Trên bee.net có một bài về mộ gạch thời Bắc thuộc ở Thanh Liêm Hà Nam dưới tiêu đề "Hầm thần của" ở Hà Nam http://bee.net.vn/channel/1988/201104/Ham-than-cua-o-Ha-Nam-1796413/.
Người viết bài có dẫn ý kiến của mình nhưng không rõ ràng và đầy đủ.
Vậy nên phải nói thêm cho rõ
Những "Hầm thần của" này trên thực tế là một loại hình di tích khảo cổ tồn tại suốt thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Đây là những ngôi mộ xây bằng gạch, có nhiều gian và được đắp nấm nổi cao như những gò lớn. Bên trong chôn theo nhiều đồ tùy táng bằng gốm, sành, sứ, kim loại... Chủ nhân của những ngôi mộ này thường thuộc tầng lớp cai trị người Hán và do vậy mộ gạch thường phân bố ở những khu vực lị sở của chính quyền phong kiến phương Bắc và có một quy luật phổ biến là những trung tâm chính trị-hành chính thời Bắc thuộc thường được xây dựng ở những nơi trước đó là những trung tâm của văn hóa Đông Sơn.
Nguồn gốc của loại mộ này là từ Trung Quốc và khác hẳn với mộ truyền thống của người Việt cổ thời Đông Sơn là mộ đất, mộ quan tài hình thuyền, mộ vò...
Niên đại của những mộ gạch được xác định dựa trên quy mô, cấu trúc của mộ, kích cỡ, màu sác và trang trí của gạch xây mộ cũng như loại hình và chất liệu của đồ chôn theo. Mộ gạch thường được phân thành các giai đoạn Hán, Lục Triều và Tùy Đường. Sau thời Đường truyền thống mộ gạch này cũng biến mất không còn bất cứ rơi rớt nào.
Dạng mộ kiểu này cũng có khá nhiều ở Hàn Quốc.
Nguồn gốc của loại mộ này là từ Trung Quốc và khác hẳn với mộ truyền thống của người Việt cổ thời Đông Sơn là mộ đất, mộ quan tài hình thuyền, mộ vò...
Niên đại của những mộ gạch được xác định dựa trên quy mô, cấu trúc của mộ, kích cỡ, màu sác và trang trí của gạch xây mộ cũng như loại hình và chất liệu của đồ chôn theo. Mộ gạch thường được phân thành các giai đoạn Hán, Lục Triều và Tùy Đường. Sau thời Đường truyền thống mộ gạch này cũng biến mất không còn bất cứ rơi rớt nào.
Dạng mộ kiểu này cũng có khá nhiều ở Hàn Quốc.
Gắn với những ngôi mộ này là vô vàn các truyền thuyết về vịt vàng, lợn vàng... và thần giữ của...
Mộ gạch thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc phân bố khá đậm đặc ở đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa và hiện nay phần lớn trong số chúng đã biến mất do nhiều lý do.
Vì vậy, không có gì là thần bí và các nhà khoa học tranh cãi gì ở đây!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét