Ngay ngày hôm sau, đoàn mình cùng 9 cô, bà dân công
hăm hở tiến vào cồn cát. Mới sáng nắng đã chói chang và gió đã vi vu. Vấn đề
không phải ở nắng mà là ở gió!
Sườn dốc, dấu tích văn hóa của người xưa cũng thoải theo sườn cồn cát. Do
những năm gần đây nhu cầu xây dựng tăng cao, kế cả xây dựng nhà ở của dân chúng
lẫn những công trình công cộng, phần cát ở sườn bắc, sườn đông bắc và tây bắc
men theo đầm Trà Ổ đã bị xúc bạt đến đáy (đến phần cát trắng), rủi thay, đây
chính là khu vực tập trung dấu vết cư trú của người xưa.Những hố khai quật của đoàn được mở trên sườn đông bắc và tây bắc (vớt những gì còn sót lại của một di tích vốn rất hoành tráng).
Mở đến đâu, cát chảy đến đó, vách có taluy thế nào cũng bị lở hay xẻ rãnh chỉ sau một vài giờ, nhất là ở sườn tây bắc, nơi cát khô và rời tưởng chừng không có ti đất nào.
Vội vã làm vách, vội vã chụp ảnh, vội vã vẽ. Chưa bao giờ mình gặp một hố đào mà lúc nào cũng sẵn sàng ụp vách như thế này.
Đúng là đất trong hố đào càng khó, vách càng dễ giữ và ngược lại.
Trời xanh, gió lộng, cát khô…
Quá khó cho các nhà khảo cổ.
Tuy nhiên kết quả thì khả quan. Nhiều di tích và di vật của nền văn hóa Tiền Sa Huỳnh (cách đây hơn 3000 năm) dần xuất lộ.
Một số hình ảnh của cuộc khai quật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét