Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

DIỄN GIẢI KHẢO CỔ HỌC, 1985

DIỄN GIẢI KHẢO CỔ HỌC, 1985
(PATTY JO WATSON WASHINGTON UNIVERSITY, ST. LOUIS)
KHẢO CỔ HỌC MỸ: QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI
DAVID J. MELTZER, DON D. FOWLER VÀ JEREMY A. SABLOFF (CB)
Bản dịch của Lâm Thị Mỹ Dung và Chu Hương Ly

Dẫn luận
Để nói một điều gì thực tế và dễ hiểu về những cách diễn giải khảo cổ hiện nay là một sự thách thức lớn. Tuy nhiên, có hai khả năng để tự chúng thể hiện: 1. Tập trung các sự kiện tóm lược hay là những sự kiện được liệt kê trên giấy- có lẽ được tổ chức theo chủ đề - chỉ những loại nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trong thực tế hiện tại nào đang được xây dựng và thu được những kết quả gì; 2. Cố gắng định nghĩa những xu hướng quan trọng hiện nay cùng với những dự đoán cho tương lai. Khả năng thứ hai nhiều mạo hiểm hơn nhưng lại thú vị hơn, và đó là con đường mà chúng tôi chọn.
Một lúc nào đó, những mục đích lý giải qui luật thay đổi từ cá nhân thực hiện này sang cá nhân thực hiện khác và từ tổ chức này sang tổ chức khác (giữa những trường đại học, những viện bảo tàng, và những viện nghiên cứu chẳng hạn). Những mục đích tìm hiểu cũng theo thời gian ở những mức độ khác nhau khi các học thuyết phát triển, chiếm ưu thế, rồi suy yếu và sụp đổ hay bị đồng hoá sang những thuyết khác.Trong bài viết này, tôi định nghĩa những cái mà tôi cho đó là diễn giải khảo cổ, miêu tả và thảo luận những những phương thức tìm hiểu hiện tại dường như đang chiếm ưu thế, sau đó liên hệ những điều đó với những xu hướng trong quá khứ và những hướng phát triển có thể trong tương lai. Hai nhà khảo cổ học (Robert Dunnell 1984 và Bruce Trigger 1984) gần đây đã đưa ra một số nhận xét thoả đáng, vì vậy có lẽ là hợp lý hơn nếu tôi đưa ra những tham khảo so sánh với họ ở một số chỗ. Đoạn tham khảo tôi trích của Dunnell là một bài tường thuật khá chi tiết tập trung vào một thời gian cụ thể (năm 1983), trong khi phần tham khảo của Trigger là một sự tiếp cận chung về tình hình hiện tại và về hai hoặc ba thập kỉ trước đó.
Diễn giải khảo cổ học
Trong bài viết này tôi dùng thuật ngữ diễn giải để chỉ những gì mà các nhà khảo cổ học làm hoặc với chúng để hiểu các dữ liệu khảo cổ, vừa cá biệt (giải thích những phần xác định của những vùng xác định), vừa khái quát (giải thích quá khứ). Cái phần mà trong báo cáo khảo cổ học gọi là ‘diễn giải’ được coi là mấu chốt trong thành công của dự án. Chính trong chương cuối cùng mọi thứ được liên kết lại với nhau thành một tổng thể mạch lạc cho dù một phần hay đa số đều mang tính phỏng đoán. Định hướng diễn giải của một ai đó đều thể hiện ở mọi thứ người đó làm với tư cách một nhà khảo cổ. Từ diễn giải với nghĩa “cái giải nghĩa mọi thứ” không chỉ ở mức độ hình thức bề ngoài mà còn ở nhiều mức độ khác của những nỗ lực trong khảo cổ: từ định nghĩa ban đầu của vấn đề nghiên cứu thông qua sự tạo lập cách làm việc và phân tích trong lĩnh vực này cho tới việc thể hiện những kết quả xác định và những vấn đề quan trọng thuộc về lý thuyết và phương pháp.
Một trong những nhấn mạnh có tính quan trọng nhất của ngành khảo cổ học mới là nỗ lực tập trung vào việc làm rõ một vấn đề, phương thức được lựa chọn để giải quyết vấn đề đó và mức độ thành công trong việc đạt được một cách giải quyết. Tuy nhiên, như đã được ghi nhận bởi David Clarke (1973), điều này cũng rất khó khăn, và thực sự nó đem lại một loạt các khủng hoảng nghi ngờ giữa các nhà khảo cổ học. Đó là những vấn đề này nảy sinh trong suốt những năm cuối thập kỉ 70 và đầu thập kỉ 80.
Kết quả thấy ngay lập tức trong những năm 60 và 70 tuy nhiên lại là sự vội vã về khả năng thông tin của những di chỉ khảo cổ. Một lúc nào đó có vẻ như với sự thông minh vừa mức, một nhấn mạnh đối với những liên quan mang tính suy luận và cách sử dụng của các trang bị kĩ thuật mới (máy vi tính, máy phóng đại, những phân tích nguyên tố vi lượng, những thiết bị khai trương, máy phân tích quang phổ) được dùng bởi những đội ngũ của nhiều ngành học thuật (các nhà khảo cổ địa lý, khảo cổ học động vật, khảo cổ học thực vật...) , để có thể nói một điều gì đó thú vị, quan trọng, và chân thực về bất cứ bộ phận phần nào trong những di chỉ khảo cổ mà chúng ta hướng sự quan tâm của mình tới. Tình huống đó được ghi lại với sự phóng đại rất nhỏ qua miêu tả của Derek Roe về Kiểu mẫu của một nhà khảo cổ học hiện đại (1984). Tôi đã tự cải biến những dẫn luận của Roe- bản thân việc này tất nhiên cũng giống như sự cải tiến vở nhạc kịch mà nguyên mẫu là của Gilbert và Sullivan –như được trích trong ngoặc dưới đây:
"Tôi chính là một kiểu mẫu (của một nhà khảo cổ học) hiện đại:
Một nhà địa lý, dân tộc, khảo cổ, kinh tế, sinh vật học
Tôi có 17 bằng nghiên cứu của 15 trường đại học khác nhau, hầu hết ở Mĩ, nơi tập trung tất cả những kiến thức cập nhật nhất
Tôi có thể chuẩn hoá các niên đại với tất cả biệt ngữ mới nhất.
Sử dụng các đồng vị của oxy,uranium hoặc argon
Tôi có thể lượng hoá những xu hướng đi xuống theo đường xiên.
Và công khai chúng trong (khoa học) trong khi bị bác bỏ bởi American Antiquity (tức tên một tạp chí nghiên cứu cổ vật của Mỹ-ND)
Nếu bạn hoạt động với phương châm hai bên cùng có lợi ở (Cahokia) hoặc ở (Chaco) tôi là một đồng nghiệp sẵn sàng tư vấn trước khi bạn công bố những mẫu vật của bạn.
Tôi đã thuê một người nghiên cứu về taphonomy và sa thải người phân loại của tôi (ở đây ý muốn nói là khi sử dung những phương pháp mới người ta đã loại trừ phương pháp cổ điển-ND):
Tôi thực sự là một kiểu mẫu (của một nhà khảo cổ học) hiện đại
".
Giai đoạn những năm 60 là giai đoạn của mối phản ứng mạnh mẽ đòi hỏi của những người theo thuyết cách mạng đứng đầu là Lewis Binford và thậm chí còn được phản ánh một cách chân thực hơn trong cuốn sách của chúng tôi.(Watson và những người khác 1971): “Diễn giải trong khảo cổ học” được viết năm 1969-1970. Cuốn sách minh hoạ bằng thí dụ những gì được gọi là phương thức tiếp cận thực chứng đối với quá khứ (trước đây được gọi là quá khứ thời tiền sử). Một cách tiếp cận được một số người bổ sung rất nhiều nhưng lại bị bác bỏ bởi một số khác trong một thập kỉ rưỡi tiếp đó (xem những đánh giá gần đây của chúng tôi: Watson và những người khác1984).
Chính một loạt những phản ứng trong những năm của thập kỉ 70 đã sản sinh ra xu hướng diễn giải của năm 1985. Cả Dunnell (1984) và Trigger (1984) đã liệt kê và xử lý những xu hướng diễn giải hiện nay này ở một vài điểm, nhưng không một ai trong hai người này đã quan tâm tới hai sự kiện dường như nổi bật nhất đối với tôi: (1) Một là trước trong, và sau ngành khảo cổ học mới, những đợt tấn công dữ dội của CMR (tức quản lý nguồn tài nguyên văn hoá) và khảo cổ học hợp đồng, và những lời cảnh báo về những phương thức tiếp cận “hậu học thuyết quá trình”, một lượng lớn các nhà khảo cổ học người Mĩ đại diện cho khuynh hướng chi phối mang tính hành vi của qui phạm, đã đi đúng hướng trong việc theo đuổi cái mà tôi sẽ gọi là quá khứ thực sự, theo một kiểu chiến lược của văn hóa vật chất.(2) Hai là tuy nhiên, lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học nước Mĩ, có một vài nhà khảo cổ thực nghiệm (a) những người mà không tin quá khứ thực sự có thể tiếp cận được. Thêm vào đó, có một số lượng lớn hơn các nhà khảo cổ mà vấn đề trước tiên của họ là với hoặc đã trở thành (b) một cái gì đó khác quá khứ thực sự. Do đó, xu hướng thứ hai (cho dù chỉ là thiểu số) giữa những nhà khảo cổ thực nghiệm bao gồm một vài tiểu nhóm, mà trong đó tôi có thể phân ra ít nhất là 4 nhóm như sau: những nhóm mà vấn đề quan tâm hàng đầu là một cái gì đó hơn là quá khứ thực sự: (a) một số nhà phân tích văn hoá vật chất, và (b) một số người theo học thuyết phê phán; và trong số những người không tin quá khứ thực sự có thể tiếp cận được: (c) tất cả những nhà thực nghiệm trên phạm vi hẹp, và (d) một số nhà thực hành nghiên cứu chủ nghĩa thực tế.
Vì vậy, có những nền chung cho những ý kiến khác nhau một cách nổi bật trong năm 1985 về việc liệu có phải có xu hướng chia cắt gay gắt, hay xu hướng tới sự kết hợp thành tổng thể và sự tái sinh.
Tôi thảo luận về đa số khảo cổ học trước, sau đó chuyển sang xem xét rất nhiều quan điểm của thiểu số bao gồm cả quan điểm của những người hoài nghi khảo cổ học một cách cực đoan. Do mối quan tâm của tôi trong bài viết này là về những quan điểm của thiểu số khảo cổ học và tầm quan trọng có thể của nó nên tôi chỉ điểm qua về đa số khảo cổ học. Rất may mắn, những tóm tắt hàng năm tuyệt vời của Dunnell trong Tạp chí khảo cổ học của Mĩ (Dunnell 1984 trong số thứ 7 của seri), cũng như báo cáo gần đây của Trigger (1984) và sự xuất hiện của những bài báo nhận xét hàng năm trên Những tiến bộ trong phương pháp và lý thuyết khảo cổ học. (Micheal Schiffer, chủ biên) đã làm cho việc tiếp cận với tư liệu mới khá dễ dàng.
Đa số khảo cổ học (The Archaeological Majority)
Đa số khảo cổ học bao gồm những người sử dụng di chỉ khảo cổ để tìm ra những hệ thống dấu vết thời gian (ít nhiều giống như “biên niên sử” của Taylor; Taylor 1948), lịch sử văn hoá (‘địa lý lịch sử’ trong từ chuyên ngành của Taylor, ‘sự tái xây dựng những lối sống thời tiền sử’ trong từ chuyên ngành của Binford; Binford 1962) và hay hoặc quá trình văn hoá (tương tự như ‘khảo cổ học với tư cách là ngành nhân chủng học văn hoá của Taylor, và cách định nghĩa của những tác giả khác: ‘khảo cổ học với tư cách một ngành khoa học xã hội’; Watson và những người khác 1971:159-163). Những chủ đề của những mối quan tâm lớn lao đối với nhóm đa số này bao gồm những phương thức sinh thái môi trường (Butzer 1982), những nghiên cứu khảo cổ học dân tộc (Binford 1978; Gould 1980; Hayden và Cannon 1984; Kent 1984); mối quan tâm tới những kĩ thuật và phân tích chất liệu mới, phức tạp (Browman 1981; Farquhar và Fletcher 1984), điều tra về các quá trình hình thành nên các khu vực (Binford 1981; Stein 1983; Stein và Farrand 1985), những mẫu phân tích địa lý, sinh học và nhiều mẫu khác (Jochim 1983; Jonhson 1977; Runnel 1981; Sabloff 1981); và nghiên cứu về hệ thống tín ngưỡng cổ (Hall 1977).
Đa số khảo cổ học vì thế bao gồm những người cung cấp lý thuyết được tập hợp một cách tốt nhất, lý thuyết trung tâm, lý thuyết thông tin, phân tích không gian,và phân tích lượng mưa trong theo khu vực, cũng như những người tìm kiếm các hệ thống tư tưởng và nhận thức. Đáng chú ý là hiện nay, họ là những người lần theo dấu vết quá trình hình thành khu vực qua tất cả những miêu tả từ hiệu ứng của giun đất và những cơ cấu sinh học khác từ đất phù sa đến đất bồi, sự xói mòn và sự tái tạo.
Mặc dù các phương pháp và kĩ thuật được sử dụng là đa dạng nhưng thực tế chúng thường bị xem là xung đột- những người sử dụng, tuy vậy, vẫn đựơc gắn kết bởi một niềm đam mê chung đối với quá khứ thực sự, họ tin là có thể tiếp cận được, nếu không trực tiếp thì gián tiếp, thông qua sự suy luận khá thẳng thắn từ những di chỉ khảo cổ. Việc cá biệt hoá này bao gồm cả CRM (tức quản lý nguồn tài nguyên văn hoá) và các nhà khảo cổ học hợp đồng, cũng như những người nghiên cứu các vấn đề lịch sử văn hoá ở quy mô nhỏ.
Những thành viên khác của khuynh hướng chi phối hành vi là những nhà khảo cổ học mà trong số những vấn đề quan tâm hàng đầu của họ là những tranh cãi về lý thuyết và phương pháp trong việc tiếp tục một số hoạt động mô tả những ngày đầu tiên trong phong trào khảo cổ học mới. Các ví dụ bao gồm hầu hết các ấn phẩm của Binford và nhiều ấn phẩm khác của Dunnell và Hodder ; Kelley và Hanen đang in; Leone 1981b; Marquardt 1985; Renfrew 1982; Salmon 1982; Schiffer 1981; Watson và những người khác 1984; Wylie 1985a 1985b. Nhóm này bao gồm những người mà Flannery (1982) mô tả một cách tiêu cực các nhà phê phán là những người quan sát hơn là những người làm công tác nghiên cứu khảo cổ. (Tôi không đưa vào đây những ý kiến có phần tiêu cực của Flannery).
Trong nỗ lực để có được một lượng nhỏ thông tin theo kinh nghiệm về nghiên cứu hoặc những mối quan tâm chuyên ngành giúp làm sáng tỏ chủ đề của mình, tôi đã kiểm tra ‘Chương trình và Tóm tắt’ của một số bài báo trình bày tại cuộc họp SAA (Hiệp hội Khảo cổ học Mỹ-ND) vào năm 1974,1982,1983 và 1984. Thời gian của hội nghị chủ yếu được dùng để bàn về chủ đề được nhắc tới với tư cách làm nổi bật đa số khảo cổ học, còn với những tiểu nhóm (sẽ được bàn đến sau) thì hầu như không được nhận thức rõ. Khác với phần đông các bài báo đây đó, chỉ có hai cuộc họp có thể phù hợp với thiểu số: một vào năm 1982 là hội thảo bàn về tiếp cận phê phán, và một cuộc họp khác về khảo cổ học biểu tượng vào năm 1983. Vậy vào lúc đó tầm quan trọng của những tiểu nhóm thiểu số này- thực chất hoàn toàn không được nhìn nhận trong chương trình của nhiều cuộc họp gần đây- và ai là người tạo nên chúng?
Thiểu số khảo cổ học
Tiền bối
Như vừa giới thiệu, việc tạo lập nhóm thiểu số hiện nay bao gồm công việc bị kích thích bởi những khủng hoảng nghi ngờ của những năm 1970 khi mà những tuyên bố tràn đầy hứng khởi của khảo cổ học thập kỉ 60 bắt đầu tự chúng gây ra hậu quả. Binford (1983c) đã liên hệ thời kì những năm 1970 như là một lỗ hổng thế hệ, gần đây tôi gọi đó là một mất mát thứ hai của sự nguyên vẹn (Watson 1982). Tôi đang quay trở lại với thảo luận của David Clarke về ngành khảo cổ học mới mà ông ta coi như là thể hiện sự mất mát tính tinh khôi của khảo cổ học truyền thống với những mục đích hầu như được cảm nhận bằng trực quan. Clarke đòi hỏi sự tự nhận thức mang tính qui luật giữa các nhà khảo cổ học, nhưng lại đoán rằng điều này có thể khó khăn hay ít nhất nó sẽ gây ra sự lẫn lộn (Clarke 1973:8, đồng thời xem Wylie 1982; Pinsky và Wylie đang in). Điều tiên đoán đó đã thành sự thật. Mặc dù nhiều lý thuyết của khảo cổ học mới đã được thu nhận và thực sự giờ đây trở thành trung tâm của lĩnh vực này, nhưng những người theo chủ nghĩa Mác xít xét lại đã thoát ra khỏi nhiều dạng mới nổi lên, chủ yếu trong số họ là mối quan tâm ngày càng lớn đối với quá trình hình thành vùng được tiếp cận theo khảo cổ học dân tộc, khảo cổ học địa lý và khảo cổ học thực nghiệm. Rất nhiều nhà khảo cổ học đã vui mừng khi được làm việc khá hiệu quả trong lĩnh vực này và những lĩnh vực khác có liên quan, nhưng những người khác vẫn trải qua những khủng hoảng nghi ngờ, thậm chí sâu sắc hơn, điều này dẫn một vài người trong số họ đến với quan điểm thiểu số mà chúng ta thảo luận dưới đây.
Sự phân loại thiểu số khảo cổ học
Như đã được trình bày ở trên, tôi hoàn toàn nhận thức được 4 tiểu nhóm thiểu số: (a) một số nhà phân tích về văn hoá vật chất ( Leone 1973: 136-150, 1981a,1981b; Rathje 1978: 50, 1981), (b) một số nhà theo học thuyết phê phán (Leone 1973: 128-136, 1981a, 1981b; Tilley …; Conkey và Spector 1984; Gero 1985; Hall 1984; Kenedy 1979 ), (c) tất cả những người theo chủ nghĩa cận thực chứng (Dunnell 1978a,1980), (d) một số nhà thực hành của các nghiên cứu thực tế (Binford 1982: 21-30; Binford và Sabloff 1982; Hodder 1982b: 212).
Những tiểu nhóm (a) và (b) khá dễ hiểu và những ví dụ về chúng rất phong phú. Một số nhà khảo cổ học thuộc nhóm này không hề quan tâm tới quá khứ, nhưng lại chú ý đến cách mà văn hoá vật chất, ít nhất được nhìn nhận trong phạm vi mà những nhà khảo cổ học nhìn nhận nó, có thể giúp cho chúng ta hiểu về xã hội của chính chúng ta. (Leone 1973; Rathje 1978, 1981 ). Những người khác thì quan tâm tới quá khứ thực sự nhưng lại tin với những lý do đúng đắn và đầy đủ rằng tập trung vào những phương pháp tiếp cận phê phán là cần thiết bởi vì quá khứ thực sự không thể tiếp cận được trừ khi chúng ta có thể phân tích một cách hợp lý, và sau đó làm trung hòa hoặc đánh lừa những hệ tư tưởng chính trị và xã hội ảnh hưởng và định hình cách hiểu của chúng ta về nó (Conkey và Spector 1984; Gero 1985; Hall 1984; Kenedy 1979).
Tiểu nhóm thứ ba (những nhà cận thực chứng) là tiểu nhóm thú vị nhất cho những phân tích hiện nay, và đồng thời cũng là tiểu nhóm gây nhiều tranh cãi nhất. Nhân vật trung tâm ở đây là Robert Dunnell, người mà chủ nghĩa thực chứng ương ngạnh và giáo điều của ông được đăng trên một số ấn phẩm (Dunnell 1971, 1978, 1980, 1984a, 1984b). Ông gần như phải đứng trước sự lựa chọn về “ hiện vật vật lý ” giữa hai tình thế khó xử của hai nhà khảo cổ học Deboer và Lathap (1979”:103; xem thêm thảo luận về tình huống này trong ấn phẩm của Wylie ):
Mỗi nhà khảo cổ học trở thành người thực hành của sự đồng dạng trải rộng mà trong đó hành vi văn hoá quá khứ được“đọc” theo nhận thức của chúng ta về hành vi văn hoá hiện đại, hoặc là anh ta hay cô ta phải tránh việc công nhận cách hiểu hành vi theo tổng thể và tham gia vào một kiểu ”vật lý tạo tác“ trong đó hình thức và sự phân phối của những hệ quả mang tính hành vi được xem xét một cách độc lập. Đây là tình huống khó xử quen thuộc của việc phải lựa chọn giữa một bên là một mục đích quan trọng và ý nghĩa nhưng lại dựa trên phương pháp sai lầm còn bên kia là một phương pháp đúng đắn nhưng lại mang mục đích tầm thường (Deboer và Lathrap 1979:103).
Dunnel đã mơ ước là có thể tách khảo cổ học ra khỏi mối quan hệ khăng khít của nó với nhân chủng học văn hoá bởi mối quan hệ đó đã làm nảy sinh cái mà ông coi là một phương pháp ảo tưởng và tổn hại đối với diễn giải khảo cổ học: học thuyết tái cấu trúc (Dunnell 1980: 77-83, 87-88). Phương pháp này là một phương pháp chung trong đó quá khứ đã được cấu trúc hoặc tái cấu trúc theo suy luận bởi các nhà khảo cổ học đã đề ra phương pháp này dựa trên cơ sở của những thông tin địa lý dân tộc và sự tương tự về địa lý dân tộc. Dunnell đã một mực khẳng định rằng cách sử dụng trực tiếp các di chỉ khảo cổ với những điều kiện nhất định do chúng quýêt định còn hơn là cách sử dụng gián tiếp như vậy. Ông tin rằng thuyết tiến hoá (không chỉ liên quan tới sự phát triển văn hoá, mà còn tới sự phát triển như nó được hiểu trong sinh học) nên được áp dụng vào các di chỉ khảo cổ.
Những phần trong bất kì lý thuyết nào mang tính khoa học cho dù có tiến bộ hay không chỉ có thể được công nhận thông qua các thực chứng và tính xác định trong những dữ liệu mang tính hiện tượng. Đây là một khiếm khuyết cơ bản trong quan niệm về những “mối tương quan mang tính hành vi” của học thuyết tái cấu trúc....Nếu thuyết tiến hoá được sử dụng trong khảo cổ học, nó phải được viết lại trong những điều kiện có vật mẫu làm thực chứng trong các di chỉ khảo cổ. Thuyết tiến hoá khảo cổ học sẽ phải xây dựng bằng cách suy luận các kết quả của thuyết tiến hoá khi được áp dụng trong sinh vật và khi được áp dụng đối với các dữ liệu dân tộc địa lý, cho những hiện vật, tính thường xuyên và sự phân bố của chúng. Thậm chí ngay cả như vậy, một số lĩnh vực của các di chỉ khảo cổ, đặc biệt những di chỉ không trực tiếp được lựa chọn cũng cần có sự giải thích bằng những thuật ngữ văn hoá nghiêm ngặt (Dunnell 1980 :87-89).
Vì vậy, mặc dù ông chấp nhận một số khía cạnh của các dữ liệu khảo cổ (những dữ liệu thể hiện kiểu loại nhiều hơn là chức năng) mà không thể tiếp cận bởi phương pháp tiến hóa khoa học, mối quan tâm của ông vẫn hướng tới phần có ý nghĩa tiến hoá của những tài liệu đó mà theo ông là có thể được chứa đựng (Dunnell 1978). Sự miêu tả và hiểu biết về phần này sẽ không đi theo hướng xây dựng quá khứ mà theo hướng phân tích bản thân “những hiện tượng cứng của các tài liệu khảo cổ” (Dunnell 1978b: 195).
Có một số trở ngại trong lập luận của Dunnell (Watson và những người khác 1984: 251-256). Có lẽ khó khăn lớn nhất đối với tôi là việc hiểu làm cách nào một người có thể nói bất cứ điều gì về tư liệu khảo cổ với sự không dấu diếm nếu thậm chí công khai áp dụng phương pháp tiếp cận tái cấu trúc ở một mức độ không hề nhỏ.
Vậy, một cách chính xác, hiện tượng lõi của tư liệu khảo cổ, “bản thân những dữ liệu thực chứng” là gì (Dunnell 1980: 78)? Làm sao chúng có thể được tổng hợp khi thiếu vắng sự tham gia của hình thức cấu trúc hay tái cấu trúc trên cơ sở của hiện tượng đương đại nổi bật.
Thứ hai, làm cách nào mà sự phân bố khác nhau (lịch đại và đồng đại) của những hiện vật và các thuộc tính kiểu dáng đối lập thuộc tính chức năng có thể được khám phá ra và ghi lại khi thiếu sự diễn giải của học thuyết tái cấu trúc? Đó là việc làm sao một người có thể phân biệt những nét loại hình với những nét chức năng mà không dựa vào phương pháp tái cấu trúc?
Tuy nhiên, chính sự khẳng định của Dunnell về phương pháp tiếp cận các tư liệu khảo cổ hoàn toàn dựa vào thực chứng đã khiến tôi đặt ông ta vào hàng ngũ những người theo chủ nghĩa nghi ngờ cực đoan về sự tiếp cận đối với quá khứ thực sự.
Lập trường của Dunnell là ví dụ nổi bật của hội chứng nghi ngờ cực đoan, nhưng ít nhất còn có điểm nổi bật khác, được định nghĩa bởi những người có ảnh hưởng lớn như: Lewis Binford và Ian Hodder. Hai nhà khảo cổ học này là những ví dụ điển hình về những người tạm thời đã trải qua việc nghiên cứu hoàn chỉnh hoàn cảnh thực tế để cuối cùng có thể hiểu chính xác hơn và đúng đắn hơn về sự hình thành những vùng khảo cổ và về bản chất cũng như sự hoạt động của các xã hội trong quá khứ. Đây là một nỗ lực mà Binford và những người khác gọi là “lý thuyết tầm xa trung bình”. Lý thuyết tầm xa trung bình được đông đảo mọi người cho là phương pháp hay nhất ,và có lẽ là duy nhất, để có được những thông tin rộng rãi, chi tiết và chính xác về quá khứ thực sự. Sự áp dụng tuyệt vời khảo cổ học dân tộc của Binford vào cách sống của người Nunamiut được biết đến, hâm mộ và khích lệ trên toàn thế giới. Như Dunnell quan sát (1984: 501), công trình của Binford được trình bày một cách tổng hợp nhất và dễ hiểu nhất trong cuốn sách “Theo đuổi quá khứ” của ông (Binford 1983b), đây là sự miêu tả rõ ràng và rất đáng chú ý về việc lâp trường cơ bản mà ông thể hiện 20 năm trước đây đã được chín muồi và phát triển qua nhiều năm suy nghĩ và nỗ lực như thế nào. Nhưng trong một vài ấn phẩm xuất bản gần đây của ông (Binford 1981: 21-30; Binford và Sabloff 1982; và xem Wylie đang in), Binford dường như đã sử dụng lập trường nghi ngờ về cách tiếp cận quá khứ thật sự. Ông viết:
Có một đặc điểm quan trọng của tất cả các cuộc tranh cãi có liên quan, đơn giản là chúng ta có thể sẽ không bao giờ lý giải được một cách vững chắc từ những giả thuyết đi đến kết luận làm mâu thuẫn chính những giả thiết mà chúng ta bắt đầu từ đó. Thực tế này mang một ngầm ý quan trọng đối với các nhà khảo cổ học:
1.Tất cả những khẳng định của chúng ta về quá khứ đều là những suy luận liên quan tới sự quan sát được thực hiện trên những tư liệu khảo cổ đương đại .
2.Tính chính xác của những cấu trúc suy luận của quá khứ phụ thuộc trực tiếp vào tính chính xác của những giả thuyết có vai trò như nền tảng cơ bản cho những tranh luận suy luận của chúng ta.
Kết luận mà chúng ta có thể rút ra là chúng ta không thể sử dụng hoặc tài liệu khảo cổ hoặc quá khứ suy luận để kiểm tra những mệnh danh hay giả thuyết của mình ... làm thế nào để chúng ta có thể phát triển một phương thức đáng tin cậy để tìm hiểu quá khứ?....chúng ta phải tham gia vào các nghiên cưú tầm xa trung bình, bao gồm nghiên cứu thực tế được thiết kế riêng để kiểm soát mối quan hệ giữa những thuộc tính mạnh mẽ của quá khứ mà về vấn đề này ai đó vẫn đang tìm kiếm tri thức và những thuộc tính vật chất cố định chung cho cả quá khứ và hiện tại, những ”vật thể vĩnh cửu“ của Whitehead- nói tóm lại , những đặc điểm mà nhiều giả thiết đồng dạng có thể được xây dựng nên từ đó, những thứ mà hiện tại chia sẻ cùng quá khứ. Những điều chung này cung cấp những nền tảng cơ bản cho việc so sánh những sự kiện vào những thời điểm khác nhau trong quá khứ.
Tri thức chúng ta về quá khứ phụ thuộc vào suy luận nhiều hơn là sự quan sát trực tiếpđã dẫn đến mối quan hệ không rõ ràng giữa mẫu (công cụ khái niệm mô tả) và lý thuyết (công cụ khái niệm diễn giải), nó cũng dẫn đến “tính độc lập“ của những quan sát khỏi những lý giải thường đáng ngờ và nhìn chung đứng trên chính sự xây dựng mối quan hệ đó, do vậy bị ảo tưởng về “sự xác định kết quả“ (Binford 1981: 29; xem Binford và Sabloff 1982: 149).
Có hai vấn đề về thái độ này. Một được chỉ ra bởi Alison Wylie trong bài báo vừa được trích dẫn. Bà để ý rằng những nghiên cứu thực tế chỉ như “giới hạn của mẫu” và lý thuyết phụ thuộc như những lý giải về các tài liệu khảo cổ, vì vậy kết quả của chúng hoặc những kết luận của chúng cũng chỉ có thể như những kết luận rút ra từ sự quan sát các tài liệu khảo cổ.
Vấn đề thứ hai: thậm chí ngay cả khi chúng ta đạt được những qui luật và qui tắc xác định khá rõ về mối tương quan hành vi trong những xã hội hiện đại được quan sát- cái mà Trigger (1984) gọi là “sự tổng quát hoá hoàn toàn ở mức độ trung bình”- thì những điều này cũng không thể được sử dụng để giải thích những xã hội trong quá khứ mà không có một bước nhảy quyết định, lớn lao như bước nhảy mà Binford đã định danh như một sự khẳng định kết quả và do đó như là một phương thức không thể chấp nhận được. Làm sao một người có thể quyết định một cách chắc chắn điều gì “hiện tại chia sẻ với quá khứ” và điều gì không được chia sẻ? Chúng ta luôn phải xác nhận một kết quả nếu chúng ta phải làm một lý giải có ý nghĩa, nhưng chúng ta thực hiện việc lý giải đó rõ ràng và như một cách tính toán , không phải để đạt được một sự chính xác tuyệt đối.- thậm chí trong ngày hoàng kim của “Diễn giải khảo cổ học”, chúng ta đã phủ nhận rằng điều đó là có thể (Watson và những người khác 1971:4, 22-23) mà thực chất là để giảm bớt sự thiếu chính xác.
Do đó, tôi nghĩ rằng Binford thay vì tiếp tục nghi ngờ một cách cực đoan thì tốt hơn nên tiếp tục những phương pháp tiếp cận tinh tế đối với những kết luận khảo cổ học như ông đang làm trong những bài báo như “Di tích khảo cổ” (Binford 1982) và “Khảo cổ học lịch sử” (Binford 1977) cũng như những ấn phẩm khác liên quan đến việc nghiên cứu về người Nunamiut của ông (Binford 1983a, 1983b, xem những phân tích của Wylie 1985b và trên báo ).
Ian Hodder đã chọn một con đường khác đối với thuyết hoài nghi về tiếp cận quá khứ thực sự, Thái độ này của ông được ngầm ám chỉ trong cuốn “ Những biểu tượng trong hành động” (1982a) và được thể hiện khá rõ qua tác phẩm “Quá khứ về hiện tại”(1982b). Khi ông bắt đầu nghiên cứu khảo cổ học dân tộc ở châu Phi vào cuối những năm 1960, ông đã làm việc với cùng một lý do như lý do đã thúc đẩy Binford: Làm cho những kết luận khảo cổ có tính thuýêt phục hơn, hay ở một mức độ nào đó cải thiện những kiểu kết luận được rút ra từ những di chỉ khảo cổ. Tuy nhiên, không giống như Binford, người với một số ngoại lệ như những gì vừa được nói đến ở trên đã kiên định theo đuổi mục đích đó, Hodder dường như đã đánh mất hay cố tình bỏ dở con đường của mình trong thế giới phức tạp nhiều cám dỗ của những nghiên cứu nhận thức, biểu tượng hay cấu trúc và khảo cổ học phê phán. Trong phần đề dẫn của cuốn “Biểu tượng trong hành động” (1982a:1), ông viết:
Mục đích đầu tiên của việc nghiên cứu là để xem “những văn hoá” vật chất (các vùng địa lý với những nhóm hiện vật định kỳ) thể hiện cái gì và có quan hệ với cái gì trong hoàn cảnh sống. Vấn đề được quan tâm ở đây là cần chiếu sáng vào những phân tích và lý giải về các nền văn hoá trong khảo cổ học thời tiền sử....Khi nào thì những dân tộc xác định bản thân mình trong văn hoá vật chất? Cái gì là sự sắp xếp về không gian mà có ảnh hưởng tới kết quả? Điều gì đã xảy ra ở ranh giới giữa những nền văn hoá vật chất?
Trong “Quá khư hiện tại” (1982b: 212) ông khẳng định rằng “quá khứ cho ta hiểu nhiều được hiện tại nên hiện tại cũng sẽ giúp ta biết về quá khứ”, và trong những tác phẩm của mình, ông luôn có thái độ phê phán hay nghi ngờ mạnh mẽ đối với sự diễn giải khảo cổ thậm chí có lần ông đã kết luận rằng mục đích đúng đắn của khảo cổ học là giúp đạt được sự tự nhận thức phê phán đối với những thành viên của xã hội hiện đại công nghiệp hoá của chúng ta.
Trong những nỗ lực muốn nhận thức trước rằng chúng ta có thế áp đặt lên quá khứ , rằng chúng ta phải ”làm sống“ khảo cổ học, không chỉ là nhận thức của Gould “khảo cổ học sinh động”, mà từ thế giới, trong đó chúng ta sống những ngày bình thường. Mặc dù vậy vẫn có một mối nguy hiểm rằng nếu chúng ta chỉ nhìn vào bản thân, chúng ta có thể sẽ không nhận thức được tính tương đối trong logic của chính mình. Những đối lập của những nền văn hoá khác nhau và những kết quả đạt được nhờ các nhà nhân chủng học xã hội đã giúp chúng ta nhận thức khuynh hướng văn hóa của chính mình. Mục đích đúng đắn của khảo cổ học có thể đóng góp vào sự tự nhận thức phê phán này (Hodder 1982b : 212).
Hodder không cố gắng để đạt đến độ chính xác hay tính vững chắc của những dữ liệu nhân chủng học xã hội, vì vậy tôi không biết ông nghĩ nhân chủng học xã hội đã tránh khỏi sự tương đối giữa tính tiền nhận thức và tính logic mà họ có thể áp đặt lên những sự kiện và quá trình họ quan sát trong đời sống, ngoại trừ những nền văn hóa ngoại quốc không thể phủ nhận như thế nào ?
Ta trở lại với thái độ nghi ngờ của Hodder về sự liên hệ với quá khứ, dù gần đến phần kết thúc chương cuối của cuốn sách thảo luận về tính khoa học của văn hoá vật chất, ông đã liệt kê chín lĩnh vực của văn hoá vật chất mà mỗi lĩnh vực trong số đó tiềm tàng ẩn chứa sự không rõ ràng và không chắc chắn đối với việc lý giải các di chỉ khảo cổ. Sự miêu thuật lại tẻ nhạt, sự tường thuật kế tiếp về hành vi thô thiển lúc đó và chủ nghĩa biểu tượng ở nứơc Anh (Hodder 1982b: 215-216) và cùng với sự nhấn mạnh của ông trong những cuốn sách về tầm quan trọng lớn lao của những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đã để lại cho người đọc khảo cổ (tôi tin là Hodder cố tình làm như vậy) một cảm giác hoang mang, nhầm lẫn, hay một chút hoảng sợ về tính đúng đắn của diễn giải khảo cổ thích hợp.
Nói một cách khác, tôi nghĩ rằng Hodder đang đùa giỡn (mặc dù- ít nhất trong những ấn phẩm này- không biểu lộ ra ngoài) với chủ nghĩa nghi ngờ nền tảng tri thức về quá khứ mà sẽ khá là không hiệu quả nếu như nó trở nên rộng khắp trong giới khảo cổ học. Một mặt, những phân tích của ông là quan trọng và có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc làm cho chúng ta trở nên nhạy cảm hơn và tinh tế hơn trong sự lý giải của mình; mặt khác, tiếp theo kết luận logic của chúng, những phân tích này dường như loại trừ hy vọng có thể nói một điều gì đó về bản chất của thực tế về quá khứ thực sự.
Nói tóm lại, Hodder với phần lớn thời gian và Binford, ít nhất cũng chiếm một phần thời gian dường như không chỉ đánh mất sự chân chất trong nhận thức của họ về cái mà khảo cổ học thực sự là và cái mà khảo cổ học có thể làm, mà còn đánh mất niềm tin của họ vào những di chỉ khảo cổ vốn dĩ vẫn là người dẫn đường giúp ta trở về với quá khứ. Do cả hai đều làm việc khá hiệu quả và là những nhân vật có uy tín, vấn đề này dường như có vẻ đe doạ đối với sự ổn định trong tương lai của tính qui phạm.
Một triển vọng thậm chí còn nguy hiểm hơn được đưa ra bởi những nhà phân tích, những người sử dụng quan điểm phát triển và tiến hoá của các sự kiện gần đây. Một người có thể nhận thức phần tiếp theo của những giai đoạn hay những thời kỳ:
Giai đoạn I (Thời kì ấu trĩ, trước những năm 1960). Di chỉ khảo cổ được xem như một phản ánh trực tiếp của quá khứ trong một giới hạn nào đó do những vấn đề bảo vệ rõ ràng nhưng mặt khác lại bao gồm những di vật vô giá của quá khứ nhân loại.
Giai đoạn II (Cuộc bùng nổ đầu tiên của Khảo cổ học Mới,1962-1972). Người ta tin rằng với sự ứng dụng của óc sáng tạo đầy đủ và cách sử dụng những kĩ thuật và phương pháp mới, các di chỉ khảo cổ sẽ cung cấp một lượng lớn thông tin về hành vi văn hoá và xã hội của con người thời tiền sử.
Giai đoạn III (Mất dần sự ấu trĩ, chặng I, từ 1972 đến giữa hoặc cuối những năm 1970). Người ta nhận ra rằng việc lý giải các di chỉ khảo cổ khá phức tạp do kết luận rút ra từ các quá trình hình thành vùng văn hoá và tự nhiên. Những quá trình này buộc phải được nghiên cứu chủ yếu trong hiện tại và do vậy phần lớn bằng những kỹ thuật thực tế (khảo cổ học địa lý, khảo cổ học dân tộc,và khảo cổ học thực nghiệm) sao cho những hậu quả sai lệch có thể bị vô hiệu hoá trong lý giải.
Giai đoạn IV ( Đánh mất sự ấu trĩ, chặng II từ cuối những năm 1970 đến những năm 1980). Người ta tin rằng việc vô hiệu hóa những ảnh hưởng sai lệch là không thoả đáng và có thể là một phương thức sai lầm để đi tới những lý giải về các di chỉ khảo cổ. Hy vọng duy nhất cho việc đạt được những tiến bộ thật sự trong lý thuyết khảo cổ học (và từ đó cả trong việc lý giải khảo cổ) phụ thuộc vào những nghiên cứu thực tế.
Giai đoạn V (Sự nghi ngờ khủng hoảng cuối cùng, có thể từ cuối những năm 1980 đến năm 1990?). Tri thức được tích luỹ qua địa lý dân tộc không thể áp dụng vào quá khứ. Hành vi của con người quá phức tạp, quá rối rắm và qúa khó hiểu để được lưu giữ và bảo vệ trong những di chỉ vật chất, và thậm chí quá cá biệt cũng như quá đặc biệt để có thể hiểu được, ngay cả khi bằng một cách nào đó vẫn được bảo vệ. Hơn thế, những lực lượng chính trị xã hội cùng thời không thể tránh khỏi làm hỏng và gây ra sai lầm trong nhận thức của chúng ta về tất cả những quá trình xã hội xa lạ, hiện tại và quá khứ. Và cuối cùng các di vật khảo cổ- khác xa sự xác định – là một sân chơi năng động cho tất cả hành vi của những nhân tố tới mức không có hy vọng nào cho việc rút ra kết luận về hành vi của con người từ đó.
Đó là những gì tôi định chứng minh và vừa chứng minh: khảo cổ học là không thể. Không có qúa khứ thực sự hay phương thức tiếp cận nó ở bất cứ một mức độ nào.
Tôi không quá mức thất vọng hay bi quan về tất cả điều này, tuy nhiên ít nhất không như một khả năng trừu tượng. Lý do đầu tiên cho sự tương đối bình thản của tôi là tôi hiểu rằng hầu hết các nhà khảo cổ học đều có những trực quan chắc chắn, rất vững vàng, được định hướng vào quá khứ thực sự. Ngay cả những bài phê bình sâu sắc cũng công nhận rằng khi chúng ta xuống những hố khai quật hay lên những ghế phòng thí nghiệm (tức là cả trên thực địa lẫn phòng thí nghiệm_ND) , chúng ta đều có thể hiểu một cách tổng quát những gì chúng ta đang làm ngay cả khi chúng ta không biết lắm về lý do vì sao chúng ta đang làm điều đó (Salmon 1976, 1982: 49,77; Wylie 1981, 1985a, 1985b). Tuy vậy, với mục đích phóng đại các tư liệu khảo cổ chúng ta phải cố gắng suy nghĩ một cách rõ ràng về những mục đích, phưong pháp, kĩ thuật và chúng ta phải phân định những kết luận của mình về quá khứ.
Tất cả những nhà khảo cổ học thực hành có cùng một cách thức xử sự; họ làm việc hết nơi này đến nơi khác và lại lặp lại như vậy trong cuộc tranh luận không ngừng nghỉ giữa những cái họ mong đợi, họ nghĩ và hy vọng là đúng (có nghĩa là những giả thuyết, những lý thuyết, những linh cảm về sự lý giải đúng đắn một phần nào đó của các di chỉ khảo cổ) và bản thân những di chỉ khảo cổ. (Watson và những người khác 1971: 12-16, 114-121; Wylie 1985b). Trong khi hoạt động với cách thức đó, những kết quả hữu dụng nhất thu được bởi những người nhận thức một cách rõ ràng về những gì họ đang làm và lý do vì sao bởi họ chắc chắn sẽ chọn những câu hỏi hóc búa hơn là những câu hỏi tầm thường để trả lời và sẽ lựa chọn những phương pháp phục hồi dữ liệu thích hợp được tính toán một cách có lợi nhất để cho ra những thông tin phong phú và thoả đáng. Họ cũng sẽ nhận thức một cách rõ ràng nhất rằng tri thức ngày nay là sự lãng quên của tương lai; có nghĩa rằng sự hiểu biết của chúng ta về những bằng chứng đang thay đổi không ngừng, đang đòi hỏi những vấn đề mới để chất vấn những ghi chép và những kĩ thuật mới giúp cho việc có được lời giải đáp cần thiết. Vì vậy, quá trình tìm hiểu những tư liệu khảo cổ rất khó khăn, và đồng thời cũng hoàn toàn phụ thuộc vào những thiết kế nghiên cứu được trù tính một cách thông minh, được áp dụng một cách thông minh vào từng phần của tài liệu đó. Không có công trình của người nào lại làm ví dụ rõ hơn công trình của Binford, người mà hầu hết thời gian , vừa thực hành vừa nghiên cứu các phương thức mới được nói tới ở trên (Binford 1983a: 389- 394, 1983b: chương 4,5,8,9). Chính nỗ lực trong việc tìm hiểu tính đa dạng được ghi chép khá đầy đủ trong những sưu tập Mousterian đã hướng ông từ văn học dân tộc địa lý sang công trình về lĩnh vực dân tộc địa lý đựơc thiết kế rõ ràng để trả lời cho những vấn đề khảo cổ xác định. Khi đó ông đã trở lại lĩnh vực này và những phần khác của các ghi chép về thời kì đồ đã cũ và thời kì đầu của kỉ nguyên thứ ba được trang bị với những kết quả của nghiên cứu thực tế và tiếp tục làm việc qua lại giữa hai lĩnh vực với phương pháp tốt nhất (và duy nhất) có thể để đạt được một sự hiểu biết có nền tảng vững chắc về quá khứ thực sự.
Tri thức của chúng ta về quá khứ sẽ không bao giờ là tuyệt đối hoàn hảo, nhưng chúng ta có thể đạt được một sự kiểm soát quan trọng đối với những cái không hoàn hảo bằng sự sắp đặt khéo léo, có phê phán và bền vững các quan sát những di chỉ khảo cổ với những khảo sát được tiến hành trên thực tế. Thật là quan trọng khi có một mức độ nghi ngờ nào đó trong việc thực hiện nhiệm vụ này, nhưng thậm chí còn quan trọng hơn khi mục đích ban đầu của phương pháp tiếp cận quá khứ thức sự đáng tin cậy không bị vấy bẩn trong một vũng bùn hay sự nghi ngờ, cũng không bị bỏ rơi tất cả vì những lĩnh vực thực tế có vẻ mới mẻ hơn.
Lý do thứ hai cho tâm thái khá bình thản của tôi là tôi hiểu rõ phần quan trọng nhất của khảo cổ học - quá khứ thực sự- có sức mạnh cực kì to lớn, không chỉ đối với các chuyên gia , những người đọc các bài viết về kỹ thụât và nghe các tờ báo điện tử tại những cuộc họp, mà còn đối với những nhà khảo cổ học nghiệp dư và dư luận nói chung.
Những người này- nghiệp dư, bán nghiệp dư và những người hiểu biết chút ít hay đơn giản chỉ là những người không có chuyên môn nhưng yêu thích lĩnh vực này- đều bị cuốn hút bởi tất cả các mặt của quá khứ thực sự của nhân loại. Một số lượng quan trọng các chuyên gia khảo cổ học trên thực tế là những kiểu người cách tân, tham gia thi đấu cốt chỉ để tranh giải, hay những nhà sưu tập các di vật, vì thế đã tham gia vào chuyên ngành này từ cùng một địa vị của những người không có chuyên môn nhưng yêu thích lĩnh vực này. Và, tất nhiên, số kinh phí góp gần đây nhất cho ngành khảo cổ học thời tiền sử ở Hoa Kỳ là từ công quỹ.
Vì vậy, chắc chắn là gần như tất cả chúng ta, những người tự cho mình là những nhà khảo cổ học cũng như những những người ủng hộ cho công trình của chúng ta đều là những người theo chủ nghĩa cá biệt: Chúng ta muốn biết những gì đã xảy ra nhưng và lý do vì sao, không chỉ trong lịch sử mà còn trong thời kì tiền sử. Chỉ những nhà khảo cổ học đạt được sự am hiểu một cách khoa học về lịch sử và xã hội của quá khứ thực sự, quá khứ nhân loại và quá khứ tiền sử, và họ có những yêu cầu mạnh mẽ nhất có thể để làm như vậy. Tôi thấy rằng bất chấp những cuộc đấu lý tranh cãi và nhiều sự khác biệt nhất định trong mục đích, phương pháp và kỹ thuật, “Diễn giải khảo cổ học 1985” đã trình bày một xu hướng trung tâm giống như “: miêu tả và giải thích quá khứ.


Tuy nhiên tôi không thể kết thúc mà lại không xen vào một nhận xét cuối cùng và ít lạc quan nhất về thế giới hiện tại. Tôi tin mãnh liệt hơn bao giờ hết rằng việc suy nghĩ về những gì chúng ta đang làm , lý do chúng ta thực hiện điều đó và việc thảo luận những vấn đề như thế này trong phạm vi những hoàn cảnh khác nhau là vô cùng quan trọng. Nhưng ít nhất ở Hoa Kỳ chúng ta không thể có sự xa xỉ về thời gian không hạn định cho những cuộc thảo luận như vậy. Ở mức độ hiện nay, trước năm 2000, hầu như tất cả các tư liệu khảo cổ thời tiền sử đã biến mất. Nói một cách khác khảo cổ học Mĩ đương thời trong một nhận thức ngắn gọn là sự bảo vệ khổng lồ và hoạt động cứu hộ . Điều đó có nghĩa là chúng ta không chỉ đơn giản cung cấp sự đa dạng trong những cuộc tranh luận về lý thuyết khảo cổ học từ thứ tự ban đầu của chúng ta: miêu tả và giải thích quá khứ nhân loại. Do đó, mặc dù tôi vẫn giữ một thái độ bình thản về những khả năng trừu tượng với những lý do thực tế và logic nhưng tôi vẫn xem xét với những động thái hiện thời nguy hiểm đối với sự phủ nhận quá khứ thực sự hay sự tiếp cận nó. Hơn thế chúng ta vẫn muốn nhân lên một lần nữa những nỗ lực bảo vệ của mình bất cứ nơi đâu có thể, và những nơi không rút ra từ các di chỉ khảo cổ lượng thông tin lớn nhất về quá khứ thực sự. Nhận xét này đòi hỏi những quan tâm sâu sắc hơn tới những vấn đề khảo cổ quan trọng và tới những mẫu nghiên cứu phù hợp để giải quyết những vấn đề này trong phạm vi tất cả dạng thức của khảo cổ học trong tự nhiên.
Vì vậy, tôi xin kết luận với sự tôn trọng tác phẩm “Diễn giải khảo cổ học” rằng mối quan tâm rõ ràng tới lý thuyết có tầm quan trọng nhiều hơn nó đã từng có trong suốt 100 năm qua kể từ khi có sự hợp thức hoá của ngành khảo cổ học ở Mĩ. Đáng phê bình nhất là sự chú ý gay gắt đối với sự bảo vệ các di chỉ khảo cổ và tới sự hợp thành thể thống nhất của lý thuyết về những công việc thực nghiệm trong tự nhiên được áp dụng vào các di chỉ đó. Những vùng khảo cổ học đang bị phá huỷ một cách nhanh chóng tới mức trong một tương lai gần, sự tiếp cận của chúng ta với quá khứ thời tiền sử thực sự sẽ còn khó khăn hơn cả bây giờ. Chúng ta sẽ nhanh chóng có các báo cáo về những cuộc khai quật và những mẫu vật trong viện bảo tàng nhưng lại không có dù chỉ là một phần nhỏ các di chỉ khảo cổ. Lý thuyết tốt nhất có thể của việc khôi phục và giữ gìn là rất quan trọng để chắc chắn rằng chúng ta không làm cho nhiều quá khứ tiền sử không thể phục hồi hơn được nữa .
Lời cảm ơn của tác giả
Bài viết này bị ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nhiều cuộc thảo luận với Alison Wylie trong suốt ba năm qua ,và gần đây là cuộc tranh luận với Mary Kenedy, mà không ai trong số họ đáng trách cho nội dung thực chất của bài viết này. Tuy nhiên, nếu không có sự giám định về ngôn từ của Mary, bản thảo có thể sẽ không sẵn sàng ra mắt trước hạn cuối cùng. Tôi rất cảm ơn bà Mary vì điều đó và vì sự giúp đỡ trong việc thu thập những tài liệu được trích dẫn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn Richard A. Waton và David J. Meltzer vì những đóng góp sắc sảo về bài luận của ông, đã có ý nghĩa quan trọng trong việc sửa bản thảo cuối cùng.

Tài liệu dẫn
Binford, Lewis R.
1962 Archaeology as Anthropology. American Antiquity 9: 208-219.
1977 Historical Archaeology: Is It Historical or Archaeological? In Historical Archaeology and the Importance of Material Things. Society for Historical Archaeology, Special Publications 2: 13-77.
1978 Nunamiut Ethnoarchaeology. Academic Press, New York.
1981 Bones: Ancient Men and Modern Myths. Academic Press, New York.
1982 The Archaeology of Place, Journal of Anthropological Archaeology I: 5-31.
1983a Working at Archaeology. Academic Press, New York.
1983b In Pursuit of the Past: Decoding the Archaeological Record. Thames and Hudson, London and New York.
1983c Working at Archaeology: The Generation Gap-Reactionary Arguments and Theory Building. In Working at Archaeology by Lewis R. Binford, pages 213-227. Academic Press, New York.
Binford, Lewis R., and Jeremy Sabloff
1982 Paradigms, Systematics, and Archaeology. Journal of Anthropological Research 38: 137-153.
Browman, David L.
1981 Isotopic Discrimination and Correction Factors in Radiocarbon Dating. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by Michael B. Schiffer 4: 241-295.
Butzer, Karl
1982 Archaeology as Human Ecology. Cambridge University Press, cambridge, England.
Clarke, David
1973 Archaeology: The Loss of Innocence, Antiquity 47: 6-18.
Conkey, Margaret, and Janet Spector
1984 Archaeology and the Study of Gender. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by Michael B. Schiffer, 7:1-38.
DeBoer, Warren R., and Donald W. Lathrap
1979 The Making and Breaking of Shipibo-Conibo Ceramics. In Ethnoarchaeology: Implications of Ethnography for Archaeology, edited by Carol Kramer, pages 102-138. Columbia University Press, New York.
Dunnell, Robert C.
1971 Systematics in Prehistory. The Free Press, New York.
1978a Archaeological Potential of Anthropological and Scientific Models of Function. In Archaeological Essays in Honor of irving B. Rouse, edited by R. Dunnell and E. Hall, Jr., pages 41-73. Mouton, The Hague.
1978b Style and Fuction: A Fundamental Dichotomy. American Antiquity 43: 192-202.
1980 Evolutionary Theory and Archaeology. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by Michael B. Schiffer, 3: 35-99.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét