Những người nông dân bé nhỏ ở Việt Nam phải làm việc cực nhọc để tạo nên nhiều thành quả.
Bài của Melissa Dribben, PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA
Ngày 8-8-2008
HÀ NỘI, Việt Nam
Bài của Melissa Dribben, PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA
Ngày 8-8-2008
HÀ NỘI, Việt Nam
– Hàng ngày, từng đám đông những người bán hàng sau khi đã bán hết số hàng hóa của mình là lại tập trung đầy cái sân khấu bé tẹo ở đây để xem múa rối nước, một trò giải trí lâu đời hàng thế kỷ được những người nông dân Việt Nam nghĩ ra.
Tiết mục rối được thực hiện trong một cái két nước màu xanh lục, một tá những người chủ trò nấp sau bức rèm và điều khiển nhân vật rối, hình ảnh tượng trưng cho những kẻ bất lương trong làng, những con rồng phun lửa, những người nông dân vồ hụt bầy cá tinh ranh.
Trong một đất nước đang công nghiệp hóa nhanh chóng luôn coi trọng, thậm chí tôn thờ mối giao kết với đất đai, trò rối nước đã trở thành một tạo tác văn hóa. Việt Nam vẫn là một quốc gia của những người nông dân, phần lớn trong số họ có chưa tới 2,5 mẫu Anh đất đai (1 hecta). Song cũng như hầu hết các nơi trên thế giới, lực lượng lao động này đang ít dần.
Đối với Phạm Thị Mậu, một nông dân trồng lúa 48 tuổi sống gần Hà Nội, múa rối nước là phép ẩn dụ cho cuộc sống của bà.
Cách sinh nhai y như ông bà tổ tiên của mình trong hàng ngàn năm qua, người mẹ đã ly dị có hai đứa con đã trưởng thành này trồng cấy trên mảnh ruộng 1.080 m2 mà gia đình bà được chính quyền cấp trong những năm đầu 1990. Bà một mình làm lụng, không có phương tiện gì ngoài sức vóc, nghị lực và cây liềm.
Giống như những con rối nước, bà Mậu đang trở thành một nhân vật lỗi thời kỳ lạ trong một đất nước đang chuyển đổi theo một bước tiến nhanh đến nghẹt thở. Bà như đong đưa bám sát theo một đầu dây dài những đổi thay vượt quá sức điều khiển của mình.
Đối mặt với nỗi bất lực tương tự những nông dân trại bò sữa miền Midwestern, những thợ mỏ Scranton, và các công nhân ngành thép ở Allentown, bà kiên nhẫn trong khi những nhà đầu cơ mua hết đất đai, và con đường sống của bà dần dần biến mất.
Thành thực mà nói, bà bảo, bà không cảm thấy tiếc khi nhìn thấy đất đai mất đi.
Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Trong năm tháng đầu năm 2008, nước này xuất khẩu 1,82 triệu tấn, đem về 850 triệu Mỹ kim. Với khí hậu thay đổi và hàng trăm triệu mẫu Anh đất đai nông nghiệp đang rời khỏi hoạt động sản xuất lương thực mỗi năm, giá gạo trên thế giới đã tăng lên 85% trong 18 tháng qua.
Thế nhưng những phần thưởng từ giá cả tăng lên đó đã không đem tới sự trợ giúp đáng kể cho những người sản xuất nhỏ như bà Mậu.
500 cân thóc bà vừa thu hoạch vào tháng Sáu sẽ cho bà 150 đô la – tăng 25 đô la so với năm ngoái. Một món tiền thưởng được chào đón, bà bảo, thế nhưng vẫn là không đủ để mua vài vật dụng giúp cho cuộc sống đạm bạc của bà dễ chịu hơn.
“Bà nói bà muốn làm sao có điều kiện để mua một con lợn,” Lê Thị Minh, cô con gái 28 tuổi của bà phiên dịch lại. “Nhưng một con lợn giờ giá 600 đô la *.” Bà Mậu cũng thích có một căn bếp, thay vì phải dùng cái lò chỉ nhỏ như túp lều trại, và một cái cửa cho cái nhà xí nằm tận trong góc vườn rau.
Bà Mậu chống đôi tay thô ráp chai sạn như miếng vải bạt lên đầu gối, chờ cô con gái dịch xong, rồi đánh bạo phát biểu xa hơn.
“Một cái cửa, với một cái nhà xí thực sự.”
Những người đàn bà phải sống một mình như bà Mậu ngày càng nhiều thêm trên khắp thế giới, họ phải làm những công việc hết sức nặng nhọc bằng canh tác trên thửa ruộng nho nhỏ trong khi chồng và con cái lên thành phố kiếm sống.
“Trường hợp của người đàn bà này đang ở giữa bối cảnh của chiều hướng chuyển biến rất nhanh mà phương thức sản xuất lương thực toàn cầu đang đem lại hậu quả,” đó là nhận xét của ông Raymond Offenheiser, chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận chống đói nghèo Oxfarm America, “và cách mà nó đang thay đổi và thay đổi rất nhanh, được lôi cuốn bởi một sự đa dạng của nhiều nhân tố đang cùng một lúc xung đột lẫn nhau.”
So sánh với 840 triệu người trên thế giới còn phải sống trong cảnh đói kinh niên, thì bà Mậu thuộc diện no đủ.
“Bà ấy đủ khả năng tự nuôi mình, và con gái bà có một khoản thu nhập trên thành phố,” Ông Offenheiser nhận xét. “Thế nhưng thậm chí bà ấy có thể bị đẩy vào tình cảnh khó khăn nếu không thể có đủ điều kiện lo giống má cho vụ mùa và cầm cự được bằng cái lối kiếm kế sinh nhai mong manh mà bà vẫn tự giam hãm mình vào nó như cách này.”
Những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt bà Mậu. Bà đã mất ba ngày trước để gặt hết lúa trên mảnh ruộng của mình. Giờ là lúc phơi lúa. Công việc này có cái nguy hiểm của nó.
Nếu như các hạt thóc không được cào bới đều thì ánh nắng mặt trời gay gắt có thể làm chúng bị nứt vỡ. Một cơn mưa bất ngờ có thể cũng gây hư hại, làm giảm giá trị số thóc đang phơi, thậm chí không bán được.
Thế nên bà Mậu rất chuyên chú vào công việc. Bà vừa chuyển xong số thóc rải giữa sàn căn nhà một phòng của mình ra khoảnh sân được lát gạch để phơi. Phải mất cả tá cuộc di chuyển khi bà trút thóc từ những cái đấu to tướng vào chiếc thúng sâu lòng, lôi cái thúng ra ngoài sân, đổ thóc ra, và quay lại tiếp tục chuyến khác. Mỗi khi xong một chuyến, bà lại cào nhẹ số thóc cho rải đều ra, rồi trở vào nhà tranh thủ ít phút ngồi trước chiếc quạt máy nho nhỏ và chiếc TV.
Đó là chiếc máy truyền hình đầu tiên mà bà từng được sở hữu, bà mua nó từ hai tháng trước bằng khoản tiền tích cóp được. Từ lúc đó, bà bảo, bà thành nghiện những bộ phim nhiều tập của Trung Quốc.
Ngôi nhà của bà Mậu chắc còn lâu mới to đẹp như nhà của những người nông dân trồng hoa vẫn thường đem bán ở Hà Nội, thế nhưng nó là một bước tiến rất lớn từ căn nhà tranh nơi bà bắt đầu cuộc sống gia đình của mình.
Căn phòng có trần cao được được trang bị ba chiếc ghế nhựa màu xanh, hai cái giường gỗ, và một chiếc rương lớn được khảm xà cừ công phu, là vật dụng trung tâm của nhiều ngôi nhà ở Việt Nam.
Các bức tường được trát vữa đều trống không, ngoại trừ một bức ảnh chụp đám cưới của vợ chồng Minh và một mức chân dung đã bạc màu của nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh.
Bà Mậu có được cảm giác yên lặng mà thanh thản ở nơi đây, trong làng Tiến Đại cách Hà Nội khoảng 40 dặm về phía tây bắc. Khi bà tắt TV đi, bà có thể nghe được âm thanh xào xạc quanh những cánh đồng lúa trải dài mãi tận chân trời. Con chó nhà bà giống lai có màu tro đang nằm ườn giữa lối ra vào cùng chú chó con mới đẻ.
Những người hàng xóm với chiếc mũ rơm hình chóp trên đầu đạp xe dọc theo rẻo đất hẹp giữa những hàng lúa. Trên những mảnh ruộng đang chờ gặt, lúa chín trĩu hạt hình tua rua đổ rạp thành từng đợt sóng như thác chảy.
Để khỏi bị ánh nắng gay gắt và lá lúa sắc cứa vào, hầu hết phụ nữ ở đây đều dùng khăn che mặt, mang găng tay và ống tay áo dài.
Nhìn từ xa, trông họ giống như những con diệc trắng ngóc đầu lên từ dưới vũng lầy.
Nét mặt bà Mậu chợt căng thẳng khi bà nhìn thấy những đám mây đen từ chân trời xa. Các bạn gặt của bà cũng trông lên, rồi chộp vội nửa tá mảnh cây khô dài khoảng một foot trên bờ ruộng, chuốt cho trơn tru, buộc thành một ôm trước khi dùng một cuộn thừng làm bằng lá khô bó số lúa lại. Rồi những đọn lúa được lèn vào những chiếc xe bò kéo có mấy chú bé điều khiển bằng cách giật những chiếc dây thừng to móc xuyên qua lỗ mũi con vật. Chúng kéo xe tới chỗ một chiếc máy đập lúa đang vận hành bởi một cái máy nổ han gỉ, ậm ạch.
Vào năm 1998, Minh mua cho mẹ cô một căn nhà mới bằng 8 triệu đồng cô giành dụm được từ công việc tại một cửa hàng bán đồ thủ công. Cô làm việc ở đó từ lúc 13 tuổi, khi bà Mậu gửi cô lên thành phố do số tiền kiếm từ mảnh ruộng không thể nuôi nổi hai mẹ con.
“Mẹ tôi lên Hà Nội để lấy tiền,” Minh kể khi nhớ lại cái cách mẹ cô xách một chiếc túi nhựa đầy tiền tương đương khoảng 1.000 đô la – bằng năm năm cô giành dụm được.
Trong suốt cuộc viếng thăm Hà Nội duy nhất trong đời đó, bà Mậu đã lần đầu tiên được ngủ trên một chiếc nệm.
“Mẹ tôi rất ngỡ ngàng thấy nhiều xe máy và những cửa hàng đẹp đẽ,” Minh kể tiếp bằng cách dịch ra tiếng Anh mà cô đã học được từ các khách hàng. “Bà bảo là bà muốn sống ở đó, nhưng với tuổi bà thì khó mà thay đổi được.”
Nhiều nông dân Việt Nam, và những người trẻ tuổi, đang rời bỏ ruộng vườn.
“Sang năm, ngôi làng nhà chồng tôi cũng sẽ biến mất,” Minh cho biết, cô cũng có đứa con trai đầu lòng vào tháng này. “Đất sẽ được bán cho một vài công ty.” Theo cô, gia đình nhà chồng mình sẽ được nhận khoản bồi thường cho phần đất của họ là 6.000 đô la.
Những bài báo gần đây đã nêu lên những mối quan ngại về phúc lợi lâu dài của những người nông dân như trong trường hợp này, khi tự mình bỗng nhiên nhận được một khoản tiền lớn. Y như những người thắng xổ số, họ lao đi mua hàng điện tử và xe máy, chỉ có chút ít lo lắng về việc họ sẽ sống ra sao một khi tiêu hết tiền.
Bà Mậu không nghĩ rằng có khi nào lại phải lo đến cách chi tiêu từ khoản tiền kiếm được do vận may nhà đất bất ngờ như vậy. Bà yên phận sống.
Minh nói rằng cô không thể hình dung có bao giờ lại trở lại cuộc sống như trước đây. Năm ngoái, cô được thừa hưởng cửa hiệu đồ thủ công từ người chủ cũ. Vào ngày thuận lợi, cô bán được 150 đến 200 đô la khăn, cà vạt lụa, các bức tranh sơn mài và tranh khắc gỗ.
Chuyến trở về Tiến Đại do một phóng viên đề nghị là chuyến đầu tiên sau bảy tháng cô không về thăm nhà.
Sau bữa cơm trưa với món thịt lợn nướng, bà Mậu lo đi đóng mấy cánh cửa chớp để con gái có thể chợp mắt một chút.
Bà tất bật quét tước, dọn dẹp căn nhà cho tới khi Minh đi ngủ, rồi bà đem cất mấy món quà cô mua từ Hà Nội về.
Dầu gội đầu. Nước rửa bát. Xà phòng. Bà Mậu xem xét từng chai, rồi điều chỉnh chiếc quạt máy cho nó hướng về phía Minh, kéo một cái ghế ngồi và lấy một miếng cau đưa lên miệng giữa mấy chiếc răng khập khễnh đã ngả màu của mình.
Chưa đầy một phút sau, mấy con chó đã ngóc đầu dậy khi nghe tiếng mưa lốp bốp ngoài hiên. Thế là bà Mậu lại chạy ra gom vội số lúa đang phơi và đem vào nhà.
3 giờ chiều, bà tiễn con gái ra ngõ nơi chiếc taxi đang đợi để đưa Minh trở về thành phố. Bà Mậu cho cô một túi gạo khoảng 20 pound,vẫn còn hơi ấm từ chiếc máy xát thuê bên nhà hàng xóm.
Khi chiếc taxi đã đi xa, vượt qua những bầy gia súc, lũ trẻ đang dong xe đạp, và những cánh đồng lúa vàng xanh hai bên đường, người tài xế taxi bảo rằng anh không thể tưởng tượng nổi cuộc sống nơi làng quê của Minh bình yên và đẹp đẽ đến nhường nào.
Mơ mộng phải cái là đã muộn rồi, cô nói với chàng tài xế.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Tiết mục rối được thực hiện trong một cái két nước màu xanh lục, một tá những người chủ trò nấp sau bức rèm và điều khiển nhân vật rối, hình ảnh tượng trưng cho những kẻ bất lương trong làng, những con rồng phun lửa, những người nông dân vồ hụt bầy cá tinh ranh.
Trong một đất nước đang công nghiệp hóa nhanh chóng luôn coi trọng, thậm chí tôn thờ mối giao kết với đất đai, trò rối nước đã trở thành một tạo tác văn hóa. Việt Nam vẫn là một quốc gia của những người nông dân, phần lớn trong số họ có chưa tới 2,5 mẫu Anh đất đai (1 hecta). Song cũng như hầu hết các nơi trên thế giới, lực lượng lao động này đang ít dần.
Đối với Phạm Thị Mậu, một nông dân trồng lúa 48 tuổi sống gần Hà Nội, múa rối nước là phép ẩn dụ cho cuộc sống của bà.
Cách sinh nhai y như ông bà tổ tiên của mình trong hàng ngàn năm qua, người mẹ đã ly dị có hai đứa con đã trưởng thành này trồng cấy trên mảnh ruộng 1.080 m2 mà gia đình bà được chính quyền cấp trong những năm đầu 1990. Bà một mình làm lụng, không có phương tiện gì ngoài sức vóc, nghị lực và cây liềm.
Giống như những con rối nước, bà Mậu đang trở thành một nhân vật lỗi thời kỳ lạ trong một đất nước đang chuyển đổi theo một bước tiến nhanh đến nghẹt thở. Bà như đong đưa bám sát theo một đầu dây dài những đổi thay vượt quá sức điều khiển của mình.
Đối mặt với nỗi bất lực tương tự những nông dân trại bò sữa miền Midwestern, những thợ mỏ Scranton, và các công nhân ngành thép ở Allentown, bà kiên nhẫn trong khi những nhà đầu cơ mua hết đất đai, và con đường sống của bà dần dần biến mất.
Thành thực mà nói, bà bảo, bà không cảm thấy tiếc khi nhìn thấy đất đai mất đi.
Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Trong năm tháng đầu năm 2008, nước này xuất khẩu 1,82 triệu tấn, đem về 850 triệu Mỹ kim. Với khí hậu thay đổi và hàng trăm triệu mẫu Anh đất đai nông nghiệp đang rời khỏi hoạt động sản xuất lương thực mỗi năm, giá gạo trên thế giới đã tăng lên 85% trong 18 tháng qua.
Thế nhưng những phần thưởng từ giá cả tăng lên đó đã không đem tới sự trợ giúp đáng kể cho những người sản xuất nhỏ như bà Mậu.
500 cân thóc bà vừa thu hoạch vào tháng Sáu sẽ cho bà 150 đô la – tăng 25 đô la so với năm ngoái. Một món tiền thưởng được chào đón, bà bảo, thế nhưng vẫn là không đủ để mua vài vật dụng giúp cho cuộc sống đạm bạc của bà dễ chịu hơn.
“Bà nói bà muốn làm sao có điều kiện để mua một con lợn,” Lê Thị Minh, cô con gái 28 tuổi của bà phiên dịch lại. “Nhưng một con lợn giờ giá 600 đô la *.” Bà Mậu cũng thích có một căn bếp, thay vì phải dùng cái lò chỉ nhỏ như túp lều trại, và một cái cửa cho cái nhà xí nằm tận trong góc vườn rau.
Bà Mậu chống đôi tay thô ráp chai sạn như miếng vải bạt lên đầu gối, chờ cô con gái dịch xong, rồi đánh bạo phát biểu xa hơn.
“Một cái cửa, với một cái nhà xí thực sự.”
Những người đàn bà phải sống một mình như bà Mậu ngày càng nhiều thêm trên khắp thế giới, họ phải làm những công việc hết sức nặng nhọc bằng canh tác trên thửa ruộng nho nhỏ trong khi chồng và con cái lên thành phố kiếm sống.
“Trường hợp của người đàn bà này đang ở giữa bối cảnh của chiều hướng chuyển biến rất nhanh mà phương thức sản xuất lương thực toàn cầu đang đem lại hậu quả,” đó là nhận xét của ông Raymond Offenheiser, chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận chống đói nghèo Oxfarm America, “và cách mà nó đang thay đổi và thay đổi rất nhanh, được lôi cuốn bởi một sự đa dạng của nhiều nhân tố đang cùng một lúc xung đột lẫn nhau.”
So sánh với 840 triệu người trên thế giới còn phải sống trong cảnh đói kinh niên, thì bà Mậu thuộc diện no đủ.
“Bà ấy đủ khả năng tự nuôi mình, và con gái bà có một khoản thu nhập trên thành phố,” Ông Offenheiser nhận xét. “Thế nhưng thậm chí bà ấy có thể bị đẩy vào tình cảnh khó khăn nếu không thể có đủ điều kiện lo giống má cho vụ mùa và cầm cự được bằng cái lối kiếm kế sinh nhai mong manh mà bà vẫn tự giam hãm mình vào nó như cách này.”
Những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt bà Mậu. Bà đã mất ba ngày trước để gặt hết lúa trên mảnh ruộng của mình. Giờ là lúc phơi lúa. Công việc này có cái nguy hiểm của nó.
Nếu như các hạt thóc không được cào bới đều thì ánh nắng mặt trời gay gắt có thể làm chúng bị nứt vỡ. Một cơn mưa bất ngờ có thể cũng gây hư hại, làm giảm giá trị số thóc đang phơi, thậm chí không bán được.
Thế nên bà Mậu rất chuyên chú vào công việc. Bà vừa chuyển xong số thóc rải giữa sàn căn nhà một phòng của mình ra khoảnh sân được lát gạch để phơi. Phải mất cả tá cuộc di chuyển khi bà trút thóc từ những cái đấu to tướng vào chiếc thúng sâu lòng, lôi cái thúng ra ngoài sân, đổ thóc ra, và quay lại tiếp tục chuyến khác. Mỗi khi xong một chuyến, bà lại cào nhẹ số thóc cho rải đều ra, rồi trở vào nhà tranh thủ ít phút ngồi trước chiếc quạt máy nho nhỏ và chiếc TV.
Đó là chiếc máy truyền hình đầu tiên mà bà từng được sở hữu, bà mua nó từ hai tháng trước bằng khoản tiền tích cóp được. Từ lúc đó, bà bảo, bà thành nghiện những bộ phim nhiều tập của Trung Quốc.
Ngôi nhà của bà Mậu chắc còn lâu mới to đẹp như nhà của những người nông dân trồng hoa vẫn thường đem bán ở Hà Nội, thế nhưng nó là một bước tiến rất lớn từ căn nhà tranh nơi bà bắt đầu cuộc sống gia đình của mình.
Căn phòng có trần cao được được trang bị ba chiếc ghế nhựa màu xanh, hai cái giường gỗ, và một chiếc rương lớn được khảm xà cừ công phu, là vật dụng trung tâm của nhiều ngôi nhà ở Việt Nam.
Các bức tường được trát vữa đều trống không, ngoại trừ một bức ảnh chụp đám cưới của vợ chồng Minh và một mức chân dung đã bạc màu của nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh.
Bà Mậu có được cảm giác yên lặng mà thanh thản ở nơi đây, trong làng Tiến Đại cách Hà Nội khoảng 40 dặm về phía tây bắc. Khi bà tắt TV đi, bà có thể nghe được âm thanh xào xạc quanh những cánh đồng lúa trải dài mãi tận chân trời. Con chó nhà bà giống lai có màu tro đang nằm ườn giữa lối ra vào cùng chú chó con mới đẻ.
Những người hàng xóm với chiếc mũ rơm hình chóp trên đầu đạp xe dọc theo rẻo đất hẹp giữa những hàng lúa. Trên những mảnh ruộng đang chờ gặt, lúa chín trĩu hạt hình tua rua đổ rạp thành từng đợt sóng như thác chảy.
Để khỏi bị ánh nắng gay gắt và lá lúa sắc cứa vào, hầu hết phụ nữ ở đây đều dùng khăn che mặt, mang găng tay và ống tay áo dài.
Nhìn từ xa, trông họ giống như những con diệc trắng ngóc đầu lên từ dưới vũng lầy.
Nét mặt bà Mậu chợt căng thẳng khi bà nhìn thấy những đám mây đen từ chân trời xa. Các bạn gặt của bà cũng trông lên, rồi chộp vội nửa tá mảnh cây khô dài khoảng một foot trên bờ ruộng, chuốt cho trơn tru, buộc thành một ôm trước khi dùng một cuộn thừng làm bằng lá khô bó số lúa lại. Rồi những đọn lúa được lèn vào những chiếc xe bò kéo có mấy chú bé điều khiển bằng cách giật những chiếc dây thừng to móc xuyên qua lỗ mũi con vật. Chúng kéo xe tới chỗ một chiếc máy đập lúa đang vận hành bởi một cái máy nổ han gỉ, ậm ạch.
Vào năm 1998, Minh mua cho mẹ cô một căn nhà mới bằng 8 triệu đồng cô giành dụm được từ công việc tại một cửa hàng bán đồ thủ công. Cô làm việc ở đó từ lúc 13 tuổi, khi bà Mậu gửi cô lên thành phố do số tiền kiếm từ mảnh ruộng không thể nuôi nổi hai mẹ con.
“Mẹ tôi lên Hà Nội để lấy tiền,” Minh kể khi nhớ lại cái cách mẹ cô xách một chiếc túi nhựa đầy tiền tương đương khoảng 1.000 đô la – bằng năm năm cô giành dụm được.
Trong suốt cuộc viếng thăm Hà Nội duy nhất trong đời đó, bà Mậu đã lần đầu tiên được ngủ trên một chiếc nệm.
“Mẹ tôi rất ngỡ ngàng thấy nhiều xe máy và những cửa hàng đẹp đẽ,” Minh kể tiếp bằng cách dịch ra tiếng Anh mà cô đã học được từ các khách hàng. “Bà bảo là bà muốn sống ở đó, nhưng với tuổi bà thì khó mà thay đổi được.”
Nhiều nông dân Việt Nam, và những người trẻ tuổi, đang rời bỏ ruộng vườn.
“Sang năm, ngôi làng nhà chồng tôi cũng sẽ biến mất,” Minh cho biết, cô cũng có đứa con trai đầu lòng vào tháng này. “Đất sẽ được bán cho một vài công ty.” Theo cô, gia đình nhà chồng mình sẽ được nhận khoản bồi thường cho phần đất của họ là 6.000 đô la.
Những bài báo gần đây đã nêu lên những mối quan ngại về phúc lợi lâu dài của những người nông dân như trong trường hợp này, khi tự mình bỗng nhiên nhận được một khoản tiền lớn. Y như những người thắng xổ số, họ lao đi mua hàng điện tử và xe máy, chỉ có chút ít lo lắng về việc họ sẽ sống ra sao một khi tiêu hết tiền.
Bà Mậu không nghĩ rằng có khi nào lại phải lo đến cách chi tiêu từ khoản tiền kiếm được do vận may nhà đất bất ngờ như vậy. Bà yên phận sống.
Minh nói rằng cô không thể hình dung có bao giờ lại trở lại cuộc sống như trước đây. Năm ngoái, cô được thừa hưởng cửa hiệu đồ thủ công từ người chủ cũ. Vào ngày thuận lợi, cô bán được 150 đến 200 đô la khăn, cà vạt lụa, các bức tranh sơn mài và tranh khắc gỗ.
Chuyến trở về Tiến Đại do một phóng viên đề nghị là chuyến đầu tiên sau bảy tháng cô không về thăm nhà.
Sau bữa cơm trưa với món thịt lợn nướng, bà Mậu lo đi đóng mấy cánh cửa chớp để con gái có thể chợp mắt một chút.
Bà tất bật quét tước, dọn dẹp căn nhà cho tới khi Minh đi ngủ, rồi bà đem cất mấy món quà cô mua từ Hà Nội về.
Dầu gội đầu. Nước rửa bát. Xà phòng. Bà Mậu xem xét từng chai, rồi điều chỉnh chiếc quạt máy cho nó hướng về phía Minh, kéo một cái ghế ngồi và lấy một miếng cau đưa lên miệng giữa mấy chiếc răng khập khễnh đã ngả màu của mình.
Chưa đầy một phút sau, mấy con chó đã ngóc đầu dậy khi nghe tiếng mưa lốp bốp ngoài hiên. Thế là bà Mậu lại chạy ra gom vội số lúa đang phơi và đem vào nhà.
3 giờ chiều, bà tiễn con gái ra ngõ nơi chiếc taxi đang đợi để đưa Minh trở về thành phố. Bà Mậu cho cô một túi gạo khoảng 20 pound,vẫn còn hơi ấm từ chiếc máy xát thuê bên nhà hàng xóm.
Khi chiếc taxi đã đi xa, vượt qua những bầy gia súc, lũ trẻ đang dong xe đạp, và những cánh đồng lúa vàng xanh hai bên đường, người tài xế taxi bảo rằng anh không thể tưởng tượng nổi cuộc sống nơi làng quê của Minh bình yên và đẹp đẽ đến nhường nào.
Mơ mộng phải cái là đã muộn rồi, cô nói với chàng tài xế.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét