Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế nghiên cứu các mẫu hình DNA của người hiện đại và người cổ, kết quả cho thấy những chứng cứ mới về di cư và sự hòa huyết giữa các dân cư vào thời điểm cách đây 40.000 năm ở châu Á.
Sử dụng phương pháp phân tích bộ gene state-of-the-art, các nhà khoa học của Harvard Medical School và the Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology in Leipzig, Germany đã phát hiện rằng người Denisova – một nhóm người cổ đại mới được xác định mà DNA của họ được chiết xuất năm ngoái từ một xương ngón khai quật ở Siberia – cung cấp DNA không chỉ đối với người New Guineans hiện đại mà cả thổ dân Úc và cư dân Philippines.
Điều này cho thấy ngược lại với những phát hiện của những nghiên cứu gene trước đây, người hiện đại đến sinh sống ở châu Á không chỉ qua một lần di cư. Theo GS Di truyền David Reich của Harvard Medical School, “DNA Denisova giống như màu nhuộm y tế vạch ra mạch máu cá nhân. Nó rõ ràng đến nỗi người ta có thể nhận ra nó từ một lượng vô cùng nhỏ trong một cá thể. Bằng cách tương tự, chúng ta có thể tìm ra DNA Denisova trong những đợt di chuyển dân cư. Điều đó chứng minh sức mạnh của chuỗi DNA cổ như công cụ để tìm hiểu lịch sử con người”.
Những mẫu hình mà các nhà nghiên cứu phát hiện chỉ có thể được giải thích bằng ít nhất hay đợt di cư: đợt thứ nhất liên quan đến thổ dân hiện đang sống ở ĐNÁ và châu Đại dương, và đợt sau liên quan đến người Đông Á hiện là cư dân chính của Đông Nam Á.
Nghiên cứu cũng cung cấp những tia sáng mới về nơi người Denisova cổ sinh sống. Theo Mark Stoneking, giáo sư của Max Planck Institute, đồng tác giả của bài nghiên cứu, người Denisova sinh sống ở một chuỗi sinh thái và địa lý rộng từ Siberia đến Đông Nam Á nhiệt đới. ” Sự kiện DNA của người Denisova chỉ hiện diện ở một số cư dân bản địa của ĐNÁ chứ không phải ở tất cả cho thấy đã có một bàn cờ đam (xen kẽ) cư dân có hay không có chất liệu Denisova cách đây trên 44.000 năm”, Mark nói. “Sự hiện diện của dữ liệu gene Denisova chỉ trong một số chứ không phải trong tất cả các nhóm có thể lý giải một cách dễ dàng nếu người Denisova tự thân họ đã sống ở ĐNÁ”.
Những khám phá này đăng trên American Journal of Human Genetics. ngày 22 tháng Chín.
Nghiên cứu này dựa trên công trình trước đây của Reich và các đồng nghiệp ở Max Planck Institute, tại đây họ phân tích xương ngón út cổ do các nhà khảo cổ học người Nga phát hiện ở Hang Denisova, Siberia năm 2008. Nhóm của Max Planck Institute do Svante Paabo lãnh đạo đã phân tích tổ hợp gene hạt nhân và Reich tiến hành phân tích gene của dân cư bằng cách sử dụng thuật toán mà ông và đồng nghiệp của ông phát triển.
Khám phá này được đăng tháng 12 năm 2010 trên Nature, nhóm xác định người Denisova là một nhóm người cổ (hominins) riêng, sống cách đây trên 30.000 năm và cung cấp gene cho người New Guine hiện nay. Họ kết luận rằng người Denisova không phải là người Neandertal cũng như không phải là người hiện đại sớm, mặc dù họ có chung tổ tiên.
This paper helped fill in some empty pieces in the evolutionary puzzle that began after early humans left Africa and reinforces the view that humans have intermixed throughout history.
Bài báo này giúp lấp đầy một số khoảng trống trong chuỗi tiến hóa bắt đầu từ khi người hiện đại sớm rời châu Phi và củng cố quan điểm rằng loài người hòa huyết suốt quá trình lịch sử.
Dấu vết di truyền
Nghiên cứu mới của Stoneking, chuyên gia về đa dạng di truyền ở ĐNÁ và châu Đại dương, người cũng có những sưu tập đa dạng mẫu từ khu vực. Nghiên cứu đã xem xét những dấu vết di truyền của người Denisova. Các nhà nghiên cứu phân tích DNA từ hơn một tá những nhóm cư dân ngày nay ở ĐNÁ và châu Đại Dương, bao gồm Borneo, Fiji, Indonesia, Malaysia, Australia, the Philippines, Papua New Guinea và Polynesia. Một số dữ liệu đã có từ trước, một số khác mới được thu thập.
Những phân tích của họ cho thấy, bên cạnh người New Guine, người Denisova còn cung cấp dữ liệu di truyền cho thổ dân Úc, người Philippine “Negrito”, nhóm có tên Mamanwa và một số cư dân khác ở miền đông ĐNÁ và châu Đại Dương. Còn những nhóm ở phía tây hay tây bắn, gồm những nhóm Negrito khác như the Onge ở the Andaman Islands và the Jehai ở Malaysia, cũng như Đông Á lục địa không lai giống với người Denisova.
The researchers concluded that:
Các nhà nghiên cứu kết luận:
- Người Denisova lai giống với người hiện đại ở ĐNÁ ít nhất cách ngày nay 44.000 năm trước thời gian tách ra khỏi người Úc và New Guine .
- ĐNÁ đầu tiên được chiếm cư bở người hiện đại không liên quan đến người TQ hiện nay và người Indonessia, và rằng những người này và những người Đông Á khác đến đây bở những đợt di cư muộn hơn . Giả thiết về “con đường phía nam” trước đây đã được ủng hộ bằng chứng cứ khảo cổ học, nhưng chưa bao giờ có sự hỗ trợ mạnh mẽ về di truyền.
http://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2011/09/dna-study-suggests-asia-was-settled-in.html
Lâm Thị Mỹ Dung dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét