Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Sài Gòn Xưa đẹp hơn Sài Gòn Nay

Nhớ Sài Gòn xưa, mời bà con xem một số hình ảnh (nguồn: http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/show/with/4514239546/)

 
Đường Hàm Nghi/Võ Duy Nghi/Hồ Tùng Mậu. Năm 1910.
 
Đường Gia Long/Lý Tự Trọng

Đường Catinat

Giờ tan lễ Nhà thờ, 1955

Năm 1906. Cửa hàng Café de la Musique, góc Catinat-Lê Lợi. Nơi đây sau này là hiệu thuốc Tây Solirene và cuối cùng là nhà hàng Givral cho tới nay

Bến xe ngựa (người Pháp gọi loại xe ngựa 4 bánh này là Malabar). Tòa nhà bên trong trông giống Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn

Quốc khánh Pháp ở Sài Gòn. Khoảng đầu thế kỷ 20

Xe tay. Cửa Đông bên hông Chợ Bến Thành, trên đường Phan Bội Châu ngày nay

Rạch Bãi Sậy, bên phải là bến Nguyễ n Văn Thành, bên trái là bến Bãi Sậy

 Xe ngựa 2 bánh, người Pháp gọi là “hộp diêm”- “Boites d’Allumettes”,
trước cửa Chợ Bến Thành

Bà nội của Ly và Bim

Bà nội ốm nặng nhiều tháng nay, sức lực và tâm trí cứ dần rời xa, rời xa...


Mỗi lần các cháu về thăm, lại thấy bà yếu đi một chút, nắm tay cứ lỏng bớt dần, bớt dần...

Nhưng bà kiên cường lắm, đợi bằng được tất cả con cháu, kể cả cháu Ly đang học nơi xa. Cháu về, bà chẳng còn nói gì được nữa, nhưng ánh mắt, nắm tay của bà vẫn cho cháu cảm giác yêu thương, che chở.


Những ngày tháng 4 bà yếu lắm rồi, bắt đầu phải thở nhờ bình ô xy...

Rạng sáng ngày 26.4 (23.3 Tân Mão) bà rời xa cõi tạm để về với tiên tổ để sum họp cùng ông nội, người trước lúc đi xa cách đây gần 20 năm đã viết một lá thư tràn đầy tình yêu thương để nhắc nhở con cháu biết ơn công lao của người mà ông đã chọn để làm mẹ, làm bà cho các con, các cháu của mình. 


Bà nội của Ly và Bim là người phụ nữ kiên cường, can đảm. Việc nhà, việc xã hội một tay bà sắp đặt gọn gàng, nhẹ nhàng. Tất cả các cô con gái của bà chả hiểu sao không ai kế thừa được toàn vẹn những nét đẹp thanh cảnh, cao ráo, mỏng mày hay hạt và đảm đang, khéo léo của mẹ mình. Cả nhà, chỉ có cháu gái Hương Ly là giống bà ở dáng người thanh mảnh, nhưng vẫn thua xa bà ở cách cư xử "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" .

Cầu mong bà thanh thản và yên giấc nghìn thu nơi cõi vĩnh hằng.

Bà nội qua ống kính của Ly và Bim 




Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Bảo tàng Hà Nội: Thành công nhưng lãng phí

Những suy nghĩ, phát biểu rằng HN nhiều bảo tàng, trong khi còn thiếu bệnh viện, trường học là cách đặt vấn đề thiển cận, không có tầm cả về chiến lược Nhà nước nói chung và với văn hóa, dân trí và du lịch nói riêng.

LTS: Bảo tàng Hà Nội - công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đã khánh thành đúng dịp Đại lễ (ngày 6/10/2010), là "điểm đến" của đông đảo du khách cũng như người Hà Nội trong những ngày tháng 10/2010. Nhưng sau những ngày hào hứng ấy, vì sao Bảo tàng Hà Nội lại vắng vẻ? Có thật Bảo tàng HN là sự lãng phí trong đầu tư như phát biểu của Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc không? Mới đây, Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với PGS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học VN.

Thành công nhưng không... thắng lợi

- Gần đây có cuộc "tranh luận" trên một số báo chí xung quanh việc xây dựng công trình Bảo tàng HN có lãng phí hay không? Ông có theo dõi cuộc tranh luận này không?

- Đây là cuộc tranh luận lý thú. Theo tôi, rất cần thiết để thảo luận một cách bình tĩnh, đứng lùi ra một chút để nhìn cho khách quan, toàn diện, đừng vì là người trong cuộc hoặc có liên quan mà phải "bênh" việc mình đã làm. Nhìn nhận đúng, khách quan sẽ là những bài học bổ ích cho các bảo tàng đang và sẽ xây dựng ở nước ta.

- Trong các ý kiến "phê" Bảo tàng HN, có ý kiến trở về với những băn khoăn từ thuở đầu, liệu HN có cần thêm một bảo tàng của riêng HN không?Vì trên địa bàn HN có rất nhiều bảo tàng quốc gia có nội dung trùng lặp?

- Cần phải rạch ròi câu chuyện này. Trong tình hình đất nước như hiện nay, vị trí của văn hóa như hiện nay, HN cần một bảo tàng riêng. Đó không chỉ là quan niệm của tôi, mà tôi tin cũng là quan niệm của rất nhiều người HN. HN đến bây giờ mới xây bảo tàng là quá chậm, vì sau gần 30 năm có quyết định thành lập Bảo tàng HN mà không có được một tòa nhà. Ở Hà Nội không phải có quá nhiều bảo tàng như người ta cứ nói, so với các nước thì còn rất ít, chưa kể nội dung của đa số các bảo tàng đó còn quá nghèo nàn, chất lượng trưng bày quá lạc hậu. HN cần bảo tàng "xịn", có chất lượng trưng bày ngang với bảo tàng của các nước Đông Nam Á, của thế giới.
Tôi khẳng định những suy nghĩ, phát biểu rằng HN nhiều bảo tàng, trong khi còn thiếu bệnh viện, trường học là cách đặt vấn đề thiển cận, không có tầm cả về chiến lược Nhà nước nói chung và với văn hóa, dân trí và du lịch nói riêng.
Hãy tạm gác lại chuyện kiến trúc đẹp, xấu. Trước hết, nhu cầu có một bảo tàng cho riêng HN là có thật. Vì vậy, có được tòa nhà Bảo tàng HN là thành công rồi. Nhưng bảo rằng đó là "thắng lợi" thì chưa đủ.
Quan trọng nhất là Bảo tàng HN phát huy tác dụng thế nào? Mâu thuẫn đặt ra ở đây, sự bất đồng trong quan niệm rằng Bảo tàng HN có lãng phí hay không lãng phí cũng là ở đây.

Bảo tàng HN có lãng phí hay không?

Không hiểu hay cố tình ngụy biện

- Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư Võ Hồng Phúc thì bảo xây Bảo tàng HN mà không có khách như bây giờ là sự lãng phí, còn những người không đồng tình lại bảo không phải bảo tàng không có khách, mà có rất nhiều khách, đặc biệt là trong dịp Đại lễ...
- Tại sao Bảo tàng HN không phát huy được tác dụng? Trả lời câu hỏi đó, nên mở ngoặc nói một câu chuyện: Tháng đầu tiên - chính là tháng Đại lễ - người khắp nơi đến thăm bảo tàng đông kịt, không phản ánh được một cách đầy đủ giá trị bảo tàng, mà đó là họ đến với 1000 năm Thăng Long- HN; người ta hiếu kỳ, muốn đến xem, mong đợi ở bảo tàng mới nhất, lớn nhất Việt Nam có cái gì đó hay, hấp dẫn.
Sai lầm ở đây là việc làm Bảo tàng HN đã không được thực hành theo một quy trình khoa học đồng bộ và vì vậy mới lãng phí.
Tôi có hồ sơ đầy đủ của 2 bảo tàng xây dựng mới trên thế giới. Thứ nhất là Bảo tàng Quai Brandly, là sản phẩm ý tưởng của Tổng thống Pháp Jacques Chirac để lại trong nhiệm kỳ của mình, đã tạo ra một bảo tàng nghệ thuật ngoài châu Âu. Thứ hai là Bảo tàng Văn minh cổ Ai Cập ở Ai Cập.
Cả hai bảo tàng này đều được xây dựng trong khoảng 8-10 năm, và có kế hoạch cụ thể cho từng năm một, từ lúc khởi công cho đến lúc khánh thành theo một quy trình chặt chẽ, luôn tiến hành song song giữa việc xây dựng tòa nhà và thiết kế nội dung trưng bày. Khi tòa nhà xây xong thì cũng hoàn tất thiết kế nội dung và tổ chức trưng bày. Khánh thành là bảo tàng đi vào hoạt động luôn, như thế sẽ không vênh, không tạo sự lãng phí.
 
Những người ở các địa phương khác nhân dịp ra HN dự Đại lễ, đi thăm Bảo tàng HN 1 lần cho biết thì không nên tính đến như 1 nhân tố quan trọng. Còn những người HN mà tôi biết, cả khách quốc tế... sau khi ra về hầu hết đều thất vọng vì cái tòa nhà thì hiện đại, nhưng nội dung và chất lượng trưng bày quá kém, không đạt tiêu chuẩn của một cuộc trưng bày mang tính thời đại.
Nói thẳng ra là làm tạm bợ, không tính đến chất lượng, bất chấp tiêu chuẩn tối thiểu của bảo tàng thế kỷ 21, miễn sao bày kín được mấy tầng đó bằng những thứ đồ cổ, vì không lẽ lại khánh thành và mở cửa tòa nhà rỗng? Có trưng bày đấy mà không đạt mục tiêu nội dung và không đạt chất lượng mỹ thuật của bảo tàng, làm thấp giá trị của bảo tàng. Sự lãng phí chính là nằm ở chỗ đó.
Đó cũng là lý do sau Đại lễ, không mấy ai đến Bảo tàng HN nữa.

- Người ta đã lập luận rằng, xây bảo tàng không phải như xây hội trường, phải 10 năm, 20 năm, thậm chí 100 năm mới có thể xong phần trưng bày nội dung?

- Lập luận này là ngụy biện và vô cùng nguy hiểm. Nếu quan niệm này được Nhà nước hay các nhà quản lý các cấp chấp nhận thì nước ta sẽ không bao giờ có bảo tàng hoạt động có hiệu quả, kể cả những bảo tàng tỉnh đang xây, hay những bảo tàng rất hoành tráng trong tương lai như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia VN, Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN.
Sai lầm ở đây là việc làm Bảo tàng HN đã không được thực hành theo một quy trình khoa học đồng bộ và vì vậy mới lãng phí.
Tôi có hồ sơ đầy đủ của 2 bảo tàng xây dựng mới trên thế giới. Thứ nhất là Bảo tàng Quai Brandly, là sản phẩm ý tưởng của Tổng thống Pháp Jacques Chirac để lại trong nhiệm kỳ của mình, đã tạo ra một bảo tàng nghệ thuật ngoài châu Âu. Thứ hai là Bảo tàng Văn minh cổ Ai Cập ở Ai Cập.
Cả hai bảo tàng này đều được xây dựng trong khoảng 8-10 năm, và có kế hoạch cụ thể cho từng năm một, từ lúc khởi công cho đến lúc khánh thành theo một quy trình chặt chẽ, luôn tiến hành song song giữa việc xây dựng tòa nhà và thiết kế nội dung trưng bày. Khi tòa nhà xây xong thì cũng hoàn tất thiết kế nội dung và tổ chức trưng bày. Khánh thành là bảo tàng đi vào hoạt động luôn, như thế sẽ không vênh, không tạo sự lãng phí.
Còn Bảo tàng HN, khánh thành rồi mà có người bảo 10, 20 năm nữa mới xong phần trưng bày thì chính là sự lãng phí, không biết những người lập luận như vậy đã không hiểu hay cố tình ngụy biện?

Không thể "chìa khóa trao tay" chỉ để giữ nhà

- Nhưng họ đã đưa "dẫn chứng" cả Bảo tàng Dân tộc học VN mà chính ông đã có công xây dựng và phát triển từ những ngày đầu tiên?
- Tôi nhận nhiệm vụ chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng Dân tộc học từ năm 1983, làm luận chứng kinh tế, kỹ thuật, đến năm 1985, 1986 mới được phê duyệt. 1990 mới bắt đầu đổ móng xây tòa nhà, xây xong toàn bộ tòa nhà là năm 1997 và đồng thời tháng 10/1997 khai trương. Vừa xong phần xây thô thì cùng với quá trình hoàn thiện là tổ chức làm nội thất và trưng bày luôn. Cả quá trình xây dựng, hoàn thiện và thiết kế trưng bày là hoàn toàn đi song song. Cả tòa nhà bảo tàng sau khi đã hoàn thiện không lúc nào trống trơn cả.
Với Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng vậy. Khởi công năm 1985, hoàn thành công trình năm 1990 trong 5 năm đó việc xây dựng công trình và thiết kế thi công trưng bày luôn đi cùng với nhau. Khánh thành công trình là mở cửa trưng bày hòan chỉnh luôn.
Gần đây, ở nước ta có "mốt" là khánh thành tòa nhà trước, rồi vài năm sau mới khánh thành trưng bày chính. Đó là một cách làm không phù hợp, không khoa học, chủ yếu chạy theo bệnh thành tích, gắn với các ngày kỷ niệm hay với các nhiệm kỳ của các vị lãnh đạo có liên quan.

Mô hình nhà mồ Tây Nguyên trong Bảo tàng dân tộc học. Ảnh: Nguyễn Ngọc

- Vậy là những lập luận rằng Bảo tàng HN không lãng phí đều... sai? Nghĩa là Bảo tàng HN thật sự lãng phí?
- Lãng phí của Bảo tàng HN là do đã không lên kế hoạch được sớm, đến sát Đại lễ mới quyết định về địa điểm. Thiết kế tòa nhà thì phải ép để xây dựng phần vỏ trong 2 năm, còn phần hiện vật và nội dung trưng bày lại không chuẩn bị kịp, do không có bộ máy mạnh có đủ năng lực để lo phần việc này. Giờ mới đang ở giai đoạn xây dựng đề cương cho phần nội dung, lại còn tiếp tục sưu tầm hiện vật... là quá chênh, quá lãng phí.
1 sai lầm rất lớn của quá trình xây công trình Bảo tàng HN cũng như nhiều bảo tàng khác ở nước ta là có 2 bộ phận hoàn toàn tách biệt.
Ban Quản lý xây dựng Bảo tàng HN lo toàn bộ việc xây dựng, kể cả việc trưng bày (dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở VH - TT - DL Hà Nội).
Còn Bảo tàng HN, kể cả Giám đốc Bảo tàng cũng chỉ là người nhận "chìa khóa trao tay", không tham gia vào quá trình trực tiếp lập đề cương, tổ chức bộ máy trưng bày. Những người có chuyên môn lại không được làm công việc chuyên môn quan trọng nhất của bảo tàng. Họ chỉ chờ "chìa khóa trao tay" để quản lý và lo "giữ nhà" thôi thì làm sao có chất lượng được?
1 lãng phí lớn nữa là để phục vụ phần trưng bày đồ cổ tạm thời cho kịp Đại lễ, người ta đã phải đóng rất nhiều tủ, tốn số tiền rất lớn, rồi đây chắc chắn sẽ phải bỏ hết, vì không thể phù hợp với trưng bày tương lai mà các nhà tư vấn New Zealand đang thực hiện.

Bệnh không chỉ của Hà Nội

- Không bàn tới sự đẹp, xấu của kiến trúc bên ngoài Bảo tàng HN, ông đánh giá thế nào về phần không gian bên trong? Có "hứa hẹn" một bảo tàng xứng tầm không?
- Tôi thấy cách thiết kế không gian bên trong khá tốt, dễ tiếp cận với bảo tàng. Tuy vẫn còn một số lỗi về nội thất cần sửa, như hiện tại toilet đang nằm trong phòng trưng bày, hay muốn đến chỗ làm việc của nhân viên cũng phải đi qua phòng trưng bày. Như thế là tổ chức không gian chưa chuẩn. Sau này cần điều chỉnh.
Ngoài ra còn những lỗi như việc đường điện chạy nổi trên mặt sàn, dù là trưng bày tạm thời cũng không thể làm tùy tiện như thế, các chú thích cũng làm cẩu thả, chiếu sáng không tốt...
Những lỗi làm tùy tiện đó, nếu quyết tâm sửa và sửa ngay thì chất lượng sẽ được nâng cao lên một bước. Quan trọng vẫn là cách tiếp cận.
Quan trọng nhất là phải nhận thức ra những sai lầm trong quan niệm về chỉ đạo tổ chức một bảo tàng mới cùng với trưng bày thường xuyên. Nếu chưa thấy mình sai thì không bao giờ sửa được.
Việc quan trọng nhất hiện nay là Bảo tàng HN phải trực tiếp kiểm kê và đánh giá từng hiện vật đang có. Và phải thiết kế nội dung trưng bày trên những hiện vật đó, chứ không được tư duy trưng bày chỉ căn cứ vào kiến thức lịch sử, không căn cứ vào hiện vật. Lập luận rằng cứ xây dựng đề cương trưng bày, rồi đi bổ sung hiện vật, là hoàn toàn không phù hợp. Có thể bổ sung hiện vật, nhưng rất hãn hữu thôi, còn trước hết phải tổ chức trưng bày trên những hiện vật đang có, không thể khác được.

KHÁNH LINH


Lời bình của Gốc Sậy

Cái tiêu đề nhỏ đầu tiên nên được giật làm tít bài:”Thành công nhưng không… thắng lợi“.Tạm bỏ qua mọi chuyện khác (mà nói ra sẽ còn dài hơn cả bài trả lời phỏng vấn của bác Huy), cũng lộ mặt một công trình Nghìn năm:"Một lãng phí lớn nữa là để phục vụ phần trưng bày đồ cổ tạm thời cho kịp Đại lễ, người ta đã phải đóng rất nhiều tủ, tốn số tiền rất lớn, rồi đây chắc chắn sẽ phải bỏ hết, vì không thể phù hợp với trưng bày tương lai mà các nhà tư vấn New Zealand đang thực hiện."

Về BTHN, mình đồng ý với GS. Nguyễn Văn Huy và TS. Nguyễn Hồng Kiên,nhưng vẫn phải nói thêm là BTHN xấu từ ngoài vào trong, chưa nói đến những thất cách hay lạc điệu thời đại. Thế kỷ 21 rồi mà bảo tàng xây vẫn theo kiểu lô cốt, phi sinh thái, không thân thiện, tốn điện...

Và phải nói thêm là trình như bác Võ Hồng Phúc mà là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Quốc gia thì vụ xây Bảo tàng Hà Nội theo kiểu vỏ một đằng, nội dung một nẻo cũng dễ hiểu thôi.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Ảo mờ Ipad 2

Đi Hawaii, con gái nhờ mẹ mua cho Ipad, loại bé dung lượng - bé tiền hết sạch ở tất cả các store của Apple, đành mua loại lớn dung lượng - lớn tiền. Mang về con gái bảo vẫn rẻ hơn giá bán ở London.


Thi thoảng con gái lại khoe vì biết thêm một tính năng của Ipad. Có khi mẹ cũng mua một cái cho đỡ tức nhỉ.



Tất cả gạo, mì... cất trong này, chuột nhà mình chỉ có đường khóc!




Đá phong thủy các loại, loại này không hợp đã có loại khác!
Nếu không ở bếp thì lại ở đây, nhà rộng nhưng mình chỉ chiếm độc hai chỗ thôi.
Rèm tạm (tạm nhưng cũng đã vài năm) trông trên ảnh cũng ổn ra phết.
Thế mới biết ảnh lừa đại tài. Nhìn ảnh mà đoán người thật chắc hố to!

 Mấy cành này (chả biết tên) lượm ở sân trường Hawaii University Manoa. Đảm bảo không đụng hàng.
Mình vốn sợ chụp ảnh, nhưng ảnh mờ thế này thì cũng okie.


Hóa ra, cái hay nhất của Ipad 2 này là chụp ảnh mờ mờ ảo ảo, chả biết thực hư!

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Cá tính!

Đợi mãi, giữa tháng 4 cây mai ở sân nhỏ sau nhà mới chịu ra hoa. Đi Hawaii về nhìn cây trút ra một đống lá vàng mình đã toan mắng người trong nhà không chịu tưới. May là kìm được.

Nhìn một lúc thấy những chùm nụ xanh biếc, mới hiểu tại sao lá vàng.

Cây mai nhà mình lạ lắm, trừ năm đầu tiên mới rinh về là nở đúng tết, còn từ sau đó, thích nở lúc nào thì nở nhưng kiên quyết không nở khi tết về, bất kể công sức vặt lá, tỉa cành, bón tưới của mọi người.

Mình không thích kiểu nở lung tung, chả theo quy luật này.

Nhưng phải công nhận là cây mai này cá tính!










Mai vàng ơi, nhớ Ba, nhớ Mẹ, nhớ Biên Hòa quá! 

Archaeological Beauty (2)

Trưng bày Nghệ thuật Cyclad ở Constantinople
 
Những bức tượng trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia và Bảo tàng Nghệ thuật Cyclad sẽ được chuyển tới Constaninople để trưng bày vào ngày 23 tháng 5 trong một cuộc trưng bày rất lớn với mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa các đảo Cyclad và Tây Á thời Sơ kỳ Đồng (thiên niên kỷ III TCN). 
Trưng bày này được tổ chức tại Bảo tàng Sakip Sampansti, vùng Emirtzan, bờ biển châu Âu Bosporus. 
 


 
Để chuẩn bị cho cuộc trưng bày này giám đốc của BT NT Cyclad, GS.Nikos Stampolidis và giám đốc BT Thổ Nhĩ Kỳ bà Nanzan Oltser đã phải làm việc cùng nhau từ nhiều tháng nay.
Để đáp trả thiện ý, một trưng bày về văn bản và hiện vật thư pháp Ottoman của BT Sakip Sampantsi sẽ được tổ chức ở Athens (BT NT Cyclad) năm 2012.
 
Author: Anastasia Miskedaki | Source: Greek Reporter [April 21, 2011]

Nghệ thuật và Văn hóa Cyclad

Cyclad là một nhóm đảo ở Tây Nam biển Aegea, khoảng 30 đảo nhỏ và vô số đảo con. Người Hy Lạp cổ đại gọi chúng với cái tên kyklades vì hình dung đây là một chuỗi (kyklos) bao quanh hòn đảo thiêng Delos, địa điểm của ngôi đền thiêng Apollo.
Khoảng TNK III TCN, một nền văn minh độc đáo (được gọi dưới cái tên chung là Văn hóa Cyclad Sơ kỳ (năm 3200-2300 TCN) xuất hiện với những điểm cư trú quan trọng trên đảo Keros và ở Halandria trên đảo Syros. Cùng thời gian này trong Sơ kỳ thời đại Đồng, luyện kim đã phát triển nhanh chóng ở Địa Trung Hải.  
 
 
Điêu khắc sớm Cyclad chủ yếu là những bức tượng nữ từ những dạng đơn giản bằng đá đến những thể hiện phát triển hơn những hình tượng người, một số với tỉ lệ tự nhiên và một số khác cách điệu hơn.
Ngoài ra nền nghệ thuật này còn gồm những đồ gốm, đồ trang sức...  

Những tác phẩm tiêu biểu của Nghệ thuật Cyclad









Phải chăng ngôn ngữ được định hình bằng văn hóa hay nhận thức - Are languages shaped by culture or cognition?


Ngôn ngữ tiến hóa theo những cách riêng mang phong cách riêng của mình, thay vì được điều chỉnh bởi các quy tắc phổ quát đặt ra trong các mô hình bộ não con người. Đó  kết luận của một nghiên cứu so sánh ngữ pháp của hàng trăm ngôn ngữ bằng cách nhìn vào cây tiến hóa của chúng.

New research disputes the idea that language is rooted in the basic way in which humans think [Credit: Alamy]

Russell Gray, nhà tâm lý học tại Đại học Auckland  New Zealand và cácđồng nghiệp của ông đã kiểm tra các mối quan hệ giữa các đặc điểm như thứ tự của các động từ  danh từ trong bốn hệ ngôn ngữ và đã thấy không có dấu hiệu của bất kỳ nguyên tắc chỉ đạo phổ quát bền vững nào. Công trình của họ được tạp chi Nature công bố ngày hôm nay.

Điều chứng minh này đang gây tranh cãi. "Không có gì trong bài báo này đưa ra câu hỏi về những quan điểm đang tranh cãi", ông Matthew Dryer, một nhà ngôn ngữ học tại Đại học New York  Buffalo nói.


Những dạng mẫu cố định

Người ta cho rằng trên thế giới hiện nay có khoảng 7.000 ngôn ngữ và chúng cho thấy sự đa dạng lớn trong cấu trúc. Một số, chẳng hạn như tiếng Phần Lan  nhiều cách phức tạp tạo ra các từ ghép, trong khi những ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Hoa  những từ đơn giản, ngắn  bất biến. Một số đặt động từ đầu tiên trong một câu, những tiếng khác ở giữa  những tiếng khác nữa thì ở cuối.
Nhưng nhiều nhà ngôn ngữ học nghi ngờ rằng  một số lô gic phổ quát đằng sau sự đa dạng gây hoang mang này - đó là những yếu tố nhận thức chung làm nền tảng cho các cấu trúc ngữ pháp. Nhà ngôn ngữ học người Mỹ Noam Chomsky Joseph Greenberg đề xuất hai trong số các lý thuyết "phổ quát" tiêu biểu nhât về ngôn ngữ.

Chomsky đã cố gắng xem xét với một sự nhanh chóng đáng kinh ngạc điềutrẻ em tiêu hóa những  quy tắc ngữ pháp phức tạp  tinh vi bằng cách giả sử rằng chúng ta đều sinh ra với một khả năng bẩm sinh về ngôn ngữ, có lẽ nằm  phần não bộ chuyên dành cho ngôn ngữ. Ông cho rằng điều này làm cho trẻ em có thể khái quát các nguyên tắc ngữ pháp tiếng mẹ đẻ của chúng từ một nhóm nhỏ của "các quy tắc hữu sinh" được kết nối vào cách  thức tư duy của chúng.

Chomsky cho rằng những ngôn ngữ thay đổi và phát triển khi các thông số của các quy tắc này được thiết lập lại trong suốt một nền văn hóa. Một sự thay đổi đơn lẻ cũng sẽ gây ra những chuyển mạch tại một số đặc điểm liên quan trong ngôn ngữ.
Greenberg đã sử dụng cách tiếp cận kinh nghiệm hơn, lập danh sách những đặc điểm mà ông quan sát được chia sẻ giữa các ngôn ngữ. Nhiều đặc điểm trong số đó liên quan đến trật tự của từ. Ví dụ, trong hầu hết các ngôn ngữ một  mệnh đề điều kiện thường đứng trước kết luận : "nếu anh ấy đúng, anh ấy sẽ nổi tiếng". Greenberg cho rằng những phổ quát như vậy phản ánh những xu hướng ngôn ngữ căn bản, cái có lẽ phản ánh những nguyên tắc cơ bản của nhận thức con người.
Những trật tự từ phổ quát của Greenberg khẳng định mạnh mẽ nhất về giá trị thực nghiệm của bất cứ tuyên bố phổ quát nào về ngôn ngữ" , Michael Dunn, một nhà ngôn ngữ học tiến hóa của Viện Max Planck Tâm lý học ngôn ngữ ở Nijmegen, Hà Lan, đồng tác giả của bài báo trên Nature nói.

Thay đổi chuẩn
Cả hai ý tưởng phổ quát đều có ý nghĩa đối với các cây phả hệ ngôn ngữ. Trong lý thuyết của Chomsky, khi ngôn ngữ phát triển, một số tính năng nhất định phải thay đổi cùng một lúc vì chúng đều là những sản phẩm của cùng tham số cơ bản. Ý tưởng của Greenberg, ngược lại, hàm ý rằng có sự đồng- phụ thuộc giữa các tính năng nhất định về ngữ pháp của một ngôn ngữ, nhưng không phải những ngôn ngữ khác. Ví dụ, thứ tự từ đối với các cặp động từ-chủ ngữ không nên phụ thuộc vào thứ tự từ của các cặp động từ - bổ ngữ.
Để kiểm tra các dự đoán đó, Gray và các cộng sự đã sử dụng những phân tích phát sinh loài, một kỹ thuật phát triển trong sinh học tiến hóa, để tái dựng 4 phả hệ lớn đại diện của hơn 2.000 ngôn ngữ: Nam Đảo, Ấn-Âu, Bantu và Uto-Aztecan.
Đối với từng phả hệ, họ xem xét tám tính năng của thứ tự từ và sử dụng phương pháp thống kê để tính toán các cơ hội mà mỗi cặp tính năng đã tiến hóa độc lập hoặc theo một cách tương quan. Điều này cho phép họ suy ra chuỗi phụ thuộc của sự cùng - phụ thuộc giữa các tính năng và so sánh chúng với những dự đoán của các lý thuyết Chomsky và Greenberg.

Họ nhận thấy rằng không mô hình phổ  quát nào hợp với chứng cứ. Không chỉ các đồng - phụ thuộc mà họ phát hiện ra khác với dự đoán của Greenberg về  những "phổ quát" thứ tự từ, mà chúng còn khác nhau ở mỗi ngữ hệ.  Nói cách khác, các cấu trúc ngữ pháp sâu sắc của mỗi ngữ hệ là khác với những cấu trúc của ngữ hệ khác: mỗi ngữ hệ đã phát triển các quy tắc của riêng mình, như vậy không có lý do để cho rằng chúng bị chi phối bởi các yếu tố nhận thức phổ quát.


Hơn nữa, ngay cả khi một đồng- phụ thuộc cụ thể của các đặc tính được chia sẻ bởi hai ngữ hệ, các nhà nghiên cứu có thể thấy rằng nó đến bằng những cách khác nhau tới từng ngữ hệ, do đó, có nhiều khả năng rằng tính phổ biến là trùng hợp ngẫu nhiên. Họ kết luận rằng các ngôn ngữ - ít nhất là trong ngữ pháp trật tự từ của chúng - đã được định hình qua những cách thức văn hóa riêng hơn là bằng những phổ quát.

Vấn đề dòng dõi

Martin Haspelmath, một nhà ngôn ngữ học tại Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa tại Leipzig, Đức, đồng ý với kết luận của Gray, nhưng nói rằng "đối với các chuyên gia họ điều này không có gì mới"."Từ lâu người ta đã biết  các thuộc tính ngữ pháp và những phụ thuộc là  đặc tính dòng dõi," ông nói thêm.

Mặt khác, Dryer không mấy tin rằng các kết quả tạo được một trường hợp thuyết phục. "Có hơn một trăm ngữ hệ mà các tác giả bỏ qua, nhưng chúng cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những quan điểm mà họ đang tranh cãi chống lại," ông nói. Không có lý do để mong đợi một mẫu thống nhất của các mối quan hệ thứ tự từ trong các ngữ hệ, ông nói thêm, cho dù chúng được hình thành bởi các ràng buộc phổ quát.

Haspelmath nói rằng có thể sẽ giá trị hơn nếu đi tìm những điểm chung của các ngôn ngữ hơn là đo lường chúng (chắc chắn) khác nhau thế nào . Thậm chí nếu quá trình tiến hóa văn hóa là yếu tố chính trong việc định hình chúng, ông nói, "sẽ rất khó để nói rằng, những thành kiến ​​nhận thức không đóng vai trò nào cả".

"Những nhà ngôn ngữ học so sánh quan tâm đến những phổ quát và diễn giải nhận thức vì họ muốn giải thích điều gì đó" Haspelman nói thêm. " Nói rằng tiến hóa văn hóa đang hoạt động thì  về cơ bản có nghĩa là chúng ta không thể giải thích tại sao những ngôn ngữ lại theo cái cách vốn là của chúng - điều này là sư thật ở mức độ lớn , nhưng không phải toàn bộ sự thật"  

Author: Philip Ball | Source: Nature News [April 13, 2011http://archaeologynewsnetwork.blogspot.com/2011/04/are-languages-shaped-by-culture-or.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+TheArchaeologyNewsNetwork+%28The+Archaeology+News+Network%29