“Sống trên cát, chết vùi trong cát”, 3000 năm nay lối sống xem ra không mấy
thay đổi. Đầm là nơi cung cấp nước, cá, tôm, ốc, rừng cho thú lớn, thú nhỏ và
triền cát là nơi trú ngụ.
Do rất nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, vết tích nhà ở trên cồn
cát hầu như không thể phát hiện, ngoại trừ một số hố nhỏ dạng lỗ cột còn in dấu
trong lớp cát vàng – sinh thổ nhưng phân bố chẳng theo một cấu trúc nào.
Chỉ dấu vết của những cái bếp là rõ ràng
Người xưa đã đào những hố hình lòng chảo vào triền cát, củi là những cây bụi
(dựa vào những mẩu than củi còn lại), nồi nấu thức ăn có hai loại chính, loại
miệng khum và loại miệng loe, có lẽ người xưa thường ngồi ăn gần bếp và tất cả
xương xẩu, vỏ ốc, trai, hến… tiện tay họ vứt vào bếp (rất nhiều vỏ sò bị nung,
xương động vật, xương cá bị đốt cháy…đã được phát hiện trong những khu
bếp).
Ảnh những cái bếp xưa
Dấu vết của hai cái bếp trên triền cát
Cận cảnh mặt cắt của 1 bếp
Tàn tích thức ăn
Tàn tích thức ăn, trên ống xương nà coòn dấu vết róc thịt
Còn đây là dấu vết bếp của các bé chăn trâu hiện nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét