Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

KHẢO CỔ HỌC BIỂU TƯỢNG, KHẢO CỔ HỌC CẤU TRÚC

KHẢO CỔ HỌC BIỂU TƯỢNG, KHẢO CỔ HỌC CẤU TRÚC VÀ KHẢO CỔ HỌC PHÊ PHÁN. MARK P. LEONE (ĐẠI HỌC MARYLAND)
In trong KHẢO CỔ HỌC MỸ: QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI
DAVID J. MELTZER, DON D. FOWLER VÀ JEREMY A. SABLOFF (Chủ biên)
Bản dịch của LÂM THỊ MỸ DUNG VÀ CHU HƯƠNG LY

Lời giới thiệu
Khảo cổ học biểu tượng, khảo cổ học cấu trúc , khảo cổ học phê phán là gì ? Nếu coi đó là những cách khác nhau để tiếp cận môn khảo cổ, vậy chúng có điểm gì giống nhau? Và nếu cho rằng hai cách tiếp cận khác nhau này không tạo nên một trào lưu đồng dạng thì những khuynh hướng và liên khuynh hướng giữa chúng và dòng chính chi phối chúng là gì?

Khảo cổ học biểu tượng, khảo cổ học cấu trúc và khảo cổ học phê phán là cách khác nhau để tiếp cận các dữ liệu khảo cổ. Chưa có cái nào trong chúng được định nghĩa một cách hoàn chỉnh. Cũng không một cách nào để phát triển và tách riêng chúng ra khỏi khảo cổ học truyền thống (Leach 1973) cũng như khảo cổ học mới (Clarke 1973) và cho tới nay cả ba cách này vẫn chưa thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ. Những nhà khảo cổ học liên quan tới chúng dường như đều liên quan tới cùng một vấn đề và tiến hành nghiên cứu với những giả thuyết giống nhau (Hodder 1982a, Sprígg 1984; Miller 1982b; Moore và Keene1983).Do những phương pháp này hiện vẫn đang được xác định nên rõ ràng chúng không cần thiết phải đương đầu với những cuộc nghiên cứu tương tự (Bender1985, Patterson 1984). Tuy nhiên, bất cứ ai đọc khảo cổ học ngày nay đều nhận thấy rằng rất nhiều các nhà khảo cổ quan tâm tới ý nghĩa (Hodder 1982a,1983), hệ tư tưởng (Kristainsen 1984; Paynter 1985; Handsman 1980,1981,1982), cấu trúc (Friedman và Rowlands 1977; Glassie 1975; Freidel 1981) và nhận thức (Deetz 1967) của các xã hội thời cổ. Để tiếp cận những lĩnh vực như vậy qua tài liệu, những ý tưởng, mô hình, và lý thuyết đã được vay mượn và khám phá từ thuyết cơ cấu, nhân chủng học nhận thức, nghiên cứu biểu tượng và chủ nghĩa Mark (Baudrilliard 1875, Gledhill 1981; Godelier 1977, 1978; Meillassoux 1972; Wallerstein 1976).
Khảo cổ học biểu tượng, cấu trúc và phê phán được nói tới trong bài luận này vì những người đại diện của chúng ngày càng thẳng thắn và được biết tới một cách rộng rãi, và do sự khác biệt của chúng trong lĩnh vực khảo cổ không có được sụ rõ ràng cần thiết. Vấn đề của bài luận này không phải là nhằm vào nguồn gốc của những phương pháp trên, xem liệu chúng thuộc Mĩ hay Anh, cũng không phải để gắn các trường phái với các trường đại học hay với những học giả cụ thể. Vấn đề ở đây là xác định những giả thuyết cơ bản và xem chúng thể hiện như thế nào trong năm minh hoạ được bàn luận và trích dẫn dưới đây.


Bốn vấn đề
Có thể hiểu được ba bước đầu tiên trong khảo cổ học qua bốn vấn đề liên quan.
Vấn đề thứ nhất là tính tương tác và tính hồi quy (recursive) của văn hoá.
Thay vào việc cho rằng văn hoá bao gồm các luật lệ, hành vi và những sản phẩm được tạo ra bởi con người một cách khá thụ động và không nhận thức, một giả thiết được đặt ra là con người sáng tạo, sử dụng, bổ sung và điều khiển khả năng biểu tượng của mình, tạo và tái tạo thế giới mà họ đang sống. Điều này không nhất thiết được hiểu theo nghĩa là khả năng thống trị, kiểm soát hoặc thậm chí thay đổi văn hoá một cách trực tiếp hay thông qua sức mạnh quyền lực. Tuy nhiên đó cũng là một nỗ lực để thấy rằng, giống như ngôn ngữ, cách sử dụng của nó định hình cuộc sống, và cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô hình nếu thiếu nó. Ảnh hưởng mạnh nhất của quan điểm này trong ngành khảo cổ học có được là nhờ coi văn hoá vật chất như một công cụ tạo ra ý nghĩa và trật tự trong thế giới. (Conkey 1982; Donley 1982; Kus 1982; Moore 1982; Parker Pearon 1982) và coi đó không chỉ là sự phản ánh của các nền kinh tế, tổ chức xã hội hay hệ tư tưởng.
Tầm quan trọng của vấn đề này đã được nhấn mạnh bởi Jonh Barret, người luôn cố gắng áp dụng Gidden (1979, 1981, 1982a, 1982b) vào khảo cổ học.
Một nỗ lực nhằm phá vỡ thuyết chức năng liên quan tới chuyển dịch sự tập trung của nghiên cứu từ hậu quả của hành động người sang ý đồ và động cơ của hành động đó... Trong lý thuyết của sự hình thành cơ cấu, Giddens đã mượn một khung nghiên cứu của “ bảng bién thiên không gian và thời gian” trong đó hành động của những đối tượng người có nhận thức tái hiện điều kiện cơ chế của sự tồn tại của chính họ. Gidddens muốn nói rằng những tri thức lạc lõng bao gồm cả kiến thức thực hành của việc“ làm thế nào để tiếp tục”..., đó là kiến thức được rút ra và được tái hiện trong hành động người . Ở đây các đối tượng sử dụng những kinh nghiệm phản ánh của một thế giới khách quan mà dường như được cấu thành một nguồn văn hoá ý nghĩa, và hoạt động dựa trên cùng một điều kiện ngoại cảnh như nhau để sản sinh và biến đổi chúng để truyền lại kết quả của hoạt động đó như những điều kiện cho hành động tương lai.
Đây chính là tính chất hồi quy của văn hoá mà trong đó con người được coi là những diễn viên, các biểu tượng được xem như trung tâm của sự tồn tại loài người, và văn hoá vật chất trong phạm vi nhất định cũng giống như ngôn ngữ với khả năng tổ chức cuộc sống của loài người.
Vấn đề đặc biệt quan trọng thứ hai đằng sau khảo cổ học biểu tượng, cấu trúc và phê phán là sự nhấn mạnh về ý nghĩa.
Tất cả các phương pháp tiếp cận đều phủ nhận mọi kiểu chủ nghĩa duy vật mà qua rất nhiều năm đã trở nên gắn bó với ngành khảo cổ học mới. Được truyền lại bởi Leslie White, Julian Steward, sau đó được giải thích lại bởi Marvin Harris và A.P Vayda và một số đông người khác, chủ yếu là các học giả người Mỹ, chủ nghĩa duy vật trở thành một thuyết quyết định đã bị hầu hết các nhà nhân chủng học xã hội người Anh và các nhà nhân chủng học biểu tượng người Mỹ từ chối công nhận. Chủ nghĩa duy vật bị bác bỏ bởi khảo cổ học biểu tượng (Hodder 1985) và bị phê phán là chủ nghĩa đã được nhìn nhận như một hệ thống cấp bậc của các nhân tố từ những xem xét về sinh thái học, công nghệ học và nhân khẩu học cho tới tổ chức xã hội và cho tới cả tổ chức tư tưởng và tôn giáo chưa định nghĩa rõ.
Nhìn nhận cụ thể về lịch sử của khảo cổ học, tiến trình của hai mươi năm vừa qua xoay xung quanh các nghiên cứu khá hữu ích về môi trường tự nhiên, thức ăn, từ cây trồng và vật nuôi, công cụ, nơi trú ẩn, và công nghệ được dùng để cung cấp, hỗ trợ, sinh sản và kiểm soát dân số, xã hội, và toàn bộ nền văn hoá. Trong khi đôi lúc các thành tựu này bắt nguồn từ sự may mắn, khảo cổ học biểu tượng bác bỏ chủ nghĩa duy vật, lý thuyết được xem là hay bỏ qua ý nghĩa, phạm vi của cuộc sống thường ngày, những nỗ lực chủ quan để điều khiển các mối quan hệ xã hội và toàn bộ thế giới của ý thức. Mặt khác, những nguồn tư liệu của khảo cổ học phê phán (Habermas 1971,1981) được tách biệt khỏi những nguồn tư liệu khác lại không hề đoạn tuyệt truyền thống duy vật. Như vậy, ngành khảo cổ học cho rằng trong bất cứ xã hội nào có mâu thuẫn, xung đột hoặc bóc lột, mong muốn một sự hoạt động và thích ứng suôn sẻ như ngành khảo cổ học mới đã từng làm là đánh mất đi một phần lớn lao của văn hoá. Tư tưởng là cách thức, là một phần của hệ thống văn hoá ẩn dấu những mâu thuẫn, và do đó nó ngăn chặn những cuộc xung đột manh động xảy ra (Althusser 1971; Barnett và Silverman 1979). Cho tới nay, hệ tư tưởng vẫn chưa được định nghĩa trong khảo cổ học bằng bất cứ cách nào, cứng nhắc hay linh hoạt.
Văn hoá được hiểu như thế nào theo những phương thức tiếp cận này của ngành khảo cổ học? Đó liệu có phải là những mức độ, một hệ thống hay giống như ngôn ngữ? Cái gì tương tác với nhau và đâu là nguyên nhân?
Barrett (n.d) và các nhà khảo cổ học biểu tượng (Miller 1982a; Tilley 1982,1984) đã né tránh ý kiến về cấp bậc do thiên về hình ảnh của những con người sử dụng biểu tượng để định hướng thực tế trong một khoảnh khắc theo nền tảng mô men (moment basic). Những người theo chủ nghĩa cấu trúc thấy rằng một bộ biểu tượng (các mặt đối lập) hình thành nên cuộc sống thường ngày, nhưng trong một số ví dụ được nêu ra dưới đây của Freidel và Schele (đang in) và Deetz ( 1977;1983). Với bổn phận của mình, các nhà khảo cổ học phê phán hoàn toàn hiểu được các mức độ trong nhận thức Mác xít nhưng lại xem hệ tư tưởng là sức mạnh để duy trì xã hội, sự kiên định và sự nối tiếp của nó: Hệ tư tưởng là cái giữ cho xã hội nguyên vẹn.
Vấn đề thứ ba giúp xác định khảo cổ học biểu tượng và phê phán là một nhận xét về chức năng của quá khứ và những kiến thức khoa học của chức năng ấy trong xã hội. Khảo cổ học biểu tượng (Shanks và Tilley đang in) và khảo cổ học phê phán (Gero và những người khác, 1983;Leone 1981a,1981b; Meltzer 1981) khẳng định vai trò tích cực của quá khứ trong xã hội mà nó được quan tâm tới. Cả hai phương pháp tiếp cận này đều khẳng định rằng quá khứ, cho dù được biết tới qua các khoa học về quá khứ, qua truyền miệng, các câu chuyện thần thoại hay thông qua viện bảo tàng, thì đều là một phương tiện để giao tiếp và tạo nên các ý nghĩa. Không phải vị trí của khảo cổ học cho phép ngành này khẳng định tính trung lập về khoa học của nó, cũng không phải do vai trò của nó là một nhà sản xuất một cách khách quan những kiến thức cụ thể chính xác về quá khứ (Wylie 1981, 1985), hay thậm chí với vai trò theo đuổi không liên quan tới xã hội. Khảo cổ học biểu tượng khẳng định rằng do quá khứ là một tạo vật xã hội và rằng bởi nó tồn tại trong hầu hết các xã hội trong những biến thái vô cùng vô tận, và hơn thế nữa, bởi khảo cổ học sản sinh ra một trong những biến thái ấy, vị thế đặc quyền của khảo cổ học phải được xem xét vì chính lợi ích của nó. Quyền thống trị của ngành này đến từ đâu? Tại sao việc giải thích khảo cổ học được coi là duy nhất đúng?
Khảo cổ học phê phán quả quyết mạnh mẽ với Mác rằng lịch sử luôn luôn được sản sinh ra để phục vụ cho lợi ích giai cấp (Bloch 1977; Gero 1983; Wobst 1983). Hơn thế nữa, nó khẳng định rằng sự hấp dẫn đối với tính khách quan khoa học có thể phức tạp hoá cuộc tranh luận về sự giả định của tính khách quan. Do đó, một cuộc khám phá chức năng chính trị của khảo cổ học tạo nên khái niệm rõ ràng về chức năng xã hội của khảo cổ học cũng như giải đáp một loạt các câu hỏi đối với ngành khảo cổ để chỉ ra cuộc khám phá đó thực sự mang lại lợi ích to lớn hơn. Vì vậy, trong khi khảo cổ học biểu tượng một mặt nhận thức được rằng quá khứ là một kiến tạo xã hội,và là một bộ phận của văn hoá cũng mạnh mẽ như ngôn ngữ, thì khảo cổ học phê phán, mặt khác, lại xem lịch sử như một hệ tư tưởng và có thể gây nguy hại nếu bị quên lãng. Chính vì thế mối quan tâm đối với vị thế tư tưởng của ngành khảo cổ học có thể đưa ra những câu hỏi quan trọng có thể trả lời được một cách khảo cổ học.
Thứ tư, từ bên trong khảo cổ học biểu tượng đã có sự chối bỏ dứt khoát đối với vị trí của chủ nghĩa thực chứng trong khoa học khảo cổ (Hodder 1982a; Miller và Tilley 1984). Trong khảo cổ học phê phán vấn đề này ít gay gắt hơn trong hàm ý của nó và có hy vọng trong việc giữ vững truyền thống của những năm 60 và 70 vừa qua. Khảo cổ học biểu tượng không sẵn sàng chuyển nhượng vị thế tự do văn hoá cho khả năng tự biểu hiện, tự quan sát của khoa học logic. Có hai điểm được đề cập tới: khoa học không nhận thức, không hiểu được văn hoá của chính nó. Hơn nữa, do phương thức bản thân đã có nguồn gốc văn hoá, nó chủ yếu không có khả năng sáng tạo hoặc phụ thuộc vào khoa học của quá khứ để tạo ra bất cứ thứ gì ngoài một sự giải thích mạch lạc và thuyết phục. Điều này không có nghĩa tất cả quá khứ đều như nhau mà nó chỉ ngầm ý rằng bất cứ ngành khoa học nào tin tưởng bản thân nó có thể năng động trong các truyền thống so sánh hoặc truyền thống tìm kiếm quy luật, hoặc trong truyền thống coi một cuộc kiểm tra về mối liên hệ với xã hội hiện đại chỉ như là một thứ triết học xã hội, đều đang mù quáng trước sự xác nhận thiết yếu của nhân chủng học: chúng ta và những tổ chức xã hội của chúng ta là những kiến tạo văn hoá, và chúng ta không tồn tại ở ngoài văn hoá.
Khảo cổ học phê phán không tách biệt hoàn toàn ra khỏi sự tập trung vào các phương pháp khoa học được phát triển qua hơn 20 năm qua trong ngành khảo cổ. Từ “phê phán” trong bất cứ văn cảnh nào cũng đều có nghĩa là các mối quan hệ giữa những giả định và những khám phá về qui luật và sợi dây liên hệ với cuộc sống hiện đại là mối quan tâm trọng yếu và là tuỳ thuộc vào sự kiểm tra (Habermas 1971). Cuộc kiểm tra như vậy tự động đặt ra những câu hỏi, những phương pháp, những khám phá của một khoa học hay một định luật cho những vấn đề như điều kiện môi trường xung quanh các nhà khoa học cho ra những câu hỏi, ảnh hưởng tới phương thức và tiên đoán cả kết quả lẫn thường là ý nghĩa của nó và sự lý giải. Tuy nhiên, các nghiên cứu phê phán không phải dành để hay gây ra sự bần cùng hoá của một khoa học hay một quy luật. Vấn đề là không phải tạo ra thuyết hoài nghi suy giảm, hay thuyết tương đối vô nghĩa.
Công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất của các nhà khảo cổ học biểu tượng người Anh đi kèm với những khía cạnh khác nhau của thời kì đồ đồng ở Tây Bắc Âu. Hodder (1982b), Shanks và Tilley (1982) Tilley (1984), Shennan(1982), Kristiansen (1984) và Parker Pearson (1984) đã lấy ví dụ về xã hội phân tầng (stratified society) trong đó có những điểm khác biệt nổi bật trong tiếp cân của cải và đã đặt ra câu hỏi quyền lực đã được phân chia, sử dụng và duy trì như thế nào? Những nghiên cứu của họ về các di tích chuẩn của thời đại đồ đồng đã gợi mở rằng những nghi thức đi kèm với tang lễ, ma chay và các đồ dùng trong bếp được sử dụng bởi một thứ quyền lực nào đó để thuyết phục một quyền lực thấp hơn về sự tồn tại của công bằng khi mà mối quan hệ đó đang thực sự bị thu hẹp lại. Giả thiết cơ bản trong những nghiên cứu này là sự phân tầng dựa trên cách tiếp cận không bình đẳng đối với quyền lực, hoặc hàng hoá, nhưng nó luôn có xu hướng và phải được chứng minh hoặc giấu diếm. Sự phân tầng là một mối quan hệ mạnh mẽ nhưng không ổn định. Giả thiết thứ hai cho rằng một vài đồ vật nào đó, giống như những đồ vật đi kèm với tang lễ, có thể được sử dụng trong những nghi thức để thuyết phục tất cả những ai liên quan về sự công bằng trong vị trí của họ và do đó ngăn chặn nguy cơ của các cuộc xung đột, và duy trì xã hội. Sự tóm tắt này về cuộc tranh luận tuy nhiên còn quá sơ lược để có thể thấy được sự khác biệt giữa cách lý giải biểu tượng và phê phán.
Tranh luận của Hodder (1982b) đã thế hiện hết sức thuyết phục những gì ông đang theo đuổi. Trong thời kì đồ đá mới ở Hà Lan có một loạt các giai đoạn phát triển nổi tiếng được đánh dấu bởi những cuộc định cư, các kiểu gốm khác nhau. Ở giai đoạn sớm hơn, con người đã sống định cư, nông nghiệp được chuyên sâu, trang trí gốm mang tính khu vực rõ nét. Ở giai đoạn muộn hơn, trang trí đồ gốm có liên quan với nhau (Hodder 1982b:165).
Các kiểu mẫu đồ gốm của các (thời kì) từ A đến E được miêu tả như là sự hợp nhất ngày càng tăng của các đối lập tương phản. Hình thức tang lễ phức tạp của các cộng đồng và các nghi thức kèm theo được biết tới xuyên suốt từ những giai đoạn... sớm. Nhưng trong giai đọan từ F đến G... các cự thạch không còn được hình thành nữa... Việc xây dựng các đền thờ trong những giai đoạn trước đã tạo cơ sở cho việc tin vào sự có mặt của các nhóm người tách biệt... và cách thức trong tang lễ của các cộng đồng bao gồm việc xây dựng mộ chí và bia tưởng niệm đã hình tượng hoá đựơc những nhóm người địa phương đang đấu tranh và những dòng giống ở phía bắc và phía tây châu Âu.... Các lăng mộ và hệ tư tưởng liên quan tới tổ tiên rất có thể đã không chỉ mang chức năng hợp pháp hoá những nhóm người thống trị mà còn hợp pháp hoá những quyền lợi truyền thống của họ gắn chặt với một vùng đất nhất định (Hodder 1982b:170).
(Với giả thiết thay đổi đối với sự định cư bị phân tán, các mâu thuẫn nổi lên giữa) các nhóm người thống trị và những người dưới quyền của họ để nhấn mạnh mối liên hệ truyền thống và vững chắc đối với tổ tiên những người đã mở rộng sự định cư, trong hoàn cảnh của một giai đoạn ngắn hơn... (Do vậy) sự sút giảm những tương phản có thể nhận thấy và những đối lập có tính tuyệt đối trong các mẫu đồ gốm và hình thức trang trí của những giai đoạn muộn hơn có thể đã tác động để phủ nhận sự khác biệt xã hội,và để nhấn mạnh những kết nối và sự liên hệ qua lại. Bằng cách thể hiện một mối quan tâm ngày càng giảm đối với sự phân loại và tạo ra ít chú ý hơn tới ranh giới giữa những hình thức này, một kiểu quan hệ xã hội và kinh tế có thể được hình thành (Hodder 1982b:171).
Văn hoá vật chất (mộ táng, đồ gốm, rìu) được tổ chức thành một loạt những nhóm có các đặc điểm chung và những nhóm đối lập sao cho các hoạt động có thể góp phần vào việc gây chú ý và hợp pháp hoá những quyền cá nhân trong hoàn cảnh đang có một xu hướng ngày càng tăng về sự rối loạn của các quyền này “... Ở vùng đồng bằng Bắc Âu... những nhóm dùng tay (manipulate) để chôn cất người chết, làm gốm và tạo nên những biểu tượng... để duy trì những quyền lợi truyền thống...” Một quá trình hợp pháp hoá mới đã giải quyết được những mâu thuẫn trước đó... (cũng giống như) sự khác biệt về biểu tượng trong nghề gốm và... trong các hoạt động thường ngày liên quan đến ... việc sử dụng chúng (Hodder 1982b:175, 176).
Con người đã sử dụng văn hoá vật chất trong những hoàn cảnh có tính chất cơ chế để dàn xếp thay đổi từ những nhóm định cư khăng khít, bền vững có phân tầng sang những nhóm không bền vững, rải rác và cũng có phân tầng. Các nhóm thay đổi và vị trí của con người trong các nhóm ấy cũng thay đổi. Do vậy phải có một sự trao đổi về vị trí, với nghĩa là thay đổi ý nghĩa và điều này được tạo điều kiện thuận lợi thông qua sử dụng nhiều mục trong văn hoá vật chất. Sự minh hoạ đặc biệt của công trình nghiên cứu của Hodder rất quan trọng bởi sự nhấn mạnh của nó đến ý nghĩa và hoàn cảnh, sự nhấn mạnh tới tính chất hồi quy của văn hoá vật chất cho phép chúng ta thấy rằng con người với tư cách là những cá thể, chứ không phải là những tổng thể dân số, chết và được chôn cất, tham gia vào những nghi thức cực kì quan trọng trong cuộc sống của họ, giải quyết những xung đột giữa họ, và hơn thế cho ta thấy rằng đây là sự lý giải các nhân tố của những tư liệu khảo cổ. Tính vững chắc của lý giải này ở phía bên ngoài một bộ phận nhỏ của châu Âu là không thích đáng, sức mạnh chủ yếu của nó nằm trong khả năng sử dụng một cách bình thường những khía cạnh riêng rẽ của các dữ liệu khảo cổ,và phân biệt rõ ràng các mối quan hệ sinh ra chúng. Xem xét việc chôn cất, sinh sống, nghi thức, định cư và những thay đổi theo thời gian liên quan tới những căng thẳng, xung đột và mâu thuẫn không phải là một công việc thường nagỳ của các nhà khảo cổ học biểu tượng. Tương tự như vậy, hiển nhiên có một giả thuyết đằng sau bài viết này. Hodder phản đối kiểu kiểm chứng thường xuyên thay đổi xé tan cơ cấu của quá khứ chỉ để có được một sự chính xác mà luôn có giá trị giới hạn trong hiện tại. Về phần mình, Hodder không đưa ra một kết luận với độ chân thực xác định nào. Ông chỉ đưa ra một cách kết thúc có vẻ hợp lý, có thể được mở rộng hoặc thay đổi bởi các nhà khảo cổ học khác một cách dễ dàng khi sử dụng phương thức thực chứng chặt chẽ.
Một trường hợp của khảo cổ học cấu trúc
Trong khi cô lập riêng khảo cổ học biểu tượng, chúng ta đã có cái lợi của việc thảo luận một dạng của ngành khảo cổ đang được giải thích nhiều lần một cách khá tỉ mỉ. Đóng góp lớn nhất của nó liên quan tới sự thống nhất của khối dữ liệu to lớn về Thời kì đồ đá mới ở Tây Bắc Âu. Ngành khảo cổ học dân tộc (Donley 1982; Kus 1982; Moore 1982; Parker Pearson 1982) và bài nhận xét về ngành khảo cổ học mới dĩ nhiên cũng hết sức quan trọng. Dựa vào kiểm tra, người ta thấy rằng những thành tựu của khảo cổ học biểu tượng không tách rời khỏi sự tiến triển của khảo cổ học nhận thức hay khảo cổ học cấu trúc.
Do khảo cổ học biểu tượng tồn tại với tư cách một sụ kiện đồng thời với những nghiên cứu về cấu trúc nên cũng dễ hiểu khi đặt ra câu hỏi cái gì là mối liên hệ với sự tái tổ chức của khuynh hướng nhận thức ở New England (Deetz 1977), những qui luật nhận thức về cách xây dựng nhà ở dân gian ở Virginia (Glassie 1975), vũ trụ học của người Olmec (Furst 1968), hay vũ trụ học của người Maya (Freidel 1981)? Một số nhà khảo cổ học người Mĩ từ lâu đã quan tâm tới những vấn đề văn hoá biểu tượng hay cơ cấu tổ chức tôn giáo. Đối với rất nhiều người, thực sự là hầu hết, văn hoá là một mức độ của ý nghĩa hay suy nghĩ bao gồm các giá trị, vũ trụ học, những phần được kiểm soát bởi vô thức, hoặc những cấu trúc được tạo thành bởi những mặt đối lập. Một thực tế như vậy đã tồn tại cùng và độc lập với tổ chức xã hội. Văn hoá tạo điều kiện cho các thực tiễn xã hội. Hơn thế, những nhà khảo cổ học này không tìm thấy nguyên nhân của sự thay đổi hay tính bền vững ở bất cứ một cấp độ nào của thực tế ngoài sự củng cố giữa hai yếu tố này. Hầu hết đều đồng ý với chất lượng hồi quy của văn hoá vật chất, nhưng với tư cách là một suy nghĩ được thêm vào chứ không phải là một hoạt động cơ bản để bắt đầu. Đối với các nhà khảo cổ học này, văn hoá chính là các biểu tượng hồi quy với những thay đổi trong chính thể, sự mở rộng nơi định cư, sự lên xuống của các triều đại hay chính phủ hoặc là kiếm sống. Các học giả về cấu trúc và nhận thức cũng tìm thấy mối quan hệ hồi quy giữa những công trình khảo cổ học và xã hội không nhìn thấy (inevitable) của các nhà khảo cổ. Ngoại trừ Kehoe ra (1984a, 1984b) không ai theo đuổi nó như là một chiến lược nghiên cứu. Tất cả các nhà khảo cổ học này đều nghiêng về cách lý giải thông qua kiểm chứng những thay đổi đã được sắp xếp một cách xác định, những mẫu giả thuyết, chẳng hạn như được đề xuất bởi một phương thức tiếp cận thực chứng.
Khi một ai đó đọc các tác phẩm của Deetz Glassie, Freidel, Furst, Hall hay một vài người khác, có rất nhiều dữ liệu và sự nhấn mạnh đặc biệt đối với ý tưởng về những không gian phức tạp để thích hợp với tất cả các mảnh vụn khảo cổ. Những tác giả này nỗ lực để tạo ra một tổng thể vừa sửa chữa được các lỗi trước đây của những phần khảo cổ học bị đứt đoạn, vừa thay thế các cách giải thích quá đơn giản về sự thay đổi xã hội.
Công trình của David Freidel về vũ trụ học của người Maya là một ví dụ điển hình. Ông đã làm việc nhiều năm về đề tài những hình tượng học của người Maya và cùng với Linda Schele (Freider và Schele đang in) đã cố gắng tìm hiểu ý nghĩa và vị trí nguyên bản của chúng trong xã hội Maya từ Tiền Cổ điển đến Cổ điển và Hậu Cổ điển, hay trong thời gian gần một nghìn năm (khoảng năm 200 trước CN đến năm 800 sau CN). Freidel và Schele bắt đầu bằng việc sử dụng những thay đổi trong hình tượng học đến truy tìm những thay đổi trong ý nghĩa của biểu tượng mà có liên quan đến quyền lực chính trị.
Mẫu biểu tượng hậu kỳ Tiền Cổ điển dựa trên sự chuyển động của sao Kim với tư cách là sao Hôm và sao Mai cùng với hiện tượng mặt trời mọc và lặn... Họ đã phát triển một phương pháp vũ trụ đặc biệt hiệu quả... mà trong đó cộng đồng kiểm tra bằng cách đơn giản là chỉ quan sát bầu trời. Do mẫu này được mở rộng và thích ứng... hai quá trình của sự thay đổi trở nên nổi bật. Những bản sắc lịch sử của những người thống trị hậu kỳ Tiền Cổ điển không được thấy ghi lại ở những nơi công cộng, giả thiết rằng đặc điểm nhận dạng về con người và về lịch sử của những người thống trị không đòi hỏi sự kiểm tra thường xuyên trong dạng những công trình tưởng niệm công cộng. Nhưng điều ngược lại lại đúng đối với thời Cổ điển. Sự hợp pháp hoá của những cá nhân thống trị thông qua phả hệ và quyết định siêu nhiên trong cộng đồng với sự tham gia của mọi người dường như đã trở thành động lực chủ yếu để thiết lập nền nghệ thuật công cộng thời Cổ điển. Những người thống trị (sau này) hợp thức hoá địa vị của mình bằng cách tuyên bố đặc điểm của mình như là chúa trời và vũ trụ (Freidel và Schele đang in: 27-29).
Sự đổi mới này vào Hậu kì Tiền Cổ điển diễn ra trong hoàn cảnh của một cuộc tái tổ chức nhanh chóng và sâu sắc của xã hội người Maya trong đó nhóm ưu tú trước đây de facto (trên thực tế) trở nên hợp lệ và có thể chấp nhận được đối với cộng đồng chung. Kết quả được mở rộng đáng kể cùng với lao động và hàng hoá phát triển trong khi xây dựng các trung tâm rộng lớn (Freidel và Schele đang in: 31).
... Vùng Đất thấp Maya không phải là nơi ... để sùng bái các chiến thuật sản xuất và buôn bán , sự gia tăng dân số và những nhân tố nội tại khác củng cố xu hướng gia tăng sự phức tạp và bất công xã hội. Khi đối mặt với những điều kiện xã hội căng thẳng như vậy, ý tưởng về sự công bằng xã hội không thể đứng vững được và cuối cùng phải chịu sự chuyển biến sang một mẫu hình thực tiễn làm cho sự phát triển các tầng lớp ưu tú vừa hợp lý vừa cần thiết. Kết quả xã hội là sự bùng nổ về năng lượng được đầu tư vào các địa điểm trung tâm cổ xuý cho một trật tự mới (Freidel và Schele đang in: 36).
Freidel và Schele kết thúc với việc tạo ra được sức mạnh của các biểu tượng , những thứ mà tác dụng chính trị của nó đã được họ miêu tả một cách tỉ mỉ. Bằng phép ẩn dụ, cặp tổ tiên sinh đôi (Mặt trời và Sao Kim) đã cung cấp các hình ảnh hiệu nghiệm cho những nhánh quan hệ máu mủ giữa các dòng giống, các cộng đồng và những người gắn bó với cùng một truyền thuyết. Do cặp sinh đôi này là ruột thịt nên tất cả những người Maya có cùng nguồn gốc và dòng giống. Tình cảm anh em có nguồn gốc từ những giá trị mang tính quân bình chủ nghĩa và luân lý của quan hệ nội tộc. (Trong thời Cổ điển chúng trở thành những địa vị và những vị trí này cung cấp một mẫu vũ trụ đúng đắn có tính chất siêu phàm, với Sao Hôm và Sao Mai ở phía trên mặt trời mọc và lặn... Bằng cách khẳng định rằng thời gian trôi qua giữa sự ra đời của cặp sinh đôi này, cũng giống như ý nghĩa của các chữ tượng hình ở Palenque, người Maya đã thể hiện qui luật của địa vị, của sự bất công xã hội bằng hình tượng và khái niệm (Freidel và Schele đang in: 37).

Trữ lượng dữ liệu về các nhân tố cho thấy hình tượng học không chỉ bao gồm trong những đoạn trích. Như đã trình bày, nếu dùng chủ nghĩa cấu trúc một cách rõ ràng để làm nổi bật những mặt đối lập thì sẽ không thể nhầm được. Freidel đã đề xuất một cuộc cách mạng về văn hoá cũng như về xã hội ở vùng Đất thấp Maya; những cuộc cách mạng này độc lập nhưng tự phát, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng không cái nào gây ra cái nào. Ông một mực khẳng định rằng không cần phải dựa vào những cuộc xâm lược hay ảnh hưởng xấu của khí hậu để tìm kiếm cơ sở cho những sự thay đổi. Do vậy cùng với các nhà khảo cổ học biểu tượng, Freidel đã thấy được con người suy nghĩ về trật tự thế giới của họ thông qua cách sử dụng những biểu tượng trung tâm, quyền năng và dễ điều chỉnh. Những biểu tượng này khai sinh ra hành vi và đồng thời cũng biện minh cho hành vi.
Trong cách xử lý của Freidel và Schele đối với văn hoá vật chất bao hàm việc hiểu rằng những khách thể vật chất là hồi quy hay định hình, Friedel có thể trình rõ ràng hơn so với Hodder, Shanhks, Tilley hay Sheenan về nghi thức, các thánh đường và những cấu trúc đền thờ đã định hình cuộc sống của chúng ta như thế nào. Ông có thể đúng bởi các văn bản về lịch sử dân tộc vẫn tồn tại đã đưa ra ý kiến về nguồn gốc vũ trụ của người Maya và sự biểu thị của nó như thế nào . Không có sự trợ giúp nào từ những kiến thức về thời kì đồ đá mới ở Tây Bắc Âu. Từ lâu chúng ta đã có những bằng chứng từ ngôn ngữ học, các nghiên cứu về kí hiệu ngôn ngữ, từ nhân chủng học cấu trúc và biểu tượng mà những vật chất mang tính văn hoá tạo thành; chúng là những thành phần linh động trong suy nghĩ và hành vi. Tuy nhiên, khi những tài liệu vật chất được xác định như là sự phản ánh của mọi khía cạnh của hành vi, thì chất lượng hồi quy của văn hoá, bao gồm văn hoá vật chất, có xu hướng bị lãng quên hoặc bị coi là thứ yếu.
Khảo cổ học Nhận thức
“Bị lãng quên”có thể là một cách hợp lý hơn để định rõ lý thuyết trong khảo cổ học Mới sử dụng văn hoá vật chất như thế nào và thực tế văn hoá nói chung như thế nào. Ngay cả như vậy, định nghĩa sớm và nhấn mạnh của Binford về văn hoá vật chất như là sự định hình từ tất cả các mức độ của văn hoá, cũng có nghĩa là sự phản ánh tất cả bộ phận hợp thành, là một bước quan trọng cho phép Freidel sử dụng các hình trụ thời Tiền Cổ điển và các kim tự tháp thời Cổ điển và đưa ra mô hình vũ trụ. Thực sự, phương pháp mà Freidel sử dụng là thuyết cấu trúc và những giả thiết của nó về văn hoá vật chất đã mã hóa cái gì có thể trùng lặp với giả thiết của ngành khảo cổ học mới. Chúng có thể độc lập nhưng chúng không mâu thuẫn với nhau. Như vậy, tính chất hồi quy của những điều này được nhận thức một cách rõ ràng bởi các nhà khảo cổ học cấu trúc và biểu tượng và nó không bị các nhà khảo cổ học duy vật vay mượn.
Sự tương phản trong quan điểm của Freidel đối với Deetz(1977) và Glassie (1975), những người luôn trăn trở với vấn đề tư tưởng là quan trọng, bởi hai người sau đã không khám phá tác động của hành vi được cấu thành một cách biểu tượng trở lại cấu trúc biểu tượng. Cả Deetz và Glassie, một là nhà khảo cổ học, còn người kia là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đều quan tâm đến việc tái xây dựng qui luật của các mô hình nhận thức qua những cách thể hiện của văn hoá vật chất dân gian. Phương pháp của họ là thuyết cấu trúc và họ lấy tính chất hồi quy của văn hoá vật chất như kiểu giả thuyết hơn là chủ đề cho sự miêu tả chi tiết. Do Deetz mượn Glassie và sử dụng các dữ liệu khảo cổ từ New England vào thế kỉ 17, 18 và 19 nên ông là một minh chứng thuyết phục cho hai điểm mà họ chia sẻ cùng các nhà khảo cổ học biểu tượng. Deetze luôn kiên định trong suy nghĩ tìm thấy các cách thể hiện trong sự phô bày ấn tượng và bao trùm của vật chất. Ông bị cuốn hút vào việc xây dựng một chứng lí đủ thuyết phục để liên hệ những phạm vi phong phú và rộng lớn của những thứ không liên quan đến nhau về mặt chức năng. Ông sẵn sàng nỗ lực với phương thức này, sử dụng logic lấy một mặt đối lập đặc trưng và tìm ra sự trả lời trong các lĩnh vực văn hoá khác như là bằng chứng của sự chính xác. Deetz không phải không khoa học bằng Hodder, Freidel hay Levi-Strauss. Ông ít quan tâm tới việc định nghĩa các kiểm chứng nhưng lại hết sức chú ý tới tính phổ biến, một phần quan trọng trong khoa học cũng như trong đo lường.
Deetz, Glassie và Freidel, không giống như các nhà khảo cổ học biểu tượng khác, không mấy quan tâm tới nguồn gốc của những vấn đề. Ở một mức độ nào đó, Deetz và Glassie không chỉ quan tâm tới văn hoá Mĩ từ thời sơ khai mà còn chú ý tới cả văn hoá trong xã hội Mĩ hiện đại ngày nay. Nhưng họ không bận tâm đến việc kiểm tra có hệ thống những loại hình nghiên cứu, quĩ tích của các mặt đối lập tìm thấy trong dữ liệu, hay chức năng xã hội của sự giải trình mà họ phải tạo ra Thực sự không có mối quan tâm cụ thể với việc tại sao những mô hình của Mĩ mà họ miêu tả với tính thuyết phục cao lại đang giảm đi hay tại sao văn hoá ngày nay vẫn còn hoặc không còn là sản phẩm của chúng.
Deetz bắt đầu những nghiên cứu của mình bằng việc sử dụng những lí lẽ của Glassie ( 1975:189-190) để nói rằng, ở vùng Ănglo-Xắc xông, ‘khi mà các điều kiện xã hội kinh tế chính trị và tôn giáo... thay đổi... con người thích ứng theo..., phát triển những cách tư duy mới và (khi đó) những thứ mà họ làm ra, những đồ tạo tác của họ biểu thị những thay đổi trong suy nghĩ của họ .(Deetz 1981:I4)
Ở Virginia, ở New England và xuyên suốt vùng Ănglo-Xắc xông vào thế kỉ XVIII và XIX, “chủ nghĩa cá nhân đã báo hiệu “thời điểm mà một cộng đồng mặt đối mặt sẽ chết”. (Glassie 1975:190). Khẳng định quan trọng này dựa trên những thay đổi quan sát được trong quá trình xây dựng nhà ở địa phương. Sự chuyển đổi từ tổ chức cộng đồng theo tập đoàn sang chủ nghĩa cá nhân được phản ánh trong rất nhiều lĩnh vực của thế giới vật chất (Deetz 1981:13).
Sự chuyển đổi từ những cấu trúc khái quát sang cụ thể (có vẻ lộn xộn đi ngược lại cấu trúc đối xứng) giải thích cho việc co ngắn ống khói, hạ thấp trần nhà và mái nhà và thu gọn mái hiên ở Virginia xuất hiện ở New England không chỉ trong những thay đổi về kiến trúc tương tự mà còn trong sự biến mất của vị trí được chia sẻ trong bữa ăn, các đồ dùng dùng chung trong bếp , và sự xuất hiện của thiết kế khách quan rất riêng về lọ đựng tro hoả táng và cây liễu, những thứ khác biệt sâu sắc tượng đầu người của những người chết trước đó và tượng các thiên sứ mà cả hai đều gắn kết một cá nhân với cộng đồng bằng cách mô tả một phần của anh ta hoặc chị ta khi họ qua đời. Những dạng đơn giản khác thay thế cho những dạng phức tạp trong sự thay đổi nhanh chóng sang đồ gốm nhiều màu từ những đồ gốm chỉ có hai màu chủ đạo trước kia là màu trắng và màu xanh. Trong cách ăn uống, những món xúp và thịt hầm phức tạp đã nhường chỗ cho các loại thực phẩm riêng rẽ, được phục vụ cho từng lớp người một. Giống như đồ gốm, bia mộ trước đây thường được làm từ đá phiến, sa thạch với đủ loại màu sắc- xanh da trời, xanh lá cây, màu đỏ, màu đen và màu vàng sẫm- cũng trở về với gam màu trắng giản dị và được đẽo gọt từ các phiến đá hoa cương độ thấp bản địa. Sự biến mất của những đường biên trên những mái hắt, của cửa ra vào và cửa sổ trong nhà diễn ra song song với sự giảm xuống về kích cỡ và sự phức tạp của những đương viền trên bia mộ và ít nhất một sự thay đổi trong độ rộng trung bình và sự trang trí tỉ mỉ của các đường viền trên đĩa ăn và đĩa lót tách theo chiều hướng giảm dần đã đem lại nhiều dạng mới mẻ. Sự chuyển đổi sang tính cân xứng được phản ánh trong trung tâm của ngôi nhà- gồm ba phần và cực kì cân xứng - trong toàn bộ thế giới Ănglo-Xắc xông, tương đương với sự nổi lên của một quan hệ đối xứng giữa cá nhân và văn hóa vật chất, đồ dùng trong bếp, thực phẩm và mộ táng của họ (Deetz 1983:33).
Để đi tới một tổng thể của những thay đổi sâu sắc về mặt khái niệm xảy ra ở Mĩ trong suốt thế kỉ XVIII và đạt tới đỉnh điểm trước năm 1800, Deetz đã sử dụng những mặt đối lập của Glassie để miêu tả cách xây dựng nhà theo kiểu dân gian ở miền trung Virginia và áp dụng chúng vào những di tích về đồ gốm, thực phẩm, táng thức và âm nhạc. Các mặt đối lập này là lý tính/cảm tính, cá nhân /cộng đồng , chất liệu nhân tạo /tự nhiên, rải rác / tập trung, khái quát /cụ thể, đơn giản/ phức tạp, bó buộc /mở rộng, không đối xứng /đối xứng. Tất cả những mặt đối lập này đều có ảnh hưởng từ những mặt đối lập lớn hơn của Levi Strauss: trật tự/ hỗn độn, văn hoá / tự nhiên.
Deetz đã lấy một cách giải thích mà bất cứ ai cũng có thể công khai gọi đó là một giả thuyết, và ông đã thử áp dụng cách giải thích này vào những dữ liệu từ New England nơi ông đã chỉ ra rằng nó có một khả năng đặc biệt để thích ứng với một phạm vi rộng của văn hoá vật chất địa phương. Ý tưởng đó tự giả thiết về tính phổ biến cả trong lĩnh vực được bao bọc lẫn cả trong không gian, nó trở nên ít cụ thể hơn nhưng vẫn không mất đi khă năng bao gồm những hoàn cảnh của địa phương. Công trình gần đây của Deetz về khảo cổ học lịch sử Nam Mĩ là nơi mở rộng ý tưởng này. Khi đã được áp dụng vào một khung cảnh bên ngoài nước Mĩ, Deetz sẽ hoặc có thể sẽ phải đối mặt với ảnh hưởng mang tính toàn cầu của một dạng tổ chức cho cuộc sống hàng ngày kéo dài từ Anh đến Hà Lan hoặc từ quá trình thuộc địa. Việc ứng xử với tổ tiên trực hệ của chúng ta tự nhiên sẽ dẫn tới sự liên hệ bản thân, đó là một trong những vấn đề trọng tâm của khảo cổ học.
Khảo cổ học phê phán
Ngay khi bất cứ một nhà khảo cổ học nào công nhận tính hồi quy và tính linh hoạt của văn hoá vật chất thì điều này một cách logic sẽ dẫn tới sự khẳng định rằng khảo cổ học có thể có một ảnh hưởng tích cực nào đó đối với xã hội của chính chúng ta. Ngay khi một truyền thuyết về tổ tiên của chúng ta được xác minh từ sự dự báo thiên văn học trong thời kì đồ đồng (Thorpe 1981) và trong thời kì Maya Cổ điển được sử dụng để củng cố cho những cấu trúc quyền lực ở địa phương, có thể cho rằng việc tái tạo quá khứ của chúng ta được thẩm định nhờ các dữ liệu khảo cổ có một chức năng xã hội tương tự như những chức năng mà chúng ta đang thừa nhận đối với xã hội cổ đại. Khảo cổ học vì vậy có thể còn có ý nghĩa nhiều hơn cả một môn khoa học trung lập và khách quan.
Làm thế nào mà các nhà khảo cổ học lại khám phá ra mối quan hệ vừa được nhắc tới ở trên? Và kết quả chúng ta sẽ biết những gì? Một sự khám phá như vậy được biết tới vừa như một sự tự phản ánh hiện tượng logic vừa như một nghiên cứu phê bình dựa trên những giả thiết đã từng được sử dụng. Một giả thuyết đằng sau điều này cho rằng kiến thức về một nền văn hóa khác luôn được tạo lập thông qua các kiểu và phương pháp mà có thể không bao giờ thoát khỏi nền văn hoá của học giả nghiên cứu nó. Do đó, kiến thức dân tộc học mô tả và tất nhiên cả kiến thức khảo cổ luôn bị phụ thuộc. Điều này tạo ra vị thế hoài nghi rằng nếu như kiến thức xa khác không thể được biết đến một cách độc lập thì nỗ lực để hiểu được nó sẽ luôn bị nghi ngờ. Một nghiên cứu phê phán xuất phát từ quan điểm Mác xít và không phủ nhận khả năng hiểu biết của các quan điểm khác như dân tộc học miêu tả hay khảo cổ học. Hơn thế quan điểm này tranh luận rằng tất cả kiến thức đều dựa trên nền tảng giai cấp và lịch sử được tạo nên do những mục đích của giai cấp. Khoa học là một hoạt động phụ thuộc vào chính trị. Sẽ không công bằng khi cho rằng khoa học là một phần văn hoá của chúng ta bởi hiển nhiên đó phải là ngành nhân chủng học, nhưng nó luôn có những mục đích chính trị và kinh tế. Một cuộc kiểm tra về những mục đích này sẽ dẫn tới sự hiểu biết cách sử dụng khoa học một cách chính trị và hiểu biết về nguồn gốc của những vấn đề, những phương pháp và những kết quả mà ngành khoa học đó có được. Đi từ những tranh luận đó có thể thấy sự miễn cưỡng của các nhà khảo cổ học biểu tượng cũng như phê phán khi cho phép chủ nghĩa thực chứng không mang tính phản ánh khẳng định mức độ chắc chắn mà phương pháp của chủ nghĩa thực chứng liên hệ tới quá khứ.
Khảo cổ học phê phán, dựa trên công trình của Habermas (1971) và Lukacs (1971) không nhập vào khảo cổ học biểu tượng trong những nghi ngờ nghiêm trọng về sự hiểu biết quá khứ. Mối quan tâm của nó là cũng là tìm hiểu quá khứ nhưng thiên về các vấn đề lý thuyết hơn. Quá khứ của những người phủ nhận lịch sử là gì : phụ nữ, người da màu, Thế giới Thứ ba , người lao động ? Quá khứ của những hệ tư tưởng là gì?
Hai nỗ lực đầu tiên xuất phát từ việc đọc văn bản cổ hơn là từ những nghiên cứu phê phán đã được thực hiện để tháo dỡ lịch sử thời tiền sử khỏi những truyền thuyết. Họ (Perper và Schrire 1977 và Landau 1984) đã minh hoạ tại sao chúng ta lại nên quan tâm tới bản chất văn hoá của những công trình của chúng ta và kết quả của sự tháo gỡ nói trên có thể là gì.
Những (truyền thuyết) này cho phép chúng ta thấy kiểu mẫu săn bắt như thế nào: một sự kết hợp của những cơ sở sinh học và những định nghĩa phát triển được đúc kết trong việc thu hẹp lại các dòng truyền thuyết phương Tây (những câu chuyện trong CHÚA SÁNG TẠO RA THẾ GIỚI về việc ăn cây trí tuệ và việc ăn thịt sau khi lũ). Chính những quan niệm mang tính truyền thuyết này đã phân biệt quan điểm tiến hoá loài người... với quan điểm của các nhà sinh thái học và những ngưòi theo thuyết tiến hoá hiện đại, những người mà đối với họ hành vi người không bị thống trị bởi những hành động không thể bãi bỏ được, nhưng trên tât cả lại là vấn đề của sự thích ứng đều đặn liên tục, tính linh hoạt và uyển chuyển... Chiến lược sinh thái có vẻ hợp lý nhất có thể là tránh phụ thuộc vào một nguồn thực phẩm duy nhất và thích ứng với một bữa ăn kết hợp linh hoạt. Trên thực tế đáng ra không cần có một hành động riêng lẻ nào, không cần một sự bắt đầu nguyên thuỷ nào, và cũng không cần một sự trục xuất khỏi Eden nào để bắt đầu một chuỗi thay đổi theo hướng phát triển mà không thể đảo lộn được. Đáng ra chúng ta đã không cần phải phá huỷ sự tồn tại bởi một thay đổi lớn về bữa ăn (Perper và Schrire 1977: 458).
(Truyền thuyết bị vướng phải một quan điểm) rằng săn bắt biến đổi động vật linh trưởng nguyên thuỷ thành con người được trình bày tại một cuộc thảo luận bởi Washburn và Avis... Họ tranh luận rằng sự hợp nhất của việc sử dụng công cụ và ăn thịt là nhân tố quyết định trong việc hình thành con người... Ardrey cuối cùng đã nói một cách dứt khoát những gì mà Washburn, Campell và những người khác mới ám chỉ . Ông đã trình bày sự cần thiết rõ ràng của việc săn bắt đối với ngành nhân chủng học bằng cách khẳng định một cách rõ ràng rằng nó nằm ngay trong trung tâm của hành vi con người ngày nay và rằng ảnh hưởng của nó không chỉ mạnh mẽ mà còn không thể thay thế được. Theo ý kiến của ông, chúng ta săn bắt bởi chúng ta là người nhưng quan trọng hơn thế, chúng ta là người bởi vì chúng ta săn bắt. Kiểu săn bắt là một bổ sung cho truyền thuyết về (Chúa trời) tạo ra tất cả... (Perper và Schrire 1977:454).
Trong một nghiên cứu tổng hợp hơn, Landau (1983; 1984:262-268) đã chỉ ra rằng
Những đánh giá về quá trình tiến hóa của loài người thường nhấn mạnh bốn giai đoạn quan trọng : 1. Sự hình thành sự sống trên trái đất, 2. Sự xuất hiện của động vật đi bằng hai chân, 3. Sự phát triển của não bộ hay trí tụê và ngôn ngữ, và 4. Văn hoá với sự xuất hiện của kĩ thuật, nguyên tắc đối nhân xử thế và xã hội... (trật tự của những giai đoạn này có thể thay đổi giữa những sự mô tả cổ nhân chủng học nhưng chúng có xu hướng đi theo một cấu trúc tường thuật chung giống như miêu tả những kiểu văn học truyền thống như truyện dân gian hay truyền thuyết về các vị anh hùng (Landau 1984:266-267).
(Một phần của cấu trúc sản sinh ra cách mô tả theo qui tắc là việc lịch sử có thể được xem như là một tổng thể có ý nghĩa. Đằng sau điều đó là một ý tưởng về các sự kiện rời rạc của quá khứ có thể được nối với hiện tại trong một chuỗi liên tục toàn diện, trình tự các sự kiện được tổ chức thành một câu truyện dễ hiểu với phần mở đầu, phần thân truỵên và phần kết thúc (Landau 1984:267)).
(Phần thứ hai của cấu trúc miêu tả) là việc lịch sử có thể được xem như một loạt các khoảnh khắc và biến chuyển quan trọng. Điều này đặc biệt đúng với những tường thuật của Darwin mà nhờ có sự nhấn mạnh vào chọn lọc tự nhiên thường được liên hệ về sự bíên đổi thông qua đấu tranh sinh tồn. Những sự kiện vốn dĩ không phải là những cuộc khủng hoảng, nhưng nó cũng không phải là những chuyển biến, chúng đạt được các giá trị như vậy chỉ khi đặt chúng trong mối quan hệ với các sự kiện khác trong cùng một chuỗi sự kiện(Landau 1984:267).
(Phần thứ ba của cấu trúc tường thuật) là vịêc lịch sử có thể được giải thích bằng cách sắp xếp các sự kiện theo một trình tự. Việc lựa chọn các sự kiện và sắp xếp chúng một cách tuần tự liên quan đến những cân nhắc mối quan hệ nhân - quả; điều gì xảy ra tiếp theo sẽ không thể giải đáp được nếu đặt chúng riêng rẽ khỏi những câu hỏi như chúng đã xảy ra như thế nào, tại sao lại xảy ra hay thực chất của chúng là gì. Như vậy mặc dù những giải thích khoa học có thể viện dẫn những qui luật xác định để giải thích cho các sự kiện, nhưng những sự giải thích ấy phải được phân biệt với những hậu quả mang tính lý giải được tạo ra đơn giản chỉ bởi sự sắp xếp của những sự kiện theo trật tự nối tiếp nhau. Nói một cách khác nhiệm vụ của chúng ta là quyết định liệu những giải thích khoa học hiện đang dựa trên những qui luật của tự nhiên có thực sự là chức năng của phương thức tường thuật (Landau 1984: 267).
Trở lại với ngành khảo cổ học phê phán, có hai thay đổi hiện nay đang xuất hiện trong những nghiên cứu được thực hiện trong những bối cảnh phản ánh (Wylie đang in). Thay đổi thứ nhất là việc quan hệ giữa hiện tại và những lý giải về quá khứ bị cho là một mối quan hệ mang tính chính trị và kinh tế. Và thay đổi thứ hai là người ta cho rằng một quá khứ có thể được khám phá và lý giải bằng phương pháp khaỏ cổ mà có thể nhận xét về nguồn gốc và ảnh hưởng của mối liên hệ đó sao cho bản chất của lịch sử mang tính tư tưởng và lấy giai cấp làm trung tâm được toả sáng.
Hai bước được minh họa trong nghiên cứu của Handsman (1980,1981,1982), người làm việc về khảo cổ học lịch sử của miền tây Connecticut. Ông bắt đầu với một chuỗi các thị trấn hiện đại như Canaan và Litchfield, hai thị trấn với vẻ bề ngoài giống như những ngôi làng ở New England thế kỉ 18 và không giống Norman Rockwell Grandma Moses và những khung cảnh truyền thống.
Những làng quê ở New England với tư cách là một vị trí xã hội phức hợp xuất hiện vào khoảng năm 1800 và “được đánh dấu bởi sự gia tăng trong việc phân chia tài sản không đồng đều giữa các làng cũng như sự xuất hiện của lối chuyên môn hoá thương mại và nghề nghiệp” (Handsman 1981:5). Ngôi làng cổ điển ở New England thay thế khung cảnh trước đó được làm nên bởi những nông trang rải rác với khá nhiều khoảng đất trống trên đường, nơi có những làng định cư hạt nhân. Tại sao khi đó ngôi làng ở New England lại được định nghĩa như một vùng đất canh tác và được sử dụng để giữ kín quá trình công nghiệp đi kèm với nó và tại sao việc sử dụng này vẫn tiếp tục? Tại sao “một hệ thống hiện đại... lại được tạo thành để tách riêng nó ra khỏi những gì xuất hiện trước đây” (Handsman 1981:16)?
Handsman tiếp tục tranh luận rằng “quá khứ của nước Mĩ hiện đại không phải là một bản sao của chính nó được đơn giản hoá mà là một thế giới hoàn toàn khác biệt (không tư bản)... Do vậy lịch sử của ngôi làng Canaan có thể được viết để ... hé mở về sự gián đoạn cấu trúc và khi đó để khám phá những phần bị mất” (Handsman 1981:18). Để làm như vậy Handsman đã cô lập hoá loại hình hiện vật thể hiện quá trình nông thôn hoá dựa trên công nghiệp. Những quá trình này được khám phá bởi chúng là nguồn gốc của cuộc sống ngày nay và bởi chúng phải chịu đựng sự bóc lột và bị che giấu đằng sau một hệ tư tưởng cho rằng những quá trình này tồn tại từ thời thực dân.
Những quá trình công nghiệp này có thể tái tạo một cách khảo cổ từ đống rác bếp của quán trọ (1750-1850) bằng cách lý giải rằng
Trong suốt thế kỉ đầu tiên sử dụng, khi mà trung tâm làng Canaan không tồn tại trong khoảng 1750 và 1850, cuộc sống hàng ngày của các cư dân vùng Lawrence Farmstead (cách dùng trước đây của quán trọ-tavern) không khác nhau từ năm này qua năm khác. Một loạt các hoạt động diễn ra , những trang bị và phương tiện được sử dụng trong suốt các hoạt động này và những hoạt động được đầu tư sẽ có khuynh hướng đồng nhất từ cá thể phân tích này sang cá thể phân tích khác. Một khi quá trình định cư phát triển, sự phân biệt về kinh tế xã hội, lối chuyên môn hoá về thương mại và nghề nghiệp bắt đầu, nguyên tắc của sự dư thừa sẽ biến mất để bị thay thế bởi cuộc sống thường ngày luôn thay đổi và không bao giờ dư thừa. Những vết tích khảo cổ có liên quan đến cuộc sống thường ngày ở các quán trọ (sau nay được dùng bằng từ ”farmstead“) sẽ được cá biệt hoá ... thử xem những cá thể khảo cổ học đặc biệt được so sánh với nhau và với những cá thể khác... ở thời trước đó (Handsman 1981:13, 14).
Handsman (1981:14) lý giải rằng những mảnh gốm, lọ thuỷ tinh, kính cửa sổ và những vết tích kiến trúc vô định hình đã thể hiện một lối sống đồng nhất và rằng một mức độ phân tán lớn hơn thể hiện một sự phân hoá rõ ràng hơn. Và thực sự “ những đống rác bếp sớm hơn đã thể hiện một cấu trúc thô cứng trong khi những đống rác bếp muộn hơn phản ánh quá trình đô thị hoá được đánh giá là có cấu trúc di tích thanh thoát ... hơn, cá thể hoá... và phân hoá cao.”(Handsman 1981:13, 14)
Một nhà khảo cổ học phê phán đã lấy ví dụ về một môi trường sống, trong trường hợp này là một ngôi làng nổi tiếng ở New England, và đã chỉ ra rằng nó đã được xây dựng để nguỵ trang. Điều này làm nó mang hơi hướng Mác xit. Những ngôi làng trung tâm mà vẫn thường được cho là không thay đổi kể từ thế kỉ 18 thực sự là sự biểu hiện của thế kỉ XIX được tạo ra bởi tầng lớp công nghiệp ưu tú để tự khẳng định mình và sự phong phú tài chính của mình trong thời kì nông nghiệp trước đó được đánh giá là độc lập, công bằng và thân thiện. Mở rộng ra, đó cũng có thể là những trường hợp của những làng cổ bảo tồn nguyên vẹn, những ngôi nhà lịch sử, những trang trại đang có người ở hiện hữu những phương thức thể hiện quá khứ, và thực sự tất cả những tính hữu dụng phổ biến của khảo cổ học và lịch sử ở vùng quê này đều mang tính tư tưởng. Nhiệm vụ của một nhà khảo cổ học phê phán là kiểm tra những môi trường có thành phần khảo cổ như vậy và chỉ ra yếu tố chính trị hay kinh tế nào đã tạo ra chúng lúc bấy giờ. Hơn thế nữa, một nghiên cứu như vậy phải chỉ ra được những nhân tố đó đang bị che đậy bởi quá trình lịch sử như thế nào. Những nhân tố kinh tế hay chính trị như vậy hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo, và để hiểu chúng thì phải đặt chúng vào bối cảnh lịch sử thông qua khảo cổ như Handsman đã từng thử nghiệm. Ông đã thiết lập một cầu nối sang sự tồn tại công nghiệp thông qua khảo cổ học, một tồn tại mà xã hội phải phủ nhận bằng cách sử dụng những mẫu hình làng mạc và kiến trúc. Sự phủ nhận là cần thiết bởi mâu thuẫn giữa lý tưởng công bằng và sự thực của sự chênh lệch về của cải và quyền lực. Sự phủ nhận đó ngăn cản tri thức về những mối quan hệ gia đình chuyển tiếp, định nghĩa giới, những quan hệ chủ tớ, và việc nắm giữ tài sản. Những nhân tố này, trong khi được các nhà khảo cổ đưa vào lịch sử thì đổi lại, lại góp phần vào sự nhận thức của vai trò của chủ nghĩa tư bản trong việc tạo ra lịch sử nguỵ trang nhưng không giáo dục (Lukacs 1971). Quan điểm của khảo cổ học phê phán là hiểu quá khứ để tạo ra ý thức cho xã hội hiện đại.
Vấn đề ý thức là vấn đề chính trong khảo cổ học biểu tượng và khảo cổ học phê phán. Vấn đề xuất phát từ mối quan hệ phức tạp giữa hiện tại và quá khứ. Nhận thức về một loạt các khả năng ảnh hưởng của hiện tại trong việc tìm hiểu quá khứ và sự nhận thức về tính hồi quy của lịch sử đã làm cho việc chiếm hữu quá khứ trở nên rõ ràng. Sự nhạy cảm đối với vấn đề này đã đưa Hodder tới khẳng định tất cả quá khứ đều được hình thành một cách văn hoá (1984:25-32, 1985:1-26). Nếu một quá khứ nào đó được hiểu một cách chính xác hơn bởi nó phát sinh từ phương pháp nghiên cứu chặt chẽ hơn, thì việc thực hành đưa ra sự chính xác cũng phải được nhìn như là được cấu thành một cách văn hoá và rằng một điều cơ bản để có được độ chính xác như vậy có thể là một điều cơ bản không thể có đối với tác giả. Đây là một trường hợp nghịch lý mà đã hiển nhiên dẫn tới việc giả thiết rằng những người và những tầng lớp khác nhau tạo nên quá khứ của chính họ. Khảo cổ học phê phán, mặt khác, đưa ra một bài toán khó: để viết sử về sự thống trị và đấu tranh, cái mà theo xác định gồm cả việc sử dụng bản thân ngành khảo cổ.
Không ngạc nhiên khi các nhà khảo cổ học biểu tượng, cấu trúc và phê phán cảm thấy việc có hai sự phát triển trong ngành khảo cổ học mới là không phù hợp. Một là khảo cổ học trở nên quá lí lẽ, mất tính nhân bản và kết quả là nó phá huỷ khả năng của chính mình khi đặt bản thân vào xã hội của mình và để cho ngành khảo cổ học trở thành một ngành phê phán chính trị. Từ ‘lí lẽ’ có nghĩa quan trọng với một mức độ chính xác thông qua những kết luận, một sự quan trọng có xu hướng trong những năm 1970, 1980 cản trở những kết luận về sự tồn tại, những con người, những đồ vật,và tách khỏi những mối quan hệ xã hội, là những mối quan hệ biểu tượng và vai trò của con người và của truỳên thống. Hầu hết những tinh hoa của ngành khảo cổ học đều trở nên không những cơ giới mà còn không có bối cảnh văn hoá.
Hậu quả không định sẵn của những sự nhấn mạnh như vậy lên triết học nhận thức đã là một sự đào sâu thêm sự ngăn cách giữa khảo cổ học và xã hội của nó .Không có mối quan hệ nào trong truỳên thống vật chất của khảo cổ học với việc xã hội định hình quá khứ của chính nó như thế nào. Đây cũng là một sự thật đối với ngày càng nhiều các nhà khảo cổ học Mác xít ở châu Âu và châu Mĩ. Khi Trigger (1984a; 1984b) chỉ ra việc dùng sai mục đích hiển nhiên của quá khứ, ông đồng thời cũng ngầm chỉ rằng không có tổ chức phức hợp nào thuộc về khái niệm và nhận thức thống trị trong bất cứ loại hình khảo cổ học nào mà dựa vào đó các nhà khảo cổ học có thể trình bày rõ ràng một phản ứng đối với sự miêu tả của ông. Chẳng có gì trong lý thuyết duy vật có thể cho chúng ta biết phải làm gì khi đối mặt với những tiêu cực gây nhiều tai tiếng đối với xã hội của chính chúng ta, xã hội mà đã đặc trưng hoá ngành khảo cổ học ngày nay.
Do vậy, chúng ta có thể hiểu khẳng định của Hodder (1984) rằng việc điều hành bị tách khỏi quá khứ của những người khác, đối với triết học nhận thức của chúng ta là rất nguy hiểm. Một phân tích về vai trò của triết học nhận thức là nền tảng cơ bản cho tuyên bố của các nhà khảo cổ học phê phán rằng giáo dục là một hành động chính trị. Hai giả thiết này đứng đằng sau một nỗ lực để tiếp cận công chúng với sự hiểu biết về quá khứ đã được tạo thành từ lịch sử của những mối quan hệ chủ yếu trong xã hội hiện đại như thế nào. Sự bất hợp lý hoàn toàn trong hầu hết ngành khảo cổ học lịch sử được đưa ra như một chứng nhân về sức mạnh của chủ nghĩa tư bản đã che lấp lịch sử của chính xã hội ấy. Vì thế, những cuộc khai quật đã được đưa ra trước cộng đồng ở một số nơi ở bờ biển phía tây nước Mĩ, (Leone 1983 Potter và Leone đang in) và ở Arizona, không chỉ để thoả mãn tính tò mò của dư luận mà còn để thẩm định việc sử dụng tiền của công vào ngành khảo cổ học, nhưng rõ ràng để chỉ ra rằng quá khứ không chỉ được đào bới, mà chúng ta còn cần suy nghĩ theo quá khứ. Một tư tưởng như vậy là nền tảng cho sự hiểu biết rằng quá khứ có thể đựơc giải thích bằng nhiều cách , bao gồm cả những cách rất thủ công.
Ý tưởng về nhận thức đã đem lại cho những nhà chuyên môn và những người thực hành cơ hội để hiểu được trong dịp kỉ niệm 50 năm của S.A.A ( chữ viết tắt của Hội Khảo cổ học Mỹ-ND) sự chào mừng phải bao gồm cả những quyết định bắt nguồn từ những thực tiễn xã hội hiện nay. Các thực tiễn đó được sử dụng, thường là vô thức,để định hình sự kỉ niệm của quá khứ. Sự kỉ niệm này đưa cho sự thực hiện nay một chiều sâu nó không thể có và hoạt động để nối kết những mối liên hệ hiện tại vào tương lai và không thể tránh khỏi phải ngăn ngừa những thử thách từ những mối quan hệ không bao hàm.Tất cả chúng ta đều biết văn hoá thực hiện chức năng của mình theo cách này, nhưng chúng ta cũng biết rằng công việc của chúng ta là phải hiểu nó một cách linh hoạt. Và trong sự nhận thức linh hoạt là một lựa chọn có vẻ vĩ đại hơn rất nhiều: xem xem có phải sự sao chép đơn giản là số mệnh của chúng ta.

Lời cảm tạ của tác giả
Một bài luận cùng tựa đề với tựa đề của cuốn sách này đã được tác giả đọc tại cuộc họp năm 1985 ở Denver của Hội Khảo cổ học Mỹ và tiếp tục được gửi tới nhiều độc giả để lấy nhận xét. Những nhận xét này cho rằng phương thức tiếp cận được nói đến ở đây và đã trình bày mạch lạc những trường suy nghĩ ở nhiều nơi và nhiều người, không phải là cách tiếp cận tốt nhất. Bài luận đó đã bị ngừng lưu hành còn cuốn sách hiện nay nhấn mạnh vào các giả thiết cơ bản đã được chấp thuận.
Tôi chân thành cảm ơn Russell G. Handsman và Robert W. Paynter vì những đóng góp lớn lao về ý tưởng và cách tổ chức trong cả hai bài luận. David J. Meltzer đã cung cấp cho tôi sự tự do và thoải mái để có được những quyết định cần thiết dẫn tới sự hoàn thành cả hai tác phẩm.
Những suy nghĩ, những quan sát sâu sắc và quan trọng đã được đóng góp bởi Barbara Bender, Ian Hodder, Alice B. Kehoe, Daniel Miller, Carmel Schrire, Christopher Tilley và Gorden R. Willey. Những cuộc nói chuỵên với Arthur S. Keene, Randal H. McGuire và Alison Wylie cũng là những nguồn định hướng vô cùng quan trọng đối với tôi.
Việc trích dẫn các tư liệu chưa xuất bản đã được C.Barret, James F. Deetz và David A. Freidelcho phép.

Tài liệu dẫn
Althusser, Louis
1971 Ideology and Ideological State Apparatuses. In Lenin and Philosophy, translated from the Frenche by Ben Brewster, pages 127-186. Monthly Review Press, New York.
Barnett, Steve and Martin G. Silverman
1979 Ideology and Everyday Life. University of Michigan Press, Ann Arbor.
Barret, John C.
n.d. The Field of Discourse: A Methodology for Social Archaeology, Manuscrip, Department of Archaeology, University of Glasgow.
Baudrillard, J.
1975 The Mirror of Production. Telos Press, St. Louis
Bender, Barbara
1985 Emergent Tribal Formation in the American Midcontinent. American Aniquity 50 (I): 52-62.
Bloch, Maurice
1977 The Past and the Present in the Present. Man 12(2):278-292.
Clarke, David L.
1973
Archaeology: The Loss of Innocence. Aniquity 47(I0: 6-18.
Conkey, Margaret W.
1982 Boundedness in Art and society. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 115-128. Cambridge University Press, Cambridge.
Deetz, James
1967 Invitation to Archaeology. The Natural History Press, Garden City, New York.
1977 In Small Things Forgotten. Anchor Books, Garden City, New York.
1981 material Culture and World View in Colonial Anglo-America. Paper presented in Millersville, Pensylvania.
1983 Scientific Humanism and Humanities Science: A Plea for Paradigmatic Pluralism in Historical Archaeology. Geoscience and Man 23 (April) 29: 27-34.
Donley, Linda Wiley
1982 House Power: Swahili Space and Symbolic markers. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 63-73. Cambridge University Press, Cambridge.
Freidel, David A.
1981 Civilization as a State of Mind. In Transformations to Statehood, edited by Gordon Jones and Robert Kautz, pages 188-227. Cambridge University Press, Cambridge.
Freidel, David A., and Linda Schele
In press Symbol and Power: A History of the Lowland Maya Cosmogram. In Maya Iconography, edited by Elizabeth P. Baenson and Gillette Griffin. Princeton University Press, Prinseton.
Freidman, J., and Michael Rowlands (editors)
1977 The Evolution of Social Systems. Duckworth, London.
Furst, Peter T.
1986 The Olmec Were-jaguar Motif in the Light of Ethnographic Reality. In Dumbarton Oaks Conference on the Olmec, edited by Elizabeth P. Benson, pages 143-174. Dumbarton Oaks, Washington., D.C.
Gero, Joan M.
1983 Gender Bias in Archaeology: A Cross-Cultural Perspective. In The Socio-politics of Archaeology, edited by Joan M.Gero, David M, Lacy, and Michael L. Blakey. University of Massachusetts, Department of Anthropology, Research Report 23: 51-57. Amherst.
Gero, Joan M., David M.Lacy, Michael L. Blakey (editors)
1983 The Socio-polotics of Archaeology. University of Massachusetts, Department of Anthropology, Research Report 23. Amherst.
Giddens, Anthony
1979 Central Problems in Social Theory. Macmillan, London.
1981 A Contemporary Critique of Historical Materialism. Macmillan, London.
1982a Profiles and Critiques in Social Theory. Macmillan, London.
1982b Sociology: A Brief but Critical Introduction. Macmillan, London.
Glassie, Henry
1975
Folk Housing in Middle Virginia. University of Tennessee Press, Knoxville.
Gledhill, J.
1981 Time’s Arrow: Anthropology, History, Social Evolution, and Marxist Theory. Critique of Anthropology 16: 3-30.
Godelier, Maurice
1977 Perspectives on Marxist Anthropology. Cambridge University Press, Cambridge.
1978 The Object and Method of Anthropology. In Relations of Production: Marxist Approaches to Economic Anthropology, edited by D. Seddon, pages 49-126. Frank Cass, London.
Habermas, Jurgen
1971 Knowledge and Human Interests. Beacon Press, Boston.
1981 The Theory of Communicative Action, Volume I: Reason and the Rationalization of Society. Beacon Press, Boston.
Handsman, Russell G.
1980 The Domains of Kinship and Selllement in Historic Goshen: Signs of a Past Cultural Order. Artifacts 9: 9-27.
1981 Early Capitalism and the Center Village of Canaan, Connecticut: A Study of Transformations and Separations. Artifacts 9: 1-21.
1982 The Hot and Cold of Goshen’s History. Artifacts 3: 11-20.
Hodder, Ian
1982a (Editor). Symbolic and Structural Archaeology. Cambridge University Press, Cambridge.
1982b Sequences of Structural Change in the Dutch Neolithic. Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 162-177. Cambridge University Press, Cambridge.
1983 The Presen Past: An Introduction to Anthropology for Archaeologists. New York: Pica Press.
1984 Archaeology in 1984, Antiquity 58: 25-32.
1985 Postprocessual Archaeology. In Advances in Archaeological Method and Theory, edited by Michael B. Schiffer, 8: 1-26. Academic Press, Orlando, Florida.
Kehoe, Alice B.
1984 The Myth of the Given, Paper presented to the Society for American Archaeology, Portland, Oregon, April 1984.
1984b The Ideological Paradigm in Traditional American Ethnology. Paper presented to the American Ethnological Society, Asilomar, California, April 1984.
Kristiansen, Kristian
1984 Ideology and Material Culture: An Archaeological Perspective. In Marxist Perspectives in Archaeology, edited by Mattew Spriggs, pages: 72-100. Cambridge University Press, Cambridge
Kus, Susan
1982 Matters Material and Ideal. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 47-62. Cambridge University Press, Cambridge.
Landau, Missia
1983 The Anthropogenic: Paleoanthropological Writing as a Genre of Literature. University Microfilms, Ann Arbor, Michigan.
1984 Human Evolutions as Narrative. American Scientist 72: 262-268.
Leach, Edmund
1973 (Concluding Address). In The Explanation of Culture Change, edited by Colin Renfrew, pages 761-771. University of Pittsburgh Press, Pittsburgh.
Leone, Mark P.
1981a Archaeology’s Material Relationship to the Present and the Past. In Modern Material Culture, edited by Richard A. Gould and Michael B. Schiffer, pages 5-14. Academic Press, New York.
1981b The Relationship between Artifacts and the Public in Outdoor History Museum. In The Research Potential of Anthropological Museum Collections, edited by A.M. Cantwell, Nan Rothschild, and James B. Griffin, pages 301-313. New York Academy of Sciences, New York.
1983 Method as Message. Museum News 62 (I): 35-41.
Lukacs, Georg
1971 Refication and the Consciousness of the Proletariat. In History and Class Consciousness, translated by Rodnry Livingstone, pages 83-222. M.I.T. Press, Cambridge.
Meillassoux, C.
1972 From Reproduction to Production. Economy and Society I: 93-105.
Meltzer, David
1981 Ideology and Material Culture. In Modern Material Culture, edited by Richard A. Gould and Michael B. Schiffer, pages 113-125. Academic Press, New York.
Miller, Daniel
1982a Artifacts as Products of Human Categorisation Processes. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 84-98. Cambridge University Press, Cambridge.
1982b Explanation and Social Theory in Archaeological Practice. In Theory and Explanation in Archaeology, edited by Colin Renfrew, Michael J. Rowlands, Barbara Abbott Segraves. Academic Press, New York.
1985 Ideology and the Harappan Civilization. Journal of Anthropological Anthropology 4:1-38.
Miller, Daniel, and Christopher Tilley (editors)
1984 Ideology, Power and Prehistory. Cambridge University Press, Cambridge.
Moore, Henrietta
1982 The Interpretation of Spatial Patterning in Settlement Residues. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 74-79. Cambridge University Press, Cambridge.
Moore, James A., and Arthur S. Keene (editors)
1983 Archaelogical Hammers and Theories. Academic Press, New York.
Parker Pearson, Michael
1982 Mortuary Practices, Society and Ideology: An Ethnoarchaeological Study. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 99-113. Cambridge University Press, Cambridge.
1984 Economic and Ideological Change: Cyclical Growth in the Pre-state Societies of Jutland. In Ideology, Power, and Prehistory, edited by Daniel Miller and Christopher Tilley, pages 69-92. Cambridge University Press, Cambridge.
Patterson, Thomas C.
1984 Exploitation and Class Formation in the Inca State, Paper presented at the May 1984 meeting of the Canadian Ethnological Society, Montreal.
Paynter, Robert
1985 Models of Technological Change in Historical Archaeology. Paper read at the Council on Northeast Historical Archaeology, SUNY-Binghamton, October 19-21.
Perper, Timothy, and Carmel Schrire
1977 The Nimrod Connection: Myth and Science in the Hunting Model. In The Chemical Senses and Nutrition, edited by Morley Kare and Owen Maller, pages 447-459. Academic Press, New York.
Potter, Parker B., Jt., and Mark P. Leone
In press Archaeology in Public in Annapolis: The Four Seasons, Six Sites. Seven Tours, and 32, 000 Visitors. American Archaeologist.
Schrire, Carmel
1984 Wild Surmises on Savage Thoughts. In Past and Present in Hunter Gatherer Societies, edited by Carmel Schrire.Orlando: Academic Press.
Shanks, Michael, and Christopher Tilley
1982 Ideology, Symbolic Power and Ritual Communication: A Reinterpretation of Neolithic Mortuary Practices. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 129-154. Cambridge University Press, Cambridge.
In press Studies in Archaeological Theory and Practice. Cambridge University Press, Cambridge.
Shennan, Stephen
1982 Ideology, Change, and the European Early Bronze Age. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 155-161. Cambridge University Press, Cambridge.
Spriggs, Mathew
1984 Marxist Perspective in Archaeology. Cambridge University Press, Cambridge.
Thorpe, I.J.
1981 Anthropological Orientations on Astronomy in Complex Societies. Paper read at the third Theoretical Archaeology Group Conference, Reading, U.K.
Tilley, Christopher
1982 Social Formation, Social Structures and Social Change. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 16-38 . Cambridge University Press, Cambridge.
1984 Ideology and the Legimitation of Power in the Middle Neolithic of Southern Sweden. In Ideology, Power, and Prehistory, edited by Daniel Miller and Christopher Tilley, pages 111-146. Cambridge University Press, Cambridge.
Trigger, Bruce
1984a Alternative Archaeologies: Nationalist. Colonialist, Imperialist. Man 19 (3): 335-370.
1984b Archaeology at the Crossroads: What’s New? Annual Review of Anthropology 13: 275-300.
Wallerstein, I.
1976 A World-System Perspective on the Social Sciences. British Journal of Sociology 27: 343-352.
Wobst, H. Martin, and Arthur S. Keene
1983 Archaeological Explanatins as Political Economy. In The Socio-politics of Archaeology, edited by Joan M. Gero, David M. Lacy, Michael L. Blakey. University of Massachusetts, Department of Anthropology, Research Report 23: 79-88. Amherst.
Wylie, Alison
1981 Epistemological Issues Raised by a Structuralist Archaeology. In Symbolic and Structural Archaeology, edited by Ian Hodder, pages 39-46 . Cambridge University Press, Cambridge.
1985 The Reaction against Analogy. In Advances in Archaeological method and Theory, edited by Michael B. Schiffer, 8: 63-111. Academic Press, New York.
In press Putting Shakertown Back Toghether: Critical Theory in Archaeology. Journal of Anthropological Archaeology.























1 nhận xét:

  1. ĐỂ BÁO VIẾT VẦY SAO CÔ GIÁO ƠI???

    Phát hiện di tích Chămpa cổ thế kỷ III - IV
    (Tin ngày 12-11-2009)

    Sau gần nửa tháng đào thám sát và khai quật trên diện tích 13,5m2 tại khu vực ruộng Đồng Cao thuộc khối phố 1 (phường Cẩm Phô, Hội An), Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phát hiện nhiều hiện vật gốm, đồ thủy tinh thuộc các loại hình nồi, nắp vung, bình, đĩa, chén, gạch, hạt chuỗi...
    Ngoài một số đồ gốm có chất liệu thô và mịn, trang trí văn chải, in ô vuông kiểu Hán, có khắc vạch, cả trăm hiện vật cùng đặc điểm di tích phát hiện trong đợt này đã khẳng định chắc chắn niên đại của di tích ruộng Đồng Cao vào khoảng thế kỷ thứ III - IV, thuộc giai đoạn Chăm cổ.
    (Báo Quảng Nam)
    http://www.baomoi.com/Home/KhoaHoc-TuNhien/www.tchdkh.org.vn/Phat-hien-di-tich-Champa-co-the-ky-III--IV/3468055.epi

    Trả lờiXóa