Jacob W. Gruber- Temple University
In trong KHẢO CỔ HỌC MỸ: QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI
DAVID J. MELTZER, DON D. FOWLER VÀ JEREMY A. SABLOFF (CHỦ BIÊN)
(BẢN DỊCH của Lâm Thị Mỹ Dung và Chu Hương Ly)
Đầu mùa đông năm 1839, John Stephens, công sứ viên đặc biệt của Tổng thống Van Buren, đi thăm khu di tích Copan rộng lớn. Lần đầu tiên được nhìn thấy những chú khỉ vắt vẻo trên cành cây cao và được nghe tiếng kêu không ngớt của chúng, ông đã ghi nhận: “những sinh vật giả làm người này... cùng với những lăng mộ kì lạ xung quanh chúng ta... giống như những linh hồn lang thang của dòng giống trong quá khứ bảo vệ cho tàn tích tổ tiên xưa kia của chúng”( Stephens 1841: 103). Sau đó, khi ngồi trên móng tường của cung điện lớn, ông hiểu rằng
“phải cố gắng hiểu thấu những bí ẩn đang vây quanh chúng ta trong vô vọng. Ai là những người đã xây dựng nên thành phố này? ở những thành phố Ai Cập đã bị tàn phá, 0ngay cả ở Petra thành phố đã mất từ lâu (nơi ông đã đến thăm trước đây và mô tả lại), người nước ngoài (người xa lạ) biết được câu chuyện về những con người mà vết tích của họ còn ở xung quanh anh ta. Các nhà sử học nói rằng những người hoang dã di dân đến nước Mĩ, nhưng người hoang dã chưa bao giờ xây dựng nên các công trình kiến trúc này, cũng chưa từng khắc/tạc những phiến đá này. Chúng tôi hỏi những người Anh-Điêng đã làm ra chúng, và câu trả lời duy nhất của họ là : “Quien sabe?” “Ai mà biết được?” Không có một mối liên kết nào với địa điểm; không có những kỉ niệm sôi nổi thánh hoá như Rome (và) Athens; nhưng kiến trúc, điêu khắc, và hội hoạ, tất cả những môn nghệ thuật tô điểm cho cuộc sống, đã phát triển thịnh vượng trong khu rừng rậm rạp này; các nhà hùng biện, binh lính, và chính khách, sắc đẹp, tham vọng và vinh quang đã sống và chết, và không một ai biết điều đó hay kể được về sự tồn tại của chúng trong quá khứ. Sách và những tri thức đều im lặng về chủ đề này. Thành phố tan hoang. Không một tàn dư nào về dòng giống còn lại trong đống tàn tích, với những truyền thống được truyền lại từ đời cha đến đời con, và từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó hiện diện trước chúng ta như một con thuyền vỡ tan giữa đại dương, những cột buồm biến mất, cái tên không còn, đoàn thuỷ thủ bỏ mạng, và không ai biết từ đâu nó đến, nó thuộc về ai, và chuyến du hành đã kéo dài bao lâu, hay nguyên nhân bị phá huỷ; chỉ có vài nét tương đồng tưởng tượng trong khi xây dựng con tàu lớn tìm ra dấu vết của những người mất tích, và cũng có thể chẳng bao giờ biết được điều gì... Tất cả đều là bí ẩn, bí ẩn tối tăm và không thể hiểu thấu, và mọi sự kiện đều làm tăng thêm điều bí ẩn ấy ( Stephens 1841: 104-105)”.
Mặc dù một thập kỉ sau đó Daniel Wilson đã đặt ra thuật ngữ và chờ đợi một thập kỉ nữa luận chứng cuối cùng của nó, chính “tiền sử” và vấn đề tái thiết của tiền sử là điều mà Stephens đã suy ngẫm như ông nhìn nhận một cách lãng mạn rằng những tàn tích đã bị xoá sạch bởi rừng rậm. Bên kia lịch sử, đằng sau lịch sử, đằng trước lịch sử, trong sự vắng mặt của một số tư liệu đương đại - thành phần nền tảng của khảo cổ học, tác nhân kích thích và chỉ dẫn cho cuộc kiếm tìm của ngành khảo cổ, ông đã đặt câu hỏi làm thế nào để hình thành nên nguyên tắc của hành vi con người từ những mảnh vụn vật chất của thời khắc đã qua? Với sự bùng nổ dữ liệu từ cuộc khám phá tiền sử đầu những năm 1860, với sự mở rộng quãng thời gian của loài người mà cuộc khám phá ấy đã tạo ra, vấn đề “dịch thuật” - làm cho những tảng đá câm lặng nói được - trở nên cấp thiết. Mặc dù đã có những cố gắng để đồng đại hoá những hiện vật xương và đá từ các hang động Perigord (như cuốn Reliquiae Aquitanicae của Lartet và Christy đã được xuất bản một cách hoang phí vào năm 1875), nhìn chung ngôn ngữ luôn luôn hạn chế đối với sự nhàm chán của niên đại học.
Trong lịch sử nghề khảo cổ học nổi tiếng và thú vị của mình Michaelis (1908) đã viết rằng “khảo cổ học của cái xẻng và những thành quả của nó” – là những chủ đề của ông, khảo cổ học của ông là “khảo cổ học của nghệ thuật;... những sản phẩm của nền văn minh mà không biểu đạt tính nghệ thuật... sẽ chỉ được đề cập đến một cách hời hợt” (Michaelis 1908: xiii) . Tuy nhiên, ở châu Mỹ, qua cả hai khuynh hướng lịch sử và khuynh hướng kinh nghiệm, quá khứ được coi là phi nghệ thuật (artless) không dính dáng gì tới nghệ thuật. Được che đậy bằng sự thiếu vắng của một cơ sở lịch sử và phần lớn được đại diện bằng các hiện vật được chế tạo thô sơ mà tính đơn giản của chúng được coi là bằng chứng về tình trạng chưa được khai hoá của thổ dân châu Mĩ, quá khứ tiền sử có vẻ là một khối rộng lớn của bạo tàn, sự buồn tẻ chỉ có thể đôi lúc được bù đắp bởi các công trình kiến trúc nghệ thuật; ví dụ như các gò của thung lũng Ohio mà ý nghĩa của chúng cũng như những người sáng tạo ra chúng dường như đã đến từ một thế giới khác.
Lúc bấy giờ, Samuel Haven, quản thủ thư viện của Hiệp hội Cổ vật Mỹ, gom lại những tài liệu rời rạc về quá khứ thổ dân của Mỹ trong bài phê bình về lịch sử khảo cổ học Mỹ của ông tóm tắt 15 năm kể từ sau Stephens (Haven 1856). Từ sự hăng hái đầy lãng mạn xuất phát từ sở thích sưu tầm đồ cổ địa phương đến một định nghĩa chính xác hơn về một vấn đề khoa học. Không ngoa khi nói rằng Haven đã sáng tạo ra cả một “nhân loại học đại cương” từ một khối thông tin chính xác và cả thông tin sai lệch được tích lũy từ những tiếp xúc sớm nhất của châu Âu với thổ dân của Tân Thế giới - người Anh Điêng. “Khảo cổ học” hay “Dân tộc học” của ông - bản thân những từ ấy đánh lừa chúng ta trong những hoán chuyển ngữ nghĩa thậm chí ngay cả với hiện tại - được kiếm tìm để khám phá “vị trí dân tộc học và tiến bộ xã hội của con người đã cư ngụ trên đất đai của chúng ta hàng thế kỉ nằm ngoài tầm với của lịch sử” như một điều kiện tiên quyết cần thiết nhằm nhận thức được “những phong tục, nghệ thuật, và tình trạng văn minh của những chủng tộc bí ẩn ấy” (Haven 1856: 2). Vì thế những dữ liệu cứ chất đống của khảo cổ học, ngôn ngữ học, khoa sọ học và dân tộc học đã được tổng hợp nhằm không chỉ làm sáng tỏ về sự biến mất nhanh chóng của người Anh Điêng mà còn tái tạo tình trạng của những con người đã đến trước người Anh Điêng - những cư dân bản xứ của lục địa. Mục tiêu ấy - uy tín vì tính bao hàm cũng như sự thận trọng trong suy đoán của nó - chỉ có thể được định rõ một cách chắc chắn ở thế hệ đối mặt trước tai họa của cuộc Nội Chiến; trong sự trưởng thành đầu tiên của quốc gia mới, trong những thành quả của sự độc lập khỏi Cựu thế giới, trong chủ nghĩa dân tộc đầy nhiệt thành đã đưa những quyền lợi và dân cư của nó tới miền Tây với lời hứa hẹn được công bố trong bản Thương nghiệp của các thảo nguyên (Commerce of the Prairies) của Josiah Gregg (Gregg 1844; Horgan 1979), mọi vấn đề xem ra đều có thể khắc phục và mọi thứ đều có thể thực hiện được.
Và người Anh Điêng là trung tâm. Đối với người Mỹ mới (new American), tìm kiếm một quá khứ mà dựa vào đó xây dựng nên một hiện tại duy nhất, bám rễ trong đất đai quê hương thì người Anh Điêng trở thành một dấu hiệu quan trọng, tuy đầy mâu thuẫn. Dù vẫn luôn là mối đe doạ không ngừng đối với sự bành trướng lãnh thổ, người Anh Điêng vẫn là một biểu tượng của sức mạnh tinh thần đặc trưng mà Tân Thế giới đã tạo ra và định rõ đặc điểm của Xã hội mới (New Society) như Jefferson đã phong tặng. Mặc dù còn hoang dã và bản năng nguyên thuỷ của người Anh Điêng bị những điều tồi tệ của nền văn minh tước đoạt, thì việc lí tưởng hoá những phẩm chất cao quí, sức mạnh và tính độc lập của họ được coi là truyền thống, cũng như quá khứ của người Mỹ khai phá. Người Mỹ thấy ở đó cá tính dân tộc tương tự như tinh thần La Mã ( Romanticism) được ca tụng ở châu Âu.
Giống như Stephens lưu ý về ý nghĩa của các công trình kiến trúc bị nhấn chìm trong khu rừng không một bóng người. Bản thân ngành khảo cổ học đã trải qua quá trình sôi động càng ngày càng tăng, nhất là khi chuyển từ sở thích của nhà sưu tập sang những mục tiêu chín chắn và thận trọng hơn của các nhà tự nhiên học và các nhà sử học. Những năm 1840 - “những năm 40 liều lĩnh” như một nhà sử học đã gán cho thập kỉ này - đã chứng kiến sự khởi đầu của mối quan tâm chuyên nghiệp trong khảo cổ học xuất phát từ lời hứa hẹn rằng lịch sử nhân loại chân chính có thể được viết nhiều hơn chứ không chỉ là sự suy đoán đơn thuần. Việc giải mã chữ viết tượng hình Ai Cập và hệ thống chữ viết hình nêm của người At-xi-ri đã mở rộng lịch sử chữ viết trở về thời đại Khai sáng; và sự giải phóng Hy Lạp khỏi người Thổ Nhĩ Kì mở đầu một chương trình điều tra nghiên cứu phù hợp với nguyện vọng của những nghệ sĩ lãng mạn khám phá kho tàng truyền thống phương Tây về chủ nghĩa cá nhân và tự do. Hơn nữa, một thế hệ những người khám phá đã tìm thấy trong hang động và mái đá ở châu Âu những bằng chứng về quá khứ loài người xưa hơn rất nhiều so với người Ai Cập và At-xi-ri - những người mà theo Kinh thánh đã tồn tại xưa như thời gian. Còn ở châu Mỹ, có những bằng chứng phong phú về những cư dân trước khi người châu Âu đến (tức pre-European- Tiền Âu Châu).
Ngay từ đầu, sự hiện hữu vật chất còn lại của thổ dân ở lục địa được xem là những bằng chứng về sự tái cấu trúc lịch sử. Đó là thứ lịch sử mà chỉ còn lại duy nhất là nguồn tư liệu vật chất. Những mảnh vỡ của một quá khứ không biết đến có thể hình thành nền tảng xây dựng nên lịch sử đã được nhận diện theo trình tự tập đoàn, sau đó là nhà nước và tiếp theo là quốc gia nhằm vào một hình thái nào đó của lịch sử, ý thức về bản sắc nổi bật mới, bên ngoài quá khứ Châu Âu. Nó như một phần truyền thống dân gian của lịch sử khảo cổ học Mỹ qua nội dung nghiên cứu của Jefferson. Theo sau mối quan tâm ban đầu dành cho cổ vật địa phương là việc thành lập những hiệp hội sưu tập và bảo tồn ở châu Âu, những tổ chức tương tự được hình thành trên quy mô địa phương trong những năm đầu lập quốc trong khi việc tìm tòi một sự độc lập tri thức theo sau một cách mau lẹ những thành quả của độc lập chính trị. Và trong khi những tổ chức như thế đều thể hiện những mối quan tâm về lịch sử trong thư viện và trên kệ sách, tất cả đều tìm thấy trong quá khứ của người Anh Điêng một yếu tố quan trọng để hiểu về lịch sử Mỹ. Họ cũng tìm thấy trong thời hiện tại của người da đỏ Bắc Mỹ những yếu tố quan trọng để hình thành cá tính dân tộc. “Những mục tiêu chủ yếu của chúng ta là TẬP HỢP và BẢO TỒN,” Isaiah Thomas đã ghi chú vào năm 1814 trong một báo cáo của Hiệp hội Cổ vật Mỹ lúc đó mới được thành lập (Thomas 1820: 39). Trong khi các hội viên được yêu cầu sưu tầm “đồ cổ của đất nước, bất kể thuộc tự nhiên hay nghệ thuật,” vẫn tồn tại một mối quan tâm ngoại lệ đối với “đồ chế tác của người Anh Điêng... với một số chú ý tới địa điểm nơi đào, độ tuổi có thể, mục đích sử dụng theo giả thiết và bất kì một vấn đề nào khác có thể giải thích cho lịch sử của họ”(Fiske 1820: 43). Trong khi những người sáng lập Hiệp hội nhận thấy rằng sự bảo tồn những tài liệu đương thời có thể hữu ích cho các nhà sử học tương lai, chính những tàn tích của tổ tiên thổ dân mới thực sự quan trọng đối với việc nhận biết quá khứ. Không phải là họ không nhận thức thấy những khó khăn của công việc, về việc đạt được những hiểu biết từ bề mặt của một di tích rời rạc. Bình luận về khó khăn trong việc khám phá “đặc tính thật sự” của “những dân tộc chưa được khai hoá” hiện tại; đó là, việc nhận thức rõ một cách dân tộc học, chủ nhiệm Hiệp hội nhận thấy một vấn đề thường xuyên của khảo cổ học: “thật khó khăn để phác hoạ một bức tranh về người sống, nhưng việc vẽ nên một chân dung của con người đó từ những sản phẩm thủ công của anh ta còn phức tạp hơn biết bao, việc này qua hàng thế kỉ vẫn chưa được thực hiện thành công”(Anonymous 1820: 5-6).
Vào những năm 1840, tầm quan trọng của sự hiểu biết về lịch sử và thông qua đó là cá tính Mỹ nhận được sự ủng hộ của các cơ quan. Xuất bản phẩm chính đầu tiên của Viện Smithsonian (Smithsonian Institution) ra đời năm 1848 đã công bố kết quả của Squier và Davis về nghiên cứu gò, đồi. Minh chứng hùng hồn nhất về sự gia tăng trách nhiệm khoa học chính là mối quan tâm càng ngày càng lớn của ông giám đốc Viện Smithsonian đối với công tác bảo tồn những di tích đang bị huỷ hoại nhanh của người Anh Điêng Mỹ. Thuyết phục các quan chức của chính quyền New York thành lập một viện bảo tàng để sưu tầm và bảo tồn hiện vật, Lewis H. Morgan cũng đã viết vào năm 1848 rằng mặc dù “những di tích của tổ tiên Anh Điêng của chúng ta còn rất hạn chế” vẫn rất cần có một bảo tàng gìn giữ chúng. Vì mặc dù nó “sẽ mở rộng dù là không đáng kể biên giới của tri thức nhân loại, nhưng nó sẽ là... vật kỉ niệm của Chủng tộc Đỏ đã đi trước chúng ta. Nếu những học giả tương lai đòi hỏi chúng ta lí giải về các bậc tiền bối, một bộ sưu tập như thế là câu trả lời khả dĩ nhất. Nó làm cho Chủng tộc Đỏ có khả năng phát ngôn cho chính mình thông qua những vật kỉ niệm câm lặng này”. Và sau đó vài tuần, khi giới thiệu bộ sưu tập của mình cho tổ chức Sưu tập Cổ vật và Lịch sử (Historical and Antiquarian Collection) vừa mới thành lập, ông đã nêu ra tầm quan trọng của những di tích này một cách đúng đắn và nghiêm khắc hơn.
Chính phủ sở hữu sưu tập đó, và với những thế hệ kế tiếp làm nên những bộ sưu tập này... Vị trí thấp kém của những cổ vật nghệ thuật (arts) hữu ích nhất trong số đó thu hút nhiều mối quan tâm mà từ đó những di tích hiếm hoi của nền văn minh được đầu tư ở góc độ khác. Những hiện vật được chúng ta khám phá có cấu trúc cực kỳ thô sơ chứng tỏ tình trạng vô cùng đơn giản của xã hội. Vì thế không có tình trạng của người cho dù là kém văn minh đến đâu lại không có những sản phẩm làm bằng tay... Các kỹ nghệ của con người không thể bị tách rời khỏi trạng thái xã hội; và khi những hiện vật được làm bằng tài khéo léo của con người được gom góp lại, chúng tiết lộ lịch sử xã hội của những con người đã làm ra chúng. Đặc biệt trong trường hợp này, những đồ tạo tác của tổ tiên người Anh Điêng,... có một giá trị thực chất, đáng được khám phá và bảo tồn như một dạng lịch sử bất thành văn về sự tồn tại xã hội của họ.
Đây quả là một tuyên bố! Nhưng sự hăng hái của Morgan mới chỉ là một biểu hiện đơn lẻ và có tính chất cục bộ, sự lãng mạn cuồng nhiệt của những năm 1840, khi người Anh Điêng đóng vai trò chính. Còn đối với nền khoa học mới sinh dân tộc học, thì bản thân nó đã là một sản phẩm của chủ nghĩa sôvanh dân tộc ngập tràn mà nước Mỹ là trung tâm, cái chủ nghĩa đã thay thế thuyết toàn cầu của chủ nghĩa Khai sáng (Enlightenment). Như Squier ghi chú vào năm 1849, trong bản tóm tắt những kết quả của ngành khoa học mới: chỉ có ở đây “chúng ta mới có thể được đem lại sự gần gũi rất chặt chẽ, những đại diện của các chủng tộc và dòng giống của loài người, của những nguồn gốc và thể trạng tinh thần rất đa dạng;... trên lục địa này tìm thấy một sự phân chia lớn của chủng tộc loài người mà lịch sử của nó chìm đắm trong bóng đêm, và điều bí mật về nguồn gốc và các mối liên quan đem lại một tác nhân kích thích không ngừng đối với những điều tra bản sắc dân tộc đặc trưng” (Squier 1849: 386). Nền khoa học Mỹ, ông tiếp tục phát biểu, có một nhiệm vụ đặc biệt trong việc hình thành khoa dân tộc học, bởi vì sự hiện diện của người Anh Điêng gần như trong một trạng thái thuần khiết đã cung cấp một cơ hội tốt nhất cho việc nghiên cứu những vấn đề dân tộc học như nguồn gốc chủng tộc, ý nghĩa của tính đa dạng, quá trình biến đổi chủng tộc, và mối quan hệ giữa hình thái chủng tộc và môi trường. Henry Schoolcraft, chuyên gia được coi là giỏi nhất về người Anh Điêng, nhấn mạnh tính độc nhất vô nhị của người Anh Điêng để hiểu về một tính cách Mỹ riêng biệt có tính dân tộc. Đối với Tân Liên minh (New Confederacy) của Iroquois tại “Hội đồng” hàng năm lần thứ ba khi được Morgan mời phát biểu vào ngày 14 tháng 8 năm 1845, ông đã đưa ra lí do về sự tồn tại của những mối quan tâm về những người Mĩ thực sự mới này.
Lĩnh vực điều tra (của các ngài) rộng, (ông tuyên bố), và sắp sửa được đặt chân lên theo nhiều cách... Các ngài hướng vào những đối tượng và kết quả chung chung, nhưng đeo đuổi chúng, thông qua chủ đề và câu chuyện về cái dòng giống kiêu hãnh và cao quý của những đứa con trai của Rừng mà các ngài thừa nhận rằng tên gọi, y phục và những nguyên tắc của chúng kết hợp với nhau. Trong ý tưởng về sự liên kết ấy bao hàm một trong những yếu tố của loại tư liệu đặc biệt và có tính dân tộc. Và bất kể một mức độ thành công nào đi chăng nữa biểu hiện những công việc của các ngài, hi vọng rằng chúng sẽ chống đỡ nổi dấu ấn của những cái đầu Mỹ và những trái tim Mỹ. Chúng ta đã đưa ra trí tuệ của mình, đúng là như thế, từ những nguồn cao quí và dòng trong suốt như pha lê (của Châu Âu)... (Tuy nhiên), chính thời gian, trong quá trình phát triển dân tộc, mà chúng ta bắt đầu tạo ra cái gì đó đặc trưng của miền đất đã sinh ra mình. Không người nào mang trong mình một quốc tịch thực sự, không pha trộn, như từ trong tâm hồn, một cái gì đó biểu hiện những nét riêng biệt trong đất đai và khí hậu của nó. Trong khi xây dựng toà dinh thự tri thức,... điều đó phải đến từ những mỏ đá rộng và sâu của chính những ngọn núi, những tảng đá nền, và những cột trụ, thủ phủ của nó, chịu được dấu ấn của địa thức học trí tuệ bản xứ. Và ở đâu, khi nào chúng ta trắc đạc chiều dài và bề rộng của vùng đất, có thể tìm thấy một yếu tố tích cực hơn cho công việc hơn là được cung cấp bởi lịch sử, đồ cổ, các thể chế, và tình yêu, của dòng giống người săn bắt tự do, dũng cảm, hoang dã, độc lập và đầy tính thổ dân? Khi đào đất, chúng ta phát hiện ra những ngọn mác được đẽo khéo léo có gắn mũi tên, và những cái chày có hình thon dài đè bẹp những mê lộ của chúng (nguyên văn). Chúng ta khai quật từ những nơi chôn vùi bị phá hủy và giản đơn, ỗng dẫn của steatite (một khoáng chất), trong đó họ hun, và nhang khói cho thần linh, và các mảnh vỡ của những bát ăn xung quanh nó là những vòng tròn của túp lều quây quần lại ở bữa ăn trong rừng. Gò, mương và rãnh/hào nói về hoạt động của bộ lạc chống lại bộ lạc, và lờ mờ làm hiện ra sự lật đổ của các dân tộc. Không có những cột trụ bọc kim loại bằng cẩm thạch, không có những bản đá khắc chữ - không có những cái cổng gỉ đồng thau. Nhưng bản thân Con Người thì tồn tại trong thời đại của anh ta. Anh ta là một Bức Tượng Biết Đi trước chúng ta. Dáng hình, cử chỉ/động tác và ngôn ngữ của anh ta còn mãi. Và bản thân anh ta là một mẫu mực hấp dẫn để nghiên cứu. Chúng ta sẽ bỏ mặc anh ta và những vết tích cổ vật để theo đuổi những nguồn nghiên cứu tri thức của nước ngoài/xa lạ? Chúng ta sẽ lao động cần cù giữa những tàn tích của Thebes và Palmyra, trong khi chúng ta đứng trước điều bí ẩn kì lạ của một chủng tộc không được biết đến? Tinh thần triết học sẽ tự tiêu tan trong việc nghiên cứu những địa điểm đã bị chôn vùi của Nineveh, Babylon và Troy, trong khi chúng ta chưa cố gắng với những nghiên cứu đúng đắn để sưu tầm, sắp xếp và xác định những dữ liệu quan trọng của lịch sử và cổ vật của thổ dân? (Schoolcraft 1846:5-7).
Từ bước khởi đầu của Pilgrims vào đầu thế kỷ XVII, vết tích của những người dân bản địa đã luôn được nhận biết và tìm kiếm (Wecter 1941). Kiếm tìm hiện vật, với một ý nghĩa đặc biệt để chạm được tới quá khứ đã tạo ra truyền thống Mỹ như một phần của “thiên tiểu thuyết” được tô màu trong trí tưởng tượng của đại chúng về hoạt động của cả những nhà khảo cổ học chuyên nghiệp như những “nhà khoa học” và cả những người nghiệp dư với những sưu tập của họ. Ý tưởng của Jefferson (được củng cố bằng sự nhiệt tình lãng mạn đồng hành cùng với sự thực tế hoá quốc gia) đã không bị triệt tiêu như khi nó bị triệt tiêu bởi những chính trị gia của đế quốc và ý nghĩa của số mệnh được biểu thị đã ủng hộ nó. Hình ảnh của người Anh Điêng cực kỳ hoang dã cao thượng của rừng xanh qua thể hiện của Longfellow Hiwatha và Cooper còn in đậm trong tâm trí mỗi người. Có thể họ hoang dã, hung tợn, nhưng họ là những con người và đức tính của họ về sự cao thượng và độc lập và là những thành tố quan trọng trong sự hình thành tính cách Mỹ. Họ chiếm một vị trí chính đáng trong tiến trình nhân quyền và có vị trí đặc biệt trong sự hiện thực hoá tâm hồn Mỹ. Như vậy, trong khi thừa nhận sự tiến bộ, quá khứ của họ có tầm quan trọng như bến đỗ trên con đường vô hình đến hiện tại. Đây là lịch sử khám phá mục đích; và qua đó để biết quá khứ, cái tổng thể và cả cái riêng, để thấy được quá khứ riêng biệt mà người Anh Điêng đã đóng góp phần nhỏ bé của mình.
Trong suốt thế kỷ XIX, người Anh Điêng, dù còn sống hay đã chết, đều được xem là biểu tượng lịch sử. Những xung đột công khai về tư tưởng vào giữa thế kỷ đã đặt cơ sở cho những luận điểm về chủ nhân của các gò lớn, hay bản chất của bản thân. Tự nhiên đã khắc đậm thêm tầm quan trọng của người Anh Điêng như những tổ tiên tinh thần. Tuy vậy, sự tách rời lịch sử, tính không liên tục của lịch sử trên thực tế giữa quá khứ thổ dân và hiện tại di cư, giữa sự cao thượng của ý tưởng và sự thối nát của đời sống hiện tại đã làm nảy sinh vấn đề thưc tiễn trong tái cấu trúc của quá khứ, những vấn đề mà bản thân chúng cũng biến đổi theo những suy đoán của lịch sử thổ dân minh hoạ. Việc thiếu vắng tư liệu lịch sử cùng thời đã làm tăng tầm quan trọng của hiện vật. Chỉ có hiện vật là chứng cứ chắc chắn về quá khứ. Và chỉ có hiện vật là một cái gì đó của quá khứ đối với cả cấu trúc tinh thần. Hiện vật là cái neo của dòng chảy suy đoán và tưởng tượng.
Mặc dù còn những bất đồng về quá trình lịch sử, thì một điều đã rõ ràng rằng, những tàn tích vật chất của quá khứ tiền sử, mà nhờ sự cư trú Âu - Mỹ xuất lộ càng ngày càng nhiều, đã cung cấp những manh mối (có thể chỉ có một) của quá khứ trải rộng trong thời gian và rất khó nhận biết. Khắp mọi nơi, như Stephens nói, sự tồn tại của chúng gợi nhắc câu hỏi lịch sử. Vào cuối thế kỷ, Foster trong một nghiên cứ tổng hợp nổi tiếng của mình đã so sánh bản thân ông một cách đơn giản, như ông lưu ý với Gibbon người “ Trong đống đổ nát của kinh đô La Mã đã thai ngén ý tưởng về viết lịch sử hình thành và sụp đổ của đế chế” (Foster 1987:iii). “nhờ những công trình của những cư dân huyền thoại được biết như những người xây dựng các Gò” (Gò tức là Kim tự tháp của người Da đỏ.ND).
Vấn đề này thuộc về phương pháp hơn là về mục đích: làm thế nào để biến hiện vật thành sử liệu. Trong một khung niên đại rộng mà tài liệu sử dân tộc học và lịch sử suy đoán cực kỳ nghèo nàn, làm sao để bắt những mảnh hiện vật phát ngôn.
Người Anh Điêng, trong cái lốt của một “người hoang dã” đã được lý tưởng hoá để chiếm giữ một chỗ thích hợp riêng trong quá trình diễn biến lịch sử. Có quan hệ với những người hoang dã kỳ lạ bên ngoài thế giới của truyền thống châu Âu, lối sống của họ- và bản thân họ như những “hoá thạch sống”, như voi hay tê giác - được xem như một phần của tự nhiên, đó là lý do họ được nghiên cứu như lịch sử tự nhiên hơn là nghệ thuật. Được coi là sản phẩm của tự nhiên, họ được sử dụng giống như trong địa chất và cổ sinh vật học, như những chìa khoá để mở cánh cửa của lịch sử không thành văn lâu dài của nhân loại, lịch sử thế giới của sự tiến bộ liên tục.
Cả lịch sử tự nhiên được thể chế hoá, chuyên môn hoá và địa chất hoá, một cách rất tự nhiên đã cung cấp những chỉ dẫn mang tính phương pháp luận giống như một tập hợp những ranh giới của vấn đề khảo sát dùng diễn giải hiện vật. Không giống như sự phát triển của khảo cổ học truyền thống ở châu Âu, nơi mà phương pháp luận và mục đích đựơc vẽ từ cái mà chúng ta định danh một cách lỏng lẻo là “nhân tính”, những cái của khảo cổ học tiền sử Mỹ là mảng tách ra từ khoa học tự nhiên và đặc biệt là của địa chất (Grayson 1983; Gruber 1965). Nhất là ở Mỹ, sự thừa nhận người Anh Điêng như “con người của tự nhiên” đã làm cho những nghiên cứu về họ như là một phần của lịch sử tự nhiên. Trong những hướng dẫn các nhà tự nhiên học tại một loạt những đợt điền dã do chính phủ tài trợ ở miền Tây, bắt đầu với Lewis và Clark năm 1803, thì việc thu thập thông tin về người Anh Điêng luôn luôn được đi kèm với việc thu thập dữ liệu về động vật học, thực vật học và địa chất trong các chương trình làm việc. Những nhà tự nhiên học, ví dụ như Jeffries Wyman là người đã khởi đầu những cuộc khai quật để tìm kiếm bối cảnh của hiện vật.
Như vậy ý nghĩa của khuynh hướng phương pháp luận là những vấn đề nào đã được xác định trong khung của lịch sử tự nhiên và địa chất thì cũng là những cái đã được đưa một cách mặc định vào những mảnh vỡ hiện còn của thái độ ứng xử bản địa (quá khứ và hiện tại), cái có thể thu thập và bảo tồn ở thể vật chất.
“Lịch sử tự nhiên” có mục tiêu ban đầu là mô tả một cách chính xác những dạng hữu cơ đặc biệt (và thường không liên quan về mặt lịch sử), mà trong đó ngày nay chúng ta có thể quy vào bối cảnh môi trường và ứng xử của những dạng hữu cơ đặc biệt đó. Tiếp theo sau nhiệt huyết của Linnea về hệ thống kinh điển, cái mà có thể được tái tạo một cách nào đấy trật tự của Sáng tạo, sự tập trung được chuyển dịch một cách tăng dần đến sự mô tả chính xác của những loại hình học hữu cơ như những chiết xuất từ tổ hợp sống. Điểm khảo sát đã chuyển từ những quan sát trên hiện trường và thu thập bởi những nhà tự nhiên học đến sự mô tả và phân loại trong “phòng thí nghiệm” bởi những nhà thực vật học và động vật học chuyên nghiệp. Kết quả hay nhất trên thực tế là tái tạo thứ bậc của “phân chia tự nhiên” và điều đó đã gây ra một thứ logic riêng, được coi là kế hoạch tuyệt diệu của Sáng tạo một cách khá vị chủng. Ví dụ như Nhật ký của Đác Uyn “lịch sử tự nhiên” rất nổi tiếng và sâu sắc, đây là công trình nghiên cứu tỉ mỉ của ông về những con hàu, được các đồng nghiệp đánh giá là công trình khoa học quan trọng nhất của Đác Uyn và đã được Huân chương Copley của Hội Hoàng gia. Đây là công trình phân loại quan trọng, có gốc rễ từ Linnea dẫn đến hệ thống của những khái niệm trừu tượng được vật chất hoá. Kết quả tiếp theo là sự tách biệt những người nghiên cứu tiền sử ra khỏi khảo cổ học cổ điển ở Anh, đặc biệt ở Pháp và đã để lại một dấu ấn khoa học trong những hoạt động của các nhà tiền sử học. Giống như trong cổ sinh vật học, thứ bậc phân loại của sự phức tạp hình thức dễ dàng được chuyển vào tiến trình lịch đại, mà với nó thì những phát hiện trong các hang động và thềm sỏi ở châu Âu xem ra được thừa nhận dễ dàng. Sự phân loại, những giá trị của nó đối với khoa học tuy thế lại có tính giải tích và phi lịch sử trong ý nghĩa của nó; mặc dù mục đích của nó mang tính khám phá đồng thời cũng là phương tiện, những hiệu quả của sự phân loại đã chuyển từ nhấn mạnh việc diễn giải hệ thống sang diễn giải từng phần.
Đối với những vấn đề về lịch sử, đây là việc xây dựng những tài liệu lịch đại về sự cư trú của thổ dân và những vấn đề liên quan tới người Anh Điêng. Trong vấn đề này, địa chất và nhất là cổ sinh vật học cung cấp những kiểu mẫu thích hợp hơn. Trong những ngày ấy, cách tiếp cận theo kiểu chọc thủng phòng tuyến khoa học thực chất của cách mạng xuất hiện với tần số liên tục đã gây ra sự bối rối bởi bản chất bí truyền của thông tin mà chúng đòi hỏi. Bởi vậy, quả là khó khăn để cảm nhận được niềm hào hứng dâng trào mà giới trí thức trung lưu quan tâm tới ngành cổ sinh vật học trong nửa đầu thế kỉ trước. Sự tái tạo thế giới hữu cơ đã tuyệt chủng từ lâu như kiểu cư trú của những sinh vật dị thường như loài khủng long Moa khổng lồ hay Megatherium từ những vết tích rời rạc của răng hóa thạch hay những mảnh xương chi vỡ chính mới là nhu cầu lớn nhất. Chính sự phát triển ồ ạt và nhanh chóng của thời đại lúc đó thật đáng ngạc nhiên, và tất nhiên, thật đáng lo ngại cũng như thật đáng sợ đối với một số người. Việc sử dụng hóa thạch để đưa ra một chuỗi những hình thái của sự sống qua nhiều trang lịch sử được trợ giúp bởi diễn tiến địa tầng liên tục, mà ta thấy xuất lộ ở khắp mọi nơi bởi một châu Âu công nghiệp hóa và đô thị hóa. Sự gia tăng những tư liệu từ trái đất để trả lời những câu hỏi về lịch sử trái đất quả là lắm gian truân nhưng cũng đầy hứa hẹn đến nỗi huấn thị Bacon đã được phục hưng để mô tả điều kiện tiên quyết cần có cho việc xây dựng các hệ thống. Nhằm đưa ra những ngữ nghĩa cụ thể, lịch sử tự nhiên phải đi trước triết học tự nhiên. Vì thế, thực chất đây là môn khoa học mới mà những khái niệm của nó đã được các nhà tiền sử học chấp nhận, yêu cầu tiên quyết hướng tới sự tích lũy những dữ liệu chính xác qua quan sát được sắp đặt bởi những khuynh hướng nghiên cứu hay ý thức hệ. Như Lyell đã phát hiện trước đó trong môn địa chất học tái sinh, Squier đã định nghĩa chủ nghĩa kinh nghiệm bằng cách tái tạo tiền sử khởi nguồn của người Anh điêng. Mở đầu bản báo cáo khảo sát nơi cư trú của người Anh điêng mà ông cùng Davis đã tiến hành, Squier (1847 : 135) viết:
Tất cả mọi quan điểm trước đây đều bị bác bỏ, và công trình nghiên cứu bắt đầu như thể chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành cũng như chưa một điều gì đã được biết, trân trọng mọi tàn tích đơn lẻ của di tích trải rộng quanh ta. Kết luận cuối cùng đạt được là, hoặc di tích được bỏ mặc hoàn toàn cho một nhà thơ hay nhà tiểu thuyết, hoặc những di tích này nếu có khả năng phản chiếu bất kỳ một thứ ánh sáng gì lên những vấn đề khảo cổ học lớn lao có liên quan tới lịch sử nguyên thủy của lục địa Mỹ, nguồn gốc, sự di dân và nhà nước cổ xưa của chủng tộc này, thì chúng cần được nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng, và nhất là một cách có hệ thống.
Chính vì thế, sự tôn sùng đối với hang động cũng bị bác bỏ.
Những khái niệm cơ bản trong phương pháp mới để biến những hiện vật thành những tuyên bố lịch sử có ý nghĩa chính là sự phối hợp giữa địa tầng học với hóa thạch chỉ dẫn. Đây là những khái niệm mượn trực tiếp từ địa chất học để áp dụng vào tiền sử học mà trong đó hiện vật, phần lớn là bộ phận của tự nhiên và được lấy khỏi bản sao hiện đại của nó đã được xử lý như hóa thạch. Cấu trúc của loại hình hiện vật cung cấp một "hóa thạch" chỉ dẫn có khả năng nhận diện địa tầng. Như ở môn cổ sinh vật học, đặc điểm vị trí của loại hình - sự kết hợp của loại hình và địa tầng - đã cung cấp chứng cớ xác thực chứng minh lý thuyết về tiến trình lịch sử. Trở thành những thành phần quan trọng của ý thức hệ uy lực của thế kỉ 19 trong nhiều lốt vỏ của nó, được cả những nhà chuyên môn và người thường chấp nhận rộng rãi. Ở những nơi mà kết quả khai quật không đầy đủ để biểu đạt sự nối tiếp địa tầng hay ở nơi mà vết tích còn lại không đưa tới một sự phân tách địa tầng thì bản thân loại hình hiện vật tương hợp với một quy trình kỹ thuật nào đó sẽ là chỉ báo của địa điểm đó trong sự tiếp nối về mặt thời gian (có nghĩa là nếu không có tư liệu địa tầng thì kỹ thuật chế tác và loại hình hình hiện vật sẽ là tư liệu chính-ND) . Lôgíc của phương pháp này không xa lạ gì đối với khảo cổ học. Nó đã được thử nghiệm khá hiệu quả qua những thành công rực rỡ trong địa chất học, lại được kế tục về khái niệm và phương pháp bởi môn tiền sử học mới được chuyên nghiệp hóa, do đó có mối quan hệ gần gũi với khoa học "chân chính". Pitt - Rivers, người không được coi trọng trong môn lịch sử khảo cổ học với tư cách là nhà phương pháp luận và nhà khảo cổ học thực địa lại chính là người phát ngôn hiệu quả của phương pháp này. Quan tâm tới vũ khí và có một bộ sưu tập vũ khí đồ sộ, kể từ những năm 50 của thế kỷ XIX ông đã sử dụng những quy luật của cải tiến hay phát triển kỹ thuật làm nguyên tắc chủ yếu và căn bản để sắp xếp bộ sưu tập của mình (Pitt-Rivers 1906). Chính một quy tắc có vẻ được minh chứng với một sức thuyết phục rõ ràng trong dân tộc học so sánh và sử liệu đã thực sự thúc đẩy việc ứng dụng nó vào những dữ liệu của tiền sử học. Thêm vào đó, các cuộc khai quật kỹ lưỡng của ông được tiến hành nhằm thu thập hiện vật từ những địa điểm được phân tầng cẩn thận và có tổ chức. Hơn thế nữa bối cảnh luôn được phân tầng. Mối tương đồng giữa khảo cổ học tiền sử với môn cổ sinh vật học cổ điển cũng được nâng ở mức hợp đề. Trong khi những nhà phân tích trong phòng thí nghiệm và so sánh chuyên nghiệp thay thế các nhà tự nhiên học trong việc xây dựng một kế hoạch trừu tượng hơn về Tự nhiên, thì những bảo tàng và quản thủ của bảo tàng thế chỗ những nhà sưu tập địa phương trong việc tìm kiếm một diễn giải chính xác hơn về quá khứ và qua đó đến hiện tại của con người .
Việc sử dụng các loại mẫu vật và vị trí địa tầng đã xác định hướng nghiên cứu khảo cổ chính yếu trong thế kỷ tới. Các kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở củng cố cho giả thuyết đã được thừa nhận một cách rộng rãi về tiến trình đang được áp dụng phổ biến và phần nào đó đã tạo ra sự phát triển một cách liên tục trong điều kiện nhân loại, mà điều này được thể hiện rõ nhất trong công nghệ. Sự chuyển dịch nhanh chóng sang nền kinh tế- máy móc trong suốt thế kỷ qua có thể giải thích phần nào cho xu thế công nghệ hóa mà thường chúng ta không nhận ra. Tuy nhiên, chính các mẫu vật lại chiếm vị trí lớn trong cơ sở dữ liệu của các nhà khảo cổ và tính hiện thực của các phương pháp nghiên cứu tập trung, qua đó càng khẳng định thêm xu hướng trên khi đi tìm một khái niệm thực chứng và mang tính khoa học về cả lịch sử lẫn văn hóa. Kết quả là, ở châu Âu và sau đó là Mỹ, các nhà khảo cổ đã định nghĩa lại và phần lớn đã nhân cách hóa, coi các mẫu vật là một phần của hành vi, giống như cách thức mà các nhà cổ sinh vật học sử dụng các mảnh vỡ hữu cơ và coi đó là một cơ thể đầy đủ. Mặc dù một mẫu vật có thể đại diện cho cả tập hợp, nhưng mỗi phần lại có tính đặc trưng và sự nguyên bản riêng theo một khái niệm thời gian hạn chế tương đối. Thường thì việc đưa ra một bảng niên đại dựa trên một loại mẫu vật sẽ gây ra tranh luận, điều này cho thấy sự hạn chế của khái niệm kiểu và mức độ ảnh hưởng của xu hướng ý thức hệ như Meltzer (1983) mô tả. Chính niềm tin không đúng chỗ về giá trị thông thường của loại hình hiện vật như một mốc thời gian, là vấn đề trung tâm trong cuộc tranh luận xung quanh “đồ đá cũ” Abbott ở thềm sỏi Trenton. Cuộc tranh luận này đã diễn ra hết sức sôi nổi và cũng giống như các cuộc tranh luận với Squier trước đó, nhưng khi thảo luận đến vấn đề suy đoán khảo cổ dưới mọi hình thức thì cuộc tranh luận lại bị đóng băng. Kết quả là trường phái này ngày càng liên quan đến tính chính xác trong quan sát và mô tả mà theo đó việc quá nhấn mạnh vào bản thân một mẫu vật và thuộc tính tự nhiên của nó đã làm cho mẫu vật đó không còn dấu ấn nào của con người.
Đến cuối thế kỷ này, việc nghiên cứu khảo cổ người da đỏ đã hoàn toàn được chuyên nghiệp hóa. Công việc ở Văn phòng Viện Smithsonian của Dân tộc học Mỹ, nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn những di tích của tộc người này trước sự xâm nhập bên ngoài, mọi cách tiếp cận đều hiệu quả đối với việc phát hiện và bảo tồn các tài liệu khảo cổ. Mặc dù các nhà sưu tầm địa phương trên khắp cả nước vẫn thu thập các hiện vật khảo cổ và trưng bày cho những người hiếu kỳ, các chương trình nghiên cứu và khai quật tích cực vẫn được tiến hành và các phương pháp thực địa cũng được cải tiến, nhằm chứng minh các chuỗi phát triển mà tính chất lịch sử của chúng được thể hiện trong các tích tụ địa tầng. Tính chuyên nghiệp hóa cao này – sự nổi lên của khoa học khảo cổ với xuất phát điểm từ chủ nghĩa thực chứng – đã ngăn cản việc nghiên cứu do nó quá nhấn mạnh vào các dữ liệu. Trong khi đó, tôi xin nhấn mạnh lại rằng những di vật mà chúng ta quan sát chỉ là những mảnh vụn của một nền văn hóa và người ta đã quá đặt nặng vào đó những ý nghĩa này nọ. Như Trigger đã đề xuất vào năm 1980, sự phát triển của khảo cổ học Mỹ đã biến người da đỏ từ người thành ra vật. Những người da đỏ - dù là thực hay tưởng tượng, với cách nghiên cứu của Morgan, và tổ tiên tinh thần, theo như Schoolcraft, đều đã biến mất. Việc họ đòi lại di sản của mình cũng đã bị bao phủ bởi sự im lặng của đá – và vậy là, lại một lần nữa bị làm cho câm lặng.
Mặc dù các nỗ lực không thường xuyên và thường là có tính suy đoán cao nhằm liên hệ mẫu vật với chức năng thông qua việc sử dụng phép loại suy có tính dân tộc học dựa trên các giai đoạn phát triển của con người cũng được công nhận rộng rãi, mục đích chủ yếu của khảo cổ học và dân tộc học – và của cả nhân chủng học nữa – là lịch sử của các giống loài qua lịch sử. Nói một cách cụ thể hơn, một chủ nghĩa dân tộc mới, được thôi thúc bởi sự thành công chính trị và kinh tế, đã làm hồi sinh lợi ích của thời kỳ thực dân; và trong lợi ích đó thì khảo cổ học được sử dụng để bổ sung cho ngành dân tộc lịch sử học nhằm chứng minh những điều kiện dân tộc học mà dưới những điều kiện đó thì dân Âu-Mỹ đã bắt đầu cuộc sống ban đầu của mình.
Vì là một sự bổ trợ cho lịch sử chính trị học nên khảo cổ nhân chủng học đã và vẫn được quan tâm. Ngành khoa học này ít liên quan đến “văn hóa cao” của các nhà khảo cổ học cổ điển và cũng không dính dáng mấy đến nhân chủng học, một lĩnh vực mà trong thế kỷ này đã được phân biệt thành một ngành với đặc quyền riêng biệt của nó – đặc quyền hiểu được văn hóa, một khái niệm vốn được coi là sự khác biệt riêng của người với các loài, mặc dù văn hóa là một khái niệm rất khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, lịch sử mà ngành khảo cổ học nghiên cứu chính là lịch sử dân tộc học. Đó cũng là lịch sử của “nhân loại”, của các tiến trình di dân, cái đã đặt nền tảng cho các thực thể lãnh thổ đương đại, cũng như là những khát vọng mà cả ngôn ngữ học và nhân “chủng tộc” học cũng góp phần tạo nên. Cũng giống như những chi tiết của từ vựng hay những thực thể, các mảnh vỡ trong đồ nghề của các nhà khảo cổ, được bảo tồn qua thời gian, là thẻ tên của cái tục lệ mãi mãi của con người, thêm chi tiết thời gian vào chi tiết không gian. Những mảnh vụn này có thể là “văn hóa” theo nghĩa của Tylorean, nhưng chúng không thể là văn hóa theo đúng nghĩa của khái niệm này.
Trong khi việc sáng tạo những anh hùng trong lịch sử trí tuệ là một bài tập bị hạn chế về thời gian nguy hiểm như Stocking (1963) thường hay biểu lộ, thì Franz Boas xứng đáng được công nhận khi đã coi khái niệm văn hoá là một thực thể riêng biệt và hệ thống. Mặc dù nhấn mạnh đến định nghĩa của Taylor, nhưng chính Boas đã đưa ra khái niệm tính chất riêng và sự tồn tại của văn hoá, giúp cho việc tiếp cận văn hóa như một tổng thể, việc xem xét lối sống một cách tổng thể của một nhóm người phân loại theo tiêu chí xã hội hơn là tập hợp của các phần hành vi của con người. Theo ông, khái niệm văn hoá là sản phẩm đặc trưng Đức sinh ra từ chủ nghĩa lãng mạn Đức, mà trong đó một nhóm người, VOLK, có tính đơn nhất và tính cá biệt trong một dải các hành vi thường nhật. Sự thành công – hay có thể nói sự thoả mãn? – chính là sự chuyển dịch sang một khái niệm khác về văn hoá như một tiêu điểm nghiên cứu của nhân loại mà chỉ trong nửa thập kỷ, cái khái niệm của Taylor “văn hoá là tập hợp của các phần” đã bị thay thế bởi truyền thống Ănglô-Xắc xông với khái niệm tổng thể của Boas. Cổ vũ cho phương pháp tiếp cận cấu trúc đối với văn hoá, Hocart đã đưa ra một phiên bản mới hơn của mô hình hữu cơ.Khi phân tích về cấu trúc xã hội loài người, ông viết (1970:3):
Các tác phẩm hiện tại đã từ bỏ phương pháp của Taylor cũng như những môn đệ của Taylor, công trình bức tranh ghép tổng hợp đã được làm ra từ các mảnh rải rác. Cần phải nhìn nhận các dân tộc như một tổng thể, giống như một nhà động vật học nghiên cứu động vật theo tổng thể. Sự mổ xẻ vấn đề một cách kỹ lưỡng như vậy cũng có nghĩa là hạn chế theo chiều rộng. Do vậy tốt hơn là nên có ít các nghiên cứu, nhưng kỹ lưỡng, hơn là nhiều mà chỉ có tính bề nổi.
Thậm chí như một ví dụ, Hocart là một nhân chứng phù hợp cho việc thay đổi trong thái độ chỉ vì ông ta không theo phái Boas hay theo phái Mỹ.
Mặc dù ảnh hưởng của những năm tháng mà Boas sống với người Eskimo có thể được diễn giải theo nhiều cách (xem chẳng hạn., Stocking 1965), thì chẳng ai nghi ngờ chính điều này đã khẳng định thêm ý nghĩa của tính thống nhất trong hệ thống hành vi: văn hoá. Ông không giống với các đồng nghiệp Anh đương thời, những người hiểu lịch sử phổ quát theo khái niệm tiến trình hoặc theo các đồng nghiệp Mỹ với truyền thống của họ dựa trên tập hợp của các phần. Ông đã từng trải qua khi còn trẻ một hệ thống văn hoá trên thực tế sẵn có, hệ thống mà những ý tưởng được khai thác từ chủ nghĩa lãng mạn Herder và càng được tôi luyện qua từng trải thực tế. Chính điều này tạo ra sự nghi ngờ về cách đánh giá văn hoá dựa trên các tiêu chí vị chủng và chuyên quyền và thậm chí là ý tưởng của một loạt tiến trình phổ quát. Đó cũng chính là kết quả.
Ông chỉ trích gay gắt cái giả định tuyệt đối đằng sau những mục tiêu và phương pháp của khảo cổ học kinh điển, ông cho rằng chính “văn hóa” trong cách hiểu thông thường của mỹ thuật, văn học và âm nhạc đã phân biệt con người văn minh với tổ tiên hoang dã của anh ta. Ông đưa ra những bằng chứng về sự nhạy cảm tinh tế của những người Eskimo đối với âm nhạc và thơ, và kết luận rằng (Boas 1887a: 385) “một vài ví dụ này sẽ chứng tỏ rằng trí não của “người hoang dã” có thể cảm thụ được vẻ đẹp của âm nhạc và thơ, và rằng chỉ đối với những người quan sát phiến diện thì người “hoang dã” mới có vẻ ngu ngốc và không biết xúc cảm”. Sau đó ông đã tiếp tục khẳng định quan điểm của mình khi đề cập tới nghệ thuật. (Boas1897;1916;1927).
Boas còn chỉ trích thẳng thắn hơn nữa quan điểm về người Anh Điêng trước đây xuất phát từ một nỗi hoài niệm về một quá khứ chưa bao giờ tồn tại hay xuất phát từ thực tế những kinh nghiệm với các dân tộc mà cách sống của họ đã bị hủy diệt bởi một thế kỷ của sự đồng hóa áp đặt. Để tìm thấy những người Anh Điêng, để nghiên cứu phong tục của họ, “chúng ta phải tới thăm họ tại chính ngôi làng của họ, nơi mà theo phong tục cổ xưa, họ sống mà không bị quấy rầy bởi mối liên hệ với những người châu Âu” (Boas 1888: 628). Chính trong sự thay đổi về cách tiếp cận, từ sự hỗn loạn về hành vi (sản phẩm của sự bành trướng Âu - Mỹ theo một giới hạn không đổi) sang một hệ thống hành vi kiên định từ bên trong, mà những khởi đầu của nhân học Boas được nhận thức rõ. Đối với người Anh Điêng, sự thay đổi trong cách tiếp cận này đòi hỏi một quá khứ được ghi nhớ chuyển thành một hiện tại dân tộc học.
Hơn thế nữa, mọi biểu hiện về hành vi, mọi bộ phận của một hệ thống chỉ có thể được hiểu thấu đáo thông qua sự phân tích vai trò của nó trong hệ thống đó. Quan điểm này cung cấp một cách thức mới trong việc giải thích những hiện vật mà dữ liệu của một nhà điền dã là một mảnh vỡ phi văn bản (atextual). Đi ngược lại ý kiến cho rằng xét về mặt nào đó, người Anh Điêng hay người “hoang dã” ở bất cứ nơi đâu cũng đều được đặc trưng bởi một trạng thái tinh thần khác với người “hiện đại” và do đó, họ phải được nghiên cứu và được hiểu theo một cách khác. Boas tiếp tục tuyên bố và giải thích rằng, bất kể điều kiện đặc biệt nào của đời sống vật chất, cho dù sự đa dạng của kinh nghiệm loài người có lớn tới đâu thì với con người, quá khứ và hiện tại là một thể thống nhất. Sự thống nhất này xuất phát không phải bởi một con đường tiến lên chung của lịch sử thông qua những chặng phổ biến của sự phát triển về lượng mà là từ một tương đồng của ý nghĩ, trí tưởng tượng và nỗi băn khoăn. Khi nhớ lại kinh nghiệm lớn lao thời tuổi trẻ của mình với những người Eskimo 40 năm trước (và một điều luôn luôn quan trọng là cần phải nhớ rằng Boas mới chỉ 24 tuổi, là một người Đức gốc Do Thái hấp thụ tư tưởng của tầng lớp trung lưu thành thị khi ông đến với những người Eskimo), ông viết (Boas 1927: 2):
Bất cứ ai đã từng sống với những bộ lạc nguyên thủy, đã chia sẻ niềm vui và sự đau khổ của họ, chia sẻ sự thiếu thốn cũng như sự sung túc của họ, đã xem họ không chỉ là những đề tài nghiên cứu để kiểm tra họ giống như một tế bào dưới kính hiển vi mà coi họ như những người có cảm xúc và suy nghĩ, sẽ đồng ý rằng không có cái gọi là "tâm trí nguyên thủy", là cách suy nghĩ "ma thuật" hay "tiền logic", và rằng mỗi cá nhân trong xã hội "nguyên thủy" cũng là một người đàn ông, một người phụ nữ, một đứa trẻ với cùng một kiểu, cùng một cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động như những người đàn ông, phụ nữ và trẻ con trong xã hội của chính chúng ta.
Boas sớm nhấn mạnh quan điểm phương pháp luận của mình trong cuộc tranh luận của ông với Otis Mason. Trái với cách sắp xếp theo khuynh hướng bảo tàng chia các loài theo loại và địa lý, Boas tranh luận rằng chỉ trong “lịch sử” của sự vật mà một người có thể nhận thức được ý nghĩa của nó (xem Hinsley 1981:98-100; Boas1887b). Lại là lịch sử! Nhưng đối với Boas - nhà sưu tập bảo tàng và nhà nghiên cứu điền dã - lịch sử là bối cảnh (context). Chính trong lịch sử của lịch sử tự nhiên sau này mà ở đó mỗi cơ thể sống được miêu tả trong bối cảnh sống của nó. Chỉ riêng sự vật (the object) là chết, chết đi giống như da của loài chim hay những đồ hóa thạch trên bàn của một nhà hệ thống học, chết đi giống như xác chết trên bàn khám nghiệm tử thi của một nhà giải phẫu. Để được hiểu, sự vật phải được nhìn thấy sống động, trong bối cảnh của hệ thống hành vi mà nó là một bộ phận trong đó. Công cụ hay bài hát, tượng đài hay câu chuyện, vật chất hay ý niệm - mỗi yếu tố trong hệ thống hành vi đều có ý nghĩa bắt nguồn từ tính xã hội của nó, từ vai trò mà nó đảm nhận trong một hệ thống hành vi đặc trưng của con người và chính từ chuyên môn đã được sửa sang là “văn hóa” được gắn với hệ thống đó.
Vượt lên trên những khác biệt được thể hiện với sự tôn trọng cung cách mà trong đó sự vật nên được trưng bày trong một bảo tàng hay, thậm chí hơn thế, với sự tôn trọng những hiểu biết mà những mảnh thông tin như vậy nên đóng góp vào, cuộc tranh luận giữa Mason và Boas minh họa cho một mâu thuẫn mới nổi lên giữa nhà bảo tàng học và nhà “dân tộc học” chuyên biệt, giữa nhu cầu của nhà bảo tồn (conservator) và người diễn giải, giữa một nhà thực chứng và một nhà lý thuyết. Đó chỉ là một khía cạnh nhỏ lẻ trong một mâu thuẫn phổ biến hơn và chưa bao giờ được giải quyết thành công giữa những nhà kinh nghiệm chủ nghĩa và những nhà lý thuyết trong lĩnh vực khoa học. Trong nhân học, nó thể hiện một mâu thuẫn giữa sự nhấn mạnh đối với sự vật và sự nhấn mạnh đối với hệ thống hay cấu trúc. Mặc dù thường được đưa ra như là một mâu thuẫn giữa những biểu hiện vật chất và phi vật chất của hành vi người nhưng sự tranh luận còn đi xa hơn thế. Những nghiên cứu viên đầu tiên của ngành nhân học có thể và sẽ coi nhóm từ chuyên biệt về quan hệ ruột thịt hay đặc trưng về ngôn ngữ như những mẩu và những mảnh riêng biệt để được sắp xếp theo một tuyến phát triển nào đó theo đúng cách mà có vẻ tự nhiên đối với các hiện vật. Một số ít người nghiên cứu khảo cổ , khi đối mặt với một vấn đề cấp thiết trong việc tìm kiếm dữ liệu, đã thấy rõ nhu cầu phải tham gia vào những màn biểu diễn nhào lộn trí não điêu luyện của các nhà lý thuyết về văn hóa (ý nói sự phức tạp của lý thuyết-ND) . Về phần họ, những nhà nhân học văn hóa lại thấy việc xáo trộn các mảnh gốm hay sự sáng tạo những loại hiện vật thật buồn tẻ và nhàm chán. Khi những nhà khảo cổ học tiếp cận văn hóa họ có xu hướng coi nó như là một nhóm những đặc điểm riêng biệt được cụ thể hóa/ vật chất hóa bởi sự riêng biệt của những vật thể mà họ nghiên cứu; và trong lĩnh vực này, nhà nhân học văn hóa có xu hướng tập trung vào những khái niệm được cụ thể hóa hay vật chất hóa trong ngôn ngữ của người đem thông tin hơn là những chi tiết của cuộc sống hàng ngày. Việc có hay có thể có những lý do thích hợp đối với một sự khác biệt như vậy trong khi tiếp cận một vấn đề điều tra quen thuộc, không nên dùng để che đậy một sự thật là một khác biệt như vậy luôn tồn tại trong giới hạn của sự hiểu biết cả trong khảo cổ học và nhân học văn hóa. Ngoài sự công nhận bởi mỗi ngành rằng vật thể là một bộ phận của văn hóa, chẳng có ý nghĩa nào về cái mà tôi gọi là một “xã hội học của văn hóa vật chất”. Bất chấp những khác biệt gắn với giá trị của hiện vật một tài liệu văn hóa, người ta không công nhận rằng bản thân vật thể đóng một vai trò trong cấu trúc của hành vi, trong văn hóa.
Boas đã sớm báo trước một ngành “khảo cổ học văn hóa” được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn hiểu biết về một sự tiếp nối lịch sử của một nền văn hóa nhất định, có nghĩa là, một khái niệm về tổng thể văn hóa đem lại cho những tiêu điểm rõ ràng hơn chiều cạnh đồng đại và lịch đại của nó. Đối với độc giả trong trạng thái liên tục hưng phấn bởi những vật được tìm thấy ở Knossos và Nineveh, những nơi đang mở rộng thông qua khảo cổ học những giới hạn đồng đại của truyền thống học thức phương tây, Boas chỉ ra (1902:1) lời hứa của một ngành khảo cổ học ở Tân Thế giới và phương pháp để nhận ra nó.
Trong khi khảo cổ học ở các quốc gia Địa Trung Hải và một bộ phận lớn của châu Á nghiên cứu những di chỉ đầu tiên của các dân tộc sở hữu một nền văn học (tức có chữ viết), những dân tộc mà lịch sử của mình được biết phần nào thông qua các tài liệu thành văn, thì chúng ta lại tìm thấy ở Mỹ, và hầu như chỉ duy nhất ở nơi đây, những di chỉ của một dân tộc chưa biết tới nghệ thuật viết chữ và lịch sử của nó hoàn toàn chưa được khám phá. Do đó, vấn đề mà chúng ta đang giải quyết tương tự như vấn đề của khảo cổ học tiền sử của Cựu Thế giới . Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu những di chỉ cổ đại của những người sống trên hồ, của những đống rác bếp, và của những khu vực tiền sử khác mà chúng ta chưa có những hiểu biết chính thức nào trên văn bản, phải được sử dụng trong những cuộc điều tra trong khảo cổ học Mỹ. Nhưng ngay cả khi trong trường hợp này, những điều kiện là không thể so sánh được. Văn hóa cổ xưa của một dân tộc để lại các di chỉ ở châu ÂÂAu đã hoàn toàn biến mất, và nhường đường cho sự văn minh của một loại hình hiện đại. Dường như rất có thể những di chỉ được tìm thấy trong hầu hết các khu vực khảo cổ học ở Mỹ đều do một dân tộc có văn hóa giống như văn hoá của người Anh Điêng hiện nay để lại. Chính vì lý do này, nghiên cứu dân tộc học về người Anh Điêng phải được coi như là một công cụ đắc lực đối với việc chứng minh tầm quan trọng của các di chỉ khảo cổ. Khó mà có thể hiểu được tầm quan trọng của những di chỉ khảo cổ học ở Mỹ nếu không có những quan sát dân tộc học, những quan sát thường xuyên đã giải thích mức độ quan trọng của những phát hiện về thời tiền sử.
Sau khi khẳng định điều này, Boas tạm thời dừng lại, ông sử dụng phần còn lại trong bài viết ngắn của mình để miêu tả cách thức mà các tài liệu khảo cổ học từ những nơi khác nhau có thể được sử dụng, chủ yếu là theo kiểu của ngôn ngữ học lịch sử hay ngôn ngữ học so sánh, nhằm tái xây dựng quá trình lịch sử của những nhóm tộc người riêng biệt. Tôi không muốn tuyên ngôn quá nhiều cho Boas. Trong những năm đầu nghiên cứu, mục tiêu của ông là lịch sử, một thứ lịch sử quan trọng hơn những khuôn mẫu bị những người đương thời trong các nghiên cứu dày đặc của họ chối bỏ và là thứ lịch sử được nuôi dưỡng bởi một niềm tin hợp lý của chủ nghĩa tiến bộ (progressionism) toàn cầu và đơn tuyến. Sự thừa nhận của ông về ý nghĩa của chính thể luận hữu cơ (organic holism) của quá khứ và hiện tại trong một nền văn hóa của một xã hội sẵn có đã không che khuất được tầm quan trọng của sự tái xây dựng lịch sử loài người như một mục tiêu của ngành nhân học (có nghĩa là dân tộc học) mà ông nói tới, cũng như không che đậy được phương pháp phân tích văn hóa như là một công cụ để theo dõi quá trình thay đổi văn hóa. Đối với ông, lịch sử không phải là người đạo diễn siêu hình của các sự kiện của loài người mà bản thân lịch sử là một biểu hiện của quá trình văn hóa. Những vấn đề trong dân tộc học của ông nhất thiết phải là những vấn đề liên quan tới lịch sử, sự mở rộng về thời gian của một cách nhìn địa/ văn hóa, một cách nhìn khá hiệu quả trong một lĩnh vực hạn chế về thời gian như ngôn ngữ học lịch sử. Cái mà Boas thêm vào là một phạm vi rộng hơn của những vật tượng trưng hay những biểu hiện về hành vi mà cùng theo một cách thức có hệ thống, hình thành nên văn hóa của ông. Từ đó, ông kết thúc bài luận ngắn gọn về chương trình với mong đợi rằng “nếu khảo cổ học ở Mỹ được ứng dụng liên kết với phương pháp dân tộc học (nghĩa là địa/ văn hóa) và ngôn ngữ học, thì đó sẽ là sự trợ giúp to lớn nhất trong việc tháo gỡ lịch sử của lục địa này” (Boas 1902:6). Một nền văn hóa là một sự tập hợp thống nhất từ bên trong mà những cái thêm và bớt tại chỗ (in situ) có thể lần tìm được theo thời gian. Chính sự so sánh quá khứ, thông qua khảo cổ học, với tương lai, thông qua phương pháp điền đã đã cung cấp một cách thức mới của sự thay đổi, nhưng luôn là sự thay đổi trong một nền văn hóa cụ thể, hơn là sự thay đổi trong sự liên hệ tới tâm trạng của con người nói chung. Sự khôi phục lại những nền văn hóa của quá khứ vẫn là một con đường dài, bị chặn lại giữa chừng bởi sự phủ nhận của Boas đối với cách thức mà thông qua đó một tổng thể được suy ra rất dễ dàng bởi những nhà tiến hóa học văn hóa và những nhà lý thuyết vĩ đại của biến đổi văn hóa, những người đã đi theo tiếng gọi của nhiều khám phá mang tính cách mạng của Hang Brixham , Thung lũng Somme và các hang động vùng Perigord.
Những môn đệ của ông cũng không chấp nhận giả thiết về một ngành “khảo cổ học văn hóa”, và thay vào đó, họ tìm kiếm trong cả phương pháp điền dã và khảo cổ học để tinh lọc kỹ càng hơn, giải thích cẩn trọng hơn những chứng cứ đã biến mất.
Thay vào việc đóng vai trò hỗ trợ để tái dựng những chuỗi văn hóa, khảo cổ học được dệt lên với độ chính xác cao hơn nhiều vẫn tiếp tục là một sự trợ giúp cho lịch sử, bất kể là chung hay riêng . Khảo cổ học chuyên về văn hóa đương đại cũng vậy, nhưng cũng chỉ là một đốm sáng trên màn ảnh lịch sử. Với trạng thái nguyên thủy được chắp vá rời rạc, sẽ là hợp lý hơn, khoa học hơn nếu giữ nguyên quan điểm về văn hóa mà trong đó nhấn mạnh vào các bộ phận của nó và lãng quên đi sự cấu kết kích động hoặc toàn thể hoặc từng phần những hành vi đang tiếp diễn của nhóm người. Vì thuật ngữ “văn hóa” của Boas đã tự khẳng định và được đưa vào chương trình học, các loại hình khảo cổ, quá xa rời hoặc thấm sâu vào thực tế, dần dần được sử dụng như văn bản cô lập cung cấp những chiều kích thời gian đã bị tái cấu trúc hoặc bị phá hủy qua sự biến đổi văn hóa. Trong sự kiếm tìm một tổng thể văn hóa (từ mượn của dân tộc học) để có thể đóng vai trò nền tảng cho những hiểu biết về hệ thống động mà thực chất là văn hóa vùng, trong thực tiễn chưa có nhiều trường hợp để xác định những sự vật từ quá khứ tới hiện tại mà ngược lại. Boas khi sử dụng ngữ điệu chọn lọc như văn nói để từ đó những thực tiễn chưa bị phá hủy có thể được khôi phục, cũng như vậy Kroeber sử dụng gốm Peruvian (đạt tiêu chuẩn bảo tàng) như nguồn tư liệu để phục hồi văn hóa đã mất từ lâu. Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp ngôn ngữ thiếu mất dân tộc học về tiếng nói, đồ tạo tác của nhà khảo cổ học cũng thiếu chức năng dân tộc học. Mặc dù chúng nằm trong bối cảnh xã hội, có cuộc sống trong một hệ thống sống, trong những trường hợp nói trên chúng thực sự không có sự sống.
Vì sự phát triển của mối quan hệ triển vọng giữa khảo cổ học với dân tộc học trong thời kỳ mò mẫm về một quan niệm văn hóa khả thi, những năm chuyển giao thế kỉ trên thực tế là một ngã tư đường. Trong những năm tiếp theo, khảo cổ học hướng tới sự chính xác của dữ liệu. Không kể đến sự chệch hướng trong việc tái hiện tiến trình thời gian liên quan được phân tầng và kiểm soát kỹ lưỡng và những mối liên hệ không gian, khảo cổ học đã mở rộng mối quan tâm đến những đồ tạo tác với tư cách là vật thể. Đó chính là loại đồ tạo tác thay đổi qua thời gian và không gian, hơn là qua hệ thống hành vi mà trong đó chúng chính là sự biểu hiện vật chất. Cùng lúc đó, “nhà văn hóa” dần dần hướng đến ý tưởng về văn hóa như một khái niệm trừu tượng, mà những cấu trúc cần thiết có thể được thấy rõ nhất trong tổng hệ tư tưởng như tôn giáo, vũ trụ học và các tổ chức xã hội. Với cách tiếp cận như thế, hiện vật không là gì khác ngoài những mảnh vỡ quá vụn và phù du về ý nghĩa để có thể là bằng chứng hữu hiệu cho những hiểu biết tổng thể; cách tiếp cận này về thực chất dường như quá nhấn mạnh vào hành động làm hơn là hành động nghĩ.
Trong lúc đó, từ chỗ được quan niệm như một lĩnh vực thống nhất - thời hoàng kim của khảo cổ học Mỹ hiện đại – khảo cổ học và nhân học văn hóa ngày càng xa cách nhau, trên thực tế cũng không thể hiểu được những khuynh hướng riêng biệt được tạo nên bởi số liệu và phương pháp luận.
Một câu hỏi lý thú là tại sao cả Boas và các học trò của ông đều không dạy và học một cách chính thức về phương pháp quan sát, bởi đó một mặt là tầm quan trọng của bối cảnh với những hiểu biết về vật thể và vai trò xã hội hay hệ thống của vật thể thực tế đó trong tổng thể hành vi. Dĩ nhiên, ở đây không có bất kì một câu trả lời nào cho những câu hỏi như vậy. Một phần, bản thân quan điểm của Boas về văn hóa quá trừu tượng, quá xa với hiện thực dân tộc học, quá “lãng mạn”, quá lý thuyết và quá khó để đưa ra phân tích. Dân tộc học của Boas ở Tây Bắc Thái Bình Dương là một kết quả đáng thất vọng với những kinh nghiệm của ông về trung tâm Eskimo. Mặc dù cũng có những thực tiễn văn hóa, cả hệ thống văn hóa xã hội đều quá vụn và mỏng manh để là một phần của trải nghiệm dân tộc học. Người ta có thể băn khoăn rằng trong chừng mực nào thì khảo cổ học sẽ nổi bật lên, nếu những kinh nghiệm điền dã của Boas diễn ra ở những cộng đồng “tráng kiện” (wholesome) hơn ở vùng Tây Bắc, nơi mà giữa sự tàn tạ của quá khứ và cuộc sống hiện tại có một sự phân biệt rõ ràng hơn.
Tác động của các cơ quan nghiên cứu nhân học có ý nghĩa hơn, đặc biệt là bảo tàng và trường đại học. Trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 20, hai nơi này đã trở thành trung tâm lớn của hoạt động nhân học. Những tư liệu của khảo cổ học tiền sử, như tôi đã chú thích từ trước, là một phần của bộ sưu tập lịch sử tự nhiên hơn là bộ sưu tập cổ vật kinh điển, kết quả trực tiếp của niềm say mê quá khứ qua truyền thống nhân loại. Trong khi một cái, vì liên quan đến người Anh-điêng, thường được coi là tài sản công cộng quốc gia, cái còn lại là tài sản của tư nhân và của học viện. Đã có khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa chống lại những tư liệu thô mà khảo cổ học đóng góp. Những tảng đá thì câm lặng, nhưng chỉ vì nó dường như không có gì đáng để nói. Đối với khuynh hướng coi văn hóa giống như văn minh, coi ngôn ngữ là đặc điểm quan trọng của con người (và nhân thể, đó là một sự nhục nhã với những ai mù chữ hoặc không có chữ viết), nơi mà vẫn có hệ thống quan hệ họ hàng, thần thoại, luật lệ và đức tin thì những công cụ thô trong khảo cổ học Bắc Mỹ dường như ít có giá trị trong sự kiếm tìm văn hóa.
Liệu đây có phải là sự nghi ngờ phổ biến trong thế kỷ XIX, rằng quá trình kỹ thuật bản thân nó không phản ánh được xu hướng xã hội, ví dụ như ở Anh, thậm chí sự tham gia vào thương mại chính là rào cản để một người trở thành thượng lưu. Dường như khó có khả năng những nguyên liệu thô ở mức độ kỹ thuật đơn giản này có thể nói lên điều gì đó có ý nghĩa về một hệ thống văn hóa tổng thể mà trong đó lao động trí óc được đánh giá cao hơn lao động chân tay.
Một khuynh hướng như vậy cũng phản ánh quan niệm văn hóa (thậm chí quan niệm sống) không liên quan với những vấn đề trần tục của sự sinh tồn: của cải vật chất được sản xuất để duy trì sự sống trong một môi trường vĩnh cửu. Chỉ sau đó rất lâu, những phân tích về văn hóa mới cho thấy giá trị của mối tương quan tồn tại giữa văn hóa vật thể và phi vật thể: sự đóng góp của hiện vật và nguyên liệu thô loại này hay loại khác không chỉ nói cho chúng ta về mối quan hệ lịch sử giữa các tộc người (bất kế là mối quan hệ nào), mà còn ý nghĩa hơn là về cấu trúc của các mối quan hệ kinh tế, kiểu thức buôn bán của họ, hoặc kích thước, hình dạng và phân bố nhà ở (cũng ít ỏi như những bằng chứng hiếm hoi về sự tồn tại của chúng) và tất cả chúng biểu hiện một cái gì đó của nhóm xã hội; hoặc là những phân tích chi tiết về nhóm hiện vật (như là nhóm hơn là loại) có thể nói đôi diều ý nghĩa về những biến đổi vi mô trong lối sống qua thời gian. Để thực hiện một phép loại suy về loại hình đã làm thay đổi khảo cổ học tiền sử trong những thập kỷ sau khi xã hội hình thành, nhất thiết phải hiểu về văn hóa như một khối thống nhất trong lối diễn đạt, tư liệu và tư tưởng, tham gia vào một loạt mối quan hệ liên tục giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và con người với thế giới tưởng tượng của mình. Đó chính là cái mà tôi tin là cốt yếu trong cách nhìn của Boas, qua đó ông thấy được tương lai hứa hẹn của nhân học Mỹ.
Để tóm lược lại bài viết khái quát này, chúng ta có thể nói rằng cho tới tận khi có một quan niệm về bản thân văn hóa như là một hệ thống hành vi tổng hợp và nhất quán (thực hiện ở mọi mức độ và bao nhiêu mức độ đi nữa), hoạt động khảo cổ (và thực chất cả dân tộc học nữa) mới chỉ hơn công việc “sưu tầm” chút ít. Tuy là sưu tầm với mục đích cụ thể, ví dụ về sự hình thành niên đại đối với những loại hình hiện vật riêng, nhưng những kiến thức thu được một cách “thực chứng” trong việc tích lũy mà không cần bất kỳ một “nguyên lý báo dẫn”. Quan niệm nổi bật coi văn hóa là một hệ thống và với ý nghĩa của hệ thống như là nền tảng nhận thức của khuôn mẫu tinh thần, sự sưu tầm thông tin giữa các cuộc điền dã cũng như xác định vấn đề diễn ra trong một khuôn khổ “lực hút trung tâm” của dữ liệu chuyển từ bản thân vật thể đến việc xác định nó trong một hệ thống. Cho tới khi có sự chuyển dịch trong hướng nghiên cứu, có một vấn đề nổi trội và bị giới hạn chính bởi những dữ liệu điền dã. Một trong những ưu điểm của “chủ nghĩa Mác” trong quan niệm về nhân học và khảo cổ học là đã đưa lên hàng đầu công tác điều tra và thu lượm thông tin điền dã một cách trực tiếp. Dĩ nhiên nguy cơ ở đây chính là “hệ thống” hình thành như một chân lý không thể chối từ và dữ liệu được tìm kiếm nhằm để minh họa hơn là kiểm nghiệm. Trong nghĩa đó, có sự tương đồng với phương pháp của Aristote vào cuối thời Trung cổ, khi mà cái nhất thời trở thành cái vĩnh cửu và cái phù du trở thành cái hiện thực.
Trong cuốn tiểu thuyết Thế giới những điều kì diệu, Robertson Davies đã để nhân vật của mình đưa ra định nghĩa về sự thật lịch sử hay cũng có thể xem là một biếm họa về thái độ không xa lạ đối với dữ kiện khảo cổ được thu thập bởi nhà khảo cổ học (1977:59):
Sự thật về quá khứ thì được xem tại bảo tàng, và đó là cái gì? Những sự vật chết, đôi lúc cao quý và tuyệt đẹp, nhưng đã chết. Những hòm tiền xu, những hộp đèn hoa, và lược, và gương chẳng phản chiếu thêm gì nữa, và những trang phục trông như thể người mặc chúng đều là những người lùn và hàng đống những thứ cũ kĩ, hôi hám chẳng nói lên điều gì hết.
Cũng có thể đã chết thật đấy, nhưng chúng vẫn biết nói, những hiện vật đó chứa trong mình vô vàn sự thật về sự tồn tại của con người qua thời gian. Như là chân lý, nhiệm vụ của nhà khảo cổ học là khiến chúng nói, hé mở quá khứ với hiện tại. Với tư cách là nhà khảo cổ học hấp thụ nhận thức văn hóa và với tư cách là nhà dân tộc học mở rộng quan niệm về hệ thống để xóa đi ranh giới truyền thống giữa “vật chất” và “phi vật chất”, chúng ta mang ánh sáng đến cho “bóng tối, bí mật không thể khám phá.” của Stephen. Và như thế quá khứ trở thành của chúng ta.
Tài liệu dẫn
Anonymous
1820 Archaeological Americana. Transactions and Collections of the American Antiquarian Society I: 5-6.
Boas, Franz1887a Poetry and Music of Some North American Tribes. Science 9: 383-385.
1887b The Occurence of Similar Inventions in Areas Widely Separated. Science 9: 485-486.
1888 The Indians of British Columbia. Popular Science Monthly 32: 628-635.
1987 Decorative Art of the Indians of the North Pacific Coast. Bulletin of the American Museum of Natural History 9:123-176.
1902 Some Problems in North American Archaeology. American Journal of Archaeology new series, 6: 1-6 (Reprinted in Boas 1940: 525-529.)
1916 Representative Art of Primitive People. In Holmes Anniversary Volume, pages 18-23. Washington, D. C. (Reprinted in Boas 1940: 535-540.)
1927 Primitive Art. Oslo.
1940 Race, Language and Culture. New York
Davies, Robertson1977 World of Wonders. New York and London.
Fiske, Oliver1820 Abstract of an Address to the Members of the American Antiquarian Society, 1819. Transactions and Collections of the American Antiquarian Society I: 41-46.
Foster, J. W
1873 Prehistoric Races of the United States of America. Chicago.
Grayson, Donald K.
1983 The Establishment of Human Antiquity. New York.
Gregg, Josiah1844 Commerce of the Prairies, or the journal of a Santa Fe Trader. New York.
Gluber, Jacob W.1965 Brixham Cave and Antiquity of Man. In Context and Meaning in Cultural Anthropology, edited by M. E. Spiro, pages 373-402. New York.
Haven, Samuel F.1856 Archaeology of the United States. Smithsonian Contributions to Knowledge 8: 1-168.
Hinsley, Curtis M., Jr.
1981 Savages and Scientists: The Smithsonian Institution and the Development of American Anthropology, 1846-1910. Washigton, D.C.
Hocart, A. M.
1970 Kings and Councillors, edited by Rodney Needham, Chicago. (Originally printed in Cairo, 1937.)
Horgan, Paul1979 Josiah Gregg and His Vision of the Early West, new York.
Lartet, Edouard, and Henry Christy1875 Reliquiae Aquitanicae: Being Contributions to the Archaeology and Paleontology of Perigord and the Adjoining Provinces of Southern France, edited by Thomas Rupert Jones. London.
Meltzer, David J.1983 The Atiquity of Man and the Development of American Archaeology. In Advances in Archaeological Theory and Method, edited by Michael B. Schiffer, 6: 1-51. New York.
Michaelis, A.
1908 A Century of Archaeological Discoveries, translated by Bettina Kahnwahler. London.
Morgan, Lewis H.1848a Communication of October 31, 1848. In 2nd Annual Report of the Regents of the State University of New York, page 6.
1894b Communication of November 13, 1848.In 2nd Annual Report of the Regents of the State University of New York, page 84-91.
Pitt-Rivers, A. Lane-Fox
1906 The Evolution of Culture and Other Essays, edited by J. L., Myres. Oxford.
Schoolcraft, Henry1846 An Address Delivered before the WAS-AH HO-DE-NO-SON-NE or New Confederacy of the Iroquois. Rochester. (Pamphlet.)
Squier, E. G.1847 Observations on the Aboriginal Monuments of the Mississipi Valley. Transactions of the American Ethnological Society 2: 134-307.
1849 American Ethnology. The American Review, A Why Journal 9: 385-398.
Squier, E. G., and E. H. Davis
1848 Ancient Monuments of the Mississippi Valley. Smithsonian Institution Contributions to Knowledge I.
Stephens, John L.
1841 Incidents of Trave in Central America, Chiapas, and Yucatan. 2 volumes. New York.
Stocking, George W., Jr.1963 Franz Boas and the Culture Concept in Historical Perspective. American Anthropologist 68: 867-882.
1965 From Physics to Ethnology: Franz Boas’ Arctic Expedition as a problem in the Historiography of the Behavioral Sciences. Journal of the History of the Behavioral Science I: 53-66.
Thomas, Isaiah1820 Abstract of a Communication Made to the Society by the President at the Annual Meeting in Boston, 1814. Transactions and Collections of the American Antiquarian Society I: 32-40.
Tringger, Bruce G.
1980 Archaeology and the image of the American Indian. American Antiquity 45: 662-676.
Wecter, Dixon The Hero in America. New York.