Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

CÁI QUÁI GÌ THẾ NÀY?

9h45′ thấy BBS điểm bài – Thái Nguyên: Phát hiện bia văn chỉ “tiết lộ” thông tin quý (Dân trí) trong Tin thứ Bảy, 9-4-2011, nhà cháu tò mò bấm vào link để đọc.
Trời ạ ! Hóa ra đó là 1 bài mà tác giả Nguyễn Đình  Hưng photocopy (có xào xáo tý ty) để gửi cho 2 báo (lấy 2 lần nhuận bút?).
Mà sao BBT báo DÂN TRÍ ĐÓI tin Văn hóa quá hay sao vậy. Tin báo khác đưa trước cả 1 ngày mà vẫn NHAI LẠI?

Thứ Bẩy, 09/04/2011 – 09:08
Thái Nguyên:
Phát hiện bia văn chỉ “tiết lộ” thông tin quý
(Dân trí) – Sở VH-TT&DL Thái Nguyên cho biết, tỉnh này vừa tìm thấy một tấm bia đá niên đại năm Thành Thái thứ 3 Tân Mão. Đây là tấm bia văn chỉ đầu tiên được phát hiện tại Thái Nguyên, cho thấy cách đây ít nhất 120 năm, tỉnh này đã có trường học.
Từ tấm văn bia này, có cơ sở để khẳng định rằng Thái Nguyên đã có trường học từ cách đây ít nhất 120 năm, như thông tin lưu trong cuốn “Đồng Khánh dư địa chí” (1888).
Tấm bia văn chỉ trên được ông Nguyễn Tuấn Anh, cán bộ văn phòng của trường THCS Nam Tiến (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) phát hiện trong quá trình đào móng xây dựng thư viện trường.
Từ tấm văn bia này, có cơ sở để khẳng định rằng Thái Nguyên đã có trường học từ cách đây ít nhất 120 năm, như thông tin lưu trong cuốn “Đồng Khánh dư địa chí” (1888).
Tấm bia văn chỉ với những dòng chữ Hán được khắc trên một phiến đá nguyên khối màu đen, hiện đã được ngành văn hóa tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận lưu giữ và bảo quản.
Tấm bia đá có kích thước 60x37cm. Theo quan sát bằng mắt thường, trên đỉnh tấm bia có khắc hình mặt trời, hai bên có biểu tưởng 2 con rồng, dưới có 3 chữ Hán, tạm dịch là “phối hưởng bi”. 2 bên diềm bia trang trí dây leo điểm xuyết hoa cúc.
Ở giữa lòng bia có 9 dòng chữ Hán, dòng nhiều nhất có 21 chữ, ít nhất có 5 chữ, tổng cộng có gần 200 chữ Hán. Nét khắc chữ trên văn bia sâu, thể hiện sự tinh xảo, khoảng cách chữ rõ ràng, bút pháp khoáng đạt.
Dưới chân văn bia ghi niên đại: dựng bia vào ngày 29 tháng 11 năm Thành Thái thứ 3 Tân Mão (1891). Nội dung tấm bia được dịch ra là: ghi công đức của tập thể môn sinh đã góp công vào xây dựng nhà trường, thờ phụng các thầy giáo là Tiên sinh ở địa phương.
Việc lần đầu tiên phát hiện bia nói về văn chỉ ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy: ít nhất cách đây 120 năm, ở xã Hoàng Đàm, nay là xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên đã có cơ sở trường học. Điều này trùng khớp với sách “Đồng Khánh dư địa chí” (1888) chép trong mục huyện Phổ Yên thời phong kiến là: “Tổng Hoàng Đàm ở hạ du là có học hành đỗ đạt”.

Nguyễn Đình Hưng - Hồng Ngân
Lần đầu tiên phát hiện bia văn chỉ
Thứ Sáu, 8.4.2011 | 16:32 (GMT + 7)
Ngày 8.4, thông tin từ Sở VHTT&DL Thái Nguyên, một tấm bia đá niên đại năm Thành Thái thứ 3 Tân Mão vừa được phát hiện tại huyện Phổ Yên. Đây là tấm bia văn chỉ đầu tiên được phát hiện tại Thái Nguyên.
Trước đó, ông Nguyễn Tuấn Anh – cán bộ văn phòng trường THCS Nam Tiến (huyện Phổ Yên) trong quá trình đào móng nhà thư viện Trường đã phát hiện phiến đá màu đen, nguyên khối. Hiện vật trên đã được các cơ quan chức năng ngành VHTT tiếp nhận.

Thông tin ban đầu cho thấy đây là tấm bia đá có kích thước 60x37cm, trên đầu có khắc hình mặt trời, hai bên tượng trưng 2 con rồng, dưới có 3 chữ Hán: “Phối hưởng bi”, diềm bia trang trí dây leo điểm xuyết hoa cúc. Lòng bia trình bày có 9 dòng chữ Hán, dòng nhiều nhất có 21 chữ, ít nhất có 5 chữ, tổng cộng có gần 200 chữ Hán. Nét khắc chữ trên văn bia sâu, thể hiện sự tinh xảo, khoảng cách chữ rõ ràng, bút pháp khoáng đạt. Cuối văn bia ghi niên đại: dựng bia vào ngày 29 tháng 11 năm Thành Thái thứ 3 Tân Mão (1891). Nội dung tấm bia ghi công đức của tập thể môn sinh đã góp công vào xây dựng nhà trường, thờ phụng các thầy giáo là Tiên sinh ở địa phương.Đây là lần đầu tiên phát hiện bia nói về văn chỉ ở tỉnh Thái Nguyên. Phát hiện trên cho thấy: ít nhất cách đây 120 năm ở xã Hoàng Đàm, nay là xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên đã có cơ sở trường học. Điều này khớp với sách Đồng Khánh dư địa chí (1888) chép trong mục huyện Phổ Yên thời phong kiến là: “Tổng Hoàng Đàm ở hạ du là có học hành đỗ đạt”.


1- Nhà cháu nghi ngờ điều tác giả LƯỢC THUẬT NỘI DUNG VĂN BIA: “Nội dung tấm bia ghi công đức của tập thể môn sinh đã góp công vào xây dựng nhà trường, thờ phụng các thầy giáo là Tiên sinh ở địa phương.“
 Chữ NHÀ TRƯỜNG là dịch từ chữ gì ra? Sao NHÀ TRƯỜNG LẠI LÀ NƠI “THỜ PHỤNG các thày giáo (tôi mạnh dạn gạch bỏ 2 chữ này) Tiên sinh ở địa phương”.
2- VĂN CHỈ (文址) theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIÊT 2001 của Viện  Ngôn ngữ học (Hoàng  Phê chủ biên) là d. Nền và bệ xây để thờ Khổng Tử ở các làng xã thời trước.
Từ điển Việt Pháp giải thích: Văn chỉ -(arch.) plate-forme érigée pour le culte de Confucius (dans les villages)
Theo Thảo luận Văn chỉ
Văn 文: Vẻ đẹp, lời văn, có học vấn, lễ phép.  Miếu 廟: đền thờ. Chỉ 址: cái nền đất.
Văn miếu hay Văn chỉ đều có nghĩa là nơi thờ phượng và tế lễ Đức Khổng Tử, vì Đức Khổng Tử được xem là ông tổ của văn chương, nhưng cần phân biệt:
- Văn miếu là đền thờ Đức Khổng Tử tại kinh đô hay tại các tỉnh thành, được xây dựng qui mô lớn lao.
- Văn chỉ là đền thờ Đức Khổng Tử tại các làng xã hay quận huyện, NẾU NÓ CHỈ LÀ CÁI NỀN ĐẤT ĐỂ TẾ LỄ THÌ GỌI LÀ VĂN CHỈ, còn nếu có cất nhà thờ thì gọi là Văn từ (文祠 )
“Mỗi làng có một Văn từ hoặc Văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là Văn chỉ, có lợp mái gọi là Văn từ.
Văn từ, Văn chỉ để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Có làng hiếm văn học, chưa có người hiển đạt thì thờ Đức Khổng Tử, gọi là Tiên Thánh Sư để làm chủ trương cho việc văn học trong làng.
Các nơi thờ riêng những bậc khoa hoạn, đại để chia làm ba hạng:
- Hạng nhất là những người đỗ Đại khoa (Tiến sĩ) và những người làm quan từ Tam Tứ phẩm trở lên, thờ ban giữa.
- Hạng nhì là những người đỗ Trung khoa (Cử nhân) và những người làm quan từ Lục Thất phẩm trở lên, thờ ban hữu.
- Hạng ba là những người đỗ Tiểu khoa (Tú tài) và những người làm quan đến Bát Cửu phẩm, thờ ban tả.
Đến khi tế tự thì đem cả hào mục, tổng lý và các thầy đồ truyền giáo trong làng vào phối hưởng.
Nhưng nhiều nơi chỉ trọng riêng về đường khoa mục, hễ có đỗ mới được liệt tự, còn như làm quan, dẫu đến Nhất Nhì phẩm mà không có chân khoa mục, cũng không được dự, chỉ đến lúc tế mới đem vào phối hưởng mà thôi.
Mỗi năm, tháng hai, tháng tám, tế hai kỳ gọi là Xuân Thu nhị đình. Có nơi cả làng tế, có nơi chỉ người có chân trong hội tư văn mới được dự tế.
Năm nào có khoa thi thì cả sĩ tử trong làng hội lại làm lễ kỳ khoa, hoặc cả làng làm lễ, để cầu cho hương thôn được nhiều người hiển đạt.
Khi thi xong, ai được đỗ thì lúc về phải có lễ ra Văn chỉ để tạ ơn tiền hiền.”
(Trích “Việt  Nam Phong tục” của Phan Kế Bính)
3- Thực tế, có một số Văn MIẾU (chưa thấy Văn CHỈ) có  KIÊM thêm vai trò 1 trường học. Nhưng với kích thước 60x37cm, tấm bia này quá nhỏ để được coi là bia của trường học của một tỉnh.
Tên bia “Phối hưởng bi” cho 1 thông tin MÂU THUẪN (xem chuyện phối hưởng đã dẫn ở trên).
TÓM LẠI, TIN NÀY CHẢ CÓ Ý NGHĨA GÌ VỀ VĂN HÓA CẢ.
Vì bản thân người viết (VÀ CẢ NGƯỜI CUNG CẤP TIN) ĐỀU KHÔNG HIỂU VẤN ĐỀ tí nào

TS. Nguyễn Hồng Kiên 

4 nhận xét:

  1. Các bác "sử học nghiệp dư địa phương" cứ 'phát hiện" kiểu này thì các hậu bối mệt đấy. Hôm trước anh xã nhà này đã phải lên tiếng quyết liệt vụ các nhà sử học nghiệp dư địa phương Đình Bảng định biến ngày Hội làng Đình Bảng 15/3 âm lịch thành ngày lễ đăng quang của vua Lý Thái Tổ. Chỉ cần mấy bác chức sắc đến dự là Hội làng lại trở thành quốc lễ như Khai Ấn thành phát ấn ở Đền Trần là cái chắc.

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới khổ, vừa rồi sang Hawaii nói chuyện với một số NCS người Việt thì lại tá hỏa vì một số nghiên cứu viên trẻ nước nhà chả đọc đầy đủ những công trình nghiên cứu trong nước nên không thể nào tranh luận và phản biện đến nơi đến chốn với những nghiên cứu và với những người nghiên cứu nước ngoài!

    Trả lờiXóa
  3. DzungLam ơi coi lại thử:
    "- Hạng nhì là những người đỗ Trung khoa (Cử nhân) và những người làm quan từ Lục Thất phẩm trở lên, thờ ban hữu.
    - Hạng ba là những người đỗ Tiểu khoa (Tú tài) và những người làm quan đến Bát Cửu phẩm, thờ ban tả."
    Theo SCD thì nên viết "Hạng nhì thờ bên tả (của Bài vị thờ chính giữa)". Còn nhớ tả thừa tướng và hữu thừa tướng chứ bộ!!. Còn nếu góp ý này sai thì DL nhớ cho biết với.

    Trả lờiXóa
  4. Sẽ gửi góp ý này cho TS. Nguyễn Hồng Kiên tham khảo. Cám ơn bác SCD

    Trả lờiXóa