Văn hóa Sa Huỳnh - nền văn hóa của những cộng đồng cư dân sinh sống trên dải đất miền Trung trong thời gian từ 2500 đến 2000 năm cách ngày nay (cùng thời với văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam và văn hóa Dốc Chùa (không phải văn hóa Óc Eo) ở miền Nam Việt Nam)).
Một trong những đặc điểm nổi bật của những nhóm cư dân này là sự ưa chuộng đồ trang sức từ nhiều chất liệu: mã não, agate, Amethyst, Crystal, Nephrite…
Vàng không phải là chất liệu phổ biến và cho tới nay trang sức bằng vàng mới chỉ tìm thấy trong vài địa điểm của văn hóa Sa Huỳnh với số lượng vài ba cá thể trong mỗi địa điểm. Cho tới nay chỉ có địa điểm Lai Nghi cung cấp cho chúng ta một số lượng đáng kể hạt chuỗi và khuyên tai bằng vàng. Đồ trang sức bằng vàng trong văn hóa Sa Huỳnh được làm theo ba cách, đó là khuyên tai chế tác từ dây vàng đặc và hạt chuỗi chế tác bằng cách dùng lá vàng bọc bên ngoài lõi đất sét (?) và hạt chuỗi chạm lộng.
Do chưa có những phân tích thành phần vàng nên chưa có những câu trả lời về nguồn gốc của những trang sức bằng vàng , nhưng những so sánh loại hình của khuyên tai dây xoắn Lai Nghi với những khuyên tai đồng dạng ở Prohear (Cămpuchia) và Giồng Lớn (Bà Rịa-Vũng Tàu)… cho thấy có khả năng đây là hàng nhập khẩu.
Kiểu chế tác trang sức vàng bằng cách sử dụng những lá vàng mỏng phủ bên ngoài những lõi đất hay lõi làm bằng hợp chất nào đó của Sa Huỳnh sau này rất phổ biến trong giai đoạn Champa.
Hình ảnh trang sức bằng vàng ở Lai Nghi
Hai trong 4 khuyên tai phát hiện ở Lai Nghi (Điện Bàn, Quảng Nam)
Khuyên tai cho thấy chúng được làm từ dây đồng đặc, hạt chuỗi được cuốn từ lá vàng mỏng xung quanh một lõi đất tạo hình từ trước. Để phân tích thành phần các nhà khảo cổ chỉ cần lấy một vẩy vàng nhỏ từ hiện vật. Mỗi mẫu phân tích giá khoảng 300 đô la Mỹ. 12 mẫu đã được lấy từ 12hạt chuỗi và khuyên tai Lai Nghi, 01 mẫu khác lấy từ hạt chuỗi Gò Mả Vôi (Duy Xuyên, Quảng Nam).
Khuyên tai ở Prohear (Cămpuchia) (ảnh của Andreas Reinecke)
Lâm Thị Mỹ Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét