì chúng ta trải qua tại thời điểm quan sát như thế nào. Mặt khác, những xác nhận được chấp nhận mà không có thắc mắc như vậy sẽ dẫn đến niềm tin rằng chúng ta không thể tìm hiểu từ trải nghiệm; vì thế thuyết hư vô và hoài nghi luận đã thấm vào rất nhiều cuộc “thảo luận lý thuyết”. Ngược lại, các nhà “khảo cổ học thực địa” tin rằng có thể tìm hiểu qua sự trải nghiệm đã xếp các tranh luận như thế vào hạng các phát biểu suy diễn, vô lý. Nhiều người quay trở lại với quan điểm của chủ nghĩa đặc thù, được minh hoạ bằng cách tiếp cận văn hoá-lịch sử truyền thống, mặc dù quan điểm này từ lâu đã được chứng minh là không thích hợp. Sự thành công trong tương lai của chúng ta phụ thuộc vào việc chúng ta phải thận trọng chú ý tới điểm bế tắc này.
Tôi cũng đưa ra hướng giải quyết. Tôi cũng tin tưởng rằng tương lai của chúng ta không chỉ phụ thuộc vào phản ứng tích cực với những quan điểm của các nhà “khảo cổ học thực địa”, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi các đặc điểm của các vốn tri thức khảo cổ. Nếu như những người trẻ tuổi mới bước vào lĩnh vực của chúng ta không được đào tạo những vấn đề tư duy mà các nhà khảo cổ phải giải quyết, và nếu nền giáo dục tiếp tục nằm trong tay những nhà “khảo cổ học thực địa” không hiểu bản chất vấn đề tư duy thì khảo cổ học kết cục sẽ chỉ dừng lại ở chủ nghĩa kinh nghiệm và cá biệt hoá. Mặt khác, nếu các cuộc thảo luận lý thuyết vẫn thuộc về những kẻ hoài nghi về khả năng nhận thức, các nhà “khảo cổ học thực địa” đã đúng khi coi lý thuyết là không thoả đáng.
Theo quan điểm của tôi, nhiều vấn đề của chúng ta đã nảy sinh từ việc chấp nhận các tranh luận của các nhà dân tộc học, xem như họ dù sao cũng tiếp xúc trực tiếp hơn với thực tại. Cũng như vậy, thái độ hoài nghi về lý thuyết của nhiều nhà “khảo cổ học thực địa” có thể bắt nguồn từ sự hiểu biết thực tế về di chỉ khảo cổ. Đây không phải là cải hiện thực mà các nhà dân tộc học nghiên cứu. Chúng ta phải dồn năng lực để đưa khảo cổ học phát triển, điều này có nghĩa là việc xây dựng lý thuyết phù hợp với thế giới trải nghiệm của chúng ta được định hướng bởi các phương pháp học tập khoa học.
Trong tương lai chúng ta phải theo đuổi các phương pháp nghiên cứu khoa học ngày càng phức tạp, phải khao khát hiểu được các di chỉ khảo cổ hơn nữa, và quan trọng hơn là sự phát triển của kiến thức về sự vận hành của các quá trình vượt quá các sự kiện tức thời và kinh nghiệm của người thuộc hệ thống. Theo đuổi những mục đích này sẽ giúp chúng ta hiểu ra một vốn kiến thức tiềm tàng về nhân loại mà chỉ các nhà khảo cổ mới tìm hiểu được.


Tài liệu dẫn
Binford, L. R.
1976 Forty-seven Trips: A Case Study in the Character of Some Formation Processes of the Archaeological Record. In Contributions to Anthropology: the Interior Peoples of Northern Alaska, edited by Edwin S. Hall. National Museum of Man, Mercury Series 49: 299-351. Ottawa.
1978 Nunamiut Ethnoarchaeology. Academic Press, New York.
1979 Organization and Formation Processes: Looking at Curated Technologies. Journal of Anthropological Research 35: 255-273.
1980 Willow Smoke and Dog’s Tails: Hunter-Gatherer Settlement Systems and Archaeological Site Formation. American Antiquity 45: 4-20.
1982 Objectivity-Explanation-Archaeology-1981. In Theory and Explanation in Archaeology, edited by C. Renfrew, M.J. Rowlands, and B.A. Seagraves, pages 125-138.Academic Press, London.
1983 Reply to “More on the Mousterian: Flake Bone from Cueva Morin” by L. Freeman. Current Anthropology 24: 372-377.
In press Researching Ambiguity: Frames of Reference and Site Structure. In Method and Theory for Activity Area Research, edited by Sue Kent, Columbia Universityversity Press, New York.
Binford, L. R., J. Sabloff
1982 Paradigms, Systematics, and Archaeology. Journal of Anthropological Research 38: 137-153.
Binford, S. R.,Binford, L. R. (Chủ biên)
1968 New Perspectives in Archaeology. Aldine Press, Chicago.
Clarke. D. L.
1973 Archaeology: The Loss of Innocence. Antiquity 47 (I): 6-18.
Deetz, J. F.
1982 Household: A Structural key to Archaeological Explanation. American Behavioral Scientist 25 (6): 717-724.
Flannery, K. V.
1982 The Golden Marshalltown: A Parable for the Archaeology of the 1980s. American Anthropologist 84:265-278.
Gellner, E.
1982 What is Structuralism? In Theory and Explanation in Archaeology, edited by C. Renfrew, M.J. Rowlands, and B.A. Seagraves, pages 97-123.Academic Press, London.
Glassie, H.
1975 Folk Housing in Middle Virginia. Universityversity of Tennessee Press, Knoxville.
Gould, R. A.
1980 Living Archaeology. Cambridge Universityversity Press, New York.
1985 The Empiricist Strikes Back: A Reply to Binford. American Antiquity 50: 638-644.
Hesse, M. B.
1974 The Structure of Scientific Inference. MacMillan, London.
Hodder, I.
1981 Towards a Mature Archaeology. In Pattern of the Past, edited by I. Hodder, G. Isaac, and N. Hammond, pages 1-13. Cambridge Universityversity Press. London.
1982a Symbols in Action: Ethnoarchaeological Studies of Material Culture, Cambridge Universityversity Press. Cambridge.
1982b The Present Past- An Introduction to Anthropology for Archaeologists. Pica Press, New York.
1984 Archaeology in 1984. Antiquity 58 (I): 25-32.
Kuhn, T.
1970 The Structure of Scientific Revolutions. 2nd edition. Universityversity of Chicago Press, Chicago.
Landau, M.
1981 The Anthropogenic: Paleoanthropological Writings as a Genre of Literature. Doctoral dissertation, Department of Anthropology, Yale Universityversity, New Haven.
Leaf, M.
1979 Man, Mind, and Science. Columbia Universityversity Press, New York.
Leone, M. P.
1982 Some Opinions about Recovering mind. American Antiquity 47: 742-760.
Leone, M. P., A. M. Palkovich
1985 Ethnographic Inference and Analogy in Analyzing Prehistoric Diets. In the Analysis of Prehistoric Diets, edited by R. I. Gilbert and J. H. Mielke, pages 423-431. Academic Press, New York.
Longarce, W.
1981 Kalinga Pottery: An Ethnoarchaeological Study. In Pattern of the Past, edited by I. Hodder, G. Isaac, and N. Hammond, pages 49-66. Cambridge Universityversity Press. London.
Mellor, D. H.
1982 Probabilities for Explanation. In In Theory and Explanation in Archaeology edited by C. Renfrew, M.J. Rowlands, and B.A. Seagraves, pages 57-63. Academic Press, London.
Moore, J. A., and A. s. Keene
1983 Archaeology and the Law of the Hammer. In Archaeological Hammers and Theories, edited by J. A. Moore and A. S. Keene, pages 3-13. Academic Press, New York.
Raab, L. M., and A. C. Gooyear
1984 Middle Range Theory in Archaeology: A Critical Review of Origins and Aplications. American Antiquity 49: 255-268.
Salmon, M. H.
1982 Models of Explanations: Two Views. In Theory and Explanation in Archaeology, edited by C. Renfrew, M.J. Rowlands, and B.A. Seagraves, pages 35-44. Academic Press, London.
Schiffer, M. B.
1976 Behavioral Archaeology, Academic Press, New York.
1981 Some Issues in the Philocophy of Archaeology. American Antiquity 46: 899-908.
1985 Review of “Working at Archaeology” by L., R. Binford. American Antiquity 50: 191-193.
Smith, B.
1982 Explanation in Archaeology. In Theory and Explanation in Archaeology, edited by C. Renfrew, M.J. Rowlands, and B.A. Seagraves, pages 35-44. Academic Press, London.
Wiessner, P.
1983 Style and Social Information in Kalahari San Projectile Points. American Antiquity 48: 253-276.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét