Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Phải chăng ngôn ngữ được định hình bằng văn hóa hay nhận thức - Are languages shaped by culture or cognition?


Ngôn ngữ tiến hóa theo những cách riêng mang phong cách riêng của mình, thay vì được điều chỉnh bởi các quy tắc phổ quát đặt ra trong các mô hình bộ não con người. Đó  kết luận của một nghiên cứu so sánh ngữ pháp của hàng trăm ngôn ngữ bằng cách nhìn vào cây tiến hóa của chúng.

New research disputes the idea that language is rooted in the basic way in which humans think [Credit: Alamy]

Russell Gray, nhà tâm lý học tại Đại học Auckland  New Zealand và cácđồng nghiệp của ông đã kiểm tra các mối quan hệ giữa các đặc điểm như thứ tự của các động từ  danh từ trong bốn hệ ngôn ngữ và đã thấy không có dấu hiệu của bất kỳ nguyên tắc chỉ đạo phổ quát bền vững nào. Công trình của họ được tạp chi Nature công bố ngày hôm nay.

Điều chứng minh này đang gây tranh cãi. "Không có gì trong bài báo này đưa ra câu hỏi về những quan điểm đang tranh cãi", ông Matthew Dryer, một nhà ngôn ngữ học tại Đại học New York  Buffalo nói.


Những dạng mẫu cố định

Người ta cho rằng trên thế giới hiện nay có khoảng 7.000 ngôn ngữ và chúng cho thấy sự đa dạng lớn trong cấu trúc. Một số, chẳng hạn như tiếng Phần Lan  nhiều cách phức tạp tạo ra các từ ghép, trong khi những ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Hoa  những từ đơn giản, ngắn  bất biến. Một số đặt động từ đầu tiên trong một câu, những tiếng khác ở giữa  những tiếng khác nữa thì ở cuối.
Nhưng nhiều nhà ngôn ngữ học nghi ngờ rằng  một số lô gic phổ quát đằng sau sự đa dạng gây hoang mang này - đó là những yếu tố nhận thức chung làm nền tảng cho các cấu trúc ngữ pháp. Nhà ngôn ngữ học người Mỹ Noam Chomsky Joseph Greenberg đề xuất hai trong số các lý thuyết "phổ quát" tiêu biểu nhât về ngôn ngữ.

Chomsky đã cố gắng xem xét với một sự nhanh chóng đáng kinh ngạc điềutrẻ em tiêu hóa những  quy tắc ngữ pháp phức tạp  tinh vi bằng cách giả sử rằng chúng ta đều sinh ra với một khả năng bẩm sinh về ngôn ngữ, có lẽ nằm  phần não bộ chuyên dành cho ngôn ngữ. Ông cho rằng điều này làm cho trẻ em có thể khái quát các nguyên tắc ngữ pháp tiếng mẹ đẻ của chúng từ một nhóm nhỏ của "các quy tắc hữu sinh" được kết nối vào cách  thức tư duy của chúng.

Chomsky cho rằng những ngôn ngữ thay đổi và phát triển khi các thông số của các quy tắc này được thiết lập lại trong suốt một nền văn hóa. Một sự thay đổi đơn lẻ cũng sẽ gây ra những chuyển mạch tại một số đặc điểm liên quan trong ngôn ngữ.
Greenberg đã sử dụng cách tiếp cận kinh nghiệm hơn, lập danh sách những đặc điểm mà ông quan sát được chia sẻ giữa các ngôn ngữ. Nhiều đặc điểm trong số đó liên quan đến trật tự của từ. Ví dụ, trong hầu hết các ngôn ngữ một  mệnh đề điều kiện thường đứng trước kết luận : "nếu anh ấy đúng, anh ấy sẽ nổi tiếng". Greenberg cho rằng những phổ quát như vậy phản ánh những xu hướng ngôn ngữ căn bản, cái có lẽ phản ánh những nguyên tắc cơ bản của nhận thức con người.
Những trật tự từ phổ quát của Greenberg khẳng định mạnh mẽ nhất về giá trị thực nghiệm của bất cứ tuyên bố phổ quát nào về ngôn ngữ" , Michael Dunn, một nhà ngôn ngữ học tiến hóa của Viện Max Planck Tâm lý học ngôn ngữ ở Nijmegen, Hà Lan, đồng tác giả của bài báo trên Nature nói.

Thay đổi chuẩn
Cả hai ý tưởng phổ quát đều có ý nghĩa đối với các cây phả hệ ngôn ngữ. Trong lý thuyết của Chomsky, khi ngôn ngữ phát triển, một số tính năng nhất định phải thay đổi cùng một lúc vì chúng đều là những sản phẩm của cùng tham số cơ bản. Ý tưởng của Greenberg, ngược lại, hàm ý rằng có sự đồng- phụ thuộc giữa các tính năng nhất định về ngữ pháp của một ngôn ngữ, nhưng không phải những ngôn ngữ khác. Ví dụ, thứ tự từ đối với các cặp động từ-chủ ngữ không nên phụ thuộc vào thứ tự từ của các cặp động từ - bổ ngữ.
Để kiểm tra các dự đoán đó, Gray và các cộng sự đã sử dụng những phân tích phát sinh loài, một kỹ thuật phát triển trong sinh học tiến hóa, để tái dựng 4 phả hệ lớn đại diện của hơn 2.000 ngôn ngữ: Nam Đảo, Ấn-Âu, Bantu và Uto-Aztecan.
Đối với từng phả hệ, họ xem xét tám tính năng của thứ tự từ và sử dụng phương pháp thống kê để tính toán các cơ hội mà mỗi cặp tính năng đã tiến hóa độc lập hoặc theo một cách tương quan. Điều này cho phép họ suy ra chuỗi phụ thuộc của sự cùng - phụ thuộc giữa các tính năng và so sánh chúng với những dự đoán của các lý thuyết Chomsky và Greenberg.

Họ nhận thấy rằng không mô hình phổ  quát nào hợp với chứng cứ. Không chỉ các đồng - phụ thuộc mà họ phát hiện ra khác với dự đoán của Greenberg về  những "phổ quát" thứ tự từ, mà chúng còn khác nhau ở mỗi ngữ hệ.  Nói cách khác, các cấu trúc ngữ pháp sâu sắc của mỗi ngữ hệ là khác với những cấu trúc của ngữ hệ khác: mỗi ngữ hệ đã phát triển các quy tắc của riêng mình, như vậy không có lý do để cho rằng chúng bị chi phối bởi các yếu tố nhận thức phổ quát.


Hơn nữa, ngay cả khi một đồng- phụ thuộc cụ thể của các đặc tính được chia sẻ bởi hai ngữ hệ, các nhà nghiên cứu có thể thấy rằng nó đến bằng những cách khác nhau tới từng ngữ hệ, do đó, có nhiều khả năng rằng tính phổ biến là trùng hợp ngẫu nhiên. Họ kết luận rằng các ngôn ngữ - ít nhất là trong ngữ pháp trật tự từ của chúng - đã được định hình qua những cách thức văn hóa riêng hơn là bằng những phổ quát.

Vấn đề dòng dõi

Martin Haspelmath, một nhà ngôn ngữ học tại Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa tại Leipzig, Đức, đồng ý với kết luận của Gray, nhưng nói rằng "đối với các chuyên gia họ điều này không có gì mới"."Từ lâu người ta đã biết  các thuộc tính ngữ pháp và những phụ thuộc là  đặc tính dòng dõi," ông nói thêm.

Mặt khác, Dryer không mấy tin rằng các kết quả tạo được một trường hợp thuyết phục. "Có hơn một trăm ngữ hệ mà các tác giả bỏ qua, nhưng chúng cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những quan điểm mà họ đang tranh cãi chống lại," ông nói. Không có lý do để mong đợi một mẫu thống nhất của các mối quan hệ thứ tự từ trong các ngữ hệ, ông nói thêm, cho dù chúng được hình thành bởi các ràng buộc phổ quát.

Haspelmath nói rằng có thể sẽ giá trị hơn nếu đi tìm những điểm chung của các ngôn ngữ hơn là đo lường chúng (chắc chắn) khác nhau thế nào . Thậm chí nếu quá trình tiến hóa văn hóa là yếu tố chính trong việc định hình chúng, ông nói, "sẽ rất khó để nói rằng, những thành kiến ​​nhận thức không đóng vai trò nào cả".

"Những nhà ngôn ngữ học so sánh quan tâm đến những phổ quát và diễn giải nhận thức vì họ muốn giải thích điều gì đó" Haspelman nói thêm. " Nói rằng tiến hóa văn hóa đang hoạt động thì  về cơ bản có nghĩa là chúng ta không thể giải thích tại sao những ngôn ngữ lại theo cái cách vốn là của chúng - điều này là sư thật ở mức độ lớn , nhưng không phải toàn bộ sự thật"  

Author: Philip Ball | Source: Nature News [April 13, 2011http://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2011/04/are-languages-shaped-by-culture-or.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+TheArchaeologyNewsNetwork+%28The+Archaeology+News+Network%29

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét