Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Cần luận thuyết thích hợp cho Việt Nam phát triển mạnh

Bước sang thế kỷ mới, thực tiễn đã vượt lên, chúng ta có trách nhiệm phải nhận thức lại, tìm hiểu nghiên cứu, rút ra những cái mới từ thực tiễn hiện đại; điều chỉnh bổ sung cho lý thuyết kinh điển phù hợp với hoàn cảnh đương đại.
Tác giả: Trường Giang
LTS: Nhân dịp Ban Tuyên giáo Trung ương mở cuộc vận động tìm chủ thuyết phát triển cho đất nước trong thời đại Hồ Chí Minh, CTV Trường Giang gửi bài viết hưởng ứng. Để tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông. Mời độc giả cùng thảo luận.

Tuần Việt Nam

Đảng ta ngay trong những ngày đầu thành lập đã chọn một học thuyết làm ngọn cờ lý luận cho hoạt động cách mạng của mình: học thuyết Mác – Ăng ghen. Chúng ta đã thực hiện học thuyết Mác thành công trong những bước đi ban đầu theo tinh thần vận dụng sáng tạo của Lê nin. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của chúng ta đã tinh tường hiểu được tinh thần chống áp bức bóc lột, mang lại tự do cơm áo cho người lao động của Mác, đã nhanh chóng nắm bắt thấm nhuần cương lĩnh giải phóng dân tộc thuộc địa của Lê Nin, đã cùng Đảng dẫn dắt toàn dân đứng dậy, phá tan xiềng gông của thực dân Pháp, phát xít Nhật, bè lũ phong kiến phản động và chống lại thắng lợi cả bọn đế quốc Mỹ xâm lược sau này.
Công cuộc đấu tranh, giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam đã trở thành một tấm gương chói sáng, góp phần tích cực động viên các dân tộc thuộc địa ở các châu lục vùng lên tự giải phóng mình. Bản đồ thế giới đã được vẽ lại với nhiều thay đổi sáng sủa. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao rõ rệt.
Nhưng đáng tiếc, dường như chúng ta chưa hiểu thật đầy đủ ý tưởng của Mác, Ăng ghen – hai học giả vĩ đại của thế kỷ 19. Và đặc biệt khi bước sang những thập niên cuối thế kỷ 20, thực tiễn đã có nhiều biến đổi lớn, nhất là về kinh tế, khoa học – công nghệ, các mối quan hệ xã hội, bang giao quốc tế…, công việc nghiên cứu lý luận của ta vẫn chìm đắm trong chiều hướng triển khai, hiện thực hoá những chuẩn mực có sẵn trong học thuyết kinh điển của thế kỷ 19 mà chưa mạnh dạn nghiên cứu cái mới của của hiện tại để xây dựng những chuẩn mực mới, điều chỉnh, bổ sung, thậm chí xoá bỏ những chuẩn mực cũ đã lỗi thời, lạc hậu. Thỉnh thoảng, một vài cán bộ quản lý vẫn còn lớn tiếng phê phán những nghiên cứu trái với chiều hướng suy nghĩ truyền thống hoặc phân tích khác với lý thuyết kinh điển.
Mác viết bộ Tư bản (le Capital) tập 1thời còn trẻ. Nội dung bộ sách này đến với ta sớm và được khai thác phát huy mạnh mẽ. Nhưng dù sao, bộ sách đó (Tư bản tập 1) cũng mới chỉ là những suy nghĩ bước đầu về chủ nghyĩa tư bản khi Mác – Ăng ghen chỉ mới biết đến 3 nước tư bản Đức, Pháp, Anh trong thời kỳ sơ khai của chủ nghĩa Tư bản và cũng chỉ mới qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Đến sau này, khi nhiều tuổi, có một số điều kiện thuận lợi, Mác có đi rộng ra một số nơi (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ…), tiếp xúc mới một số tập đoàn tư bản, một số học giả lớn, đọc sách của Hê ghen, Saint Simon, Aritstote, Khổng Tư, Nho giáo, Phật giáo thấy rõ vai trò của khoa học công nghệ, Mác có thêm cơ sở thực tế và lý luận để tư duy sâu sắc và chính xác hơn về chân dung chủ nghĩa Tư bản và cuộc cách mạng vô sản. Mác đã tự phủ định một số ý kiến đã viết hoặc phát biểu trong thời trẻ của mình. Song thời kỳ này, Mác đã già yếu và cũng nghèo hơn, Ăng ghen cũng khong còn giúp được nhiều như trước vì bà vợ cũng kinh doanh thua lỗ. Do vậy, Mác, Ăng ghen không tự in ấn phát hành sách được như tập 1 bộ Tư bản; tập 2, 3 cũng chỉ còn ở dạng bản thảo chưa hoàn chỉnh, Mác chỉ tranh thủ viết báo, phát biểu tại một số diễn đàn, đặc biệt tranh luận ở câu lạc bộ Pruđông… Tất cả những tài liệu này nằm lang thang ở các nước châu Âu, chỉ đến Việt Nam bằng sự ghi chép vào sổ tay của một số người ham hiểu biết.
Về già, Mác và cả Ăng ghen đã đặt lại những vấn đề khá cơ bản như nhấn mạnh quyền tự do cá nhân (ngay trong tuyên ngôn đảng cộng sản, bản thảo thứ nhất, thứ hai, Mác đều ghi bằng chữ đậm: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho phát triển tự do của cộng đồng”, chứng tỏ Mác rất coi trọng tự do cá nhân. Ý này Mác đã phát biểu rất nhất quán tại câu lạc bộ Pruđông nhiều lần. Từ đó, ta có thể khẳng định Mác từ sau 1860, không hề có tư tưởng xây dựng một chế độ thủ tiêu hoàn toàn mọi quyền cá nhân. Phải chăng ở đây có sự hiểu lầm khi truyền bá lại hay dịch sai từ Community của Mác. Điều này dẫn chúng ta đến một số sai lầm thu hẹp quyền sở hữu cá nhân, quyền tự do cá nhân lúc này nơi này, lúc khác nơi khác.
Nói về chuyên chính vô sản, nói về phương thức đấu tranh, thời trẻ, Mác và Ăng ghen thường hay nói đến bạo lực, coi đó là phương thức duy nhất, là bà đỡ của lịch sử nhưng đến thời già, cả Mác và Ăng ghen đều suy nghĩ lại và khẳng định chủ yếu là bằng hoà bình, giai cấp công nhân mà đại diện là đảng cộng sản sẽ thắng do sự gương mẫu và tư tưởng tiên tiến của mình. Đây là một sự chuyển biến về tư tưởng cách mạng của 2 vị.
Về quyết định luận kinh tế mà thời trẻ, Mác và Ăng ghen hay nói, cho rằng kinh tế là quyết định tất cả, hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc, vật chất quyết định tinh thần…. thì khi về già, 2 ông đã tự phủ định. Ăng ghen nói : “xét đến cùng mới là kinh tế”. Ý nói cứ giành chính quyền, xây dựng thượng tầng kiến trúc, xác định chính thể, rồi sẽ định hướng xây dựng kinh tế. Nếu xem kinh tế là nền móng thì phải biết cái toà lầu bên trên gồm có mấy tầng, cấu trúc như thế nào thì mới tính được kết cấu nền móng. Tinh thần, có khi tác động rất lớn đến vật chất. Mác đồng tình với Hê ghen luận điểm này. Đây cũng là một thay đổi lớn trong cách nhìn nhận sự vật về sự tương quan của chúng. Ý tưởng đó của 2 ông cũng chưa đến Việt Nam.
Đặc biệt, trong những tháng ngày cuối đời, khi thấy sức khoẻ của mình đã sút kém nhiều, Mác đã phát biểu nhắn nhe lại với những người trong phong trào cộng sản một cách thiết tha, rằng những điều ông dự đoán cho một xã hội sau chủ nghĩa tư bản là những điều có thể xảy ra chứ không phải là những điều tất yếu phải xảy ra. Và thật buồn, nếu có ai đó sau này cứ lắp lại y nguyên những điều trong sách hay tài liệu để lại của ông.
Chính chúng ta không thấm nhuần tinh thần này nên đã không coi trọng nghiên cứu cái mới trong thực tiễn hiện nay để xem xét lại những chuẩn mực trong các luận thuyết kinh điển. Rõ ràng thực tiễn mới đã vượt lên, không ít những vấn đề trong học thuyết Mác cần phải được điều chỉnh, bổ sung.
Mác khẳng định mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, thúc đẩy sự vận động của lịch sử. Mác phân tích giai cấp Tư bản (những ông chủ) bóc lột đến tận xương tuỷ giai cấp vô sản (những người làm thuê) nên bùng nổ thường xuyên cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Chính giai cấp vô sản là tác nhân lịch sử, là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa Tư bản. Mác phân tích Tư bản bóc lột công nhân, tích luỹ tư bản chủ yếu là thu lợi nhuận từ thặng dư giá trị tức là phần lao độngd ư thừa không được hưởng tiền công của người lao động. Tầng lớp chủ ngày càng giàu lên và người làm thuê ngày càng nghèo đói; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc; do đó cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, mạnh mẽ dẫn đến cuộc cách mạng vô sản.
Thực tế ngày nay, sự chênh lệch giàu nghèo giữa chủ và thợ vẫn còn nhưng mối quan hệ giữa chủ và thợ không căng thẳng như ngày xưa. Nhiều ông bà chủ cũng biết rút kinh nghiệm, điều chỉnh thái độ và chính sách quyền lợi đối với thợ thuyền. Ở một số nước, trong thợ thuyền, có một số người giàu lên, có xe hơi, có nhà tầng, có tiền mua cổ phiếu khá nhiều, trở thành cổ đôn lớn, tham gia và Hội động quản trị nhà máy hoặc công ty. Phần tích luỹ của chủ từ cái mà Mác gọi là thặng dư giá trị không đáng là bao so với phâầnlợi lộc từ sự cải tiến tổ chức sản xuất, cung cách quản lý, áp dụng khoa học, kỹ thuật mới, sử dụng công nghệ tiên tiến…. Tính hợp tác thân thiện giữa chủ và thợ gnày càng tăng. Mâu thuẫn giữa chủ với thợ và cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn đó vẫn còn nhưng không thành một cuộc chiến diệt nhau, dẫn đến một cuộc cách mạng bằng bạo lực, chôn vùi chủ nghĩa tư bản. Chính khoa học, công nghệ đang phát triển gia tốc, ngày càng đóng vai trò động lực chủ yếu thúc đẩy mọi sự phát triển xã hội, thúc đẩy sự vận động của lịch sử. Cái mới này trong thực tiễn đang sáng rực lên như một viên ngọc thời đại. Không khái quát, đúc kết nó thành một quy luật mới, xoá bỏ nhận thức cũ đã lỗi thời là có tội với lịch sử.
Có một vấn đề mà Mác nhắc đến như một sản phẩm của chủ nghĩa Tư bản và sẽ chấm dứt, bị chôn vùi cùng với chủ nghĩa Tư bản bằng cuộc cách mạng vô sản là kinh tế thị trường. Không, thực tiễn mới cho thẩy sức sống bền vững của nền kinh tế thị trường. Nó là sản phẩm của lịch sử đương đại, nó đang trở thành một dòng chảy mạnh tạo đà cho lịch sử phát triển, gia tốc, tạo môi trường cho hàng hoá, của cái vật chất ngày càng dồi dao, phong phú, đưa nhân loại đến một thế giới văn minh, phồn thịnh. Nó không thể bị chấm dứt. Chủ nghĩa tư bản cũng không phải đang giãy chết. Nó đang tự biến đổi mình, thích hợp dần với tính chất của thời đại. Tên của chính thể, tê của chủ nghĩa không còn là sự quan tâm nhiều của mọi người. Mục tiêu xã hội, nội dung cuộc sống (giàu mạnh, văn minh, độc lập, tự do, dân chủ) mới là sự lựa chọn thực sự của nhân loại tiến bộ, của lương tri con người. Đó là một nhận thức mới, một bài học thời đại. Thực tiễn mới không cho phép ta nuôi giữ những quan niệm cũ đã trở thành lạc hậu.
Mác đã từng tiên đoán, thế giới cuối cùng đều đi đến chủ nghĩa cộng sản. Mác tư duy theo 5 hình thái kinh tế xã hội, theo quy luật tất định. Nhưng thực tế ngày nay, với sự phát triển phi thường của khoa học kỹ thuật, với sự sáng tạo phi thường của con người, với sự biến đổi đa dạng, nhanh chóng, bất ngờ của thiên nhiên mà con người không thể kiểm soát hết được thì quy luật tát định không còn là nhận thức hiện đại. Hiện nay ta không có thể khẳng định được chủ nghĩa cuối cùng của loài người là chủ nghĩa gì. Trí óc của con người đang cố vươn tới làm chủ tương lại nhưng khẳng định là tương lai đã nằm trong tay ta là một sự ngộ nhân, là ảo tưởng.
Nói những điều trên đây là để tự kiểm điểm lại mình chứ không phải để phê phán Mác. Mác đã quá vĩ đại. Giữa giai đoạn lịch sử, con người còn mù mịt về nhận thức xã hội như thế mà Mác đã mổ xẻ phân tích chủ nghĩa tư bản được như thế là một thành tựu khai trí lớn lao đến nhường nào. Nhưng bây giờ ta nghiên cứu thực tiễn mới để kiến lập một luận thuyết mới thích hợp với thời đại, tạo điều kiện cho đất nước phát triển mạnh là trách nhiệm thiêng liên của con người có trách nhiệm với đời.
Cần xây dựng một luận thuyết hiện đại, thích hợp với Việt Nam phát triển. Đó là mệnh lệnh của thời đại. Một luận thuyết mang tính tổng hợp,kết tinh cao tri thức của nhânloại thế kỷ 21, đặc biệt là những ý tưởng triết học mới của những cái đầu tư duy thông minh, hiện đại mà hàm chứa đủ những tinh hoa còn thơm ngắt của kho tàng tư tưởng kinh điển trong quá khứ… sẽ là ngọn cờ, là kim chỉ nam hành động của toàn dân ta trên con đường đi tới tương lai. Luận thuyết đó phải bao gồm 6 nội dung lớn sau đây:
Mục tiêu xã hội là xây dựng một cuộc sống giàu mạnh văn minh, dân chủ độc lập
Có người hỏi một xã hội thực hiện được những mục tiêu ấy gọi là xã hội gì, theo chủ nghĩa gì? Tôi không quan tâm đến việc đặt tên. Mác, Ăng ghen gọi chủ nghĩa cuối cùng của loài người là chủ nghĩa cộng sản. Tôi thấy mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản mà Mác, Ăng ghen nêu lên là quá đẹp đẽ nhưng cái tên cộng sản thì tôi không thấy thể hiện đúng cái nội dung cao đẹp ấy. Một xã hội đáp ứng được mọi mong muốn của con người không nhất thiết phải cộng tất cả tài sản con người lại. Cũng đã cớngười nghi ngờ khả năng dịch thuật của các học giả châu Á thời trước. Các từ Community, communist, communisme mà Mác dùng không phải để diễn đạt ý tưởng đó. Ý cộng sản, cộng thê là ý của Ô Oen, Phua riê gán cho lý thuyết Mác để phê phán Mác.
Tôi thiết nghĩa, chúng ta chỉ cần xác định đúng mục tiêu và quyết tâm thực hiện cho kỳ được mục tiêu đó là đặt lắm, để quá nhiều thì giờ tranh cãi về cái tên thì chẳng ích gì.
Tổ chức một bộ máy nhà nước pháp quyền nhân dân, một hệ thống tổ chức chính trị chặt chẽ, có năng lực hoạt động, tập hợp được rộng rãi các tầng lớp xã hội, phát huy đặc biệt giới trí thức và doanh nghiệp, coi đây là 2 lực lượng nòng cốt của xã hội hiện đại.
Tập trung đẩy mạnh sản xuất bằng công nghệ cao, tăng nhanh số hàng hoá chất lượng, thực hiện kế hoạch thương mại đa phương, hoà nhập vào cuộc giao lưu quốc tế tích cực.
Thiết lập một cơ chế xã hội khoa học, hợp lý, thông thoáng, phát huy được mọi tài năng, bảo đảm được sự bình đẳng, tự do chân chính của mọi công dân, bảo đảm cho hoạt động của nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, cho các tổ chức chính trị xã hội được hoạt động một cách chủ động độc lập theo ý nguyện của lòng dân để tạo nê sự đồng thuận xã hội cao, một quyết tâm mạnh mẽ của toàn xã hội, xoá bỏ tiêu cực, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Hết sức coi trọng xây dựng nền khoa học công nghệ hiện đại và phát triển với quy mô lớn nền giáo dục năng động, đào tạo ngày càng có hiệu quả các nguồn lực giầu sức sáng tạo, xoá bỏ nhanh chóng thực trạng tiến dích dắc của ngành khoa học công nghệ ta và thảm trạng trì trệ bảo thủ của ngành giáo dục hiện nay. Trên thực tế, không có một sự phát triển nào mà không sử dụng kết quả của giáo dục, không áp dụng khoa học, công nghệ mới. Do đó, khoa học, công nghệ và giáo dục phải luôn luôn được coi là ưu tiên hàng đầu, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự vận động lịch sử nhanh chóng đi tới tương lai.
Xây dựng một nền kinh tế thị trường phồn thịnh, lành mạnh. Nền kinh tế thị trường là sản phẩm của lịch sử hiện đại – nó có sức sống mạnh mẽ, có giá trị trường tồn và luôn luôn biến đổi theo xu hướng thời đại và chính sách của mỗi nhà nước. Không nên quan niệm nó chỉ là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản và càng không nên coi số phận của nó chỉ gắn liền với chủ nghĩa tư bản. Sức sống của nó, vú nuôi của nó là hệ thống sản xuất hàng hoá.
Nền kinh tế thị trường của chúng ta chấp nhận có cạnh tranh, thậm chí có lúc, có nơi cạnh tranh quyết liệt, mạnh mẽ nhưng tuyệt đối không tiêu diệt nhau, không có hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, không có chuyện đấu tranh một mất một còn. Cạnh tranh ở một nền kinh tế thị trưòng lành mạnh là yếu tố kích thích phát triển, có kết hợp với hợp tác nên kết quả cuối cùng thường là dắt nhau cùng tiến, cùng lên tầng cao.
***
Tóm lại Mác, Ăng ghen, Lê nin, Hồ Chí Minh đã mở ra con đường cách mạng đúng đắn. Chúng ta đã học tập và làm theo một cách tích cực, nghiêm túc. Bước sang thế kỷ mới, thực tiễn đã vượt lên, chúng ta có trách nhiệm phải nhận thức lại, tìm hiểu nghiên cứu, rút ra những cái mới từ thực tiễn hiện đại; điều chỉnh bổ sung cho lý thuyết kinh điển phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đương thời. Đây cũng là điều mong muốn của các bậc tiền bối.
Gần đây, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng có mở cuộc vận động tìm chủ thuyết phát triển cho đất nước trong thời đại Hồ Chí Minh. Hy vọng bài viết này được coi là sự hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Đảng ta.
http://anhbasam.com/

1 nhận xét:

  1. Bài gốc đã được dỡ xuống
    http://tuanvietnam.net/2009-11-04-can-luan-thuyet-thich-hop-cho-viet-nam-phat-trien-manh

    Trả lờiXóa