Nguồn: http://nhkienblog.spot.com/
Báo Lao Động Cuối tuần số 36 ngày 06/09/2009 có đăng bài "Chưa hẳn đã có một vương quốc Champa hoàn chỉnh ở miền Trung" của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông - Giám đốc Phân viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam tại Huế.
Tôi thấy quá nguy hiểm khi LĐCT và nhà báo Hoàng Văn Minh lại coi: “Đó là một trong những nhận định mới được đưa ra tại cuộc hội thảo ‘Nhận thức về miền Trung Việt Nam, hành trình 10 năm tiếp cận’ ”.
Từ năm 2000, GS Trần Quốc Vượng đã viết “VỀ MIỀN TRUNG... MẤY NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHÂN HỌC VĂN HÓA”: “Do vậy ở miền Trung, chúng ta và tôi có quyền và có trách nhiệm bổ sung những điều mà các học giả trước chưa thấu hiểu và nêu lên hai luận thuyết sau :
1. Champa là một “liên minh các tiểu quốc” (Confederation of local chiefdoms) hơn là một vương quốc thống nhất.
2. Cái gọi là “thống nhất Champa” là từ trên dội xuống - qua liên hệ văn hóa tâm linh là Tôn giáo Bà-la-môn (Brahmanism) với nét trội là thờ Thần linh và Ngẫu tượng phồn thực cặp đôi Linga-Ioni, mà người ta gọi là Siva giáo (Sivaism). Nhưng nó chỉ là phần “bề nổi”, dễ nhận xét qua các di tích hữu thể (tangible) là các di tích kiến trúc đền-tháp. Còn trong chiều sâu tâm linh, mang bản sắc Chăm lại chính là tín ngưỡng/tôn giáo về một vị Mẹ Xứ sở (Yang Po Inưi Negara) được Việt hóa thành Bà Yàng - Thiên Y A-na và được thờ ở suốt dọc ven biển và hải đảo miền Trung mà đỉnh cao hội tụ là Tháp Bà Nha Trang (xứ Kauthara,Nha Trang = Ya Tran, là Dòng sông Lau Lách).”.
Không đáng trách các nhà báo đã không biết.
Nhưng đọc những câu trả lời của Nguyễn Hữu Thông, tôi thấy nhà nghiên cứu này đã 1 lần nữa “PHÁT HIỆN RA CHÂU MỸ”.
Nếu đó là nhận thức của ông Thông sau 10 năm (từ năm nào đến năm nào?) thì đã đáng trách. Nhưng nếu cả cái hội thảo nói trên coi đó là nhận định mới thì thật xấu hổ..
Tôi không muốn nói đến việc chậm cập nhật kết quả nghiên cứu ngay từ trong nước mà luôn dẫn lời học giả nước ngòai như "kinh điển" (Một biểu hiện "vong quốc nô" trong nghiên cứu KHXH Việt Nam lâu nay).
Điều đáng phải nói là những nhận thức sai lầm của ông Thông về vấn đề này..
1. Về nhà nước của Vương quốc Champa:
1.1) Ông Thông cho rằng: “Chưa hẳn đã có một vương quốc Champa thống nhất hoàn chỉnh (theo kiểu vương quốc, dân tộc cụ thể) trong lịch sử ở miền Trung, mà chỉ là sự xen cư, đồng cư của nhiều tộc người khác nhau.”
Thật lộn xộn về kiến thức cơ bản.
Cho dù theo hình mẫu, theo cấu trúc nào thì 1 quốc gia, 1 vương quốc cũng sẽ bao gồm nhiều dân tộc sống cộng cư trên 1 vùng lãnh thổ nào đó. Quốc gia đó nhất định có 1 dân tộc chủ thể vì họ có chiếm đa số trong thành phần cư dân. Lập luận: Vì có nhiều tộc người khác nhau xen cư, đồng cư nên Champa chưa hẳn là 1 vương quốc thống nhất hoàn chỉnh là SAI TRẦM TRỌNG. (Ơ thế Việt Nam có 54 dân tộc thì theo quan niệm của bác Thông sẽ được hiểu thế nào!? Lâm My Dung).
1.2) Dù nhà báo đã dùng từ rất chính xác là các TIỂU QUỐC trong câu hỏi, ông Thông lại trả lời: “Căn cứ trên những mô hình xã hội phổ biến của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á ảnh hưởng Ấn Độ, chúng ta có thể hình dung cấu trúc xã hội thời đó là sự sống chung và tồn tại của nhiều trung tâm. Các trung tâm này do tầng lớp các thương nhân, quý tộc, tăng lữ... lãnh đạo và được thiết lập ở các vị trí trọng yếu, thuỷ lộ huyết mạch như Nhật Lệ, sông Hương, Thu Bồn, Trà Khúc... để kiểm soát con đường trao đổi hàng hoá và xuất khẩu lâm sản từ thị trường phía Tây. ”
Việc ông Thông lại nhắc/dùng lại khái niệm CẤU TRÚC XÃ HỘI của nhà báo để bàn về hình thái nhà nước là hoàn toàn không chính xác.Thứ tự các tầng lớp xã hội cũng bị liệt kê NGƯỢC. Trong các nhà nước Quân chủ Trung đại, thương nhân không thể đứng trên quý tộc, tăng lữ để lãnh đạo.
Ông Thông quyết dùng từ TRUNG TÂM để thay từ Tiểu quốc cũng lại là sai lầm. Các ví dụ của ông về “thủy lộ huyết mạch” lại cho thấy ông chỉ biết đến vùng Bắc Trung bộ..
Thày Vượng dạy chúng tôi rằng: Khi nghiên cứu Champa, phải gạt khỏi đầu tư duy, về một Nhà nước Trung ương Tập quyền quan liêu kiểu Tần-Hán. Trong các quốc gia Ấn Độ hóa, không tồn tại khái niệm đó..
Từ năm 1990, Thày đã viết rất rõ ràng trong "VỀ MIỀN TRUNG...LỜI MỞ": “Tôi có cảm giác là 2 châu Giao Chỉ (Giao châu) và Cửu Châu (Ái sau tách ra Diễn Hoan) là những “thực thể VÙNG - XỨ” từ trước Công nguyên. Còn bên kia đèo Ngang, thì vào khoảng thế kỷ III nó đã là lãnh thổ của phức thể Mandala Lâm Ấp-Champa với cái bóng mờ “Nhật Nam” thời Hán thuộc.”
Thày cũng đã cắt nghĩa nguyên nhân của việc hình thành và tồn tại các tiểu quốc chính là từ các TIỂU VÙNG của địa-văn hóa, địa lý lịch sử miền Trung: Các đồng bằng bị/được ngăn cách bởi các dãy núi chạy từ Tây về Đông.
2. Về chủ nhân văn hóa Champa:
2.1- Ông Thông tán đồng câu “mớm cung” của nhà báo, rằng "khó có thể kết luận chủ nhân của những thành tựu văn hoá trên vùng đất này như đồ gốm, vết tích thành luỹ, các di vật khảo cổ trong lòng đất... là của người Chăm duy nhất như lâu nay.".
Tôi không thể hiểu khái niệm NGƯỜI CHĂM DUY NHẤT (tôi cũng chả hiểu, khái niệm quá độc mà! Lâm Mỹ Dung).
Nhưng liệu có phải vì không làm khảo cổ mà ông Thông không biết đồ gốm, các di vật khảo cổ trong lòng đất miền Trung là thuộc rất nhiều nền văn hóa khảo cổ khác nhau?.
Đặc biệt, cách ông bàn về đền-tháp Champa thì thật “có 1 không 2”.
Tháp Chăm, theo ông “là sản phẩm của giới lãnh đạo các tiểu quốc (các thương nhân, tăng lữ, quý tộc)”. Nhưng “Việc xây dựng tháp Chăm có thể là quá trình cộng hưởng của nhiều đối tượng, chứ không hoàn toàn là những tác phẩm được sáng tạo bởi tộc người Chăm”. Rồi “Chúng tôi cũng nghiêng về giả thiết những người chủ chốt quyết định đến việc xây dựng tháp Chăm là người Ấn Độ được mời qua đây.”.
Thực tế, có không ít nhóm đền-tháp Ấn giáo ở miền Trung CHẮC CHẮN không do dân tộc Chăm xây dựng, như các nhóm di tích đã và mới được phát hiện trên vùng người Chăm H’roi cư trú thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận. Rồi các đền-tháp Ấn giáo trên Tây Nguyên.
Tuy nhiên, nếu phủ nhận chủ nhân chính của các đền-tháp này không phải là NGƯỜI CHĂM DUY NHẤT, ông Thông lý giải ra sao về việc Thánh địa Mỹ Sơn có các nhóm đền-tháp mang niên đại trải dài nhiều thế kỷ?
Và nghĩa là các phân tích, nghiên cứu về Phong cách nghệ thuật Champa sẽ phải “xét lại” hoàn toàn?.
Tôi hiểu ông Thông nói “người Ấn Độ” là “những người chủ chốt quyết định đến việc xây dựng tháp Chăm” là muốn nói đến những thợ thủ công chuyên xây tháp. Ý kiến này không mới. Anh Trần Kỳ Phương từng trao đổi với tôi về chuyện này đã từ những năm 80 của thế kỷ trước. Và đó là chuyện có thể có thật.
Nhưng cho dù nói THỢ là người quyết định việc xây dựng thì cũng chẳng phủ nhận được chủ nhân (hay người đặt hàng) và người sử dụng các công trình đó. Cách liên hệ với việc “chuyên gia Trung Quốc” được mời sang sản xuất ngói thanh, hoàng lưu ly, pháp lam... ở Huế lại càng kỳ cục.
Không lẽ ông Thông cho các sản phẩm đó là “đồ Tàu” ?.
Ông Thông còn trở nên “kỳ lạ” hơn nữa khi thấy “nhiều câu hỏi khó giải quyết như vì sao các kỹ thuật làm gạch kỳ diệu đó lại không thấy xuất hiện và lưu lại trong các kiến trúc về nhà ở hay các công trình tín ngưỡng dân gian hiện nay? ”.
- Trước hết, NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG GẠCH ở các đền-tháp mới đáng coi là KỲ DIỆU, chứ “kỹ thuật làm gạch” thì không..
- Và hãy khoan chưa bàn đến chuyện “đứt gãy truyền thống”, thất truyền bí mật. Nhưng ông Thông đã phân biệt được 2 loại hình kiến trúc (nhà ở và tín ngưỡng) mà lại thắc mắc mới lạ lùng.
Chẳng khác gì ông thắc mắc: “những hiện vật gốm ở Bảo tàng Duy Xuyên (Quảng Nam) thu được từ nội thành Trà Kiệu đã thua kém quá xa các di tích đền tháp ở Trà Kiệu/ Mỹ Sơn về chất liệu, kỹ thuật, hoa văn trang trí lẫn độ nung.” (Hiện vật gốm nào ở Bảo tàng Duy Xuyên (chính xác hơn là phòng Trưng bày ở Phòng VHTT Duy Xuyên) mà bác Thông nhắc đến nhỉ. Sưu tập gốm Chămpa phát hiện được ở "nội thành Trà Kiệu" trưng bày ở đó cực kỳ đa dạng về loại hình, phong phú về chất liệu (thô, mịn, tinh mịn) và chắc chắn được nung trong lò chuyên dụng! Hay bác nhầm với gốm văn hóa Sa Huỳnh! Sao không nghiên cứu đến nơi đến chốn mà nhận định lung tung thế cơ chứ! Lâm Mỹ Dung)
Không lẽ ông Thông không biết người Chăm hiện nay không đọc được chữ Chăm cổ?
Còn bản thân tôi từng bị 1 cụ già 70 tuổi người Chăm Bà-la-môn “chấn chỉnh” phải gọi là Pô Tằm chứ không phải Pô Đam. Nhưng cụ lại ghé tai hỏi về các đền tháp mang tên nhân vật lịch sử này: - Anh ơi, ông bà tôi xây cái này chi vậy?.
- Cho đến nay, khảo cổ học vẫn chưa đạt được mấy kết quả về đời sống vật chất thường nhật của cư dân Champa ngày xưa. Căn cứ nào để ông nói: “dấu tích kiến trúc dân sinh trong các di chỉ khảo cổ cũng không để lại bất kỳ bằng chứng nào tương tự.”. (ơ thế bác Thông này chả đọc gì về các địa điểm cư trú Chămpa phát hiện trong 20 năm gần đây ah? Lâm Mỹ Dung)
- Về kỹ thuật học, cái bàn xoay làm gốm là 1 tiến bộ.
Nhưng không thể nói: “Hay tại sao tiền nhân có trình độ cao như vậy, nhưng cộng đồng người Chăm hiện nay ở Bàu Trúc (Ninh Thuận) lại thô sơ tới mức làm gốm mà không dùng bàn xoay và lò nung?” (Lẫn lộn giữa gốm dân gian làm theo kiểu thủ công với gốm sản xuất một cách chuyên hóa phục vụ cho nhu cầu nhà nước rồi bác Thông ơi! Lâm Mỹ Dung).
Không đáng trách các nhà báo đã không biết.
Nhưng đọc những câu trả lời của Nguyễn Hữu Thông, tôi thấy nhà nghiên cứu này đã 1 lần nữa “PHÁT HIỆN RA CHÂU MỸ”.
Nếu đó là nhận thức của ông Thông sau 10 năm (từ năm nào đến năm nào?) thì đã đáng trách. Nhưng nếu cả cái hội thảo nói trên coi đó là nhận định mới thì thật xấu hổ..
Tôi không muốn nói đến việc chậm cập nhật kết quả nghiên cứu ngay từ trong nước mà luôn dẫn lời học giả nước ngòai như "kinh điển" (Một biểu hiện "vong quốc nô" trong nghiên cứu KHXH Việt Nam lâu nay).
Điều đáng phải nói là những nhận thức sai lầm của ông Thông về vấn đề này..
1. Về nhà nước của Vương quốc Champa:
1.1) Ông Thông cho rằng: “Chưa hẳn đã có một vương quốc Champa thống nhất hoàn chỉnh (theo kiểu vương quốc, dân tộc cụ thể) trong lịch sử ở miền Trung, mà chỉ là sự xen cư, đồng cư của nhiều tộc người khác nhau.”
Thật lộn xộn về kiến thức cơ bản.
Cho dù theo hình mẫu, theo cấu trúc nào thì 1 quốc gia, 1 vương quốc cũng sẽ bao gồm nhiều dân tộc sống cộng cư trên 1 vùng lãnh thổ nào đó. Quốc gia đó nhất định có 1 dân tộc chủ thể vì họ có chiếm đa số trong thành phần cư dân. Lập luận: Vì có nhiều tộc người khác nhau xen cư, đồng cư nên Champa chưa hẳn là 1 vương quốc thống nhất hoàn chỉnh là SAI TRẦM TRỌNG. (Ơ thế Việt Nam có 54 dân tộc thì theo quan niệm của bác Thông sẽ được hiểu thế nào!? Lâm My Dung).
1.2) Dù nhà báo đã dùng từ rất chính xác là các TIỂU QUỐC trong câu hỏi, ông Thông lại trả lời: “Căn cứ trên những mô hình xã hội phổ biến của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á ảnh hưởng Ấn Độ, chúng ta có thể hình dung cấu trúc xã hội thời đó là sự sống chung và tồn tại của nhiều trung tâm. Các trung tâm này do tầng lớp các thương nhân, quý tộc, tăng lữ... lãnh đạo và được thiết lập ở các vị trí trọng yếu, thuỷ lộ huyết mạch như Nhật Lệ, sông Hương, Thu Bồn, Trà Khúc... để kiểm soát con đường trao đổi hàng hoá và xuất khẩu lâm sản từ thị trường phía Tây. ”
Việc ông Thông lại nhắc/dùng lại khái niệm CẤU TRÚC XÃ HỘI của nhà báo để bàn về hình thái nhà nước là hoàn toàn không chính xác.Thứ tự các tầng lớp xã hội cũng bị liệt kê NGƯỢC. Trong các nhà nước Quân chủ Trung đại, thương nhân không thể đứng trên quý tộc, tăng lữ để lãnh đạo.
Ông Thông quyết dùng từ TRUNG TÂM để thay từ Tiểu quốc cũng lại là sai lầm. Các ví dụ của ông về “thủy lộ huyết mạch” lại cho thấy ông chỉ biết đến vùng Bắc Trung bộ..
Thày Vượng dạy chúng tôi rằng: Khi nghiên cứu Champa, phải gạt khỏi đầu tư duy, về một Nhà nước Trung ương Tập quyền quan liêu kiểu Tần-Hán. Trong các quốc gia Ấn Độ hóa, không tồn tại khái niệm đó..
Từ năm 1990, Thày đã viết rất rõ ràng trong "VỀ MIỀN TRUNG...LỜI MỞ": “Tôi có cảm giác là 2 châu Giao Chỉ (Giao châu) và Cửu Châu (Ái sau tách ra Diễn Hoan) là những “thực thể VÙNG - XỨ” từ trước Công nguyên. Còn bên kia đèo Ngang, thì vào khoảng thế kỷ III nó đã là lãnh thổ của phức thể Mandala Lâm Ấp-Champa với cái bóng mờ “Nhật Nam” thời Hán thuộc.”
Thày cũng đã cắt nghĩa nguyên nhân của việc hình thành và tồn tại các tiểu quốc chính là từ các TIỂU VÙNG của địa-văn hóa, địa lý lịch sử miền Trung: Các đồng bằng bị/được ngăn cách bởi các dãy núi chạy từ Tây về Đông.
2. Về chủ nhân văn hóa Champa:
2.1- Ông Thông tán đồng câu “mớm cung” của nhà báo, rằng "khó có thể kết luận chủ nhân của những thành tựu văn hoá trên vùng đất này như đồ gốm, vết tích thành luỹ, các di vật khảo cổ trong lòng đất... là của người Chăm duy nhất như lâu nay.".
Tôi không thể hiểu khái niệm NGƯỜI CHĂM DUY NHẤT (tôi cũng chả hiểu, khái niệm quá độc mà! Lâm Mỹ Dung).
Nhưng liệu có phải vì không làm khảo cổ mà ông Thông không biết đồ gốm, các di vật khảo cổ trong lòng đất miền Trung là thuộc rất nhiều nền văn hóa khảo cổ khác nhau?.
Đặc biệt, cách ông bàn về đền-tháp Champa thì thật “có 1 không 2”.
Tháp Chăm, theo ông “là sản phẩm của giới lãnh đạo các tiểu quốc (các thương nhân, tăng lữ, quý tộc)”. Nhưng “Việc xây dựng tháp Chăm có thể là quá trình cộng hưởng của nhiều đối tượng, chứ không hoàn toàn là những tác phẩm được sáng tạo bởi tộc người Chăm”. Rồi “Chúng tôi cũng nghiêng về giả thiết những người chủ chốt quyết định đến việc xây dựng tháp Chăm là người Ấn Độ được mời qua đây.”.
Thực tế, có không ít nhóm đền-tháp Ấn giáo ở miền Trung CHẮC CHẮN không do dân tộc Chăm xây dựng, như các nhóm di tích đã và mới được phát hiện trên vùng người Chăm H’roi cư trú thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận. Rồi các đền-tháp Ấn giáo trên Tây Nguyên.
Tuy nhiên, nếu phủ nhận chủ nhân chính của các đền-tháp này không phải là NGƯỜI CHĂM DUY NHẤT, ông Thông lý giải ra sao về việc Thánh địa Mỹ Sơn có các nhóm đền-tháp mang niên đại trải dài nhiều thế kỷ?
Và nghĩa là các phân tích, nghiên cứu về Phong cách nghệ thuật Champa sẽ phải “xét lại” hoàn toàn?.
Tôi hiểu ông Thông nói “người Ấn Độ” là “những người chủ chốt quyết định đến việc xây dựng tháp Chăm” là muốn nói đến những thợ thủ công chuyên xây tháp. Ý kiến này không mới. Anh Trần Kỳ Phương từng trao đổi với tôi về chuyện này đã từ những năm 80 của thế kỷ trước. Và đó là chuyện có thể có thật.
Nhưng cho dù nói THỢ là người quyết định việc xây dựng thì cũng chẳng phủ nhận được chủ nhân (hay người đặt hàng) và người sử dụng các công trình đó. Cách liên hệ với việc “chuyên gia Trung Quốc” được mời sang sản xuất ngói thanh, hoàng lưu ly, pháp lam... ở Huế lại càng kỳ cục.
Không lẽ ông Thông cho các sản phẩm đó là “đồ Tàu” ?.
Ông Thông còn trở nên “kỳ lạ” hơn nữa khi thấy “nhiều câu hỏi khó giải quyết như vì sao các kỹ thuật làm gạch kỳ diệu đó lại không thấy xuất hiện và lưu lại trong các kiến trúc về nhà ở hay các công trình tín ngưỡng dân gian hiện nay? ”.
- Trước hết, NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG GẠCH ở các đền-tháp mới đáng coi là KỲ DIỆU, chứ “kỹ thuật làm gạch” thì không..
- Và hãy khoan chưa bàn đến chuyện “đứt gãy truyền thống”, thất truyền bí mật. Nhưng ông Thông đã phân biệt được 2 loại hình kiến trúc (nhà ở và tín ngưỡng) mà lại thắc mắc mới lạ lùng.
Chẳng khác gì ông thắc mắc: “những hiện vật gốm ở Bảo tàng Duy Xuyên (Quảng Nam) thu được từ nội thành Trà Kiệu đã thua kém quá xa các di tích đền tháp ở Trà Kiệu/ Mỹ Sơn về chất liệu, kỹ thuật, hoa văn trang trí lẫn độ nung.” (Hiện vật gốm nào ở Bảo tàng Duy Xuyên (chính xác hơn là phòng Trưng bày ở Phòng VHTT Duy Xuyên) mà bác Thông nhắc đến nhỉ. Sưu tập gốm Chămpa phát hiện được ở "nội thành Trà Kiệu" trưng bày ở đó cực kỳ đa dạng về loại hình, phong phú về chất liệu (thô, mịn, tinh mịn) và chắc chắn được nung trong lò chuyên dụng! Hay bác nhầm với gốm văn hóa Sa Huỳnh! Sao không nghiên cứu đến nơi đến chốn mà nhận định lung tung thế cơ chứ! Lâm Mỹ Dung)
Không lẽ ông Thông không biết người Chăm hiện nay không đọc được chữ Chăm cổ?
Còn bản thân tôi từng bị 1 cụ già 70 tuổi người Chăm Bà-la-môn “chấn chỉnh” phải gọi là Pô Tằm chứ không phải Pô Đam. Nhưng cụ lại ghé tai hỏi về các đền tháp mang tên nhân vật lịch sử này: - Anh ơi, ông bà tôi xây cái này chi vậy?.
- Cho đến nay, khảo cổ học vẫn chưa đạt được mấy kết quả về đời sống vật chất thường nhật của cư dân Champa ngày xưa. Căn cứ nào để ông nói: “dấu tích kiến trúc dân sinh trong các di chỉ khảo cổ cũng không để lại bất kỳ bằng chứng nào tương tự.”. (ơ thế bác Thông này chả đọc gì về các địa điểm cư trú Chămpa phát hiện trong 20 năm gần đây ah? Lâm Mỹ Dung)
- Về kỹ thuật học, cái bàn xoay làm gốm là 1 tiến bộ.
Nhưng không thể nói: “Hay tại sao tiền nhân có trình độ cao như vậy, nhưng cộng đồng người Chăm hiện nay ở Bàu Trúc (Ninh Thuận) lại thô sơ tới mức làm gốm mà không dùng bàn xoay và lò nung?” (Lẫn lộn giữa gốm dân gian làm theo kiểu thủ công với gốm sản xuất một cách chuyên hóa phục vụ cho nhu cầu nhà nước rồi bác Thông ơi! Lâm Mỹ Dung).
Bộ dụng cụ của 1 thợ thủ công châu Âu gồm rất nhiều thứ chuyên dụng. Bác phó mộc Bắc bộ chỉ cần 1 cái rìu cũng có thể đẽo tròn xoe 1 cây cột lớn. Trình độ cao trong thủ công quan trọng là cái khéo, không phải cậy vào dụng cụ..
3. Tiếp biến Chăm-Việt:
“Mắc bẫy” nhà báo về 1 câu hỏi quá nhiều chất chính trị, ông Thông biện luận: “Như tôi đã nói ở trên, tầng lớp lãnh đạo và quyết định đến sự tồn vong của các tiểu quốc là giới thương nhân, quý tộc, tăng lữ. Họ là những người xem thương trường và không gian mậu dịch, nguồn hàng hoá quan trọng hơn nhiều so với lãnh địa, đất đai. Cho nên, khi tình hình bất ổn nảy sinh từ việc mở đất về Nam của người Việt, các đối tượng này đã nhanh chóng di chuyển để tìm một điểm hoạt động khác trên con thuyền với vẻn vẹn tài sản của mình.”
Thật không còn biết tham góp gì nữa.
Tôi chỉ hiểu được vì sao ông luôn đặt THƯƠNG NHÂN lên đầu trong “tầng lớp lãnh đạo và quyết định đến sự tồn vong của các tiểu quốc”.
3. Tiếp biến Chăm-Việt:
“Mắc bẫy” nhà báo về 1 câu hỏi quá nhiều chất chính trị, ông Thông biện luận: “Như tôi đã nói ở trên, tầng lớp lãnh đạo và quyết định đến sự tồn vong của các tiểu quốc là giới thương nhân, quý tộc, tăng lữ. Họ là những người xem thương trường và không gian mậu dịch, nguồn hàng hoá quan trọng hơn nhiều so với lãnh địa, đất đai. Cho nên, khi tình hình bất ổn nảy sinh từ việc mở đất về Nam của người Việt, các đối tượng này đã nhanh chóng di chuyển để tìm một điểm hoạt động khác trên con thuyền với vẻn vẹn tài sản của mình.”
Thật không còn biết tham góp gì nữa.
Tôi chỉ hiểu được vì sao ông luôn đặt THƯƠNG NHÂN lên đầu trong “tầng lớp lãnh đạo và quyết định đến sự tồn vong của các tiểu quốc”.
Một số hình ảnh về đồ gốm tìm thấy ở nội thành Trà Kiệu hiện đang lưu giữ ở Phòng VHTT Duy Xuyên ( sẽ được trưng bày ở Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Chămpa ở Duy Xuyên)(Lâm Thị Mỹ Dung)
Đầu ngói ống (hố cắt bờ thành Nam của thành Trà Kiệu 2003)
Bếp lò đất nung (hố khai quật trong nội thành Trà Kiệu)
Trang trí kiến trúc bằng đất nung khai quật dưới chân đồi Bửu Châu, Trà Kiệu 1990
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét