Mặc dù là một trong những khu vực sôi động nhất trong phát triển và giao lưu của những văn hóa cổ đại, Tây Tạng bao phủ bởi bức màn huyền bí trước thời kỳ thống trị của Đế chế Tubo. Khu nghĩa địa Mkhar-gdong mới phát hiện ở Ngari không chỉ cung cấp chứng cứ để định vị kinh đô của Vương quốc Xiang Xiong một cách chính xác hơn, mà còn trợ giúp một cách đắc lực cho việc thiết lập chuỗi văn hóa bản địa.
Nghĩa địa tọa lạc ở bờ bắc sông Sutlej ở Moincer Township, Gar County in Ngari District. Con đường cao tốc Xinjiang-Tibet cắt qua vùng phụ cận nối Lhasa với Yecheng ở tây nam Xinjiang. Nghĩa địa nằm ở phía trước của tu viện Bon hiện đại của Gur-gyam, nằm dưới chân núi ở phía tây của Kyung-lung dngul-mkhar, xác nhận thủ đô của Vương quốc Xiang Xiong cổ đại dựa trên cả những truyền thống truyền miệng địa phương của Bon cũng như chứng cứ khảo cổ học.
Năm 2006 một cái xe tải quá tải đi qua tu viện, xe bị lún xuống khu đât mà sau đó được xác định là hầm mộ. Những nhà tu hành của Gur-gyam đã khai quật lỗ hổng đó và thu thập tất cả vào hội trường của tu viện và sau đó đã dựng mái che bên trên mộ và trao cho chính quyền địa phương. Mặc dù cuộc khai quật được tiến hành không khoa học, nhưng phần cấu trúc còn lại của mộ và hiện vật vẫn có giá trị đáng kể cho nghiên cứu văn hóa khảo cổ trước thời đế chế Tây Tạng.
Ngôi mộ được phát hiện bên dưới khe hở của sông và sỏi cát, với một hố vuông chứa quan tài gỗ hình tráp vuông và một bộ xương bảo tồn tốt, tuy nhiên kiểu đặt tử thi thì không rõ. Hiện vật tùy táng có những mảnh lụa tơ tằm trên có chữ Trung Quốc "Wang Hou” (Vua và Hoàng hậu) và những mẫu chim và thú cũng như vô số những mảnh lụa màu nâu trơn, một lược gỗ hình chữ U, những khay gỗ hình chữ nhật, hộp gỗ đựng mỹ phẩm, làn mây, dụng cụ tạo lửa bằng gỗ, ấm đồng, bô đồng, cốc đồng có quai tròn, hót rác bằng đồng có quai cầm bằng gỗ, cốc gốm có chân và có vòi.
Những mảnh vải có hình với dòng chữ “Wang Hou” và mẫu hoa, thú là cơ sở định niên đại của ngôi mộ. Đây là sản phẩm đặc trưng của thời Hán, khăn bọc bằng tơ lụa với nền xanh sẫm và họa tiết màu be, kích thước 44cm×25cm. Mảnh vải này dùng để bọc đầu thi thể, theo các nhà sư, giống với tấm che mặt ở mộ miền Nam Xinjiang.
Có ba dòng hình ngang, mỗi dòng với những tập hợp khác nhau của trang trí động vật. Cũng có vết tích của đường với họa tiết trừu tượng hơn. Phía trên dòng ngang là một chuỗi những cặp đôi hổ có cánh với miệng há và những đỉnh ba chân. Dòng giữa gồm 4 khoang nguyên, mỗi khoang chứa một đôi công và một đôi có lẽ là thú ăn thịt dọc theo trục giữa được đóng khung bằng một đôi rùa và một đôi rồng, tất cả đều thể hiện hình ảnh của 4 thế lực Siêu nhiên (sishen) - Trĩ Điều, Bạch Hổ, Hắc Qui và Thanh Long - những loài vật nổi bật ở Trung Hoa cổ đại để biểu tượng bốn phương. Hai dấu chữ tượng hình Trung Quốc “Wang Hou” và những hình ảnh phản chiếu qua gương của chúng được đặt đối xứng trong những khoảng trống ở giữa. Hàng dưới chủ yếu là những đường sóng chứa trong mỗi vùng lõm một đôi chim nước đối đầu.
Tơ lụa với những họa tiết và ký tự tương tự đã từng được phát hiện ở Nghĩa địa Yingpan ở Hạt Yuli và ở Nghĩa địa Astana ở Turfan, Xinjiang, có niên đại làn lượt là TK 3, 4 và năm 455 SCN. Tơ lụa ở nghĩa địa Mkhar-gdong có thể có niên đại TK 3 hay nửa đầu TK 4 qua phân tích C14 ở nước ngoài với kết quả TK 3 hay nửa đầu thế kỷ 4 SCN.
Hình thức mộ theo truyền thống hố mộ đá phiến ở Tây Tạng cổ. Quan tài gỗ hình tráp giống với quan tài gỗ giai đoạn Hán và Jin (Tần) ở Niya, Yingpan và Khotan, có lẽ chịu ảnh hưởng từ Khotan. Những hiện vật khác cũng cho thấy xu hướng tương tự ví dụ như lược gỗ hình chữ U, cốc gỗ, túi đan dụng cụ lấy lửa bằng gỗ, đều có những tương đồng với những đồ Hán và đồ Jin Tần ở vùng Loulan và Khotan. Một số đồ đồng lớn và đồ sắt có thể đến từ những nơi có nghề luyện kim phát triển như Khotan và Luopu.
Việc khai quật mảnh lụa với chữ Hán “Wang Hou” và đồ kim loại cho thấy người chôn trong mộ có địa vị cao. Dựa vào địa điểm tìm thấy và niên đại, mộ có liên quan chặt chẽ tới thủ đô Kyung-lung dngul-mkhar của Xiang Xiong cổ đại. Tuy chúng ta chưa có thể kết luận đây là ngôi mộ quý tộc, nhưng chắc chắn ngôi mộ cho thấy lý do tìm kiếm vị trí chính xác của Kyung-lung dngul-mkhar. Mảnh lụa này là mảnh lụa có niên đại cổ nhất tìm thấy ở Cao nguyên Tây Tạng.
Những đặc điểm văn hóa và lối sống phản ánh qua những hiện vật chôn theo rất giống với miền Nam Xinjiang trong thời Hán và Jin (Tần). Mối quan hệ văn hóa giữa hai vùng được minh chứng và từ đó những yếu tố văn hóa Hán được đưa vào Tây Tạng một cách gián tiếp. Có nhiều khả năng để đưa mối quan hệ văn hóa và giao thông này vào nghiên cứu KCH Con đường Tơ lụa. Vùng này có nhiều khả năng là một nhánh của con đường phía nam của Con đường Tơ lụa đến Tây Tạng. Nghĩa địa với những ngôi mộ giàu có bảo tồn tốt không bị biệt lập, cho thấy tiềm năng phong phú của những khám phá khảo cổ học ở đây.
Author: Tong Tao | Source: Chinese Archaeology [October 17, 2011]
http://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2011/10/ancient-silks-found-in-western-tibet.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét