Ứng dụng phương pháp và lý thuyết của Khảo cổ học Hiện đại trong nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam: Vấn đề và Triển vọng.
Tóm tắt
Nghiên cứu khảo cổ học ngày nay đòi hởi sự tham gia của nhiều ngành khoa học từ xã hội nhân văn đến kỹ thuật và tự nhiên. Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu không chỉ đơn giản là so sánh tài liệu khảo cổ với tài liệu dân tộc học hay thư tịch cổ, lại càng không chỉ là dùng một vài cách tính toán tỉ lệ phần trăm của hiện vật theo chất liệu theo màu sắc hay ứng dụng máy tính để quản lý và số hóa dữ liệu mà là cách chúng ta ứng dụng chúng trong thu thập và diễn giải di vật, di tích.
Tóm tắt
Nghiên cứu khảo cổ học ngày nay đòi hởi sự tham gia của nhiều ngành khoa học từ xã hội nhân văn đến kỹ thuật và tự nhiên. Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu không chỉ đơn giản là so sánh tài liệu khảo cổ với tài liệu dân tộc học hay thư tịch cổ, lại càng không chỉ là dùng một vài cách tính toán tỉ lệ phần trăm của hiện vật theo chất liệu theo màu sắc hay ứng dụng máy tính để quản lý và số hóa dữ liệu mà là cách chúng ta ứng dụng chúng trong thu thập và diễn giải di vật, di tích.
Nghiên cứu khảo cổ học dù ở góc độ nào, mức độ nào và lĩnh vực nào đều là nghiên cứu liên ngành.
Việc áp dụng những phương pháp và thành tựu nghiên cứu của những ngành khoa học khác vào khảo cổ học đã thúc đẩy sự hình thành của nhiều lý thuyết, trường phái khảo cổ học Hiện đại (thế kỷ 20) với những phương pháp thu thập, diễn giải và nghiên cứu tương ứng, điển hình như trường phái /lý thuyết khảo cổ học Mác Xít, Lịch sử-Văn hóa, Chức năng, Tân Tiến hóa, Mới (còn gọi là khảo cổ học Quá trình) rồi khảo cổ học Hậu quá trình (khảo cổ học Diến giải). Những thành tựu của các ngành sinh học, hóa học, vật lý học, địa lý học… đóng góp đáng kể vào sự phân hóa các loại hình nghiên cứu khảo cổ học từ khảo cổ học mộ táng, khảo cổ học con người, khảo cổ học xã hội, khảo cổ học môi trường đến khảo cổ học kỹ thuật, khảo cổ học tri thức.
Bài viết tập trung vào ba vấn đề sau:
i. Một số vấn đề của Khảo cổ học Hiện đại
ii. Giảng dạy Lý thuyết và Phương pháp Khảo cổ học Hiện đại tại Bộ môn Khảo cổ học
iii. Ứng dụng một số phương pháp của khảo cổ học hiện đại (khảo cổ học mộ táng và cái chết) trong nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh (thế kỷ 5 TCN đến 1 SCN ở miền Trung Việt Nam)
Từ khóa: Khảo cổ học truyền thống, khảo cổ học hiện đại, lý thuyết khảo cổ học, phương pháp khảo cổ học, văn hóa Sa Huỳnh, khảo cổ học mộ táng và cái chết
A. Một số vấn đề của Khảo cổ học Hiện đại
Những nguyên lý cơ bản của khoa học khảo cổ dựa trên các khái niệm lắng đọng trầm tích (địa tầng), tính cổ xưa và tính tiến hóa của nhân loại được hình thành vào khoảng thế kỷ 19. Khảo cổ học với gần hai thế kỷ tồn tại đã có những bước tiến quan trọng mang tính bước ngoặt trong nhiều phương diện. Có thể nói những bậc tiền bối của ngành sẽ ngạc nhiên thậm chí kinh ngạc nếu họ thấy “khoa học của những cái bình vỡ” của mình đã càng ngày càng áp sát các khoa học kỹ thuật, tự nhiên với những số liệu, bản biểu, đồ thị, mô hình 3D…những loại phụ lục minh họa ngập tràn trong các văn liệu khảo cổ!
Khảo cổ học đã và đang có những biến đổi sâu sắc, quá trình biến đổi này vừa là kết quả của những khái niệm lý thuyết mới nẩy sinh không ngừng vừa là kết quả của sự trao đổi học thuật rộng rãi giữa các nhà khảo cổ học và tiếp cận dễ dàng những công bố mới nhất. Hàng loạt những công trình nghiên cứu ứng dụng những tiếp cận khác (so với khảo cổ học truyền thống) với những phương pháp mới đã được xuất bản. Các nhà khảo cổ học đôi khi rơi vào tình trạng bối rối trước số lượng phương pháp nghiên cứu tưởng chừng vô tận để có thể chọn cho mình phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận phù hợp.
Thực nghiệm chế tác phiến tướcViệc áp dụng những phương pháp và thành tựu nghiên cứu của những ngành khoa học khác vào khảo cổ học đã thúc đẩy sự hình thành của nhiều lý thuyết, trường phái khảo cổ học Hiện đại (thế kỷ 20) với những phương pháp thu thập, diễn giải và nghiên cứu tương ứng, điển hình như trường phái /lý thuyết khảo cổ học Mác Xít, Lịch sử-Văn hóa, Chức năng, Tân Tiến hóa, Mới (còn gọi là khảo cổ học Quá trình) rồi khảo cổ học Hậu quá trình (khảo cổ học Diến giải). Những thành tựu của các ngành sinh học, hóa học, vật lý học, địa lý học… đóng góp đáng kể vào sự phân hóa các loại hình nghiên cứu khảo cổ học từ khảo cổ học mộ táng, khảo cổ học con người, khảo cổ học xã hội, khảo cổ học môi trường đến khảo cổ học kỹ thuật, khảo cổ học tri thức.
Bài viết tập trung vào ba vấn đề sau:
i. Một số vấn đề của Khảo cổ học Hiện đại
ii. Giảng dạy Lý thuyết và Phương pháp Khảo cổ học Hiện đại tại Bộ môn Khảo cổ học
iii. Ứng dụng một số phương pháp của khảo cổ học hiện đại (khảo cổ học mộ táng và cái chết) trong nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh (thế kỷ 5 TCN đến 1 SCN ở miền Trung Việt Nam)
Từ khóa: Khảo cổ học truyền thống, khảo cổ học hiện đại, lý thuyết khảo cổ học, phương pháp khảo cổ học, văn hóa Sa Huỳnh, khảo cổ học mộ táng và cái chết
A. Một số vấn đề của Khảo cổ học Hiện đại
Những nguyên lý cơ bản của khoa học khảo cổ dựa trên các khái niệm lắng đọng trầm tích (địa tầng), tính cổ xưa và tính tiến hóa của nhân loại được hình thành vào khoảng thế kỷ 19. Khảo cổ học với gần hai thế kỷ tồn tại đã có những bước tiến quan trọng mang tính bước ngoặt trong nhiều phương diện. Có thể nói những bậc tiền bối của ngành sẽ ngạc nhiên thậm chí kinh ngạc nếu họ thấy “khoa học của những cái bình vỡ” của mình đã càng ngày càng áp sát các khoa học kỹ thuật, tự nhiên với những số liệu, bản biểu, đồ thị, mô hình 3D…những loại phụ lục minh họa ngập tràn trong các văn liệu khảo cổ!
Khảo cổ học đã và đang có những biến đổi sâu sắc, quá trình biến đổi này vừa là kết quả của những khái niệm lý thuyết mới nẩy sinh không ngừng vừa là kết quả của sự trao đổi học thuật rộng rãi giữa các nhà khảo cổ học và tiếp cận dễ dàng những công bố mới nhất. Hàng loạt những công trình nghiên cứu ứng dụng những tiếp cận khác (so với khảo cổ học truyền thống) với những phương pháp mới đã được xuất bản. Các nhà khảo cổ học đôi khi rơi vào tình trạng bối rối trước số lượng phương pháp nghiên cứu tưởng chừng vô tận để có thể chọn cho mình phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận phù hợp.
Trong khảo cổ học đã hình thành và phát triển các nhóm phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu cơ bản, phương pháp khai quật, phương pháp miêu tả và ghi chép tài liệu khảo cổ, phương pháp quy nạp và diễn giải những sự kiện, hiện tượng quá khứ, phương pháp nghiên cứu sự hình thành di tích, phương pháp khai quật bảo tồn di tích, di vật trong và sau khai quật và vô vàn những phương pháp khác…(Włodzimierz Rączkowski 2002). Tất cả các nhóm phương pháp này là sự kết hợp giữa các phương pháp và tri thức của nhiều ngành khoa học ở các mức đơn giản đến phức tạp. Đôi khi sự kết hợp đó hoàn toàn mang tính chất khoa học kỹ thuật nên có người cho rằng trong khảo cổ học có những phương pháp mang tính “trung lập” ví dụ như phương pháp chụp ảnh viễn thám hay phân tích ADN.
Các trường phái lý thuyết của khảo cổ học cũng đa dạng và phức tạp không kém với vô vàn những tiểu trường phái, từ tiến hóa, truyền bá, chức năng, cấu trúc-chức năng, Mác xít, Xô Viết … đến khảo cổ học Mới của các nhà nhân học Mỹ, Anh (khảo cổ học Quá trình, Hậu Quá trình hay còn gọi là Khảo cổ học Diễn giải)…
Khảo cổ học hiện đại có ba mục tiêu chính: 1. Niên đại, 2. Phục dựng và 3. Diễn giải. Niên đại là xác lập tuổi của hiện vật và di tích khảo cổ. Phục dựng là khôi phục lối sống của con người trong quá khứ từ di tích cụ thể đến môi trường sống. Diễn giải là những lý thuyết khoa học nhằm giải thích con người đã sống như thế nào, họ làm gì, nghĩ gì và những mô thức sống cụ thể theo thời gian, theo khu vực, theo tộc người (Hán Văn Khẩn (cb) 2008).. Chứng cứ về nghề trồng lúa ở châu thổ sông Hồng cách ngày nay trên 3 nghìn năm (gạo cháy ở di tích Đồng Đậu) - để biết đây là lúa trồng hay lúa dại, các nhà cổ thực vật học phải vào cuộc!
Nếu theo trật tự thời gian nghiên cứu trong phòng tiếp theo sau nghiên cứu điền dã và mỗi công đoạn có nhiệm vụ và phương pháp riêng. Tuy vậy, để đạt được mục đích chung cuối cùng thì ngay từ giai đoạn đầu nhiều phương pháp nghiên cứu trong phòng đã được áp dụng, đặc biệt là ở những công trình khai quật lớn và lâu năm. Những năm gần đây cũng giống như trong nghiên cứu điền dã nơi áp dụng nhiều phương pháp khoa học tự nhiên và khoa học bảo tồn để cải tiến kỹ thuật điều tra, khai quật, cách thức thu thập thông tin và lưu giữ di tích, di vật như kỹ thuật phán đoán từ xa, chụp ảnh, radar, không ảnh, SLAR[1], GIS[2]… để nhận biết địa điểm và phục dựng mối quan hệ giữa con người - lối sống và môi trường (Lambert Dolphin). Nghiên cứu khảo cổ học trong phòng bên cạnh việc không ngừng cải tiến những phương pháp truyền thống, mở rộng áp dụng phương pháp đa ngành, liên ngành và xuyên ngành còn tận dụng mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật - tự nhiên để xử lý thông tin, đưa ra bức tranh chính xác hơn, khách quan hơn và toàn thể hơn về quá khứ con người.
Cả khảo cổ học truyền thống và khảo cổ học hiện đại đều có nhiệm vụ tái hiện quá khứ và cuộc sống con người trong quá khứ và giải thích sự thay đổi trong quá khứ, tuy nhiên khảo cổ học truyền thống thiên về giải thích lịch sử còn khảo cổ học hiện đại bên cạnh giải thích lịch sử đã tập trung nghiên cứu quá trình văn hóa và sự thay đổi trong các hệ kinh tế - xã hội, tái hiện cơ cấu tổ chức xã hội và hệ tư tưởng.
Để nghiên cứu bản chất và thay đổi của xã hội hoặc văn hóa theo thời gian và không gian trong khảo cổ học hiện đại có nhiều chuyên ngành khác nhau với những ứng dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành riêng. Có thể kể ra đây một số chuyên ngành khảo cổ học đang hiện hữu trên thế giới (Renfrew Colin và Bahn Paul 2007):
Khảo cổ học xã hội (Social Archaeology): Tái hiện tự nhiên và tổ chức xã hội bằng cách ứng dụng tài liệu khảo cổ về cấu trúc nơi định cư, nơi chôn cất, phân bố của kho tàng, thành quách... để phân loại xã hội. Các tài liệu thành văn, truyền khẩu, ngôn ngữ rồi cả tư liệu khảo cổ học dân tộc... được xem là những nguồn bổ sung hữu ích để giúp các nhà khảo cổ diễn giải sự phân tầng xã hội, hình thành nhà nước...
Thuộc về lĩnh vực nghiên cứu của khảo cổ học xã hội còn có những tiểu chuyên ngành như khảo cổ học mộ táng và cái chết (Archaeology of Burial and Death); khảo cổ học cá nhân và nhận diện (Archaeology of Individual and Identity); khảo cổ học giới (Investigating Gender)...
Mộ chum chôn nhiều cá thể (địa điểm Hòa Diêm Khánh Hòa, cách ngày nay gần 2.000 năm) nghiên cứu ADN và isotopes (chất đồng vị) trong xương sẽ giúp các nhà khảo cổ học biết được các vấn đề quan hệ huyết thống, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật... của những người được chôn trong chum.
Khảo cổ học môi trường (Environmental Archaeology): Đây là chuyên ngành đang rất phát triển tìm hiểu sự tương tác giữa con người với môi trường và đặc biệt là chứng cứ khảo cổ học trong mối quan hệ với bối cảnh biến đổi sinh học và hình thái học địa cầu. Việc tái hiện môi trường tự nhiên đòi hỏi kiến thức của các khoa học về trái đất, địa lý, khí hậu... và đây là nhiệm vụ cơ bản của khảo cổ học môi trường. Để hiểu được xã hội của con người đã được hình thành và vận hành thế nào trong quá khứ các nhà khảo cổ cần phải biết môi trường sống (tự nhiên) không chỉ của con người mà còn của thực vật, động vật một cách đầy đủ và chi tiết.
Khảo cổ học dinh dưỡng và mưu sinh (Archaeology of Subsistence and Diet).
Nghiên cứu sự tồn tại của con người là một trong những vấn đề phát triển nhất về mặt kỹ thuật khảo cổ học và trong lĩnh vực này nghiên cứu thức ăn dư thừa bằng những phương pháp của khảo cổ học động vật, khảo cổ học thực vật cũng như các chất đồng vị hóa học còn lại trong xương người hiện đang được áp dụng rộng rãi.
Khảo cổ học kỹ thuật (Archaeology of Technology): Lĩnh vực nghiên cứu này có những triển vọng lớn, nguồn tư liệu phong phú nhiều nguồn, bao gồm chứng cứ khảo cổ, số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm, số liệu thu thập từ thực nghiệm và tài liệu dân tộc học.
Khảo cổ học thương mại và trao đổi (Archaeology of Trade and Exchange): Nghiên cứu thương mại và trao đổi trong các xã hội quá khứ là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh của khảo cổ học trong những năm gần đây, đặc biệt trong việc giúp xác định nguồn gốc của nguyên liệu, của hiện vật. Nhiều phương pháp hóa học và các phương pháp khác ra đòi giúp xác định chính xác nguồn nguyên liệu của hiện vật tại chỗ hay đến từ nơi khác. Điều này cho phép tìm hiểu quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa nội vùng, liên vùng và sự hình thành hệ thống thương mại khoảng cách xa.
Khảo cổ học tri thức, nghệ thuật và tôn giáo (Cognitive Archaeology, Art, and Religion): Khảo cổ học tri thức – nghiên cứu cách thức tư duy của con người thời xa xưa dựa trên các di tích vật chât thuộc nhiều lĩnh vực là một trong những chuyên ngành của khảo cổ học hiện đại.
Khảo cổ học con người (Archaeology of People): Không chỉ đơn thuần là nghiên cứu những đặc trưng thể lý, chuyên ngành này đã mở rộng tầm nhìn của các nhà khảo cổ và giúp họ nhận thức các vấn đề về nghề nghiệp, điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, nguồn gốc và sự hình thành các dân tộc trên thế giới ...
B. Giảng dạy lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khảo cổ ở Bộ môn Khảo cổ học:Thời lượng và cách thức
Năm thứ nhất trong môn “Cơ sở Khảo cổ học” hai chương 3 và 4 dành riêng để giới thiệu các phương pháp điền dã, khai quật khảo cổ học và phương pháp nghiên cứu trong phòng cho sinh viên. Ngoài giờ lý thuyết, sinh viên còn có 2 tuần trực tiếp làm việc trên hiện trường, họ trực tiếp tham gia khai quật dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên và sinh viên chuyên ban (năm thứ tư) khảo cổ học. Những nguyên tắc điền dã, một số phương pháp xử lý hiện trường và hiện vật khảo cổ được giới thiệu một cách trực quan sinh động cho những người bước đầu làm quen với nghiên cứu lịch sử dân tộc và nhân loại giúp họ nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu thực địa và thu thập tài liệu điền dã. Đối với sinh viên chuyên ban, những nhà khảo cổ học tương lai, công việc không chỉ dừng lại ở hiện trường. Người trực tiếp phụ trách khai quật sẽ hướng dẫn những sinh viên này thực hiện tất cả những công đoạn xử lý, phân tích và công bố tài liệu khai quật.
Sinh viên chuyên ban có ít nhất ¼ thời gian (trong tổng thời gian học các môn chuyên ngành) để học về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khảo cổ học. 10 năm trở lại đây với sự đầu tư tăng cường cho ngành khảo cổ học, một số phương tiện máy móc dùng trong khai quật và xử lý trong phòng đã được Trường trang bị cho Bộ môn Khảo cổ học và Bảo tàng Nhân học. Điều này giúp cho việc đào tạo lý thuyết và thực hành phương pháp khảo cổ học ngày càng thuận lợi và hiệu quả.
Học viên sau đại học được bổ sung và củng cố kiến thức về phương pháp nghiên cứu thông qua chuyên đề “Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học”. Chuyên đề trang bị những kiến thức cơ bản về các phương pháp khoa học xã hội , khoa học tự nhiên và kỹ thuật để nghiên cứu trong khảo cổ học xác định niên đại tương đối và tuyệt đối cho các di tích di vật khảo cổ; xác định cụ thể về nguồn nguyên liệu (kim loại, đá, đất sét, thủy tinh); quy trình kỹ thuật và sản xuất để tìm hiểu sự phổ biến của các nền văn hóa cổ và các mối quan hệ kinh tế ở các dân tộc cổ đại, nghiên cứu lịch sử nông nghiệp, chăn nuôi và khôi phục cảnh quan, cổ khí hậu và hàng loạt vấn đề khác. Chuyên đề này còn cập nhật tri thức về điều tra, nghiên cứu và khai quật khảo cổ bằng các phương pháp hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn và kinh tế hơn cũng như ứng dụng các phương pháp toán học và điều khiển học để nghiên cứu khảo cổ học ở trong phòng thí nghiệm và ngoài trời.
Trong phần A chúng tôi đã đề cập tới những chuyên ngành khảo cổ học khác nhau có những phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận chuyên biệt đòi hỏi sự tham gia của chuyên gia từ nhiều ngành khoa học và trang thiết bị hiện đại, đắt tiền (ví dụ những trang thiết bị cho những trung tâm và phòng thí nghiệm C14, AMS, Bào tử phấn hoa...)... Ỏ Việt Nam hầu như không có những phòng thí nghiệm và phân tích như vậy. Ngoài một vài chuyên gia cổ nhân, cổ sinh làm việc tại Viện Khảo cổ học với một ít trang thiết bị tối thiểu, các chuyên ngành khảo cổ học khác ở Việt Nam thậm chí mới chỉ được biết qua sách vở và mới chỉ được áp dụng phần nào trong các dự án nghiên cứu hợp tác với nước ngoài. Đó là lý do tại sao, nhiều phương pháp nghiên cứu không thể áp dụng được trong thực tiễn.
C. Ứng dụng một số phương pháp của khảo cổ học hiện đại (khảo cổ học mộ táng và cái chết) trong nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh (thế kỷ 5 TCN đến 1 SCN ở miền Trung Việt Nam) (Lâm Thị Mỹ Dung 2008)
Văn hóa Sa Huỳnh: đặc trưng của văn hoá này là táng thức dùng chum vò gốm lớn làm quan tài mai táng chôn thẳng đứng. Táng tục khá đa dạng như hoả táng, hung táng và cải táng. Mộ huyệt đất cũng gặp trong những di tích của văn hoá Sa Huỳnh nhưng không phổ biến. Giữa các tổ hợp đồ gốm mộ và gốm cư trú có những đặc điểm chung trong loại hình, trang trí, kỹ thuật xử lý bề mặt xong ở mỗi khu vực, mỗi địa điểm đồ gốm thường có những đặc điểm mang tính địa phương. Hiện vật kim khí, đá, đồ trang sức có mức độ tương đồng cao giữa các địa điểm và khu vực.
Các di tích văn hoá Sa Huỳnh phân bố ở hầu khắp các dạng địa hình của các tỉnh miền Trung Việt Nam, từ vùng đồi gò, cồn cát ven sông, ven biển đến các đảo ven bờ, mỗi loại hình sinh thái đều có những nét riêng, tạo ra một số dạng địa phương của văn hoá này. Tuy vậy, giống như văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc, tính thống nhất trong văn hoá Sa Huỳnh được thể hiện rất rõ trong cấu tạo di tích, táng thức và bộ di vật.
Một số vấn đề kinh tế-xã hội-văn hoá từ tư liệu mộ táng
Cách thức cư dân ứng xử với cái chết, người chết và những táng thức, táng tục mà họ thực hiện cung cấp cho những người nghiên cứu những thông tin hết sức quan trọng để tìm hiểu không chỉ những khía cạnh vật chất của văn hoá như loại hình mộ, loại hình đồ tuỳ táng, đặc trưng thể lý của người chết mà còn nhiều những khía cạnh liên quan đến đời sống tinh thần, tâm linh, thân phận của người hết mối quan hệ giữa người chết với người sống và những vấn đề khác liên quan đến cơ cấu, tổ chức xã hội.
Mai táng người chết và những nghi lễ kèm theo là hình thức thể hiện sinh động các mối quan hệ xã hội kể cả những xã hội dạng đơn giản (kiểu bình quân địa tầng) đến những xã hội phức hợp (phân tầng). Lễ mai táng vừa là nghi lễ (mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo) vừa là sự kiện xã hội (phản ánh mối quan hệ giữa người được mai táng với cộng đồng và ngược lại, giữa người sống với người sống, giữa các nhóm người với nhau), thậm chí còn là sự kiện chính trị nếu như thân phận của người được mai táng đặc biệt so với số đông còn lại. Như thế lễ mai táng phản ánh gần như đầy đủ các khía cạnh của đời sống cá nhân và cộng đồng. Lễ mai táng bao hàm thời gian đặc biệt và không gian đặc biệt, do đó người ta thường lưu ý các nhà nghiên cứu về một dạng ứng xử tâm lý khác hơn so với bình thường, người được mai táng thường sẽ được đối xử cao hơn, nhận được nhiều hơn từ cộng đồng so với thực tế đáng được hưởng. Giống như tâm lý của người hiện đại “Nghĩa tử là nghĩa tận”.
Trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu mà trong đó người ta tìm cách lý giải việc ứng xử với cái chết, xử lý xác chết và hình thức mai táng bằng những tư liệu văn hoá so sánh và đặt trong bối cảnh kinh tế-chính trị cụ thể. Đặc biệt là mối tương quan giữa thái độ đối với mai táng và những tư liệu khảo cổ còn lại trong mộ táng. Binford một đại diện tiêu biểu của Khảo cổ học Mới và muộn hơn là Khảo cổ học Quá trình, qua nghiên cứu liên văn hoá sử dụng tư liệu từ hàng chục các xã hội khác nhau đã nhận thấy như:
i. Có sự tương liên trực tiếp giữa cấp bậc xã hội của người chết với số lượng người quan hệ với người chết và
ii. Những khía cạnh thân phận xã hội ngưòi chết được nhận biết qua phong tục. Nghi lễ mai táng biến đổi một cách trực tiếp theo cấp bậc tương đối của vị thế xã hội khi còn sống của người chết (Pearson M. 2005: 28).
Việc nghiên cứu những đặc điểm thể lý của người được chôn giúp tìm hiểu những quan hệ dòng máu, họ hàng và một số tục lệ chôn cất của xã hội người chết như tục tuẫn tiết, tục hiến tế, hiến sinh và phong tục chôn cất đơn, song hay nhóm. Ở mỗi tầng bậc phát triển xã hội khác nhau thì mức độ quan tâm và tiêu tốn tiền của vào mai táng khác nhau. Theo quan sát dân tộc học và dựa vào kết quả phân tích tư liệu khảo cổ có một quy luật được khẳng định chắc chắn, đó là tính phức hợp của xã hội càng cao thì tính phức tạp của tang lễ càng tăng, một kiểu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Tuy nhiên, nhiều mệnh đề tưởng như chắc chắn theo kinh nghiệm nhưng lại không được chứng minh qua thử nghiệm và quan sát hoặc có thể thế nọ, có thể thế kia (xem giả thiết của Saxe trong Pearson M. 2005: 29-30). Do vậy, việc sử dụng tư liệu so sánh cần hết sức thận trọng.
Từ quan điểm tiếp cận trên, sử dụng những tư liệu từ mộ táng và liên quan đến mộ táng, chúng tôi thử tìm cách lý giải một số vấn đề liên quan đến xã hội Sa Huỳnh. Một số ý kiến đưa ra chưa thể hoàn chỉnh, đôi khi mang tính võ đoán do tư liệu ít về số lượng, lại chưa được nghiên cứu đầy đủ về tính chất. Các báo cáo khai quật phần lớn chỉ đáp ứng được phần phân loại loại hình đồ tuỳ táng và quan tài táng, gần như không có số liệu về nhân chủng học, bệnh lý, chế độ ăn, thức ăn, đồ ăn chôn theo hay sử dụng trong tang lễ do việc thu thập và diễn giải tư liệu còn nhiều hạn chế. Dù sao từ những phân loại này, ta có thể nhận biết phần nào chức năng của từng loại và mối quan hệ giữa người được chôn với đồ chôn theo.
Táng thức và táng tục: Táng thức của cư dân Sa Huỳnh rất phong phú và đa dạng. Có hai dạng chính là mộ chum và mộ đất, trong đó mộ chum được xác định là kiểu táng thức phổ biến và độc đáo của cư dân. Mộ đất ít hơn nhưng không phải phân bố riêng biệt mà xen kẽ với mộ chum.
Táng tục liên quan đến táng thức mộ chum gồm có hoả táng, cải táng, hung táng và chôn tượng trưng. Táng thức kiểu mộ đất cũng có những táng tục tương tự.
Cấu trúc nghĩa địa
Phân bố mộ trong khu nghĩa địa và một số cách xử lý mộ
Cư dân Sa Huỳnh đã đánh dấu nơi chôn trước theo một cách nào đó và các mộ được chôn theo một sơ đồ hay quy hoạch có từ trước. Điều này có lẽ do mỗi khu nghĩa địa thuộc về một nhóm cư dân, họ sử dụng, khai thác từ đời này sang đời khác theo quan hệ có chung những ông bà tổ tiên và duy trì qua các thế hệ con cháu. Việc chọn khu đất thích hợp chôn cất người chết nhằm biểu thị quan niệm về sự vĩnh cửu của con người. Nhà khảo cổ người Mỹ Arthur Saxe cho rằng quyền sở hữu đất đai của một cộng đồng/nhóm người dựa vào sự phán truyền của Tổ tiên (dẫn theo Pearson M. 2007: 30). Người sống dành những phần đất “trang trọng” để an táng tổ tiên. kết luận này được đúc kết từ nghiên cứu so sánh tư liệu của ít nhất 30 xã hội khác nhau và dù không phải là mẫu số chung cho tất cả, nhưng có thể thích hợp khi áp dụng cho đa số xã hội, đặc biệt là xã hội Phương Đông. Như vậy, có thể việc chôn theo từng cụm từ 3, 5, 7 chum trong văn hoá Sa Huỳnh phản ánh kiểu quan hệ gia đình dòng họ, có thể mỗi cụm hay nhóm cụm là khu vực chôn của một gia đình hay một dòng họ. Khu đất nghĩa địa thường do cư dân khu cư trú liền kề duy trì, quản lý và sử dụng[3]. Tuy nhiên để trả lời chính xác cần phải có những nghiên cứu AND tìm hiểu mối quan hệ huyết thống giữa các cá nhân và nhóm người trong từng cụm mộ, giữa các cụm mộ của khu nghĩa địa.
Mộ táng với một số vấn đề xã hội khác như lứa tuổi, giới tính
Những tư liệu từ các địa điểm cho thấy các lứa tuổi được chôn ở cùng một khu. Cho tới nay chỉ ở Suối Chình có sự phân biệt khu vực chôn cất, như khai quật năm 2000 cho thấy trong hố I có 06 mộ nồi thì tất cả đều là mộ cải táng trẻ em, khai quật năm 2005 phát hiện 03 mộ nồi thì 02 cải táng trẻ em, mộ kia chưa rõ vì không còn dấu tích xương. Không có sự phân biệt cách thức chôn và nơi chôn theo giới tính.
Mộ táng, đồ chôn theo với vấn đề nghề nghiệp thân thế và địa vị xã hội
Mộ táng với một số vấn đề xã hội khác như lứa tuổi, giới tính
Những tư liệu từ các địa điểm cho thấy các lứa tuổi được chôn ở cùng một khu. Cho tới nay chỉ ở Suối Chình có sự phân biệt khu vực chôn cất, như khai quật năm 2000 cho thấy trong hố I có 06 mộ nồi thì tất cả đều là mộ cải táng trẻ em, khai quật năm 2005 phát hiện 03 mộ nồi thì 02 cải táng trẻ em, mộ kia chưa rõ vì không còn dấu tích xương. Không có sự phân biệt cách thức chôn và nơi chôn theo giới tính.
Mộ táng, đồ chôn theo với vấn đề nghề nghiệp thân thế và địa vị xã hội
Hầu như không có tư liệu ngoại trừ mộ Gò Quê, Động Cườm và một số mộ khác có chôn theo quặng sắt. So sánh kiểu chôn này với một số mộ có nhiều tư liệu liên quan đến nghề nghiệp như mộ người thợ đúc đồng ở Non Nok Tha, Thái Lan và dựa trên cách tiếp cận phân tích chức năng, ý nghĩa của đồ chôn theo, chúng tôi cho rằng, những đồ tuỳ táng là nguyên liệu sản xuất, dụng cụ lao động ít nhiều đều có liên quan đến nghề nghiệp của người được chôn. Tuy nhiên, do mức độ chuyên hoá về nghề thủ công trong văn hoá Sa Huỳnh chưa cao cho nên chúng ta không thấy những mộ “đậm đặc” tính nghề nghiệp sinh thời của chủ nhân mộ. Gần như trong các mộ có đồ tuỳ táng, mộ nào cũng chứa một vài vật dụng - công cụ lao động.
Mộ số 37 Lai Nghi có chôn theo 01 bộ nghiên ấn, trên một mặt ấn có chữ Hán ?. Đây phải chăng là một vị đại diện cho chính quyền Tây Hán (Hậu kỳ) và Đông Hán (Sơ kỳ) ở địa vực huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam thời Hán hay vị thủ lĩnh địa phương? Chứng cứ chưa đủ để có thể đưa ra lý giải thích hợp, tuy nhiên đây là những báo dẫn đầu tiên để tìm hiểu thân phận, nghề nghiệp trong xã hội lúc bấy giờ.
Thân thế địa vị
Mộ số 37 Lai Nghi có chôn theo 01 bộ nghiên ấn, trên một mặt ấn có chữ Hán ?. Đây phải chăng là một vị đại diện cho chính quyền Tây Hán (Hậu kỳ) và Đông Hán (Sơ kỳ) ở địa vực huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam thời Hán hay vị thủ lĩnh địa phương? Chứng cứ chưa đủ để có thể đưa ra lý giải thích hợp, tuy nhiên đây là những báo dẫn đầu tiên để tìm hiểu thân phận, nghề nghiệp trong xã hội lúc bấy giờ.
Thân thế địa vị
Thân phận có thể được quy định không chỉ theo uy tín và của cải mà có thể còn được kế thừa theo dòng họ. Chứng cứ về điều này có thể được tìm thấy trong những mộ táng trẻ em. Mộ nồi chôn trẻ em ở Suối Chình cho thấy có sự phân bố số lượng và chất lượng đồ tuỳ táng không đều từ nghèo, trung bình và giàu trong 5 ngôi mộ khai quật năm 2000.
Thống kê và phân tích đồ tùy táng trong các ngôi mộ của các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh cho thấy sự phân hóa của cải tỉ lệ thuận theo thời gian từ sớm đến muộn. Địa điểm Gò Mả Vôi có ba mức phân hoá về của cải chôn theo người chết, tuy vậy giữa ba mức này sự cách biệt giữa mức 1 và 2 không lớn. Ở Gò Mả Vôi không có loại mộ rất giàu, mộ của thủ lĩnh lớn giống như ở Lai Nghi qua thống kê dưới đây. Điều này có thể lý giải bằng hai nguyên nhân. i. Nguyên nhân thứ nhất do Gò Mả Vôi sớm hơn Lai Nghi do vậy có thể tính phức hợp xã hội chưa cao hay không cao như Lai Nghi thuộc giai đoạn muộn hơn; ii. Cũng có thể do cộng đồng cư dân Lai Nghi có ngành kinh tế thiên về trao đổi, buôn bán nên chất và lượng của cải nổi trội so với các khu vực khác.
Tại địa điểm Lai Nghi (khai quật năm 2002,2003, 2004) có sự tỉ lệ thuận giữa số lượng đồ tuỳ táng trong một mộ, có nghĩa là mộ nào có nhiều đồ sắt thì thường có nhiều đồ trang sức.
Bằng cách thống kê đồ trang sức tìm thấy trong 63 ngôi mộ Lai Nghi đã phát hiện trong ba đợt khai quật 2002, 2003 và 2004 chúng ta thấy rõ có sự phân hoá rất rõ rệt trong loại hình và chất lượng đồ tuỳ táng chôn theo. Có sự tỉ lệ thuận giữa chất lượng đồ trang sức (chất liệu, loại hình, hàng ngoại nhập) và số lượng đồ trang sức. Có thể nhận thấy ít nhất là ba mức/cấp độ phân hoá tài sản và địa vị qua đồ trang sức chôn theo.
Từ thực tế nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh và tham khảo các tư liệu dân tộc học, thuỷ tinh không phải là chất liệu biểu trưng cho sự giàu có và quyền lực (nói cụ thể hơn giai đoạn sớm, thuỷ tinh có vai trò biểu trưng nhưng đến giai đoạn muộn, thuỷ tinh trở nên thông dụng hơn). Trong các chất liệu đã được biết của đồ trang sức văn hoá Sa Huỳnh, mã não đóng vai trò cực kỳ quan trọng, sau đó là nephrite và các loại đá khác. Ở giai đoạn muộn vàng giữ vai trò đáng kể.
Theo số liệu thống kê này và theo số lượng, loại hình đồ tuỳ táng khác chôn theo có thể phân loại những chum mộ thành một số mức từ nghèo đến rất giàu:
Loại thứ nhất hầu như không có đồ tuỳ táng kim loại hay đá, thuỷ tinh, chỉ có mảnh gốm (chum và gốm chôn theo?). Loại này không nhiều lắm về số lượng. Mộ nghèo.
Loại thứ hai có đồ tuỳ táng kim loại và trang sức đá, thuỷ tinh ... nhưng số lượng ít. Mộ vừa
Loại thứ 3 có đồ tuỳ táng kim loại và trang sức đá, thuỷ tinh... số lượng khá nhiều, một số hiện vật quý, độc đáo- mộ giàu
Loại thứ 4 có đồ tùy táng giàu, đặc biệt có những hiện vật đồng nghi lễ có nguồn gốc Trung Hoa và hạt chuỗi mã não có nguồn gốc Ấn Độ, nhiều hiện vật bằng vàng. Mộ rất giàu
Trong số mộ rất giàu có 01 ngôi mộ đất chứa những đồ tuỳ táng đặt biệt có giá trị đó là mộ có ký hiệu 04LNH1M37. Đây là ngôi mộ đất có quy mô bề thế nhất trong các ngôi mộ ở Lai Nghi với bộ đồ đồng Đông Hán và một số hiện vật bằng đá sa thạch có chữ (nghiên, án mực) giống như một số mộ giai đoạn Sơ kỳ Đông Hán ở Quảng Châu, Trung Quốc (The CPAM of Guangzhou 1981: hình CXIII.9). Xét theo chất và lượng đồ tuỳ táng trong tương quan với những mộ khác ở địa điểm này và những địa điểm mộ chum văn hoá Sa Huỳnh khác đã biết thì đây là mộ của người thuộc cấp bậc cao (nhất) trong cộng đồng cư dân, có nhiều khả năng là của vị đại thủ lĩnh một vùng. Đặc biệt sự có mặt của bộ nghiên ấn trong mộ cho thấy có nhiều khả năng chủ nhân ngôi mộ là người có học (mà là Hán học). Niên đại của mộ thuộc giai đoạn Sơ kỳ Đông Hán, nửa đầu thế kỷ 1 sau Công nguyên.
Khu mộ Lai Nghi là khu mộ của một cộng đồng cư dân giàu có, của cải tích luỹ được có lẽ phần nhiều do buôn bán nội vùng và liên vùng. Ở Lai Nghi có những mộ mà số lượng và loại hình đồ trang sức chỉ trong một mộ đã vượt xa so với đồ trang sức phát hiện trong tất cả các mộ của một khu nghĩa địa.
Có những thay đổi trong đồ chôn theo khi chúng ta so sánh Gò Mả Vôi, Lai Nghi, Gò Dừa và Hòa Diêm như là những địa điểm tiêu biểu. Có thể nhận thấy trong đồ tuỳ táng sự chuyển từ đặc tính tập thể lớn tới những đặc tính nhóm nhỏ hơn. Có hai xu hướng được nhận thấy đó là sự chuẩn hoá hơn trong đồ vật giữa các khu mộ và xu hướng phân hoá đồ vật giữa các mộ trong một khu mộ. Những khu mộ Sa Huỳnh càng về sau càng mở rộng quy mô và bề thế hơn cho thấy xu hướng hình thành những lãnh địa lớn và liên minh lãnh địa. Giai đoạn kết thúc của văn hóa này cũng là lúc có những thay đổi trong lối chôn cất và hiện vật chôn theo (mộ số 37 ở địa điểm Lai Nghi, Quảng Nam), một số mộ ở Hòa Diêm (Khánh Hòa)
Nhận xét
Có thể nói những nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam đa phần mới chỉ áp dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống, những phương pháp nghiên cứu của khảo cổ học hiện đại mới chỉ được sử dụng trong một vài lĩnh vực như xác định niên đại tuyệt đối bằng phương pháp C14, AMS..., xác định niên đại tương đối và tìm hiểu điều kiện sinh thái bằng phân tích bào tử phấn hoa. Một số phương pháp của khảo cổ học kỹ thuật bắt đầu được sử dụng trong nghiên cứu các chất liệu đá, kim loại và gốm tuy nhiên hiệu quả còn rất hạn chế.
Công tác đào tạo và nghiên cứu khảo cổ hiện nay đang gặp nhiều trở ngại và thách thức. Đó là thiếu hụt thời gian, nhân lực, kinh phí và cả yếu kém về nhận thức. Trong những trở ngại và thách thức này, thiếu hụt nhân lực (người học, người dạy) khó có thể khắc phục trong một sớm, một chiều nếu không có những biện pháp nhanh, mạnh.
Đại hội khảo cổ học Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương IPPA 19 vừa được tổ chức tại Hà Nôi những ngày qua cho thấy khảo cổ học khu vực và thế giới đã có những bước tiến vượt bậc cả ở hai lĩnh vực điền dã và lý thuyết. Khảo cổ học Việt Nam nếu không có những chiến lược phát triển dài hơi và ở tầm quốc gia thì sẽ không thể hội nhập và phát triển!
Tài liệu sử dụng
Włodzimierz Rączkowski. Aerial archaeology method in the face of theory.
Archeologia lotnicza - metoda wobec teorii Wydawnictwo Naukowe UAM, Poznań 2002.
Lambert Dolphin How geophysical methods can help the archaeologist SRI International, Menlo Park, California. http://ldolphin.org/Geoarch.html
The CPAM of Guangzhou and The Municipal Museum of Guangzhou 1981, Excavation of the Han Tombs at Guangzhou (chữ Trung Quốc, có tóm tắt bằng tiếng Anh). Nxb Văn vật, Bắc Kinh.
Pearson M.P. 2005. Archaeology of Death and Burial. Texas A&M University Press.
Cầm Trọng 1978, Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Nxb KHXH, Hà Nội.
Renfrew Collin và Bahn Paul 2007, Khảo cổ học: Lý thuyết, phương pháp và thực hành. Nxb Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh.
Lâm Thị Mỹ Dung 2008. Nghiên cứu quá trình chuyển biến từ sơ sử sang lịch sử ở miền Trung và Nam Trung bộ Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp đại học quốc gia. Mã số QGTĐ.06.07. Hà Nội
Hán Văn Khẩn (chủ biên) 2008. Cơ sở khảo cổ học. Nxb ĐHQG. Hà Nội
[1] SLAR: Chữ viết tắt của Sideways-looking airborne radar: Kỹ nghệ tiên tiến của hàng không giúp nhận biết những hình ảnh chi tiết dưới mặt đất.
[2] GIS: Chữ viết tắt của Geographic information systems: Hệ thống thông tin địa lý giúp xây dựng những bản đồ sử dụng đất, bản đồ cư trú và phân bố hiện vật…
[3] Trong nghiên cứu cấu trúc mộ táng Sa Huỳnh có thể sử dụng những tài liệu dân tộc học so sánh từ một số tộc người ở Đông Nam Á và Việt Nam. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam mỗi bản đều có một khu đất chuyên dùng gọi là “rừng ma” dùng để chôn cất người chết. Đây phần lớn là những khu rừng già, nhiều cây cổ thụ. Việc chôn cất theo từng khu, mỗi khu là của một gia đình lớn “đẳm”, đây là dạng gia đình gồm những anh em chung một đời ông sống trong một nhà sàn lớn (Cầm Trọng 1978: 294). Người Mường và nhiều tộc ít người khác ở Việt Nam cũng có những vùng đất riêng thiêng dành cho người chết.
Thống kê và phân tích đồ tùy táng trong các ngôi mộ của các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh cho thấy sự phân hóa của cải tỉ lệ thuận theo thời gian từ sớm đến muộn. Địa điểm Gò Mả Vôi có ba mức phân hoá về của cải chôn theo người chết, tuy vậy giữa ba mức này sự cách biệt giữa mức 1 và 2 không lớn. Ở Gò Mả Vôi không có loại mộ rất giàu, mộ của thủ lĩnh lớn giống như ở Lai Nghi qua thống kê dưới đây. Điều này có thể lý giải bằng hai nguyên nhân. i. Nguyên nhân thứ nhất do Gò Mả Vôi sớm hơn Lai Nghi do vậy có thể tính phức hợp xã hội chưa cao hay không cao như Lai Nghi thuộc giai đoạn muộn hơn; ii. Cũng có thể do cộng đồng cư dân Lai Nghi có ngành kinh tế thiên về trao đổi, buôn bán nên chất và lượng của cải nổi trội so với các khu vực khác.
Tại địa điểm Lai Nghi (khai quật năm 2002,2003, 2004) có sự tỉ lệ thuận giữa số lượng đồ tuỳ táng trong một mộ, có nghĩa là mộ nào có nhiều đồ sắt thì thường có nhiều đồ trang sức.
Bằng cách thống kê đồ trang sức tìm thấy trong 63 ngôi mộ Lai Nghi đã phát hiện trong ba đợt khai quật 2002, 2003 và 2004 chúng ta thấy rõ có sự phân hoá rất rõ rệt trong loại hình và chất lượng đồ tuỳ táng chôn theo. Có sự tỉ lệ thuận giữa chất lượng đồ trang sức (chất liệu, loại hình, hàng ngoại nhập) và số lượng đồ trang sức. Có thể nhận thấy ít nhất là ba mức/cấp độ phân hoá tài sản và địa vị qua đồ trang sức chôn theo.
Từ thực tế nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh và tham khảo các tư liệu dân tộc học, thuỷ tinh không phải là chất liệu biểu trưng cho sự giàu có và quyền lực (nói cụ thể hơn giai đoạn sớm, thuỷ tinh có vai trò biểu trưng nhưng đến giai đoạn muộn, thuỷ tinh trở nên thông dụng hơn). Trong các chất liệu đã được biết của đồ trang sức văn hoá Sa Huỳnh, mã não đóng vai trò cực kỳ quan trọng, sau đó là nephrite và các loại đá khác. Ở giai đoạn muộn vàng giữ vai trò đáng kể.
Theo số liệu thống kê này và theo số lượng, loại hình đồ tuỳ táng khác chôn theo có thể phân loại những chum mộ thành một số mức từ nghèo đến rất giàu:
Loại thứ nhất hầu như không có đồ tuỳ táng kim loại hay đá, thuỷ tinh, chỉ có mảnh gốm (chum và gốm chôn theo?). Loại này không nhiều lắm về số lượng. Mộ nghèo.
Loại thứ hai có đồ tuỳ táng kim loại và trang sức đá, thuỷ tinh ... nhưng số lượng ít. Mộ vừa
Loại thứ 3 có đồ tuỳ táng kim loại và trang sức đá, thuỷ tinh... số lượng khá nhiều, một số hiện vật quý, độc đáo- mộ giàu
Loại thứ 4 có đồ tùy táng giàu, đặc biệt có những hiện vật đồng nghi lễ có nguồn gốc Trung Hoa và hạt chuỗi mã não có nguồn gốc Ấn Độ, nhiều hiện vật bằng vàng. Mộ rất giàu
Trong số mộ rất giàu có 01 ngôi mộ đất chứa những đồ tuỳ táng đặt biệt có giá trị đó là mộ có ký hiệu 04LNH1M37. Đây là ngôi mộ đất có quy mô bề thế nhất trong các ngôi mộ ở Lai Nghi với bộ đồ đồng Đông Hán và một số hiện vật bằng đá sa thạch có chữ (nghiên, án mực) giống như một số mộ giai đoạn Sơ kỳ Đông Hán ở Quảng Châu, Trung Quốc (The CPAM of Guangzhou 1981: hình CXIII.9). Xét theo chất và lượng đồ tuỳ táng trong tương quan với những mộ khác ở địa điểm này và những địa điểm mộ chum văn hoá Sa Huỳnh khác đã biết thì đây là mộ của người thuộc cấp bậc cao (nhất) trong cộng đồng cư dân, có nhiều khả năng là của vị đại thủ lĩnh một vùng. Đặc biệt sự có mặt của bộ nghiên ấn trong mộ cho thấy có nhiều khả năng chủ nhân ngôi mộ là người có học (mà là Hán học). Niên đại của mộ thuộc giai đoạn Sơ kỳ Đông Hán, nửa đầu thế kỷ 1 sau Công nguyên.
Khu mộ Lai Nghi là khu mộ của một cộng đồng cư dân giàu có, của cải tích luỹ được có lẽ phần nhiều do buôn bán nội vùng và liên vùng. Ở Lai Nghi có những mộ mà số lượng và loại hình đồ trang sức chỉ trong một mộ đã vượt xa so với đồ trang sức phát hiện trong tất cả các mộ của một khu nghĩa địa.
Có những thay đổi trong đồ chôn theo khi chúng ta so sánh Gò Mả Vôi, Lai Nghi, Gò Dừa và Hòa Diêm như là những địa điểm tiêu biểu. Có thể nhận thấy trong đồ tuỳ táng sự chuyển từ đặc tính tập thể lớn tới những đặc tính nhóm nhỏ hơn. Có hai xu hướng được nhận thấy đó là sự chuẩn hoá hơn trong đồ vật giữa các khu mộ và xu hướng phân hoá đồ vật giữa các mộ trong một khu mộ. Những khu mộ Sa Huỳnh càng về sau càng mở rộng quy mô và bề thế hơn cho thấy xu hướng hình thành những lãnh địa lớn và liên minh lãnh địa. Giai đoạn kết thúc của văn hóa này cũng là lúc có những thay đổi trong lối chôn cất và hiện vật chôn theo (mộ số 37 ở địa điểm Lai Nghi, Quảng Nam), một số mộ ở Hòa Diêm (Khánh Hòa)
Nhận xét
Có thể nói những nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam đa phần mới chỉ áp dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống, những phương pháp nghiên cứu của khảo cổ học hiện đại mới chỉ được sử dụng trong một vài lĩnh vực như xác định niên đại tuyệt đối bằng phương pháp C14, AMS..., xác định niên đại tương đối và tìm hiểu điều kiện sinh thái bằng phân tích bào tử phấn hoa. Một số phương pháp của khảo cổ học kỹ thuật bắt đầu được sử dụng trong nghiên cứu các chất liệu đá, kim loại và gốm tuy nhiên hiệu quả còn rất hạn chế.
Công tác đào tạo và nghiên cứu khảo cổ hiện nay đang gặp nhiều trở ngại và thách thức. Đó là thiếu hụt thời gian, nhân lực, kinh phí và cả yếu kém về nhận thức. Trong những trở ngại và thách thức này, thiếu hụt nhân lực (người học, người dạy) khó có thể khắc phục trong một sớm, một chiều nếu không có những biện pháp nhanh, mạnh.
Đại hội khảo cổ học Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương IPPA 19 vừa được tổ chức tại Hà Nôi những ngày qua cho thấy khảo cổ học khu vực và thế giới đã có những bước tiến vượt bậc cả ở hai lĩnh vực điền dã và lý thuyết. Khảo cổ học Việt Nam nếu không có những chiến lược phát triển dài hơi và ở tầm quốc gia thì sẽ không thể hội nhập và phát triển!
Tài liệu sử dụng
Włodzimierz Rączkowski. Aerial archaeology method in the face of theory.
Archeologia lotnicza - metoda wobec teorii Wydawnictwo Naukowe UAM, Poznań 2002.
Lambert Dolphin How geophysical methods can help the archaeologist SRI International, Menlo Park, California. http://ldolphin.org/Geoarch.html
The CPAM of Guangzhou and The Municipal Museum of Guangzhou 1981, Excavation of the Han Tombs at Guangzhou (chữ Trung Quốc, có tóm tắt bằng tiếng Anh). Nxb Văn vật, Bắc Kinh.
Pearson M.P. 2005. Archaeology of Death and Burial. Texas A&M University Press.
Cầm Trọng 1978, Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Nxb KHXH, Hà Nội.
Renfrew Collin và Bahn Paul 2007, Khảo cổ học: Lý thuyết, phương pháp và thực hành. Nxb Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh.
Lâm Thị Mỹ Dung 2008. Nghiên cứu quá trình chuyển biến từ sơ sử sang lịch sử ở miền Trung và Nam Trung bộ Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp đại học quốc gia. Mã số QGTĐ.06.07. Hà Nội
Hán Văn Khẩn (chủ biên) 2008. Cơ sở khảo cổ học. Nxb ĐHQG. Hà Nội
[1] SLAR: Chữ viết tắt của Sideways-looking airborne radar: Kỹ nghệ tiên tiến của hàng không giúp nhận biết những hình ảnh chi tiết dưới mặt đất.
[2] GIS: Chữ viết tắt của Geographic information systems: Hệ thống thông tin địa lý giúp xây dựng những bản đồ sử dụng đất, bản đồ cư trú và phân bố hiện vật…
[3] Trong nghiên cứu cấu trúc mộ táng Sa Huỳnh có thể sử dụng những tài liệu dân tộc học so sánh từ một số tộc người ở Đông Nam Á và Việt Nam. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam mỗi bản đều có một khu đất chuyên dùng gọi là “rừng ma” dùng để chôn cất người chết. Đây phần lớn là những khu rừng già, nhiều cây cổ thụ. Việc chôn cất theo từng khu, mỗi khu là của một gia đình lớn “đẳm”, đây là dạng gia đình gồm những anh em chung một đời ông sống trong một nhà sàn lớn (Cầm Trọng 1978: 294). Người Mường và nhiều tộc ít người khác ở Việt Nam cũng có những vùng đất riêng thiêng dành cho người chết.
Lâm Thị Mỹ Dung
Bài tham dự Hội thảo khoa học "Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn: Kinh nghiệm và Triển vọng" Hà Nội 12, 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét