Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Con cá, chột nưa

Những năm 1991-1994, Thầy trò mình lang thang Quảng Trị. Hồi đó Thầy mới ở Mỹ về đang chịu nhiều áp lực, an ninh theo dõi từng bước, học trò và nhiều đồng nghiệp lần lượt rời xa, rời xa.
Ở Hà Nội, bức bối và chả có việc để làm. Thầy đưa mấy đứa vào Quảng Trị đi khảo sát theo lời mời (có một không hai trong thời điểm đó) của Sở VH QT. Thành viên của đoàn mỗi năm đều thay đổi, nhưng mình nhớ có anh Chiều, Kiên, Takaia, mấy em sinh viên chuyên ban và đợt cuối có thêm Đông Hà.
Quảng Trị đất của gió Lào, cát trắng mà Thầy trò toàn đi vào những tháng mùa hè, cái nóng làm người hết ướt lại khô. Tuy thế, mặc dù người ai cũng đen bóng (nhất là Thầy) nhưng chả ai sổ mũi, nhức đầu. Có lẽ vì Quảng Trị dù nắng hạn, nước thiếu nhưng rượu bia không bao giờ thiếu (sau hàng chục năm đi làm khảo cổ  mình nghiệm ra rằng phi bia rượu bất thành khảo cổ).    
Duy nhất một lần Thầy bị dị ứng. Đó là vì một món ăn đã trở thành bất hủ nhờ thơ Tố Hữu.

Hôm đó, chỉ có hai Thầy trò mà quá trưa rồi mới về tới chợ Quảng Trị. Vừa đói, vừa khát, Thầy trò quyết định rẽ vào chợ ăn cơm bình dân.
Bia thì không có nhiều để chọn, món ăn thì nhiều nhưng là lạ. Cuối cùng ngoài cơm canh, Thầy trò đồng lòng chọn món cá kho với chột nưa (thế mới biết thơ Tố Hữu có ảnh hưởng mạnh thế nào).
Thực lòng, món cá chột nưa này sẽ qua đi như vô vàn món ăn hàng ngày khác mà những người đi khảo cổ phải đối mặt, nếu không có sự sau đó.
Chiều về Thầy bị dị ứng, ngứa khắp người và vụ ngứa này kéo dài suốt đợt. Thôi thì đủ thứ bôi, uống. Ai mách gì Thầy làm theo thế. Đến cuối đợt ngứa cũng bớt dần và hết.
Có điều Thầy cứ băn khoăn, sao con Dung cũng ăn mà nó không bị, chỉ mình Thầy bị. Thật bất công.
Mình tự lý giải, chắc mình uống ít bia hơn nên phản ứng cá+chột nưa+bia không mạnh hay sức trẻ đã giúp mình chống cự với cá+chột nưa.
Ôi, cái món cá+chột nưa nhớ đời!

Viết nhân ngày giỗ Thầy 3.8.2011

Ảnh Thầy trò mình đi Quảng Trị

 Một quán ăn ven đường lên Khe Sanh. Lần đầu tiên Thầy chỉ cho cả bọn biết cây trâm bầu và kể sự tích bài hát "Rặng trâm bầu"
 Trước cửa hang Dơi, nơi đoàn phát hiện dấu tích văn hóa Hòa Bình xa nhất về phía nam 
 Nước có thể hiếm nhưng bia thì không!
 Trên dòng Thạch Hãn
 Bên dòng Bến Hải
Nhậu với văn nghệ sĩ Quảng Trị

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Chuyện Chủ nhật 18 - Bão ở Cù Lao Chàm


Miệng bình gốm Bãi Ông. Gốm Bãi Ông đẹp không kém gốm Phùng Nguyên
(gốm VHPN được xem là đỉnh cao của gốm tiền sử Việt Nam)




Chuyện những lá quốc kỳ

Đã có rất nhiều entry hay về những lá cờ trong các cuộc “xuống đường” trên các blog.

(Nhà cháu vưỡn thích từ của nhà bác Phạm Quang Nghị.
Dù hôm 24/4 ở Bờ Hồ đã say sưa hát bài “Lên đàng” (bài này có vẻ như hạp với việc tòng quân nhập ngũ hơn), nên bác Tạ Trí Hải khi đặt nhời mới cũng là:”Toàn dân Nam phẫn nộ, toàn dân Nam XUỐNG ĐƯỜNG…”).
Dù bác Nguyễn Quang Lập (đã xóa ‘nhời nguyền’ đăng bài của bác Quê Choa) đã dẫn Điều 69 Hiến pháp 1992 về QUYỀN BIỂU TÌNH).

Nhà cháu đã đọc bác Lê Dũng (Giữ Quốc kỳ trên Gạc Ma và giữa Thủ đô), bác Gocomay (Tản mạn về cờ và lòng người qua các cuộc biểu tình), đều hay hết nhẽ.
Nhưng, nhà cháu có những suy nghĩ LĂN TĂN, BỨC XÚC xung quanh lá cờ đỏ sao vàng- Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Công hòa (ngôi sao vàng ở giữa có 5 cánh ‘béo’/bầu) và CHXHCN Việt Nam (các cánh sao ‘gầy’, thẳng hơn)

  

1-

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Hiện vật ở Vườn Chuối 2011

Mảnh nồi nấu đồng có vết vỏ trấu (văn hóa Đồng Đậu)


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

‘XUỐNG ĐƯỜNG’ NGÀY 24/7

Nhà cháu dùng luôn từ của ông ủy viên BCT ĐCSVN Phạm Quang Nghị, cho nó CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH.

Cứ lo trời lại mưa to, kéo dài giống sáng qua thì gay. Nhưng gần sáng, có một cơn mưa ngắn rồi tạnh ráo. Nằm lo mưa, rồi lại chủ quan hôm nay ‘xuống đường’ gần nhà  nên nhà cháu bị ‘nướng’ mất 15 phút.

Gần 8g, vừa vào quán gọi bát phở thì điện thoại đã đổ tin nhắn liên tục, đành bỏ lại.

Qua quán cà phê Bonbon gặp lốc-gờ Lê Dũng. Lại sốt ruột, cốc đen đá to đùng mà cả hai cùng tu vội, 2 ngụm đã hết. Bàn bên cạnh có 2 bác mặc “áo phông quốc kỳ” cũng chả biết có phải để “xuống đường”? Cẩn thận, nên cũng chả ai hỏi ai. Trước khi rời quán, Lê Dũng dơ máy ‘Chộp’, họ cũng chẳng thèm để ý.


 


Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Imaging technology throws new light on artefacts

New technology which makes it possible to study the finer details of some of the world’s greatest historical artefacts has been developed by computer scientists and archaeologists at the University of Southampton in conjunction with academics at the University of Oxford. 
Một kỹ nghệ mới tạo cơ hội để nghiên cứu những chi tiết tỉ mỉ nhất của một số di vật lịch sử quan trong nhất thế giới đã được các nhà khoa học máy tính và các nhà khảo cổ học Đại học Southampton kết hợp với những viện sĩ của ĐH Oxford tìm ra và ứng dụng.
Philip Basford watching a Rembrandt painting being imaged by the RTI system
Philip Basford đang xem một bức tranh của Rembrandt được hình tượng bằng hệ thống RTI
[Credit: University of Southampton]

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Phát hiện mộ (hơn) 2000 năm ở Hà Nội


Khu mộ cổ nói trên được phát hiện tại khu đô thị Kim Chung Di Trạch, thuộc huyện Hoài Đức, hiện Bảo tàng Hà Nội kết hợp với Bảo tàng Nhân học đang tiến hành khai quật. Sau nhiều ngày đào,  nhóm khai quật đã tìm được những di tích và di vật được xác định là có niên đại thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn cách đây (hơn) 2000 năm, những di vật này nằm trong và trên lớp Văn hóa Đồng Đậu cách đây 3000 năm.

Mộ cổ lộ diện

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (20/07/2011)


Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.
Có thể nói, giải thích xuyên tạc công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.
Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 

 Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau: "Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”

Thương tiếc cây đại thụ ngành dân tộc học thế giới

TPO - Một người con của Hải Phòng vừa qua đời trên đất Pháp, để lại nhiều mất mát trong giới học giả nước ngoài chuyên nghiên cứu Việt Nam.
Cố giáo sư Georges Condominas từng đỡ đầu cho nhiều luận án tiến sĩ về Việt Nam mà nay các tác giả đều là các giáo sư đầy tên tuổi ở các nước châu Âu.
Sinh ra ở Hải Phòng năm 1921, bố là người Pháp, mẹ là người Việt lai Bồ Đào Nha, Georges Condominas từng theo học ở trường Mỹ thuật Đông Dương và nghiên cứu người Mnong Gar ở Sar Luk trên Tây Nguyên, Georges Condominas gắn bó với Việt Nam nhiều hơn là mối quan tâm của một nhà nghiên cứu.
Đối với các đồng nghiệp trong khoa học và đặc biệt là sinh viên, ông được nhớ tới như người luôn ân cần và nhiệt tình giúp đỡ, như trong những lời chia buồn trong suốt 24 giờ qua giữa các nhà Việt Nam học quốc tế hàng đầu.
Một trong số những sự nâng đỡ được biết đến nhiều nhất là những gì Georges Condominas đã làm cho người bạn và cũng là nhà nghiên cứu Việt Nam nổi tiếng Jacques Dournes, giúp ông có nơi nương tựa và nguồn sống đến cuối đời để có thể toàn tâm toàn ý theo đuổi công trình khoa học về người Jarai. Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm gọi ông là cây đại thụ trong ngành nhân học thế giới.
“Chúng tôi ăn rừng” từ nguyên bản tiếng Pháp năm 1957 cũng được Nguyên Ngọc dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam năm 2008. Trước đó tập bút ký “Georges Condominas ở Việt Nam” cũng được NXB Thế Giới trình làng vào năm 2007, cùng dịp với cuộc triển lãm về ông ở Bảo tàng dân tộc học Hà Nội, sử dụng các hiện vật từ cuộc triển lãm cùng tên trước đó ở bảo tàng nhân học Paris, khai trương cơ sở mới Musée du Quai Branly.
Các tác phẩm của ông là sách gối đầu giường cho giới chuyên gia dân tộc học ở Việt Nam, đặc biệt là những ai quan tâm đến Tây Nguyên. Giới nghiên cứu Lào và Campuchia cũng coi các công trình này là kim chỉ nam.
Georges Condominas là Tiến sĩ văn học và khoa học nhân văn; Giám đốc Trung tâm tư liệu và nghiên cứu Đông Nam Á và khu vực Nam Đảo; Chủ tịch Ban Nhân học, Dân tộc học, Tiền sử học của Ủy ban quốc gia nghiên cứu khoa học - Phó Chủ tịch của Liên hiệp quốc tế các khoa học Nhân học và dân tộc học; Giáo sư thỉnh giảng tại một số trường ĐH ở Mỹ, Úc, Nhật Bản...
Lê Hải

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Nào mình cùng lên xe buýt

Trời nắng đẹp chứ không sụt sùi mưa như sáng hôm qua.

7g15 nhà cháu ra khỏi nhà, trực chỉ Cột cờ Hà Nội. Đề phòng quán cà phê ở đấy đóng cửa, dọc đường nhà cháu mua hộp xôi, vừa đi vừa múc.

Đến nơi thấy vắng hoe hết cả. Quán Highland coffee đóng cứa thật. Đi qua Cột cờ đến quán cà phê 32A Điện Biên Phủ, nhà cháu ngồi ngay vỉa hè gọi 1 cốc. Nhận thấy xung quanh toàn người KHÔNG QUEN.Có 2 bác gái đi ta-xi đến, vào xin ngồi cùng bàn vì có quạt. Thấy hết bác này đến bác kia điện thoại hỏi ai đó: Mày đâu rồi? Tao đang ở 32A ĐBP, đến nhanh lên!
Không lẽ họ hẹn nhau đi biểu tình? Chả tiện hỏi, vì nhớ điều bác 
Thùy Linh sexy tất cả… bảo nên nhà cháu cũng “quyết tâm từ nay sẽ đa nghi”. Chỉ biết một bác lấy từ trong túi xách ra 1 cái dây chuyền có mặt đá to tổ bố, vừa đeo vừa bảo: – Hôm nay sẽ nhiều công an lắm nên không lo mất.

(Hy vọng là bác ấy không đi tuần hành yêu nước vì sau đó thấy nhiều người kêu mất rất nhiều thứ.)

Ăn hết điếu thuốc thì đã 8g kém 10, nhà cháu lững thững quay lại. Vẫn vắng hoe, kể cả lược lượng bảo vệ (LLBV)




18.7: TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP HỘI THẢO VỀ LỄ HỘI ĐỀN TRẦN

18.7: TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP HỘI THẢO VỀ LỄ HỘI ĐỀN TRẦN

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quang Hưng (Thời Nay)
Thưa chư vị,

Sáng nay, UBND tỉnh Nam Định và Viện VHNT VN tổ chức hội thảo khoa học: Mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012. Hội thảo được tổ chức tại KS Vị Hoàng- là KS oách nhất của TP Nam Định. KS nằm trên đường Nguyễn Du và sát ngay tượng đài Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Archaeological Beauty (6) - Vẻ đẹp trang sức văn hóa Đồng Đậu

Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đồ trang sức bằng đá của văn hóa Đồng Đậu có phần kém hơn (về loại hình, chất liệu) so với của văn hóa Phùng Nguyên. Nhiều bài nghiên cứu nói vậy, giáo trình cũng theo như thế.
Vòng tay có mặt cắt hình chữ T ở Thành Dền khai quật năm 2010

Tuy nhiên, qua đào hai di tích của văn hóa Đồng Đậu với diện tích đào lớn (đều khoảng 300m2) là Thành Dền (Mê Linh) và Vườn Chuối (Hoài Đức), có thể ý kiến trên cần nên xem lại.


Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Mộ cải táng niên đại văn hóa Đông Sơn ở di tích Vườn Chuối

Tại hố khai quật số 3, nơi khó đào nhất do trũng ngập và nhiều nước mạch đổ vào, ngay ở bề mặt lớp 1 đã xuất lộ 01 cụm gốm với khá nhiều mảnh của nồi gốm Đường Cồ màu trắng xám, văn thừng dạng hạt gạo.

Mộ cải táng niên đại văn hóa Đông Sơn cách đây trên 2000 năm ở Vườn Chuối


Khám Phá Nghi lễ Cổ Nhất Thế giới World's oldest ritual discovered


A startling archaeological discovery that may have gone un-noticed changes our understanding of human history. While, up until now, scholars have largely held that man's first rituals were carried out over 40,000 years ago in Europe, it now appears that they were wrong about both the time and place. 


Một phát hiện khảo cổ học đáng chú ý có thể làm thay đổi nhận thức của chúng ta về lịch sử nhân loại. Cho tới nay, quan điểm chung nhất của các nhà khoa học là nghi lễ của con người đã xảy ra đầu tiên ở châu Âu cách đây khoảng 40.000 năm, xem ra họ đã sai về cả thời gian và không gian.
Python stone, the site of ancient serpent worship in north-western Botswana [Credit: Sheila Coulson]

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

TIẾP CẬN KHẢO CỔ HỌC XÃ HỘI VÀ KHẢO CỔ HỌC MỘ TÁNG TRONG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MIỀN TRUNG THỜI SƠ SỬ[1]*

                                                                                          Lâm Thị Mỹ Dung

Ảnh 2. Sơ đồ mộ đất Gò Mả Vôi (Andreas Reinecke và nnk 2002)
Bài đã in trong sách nhiều tác giả DI SẢN LỊCH SỬ VÀ NHỮNG HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI thuộc Tủ sách Khoa học Xã hội, chuyên khảo về Khảo cổ học và Lịch sử. Do Viện HARVARD YENCHING tài trợ. Nxb. TG, Hà Nội. Trang 29-88.

I. Nền tảng Tự nhiên

Nói người Việt Nam không hướng biển là không hiểu lịch sử Việt Nam

Nguyễn Quang Ngọc
Bài trả lời phỏng vấn trên Việt Nam thông tấn xã do phóng viên Kiều Trinh thực hiện ( Bản đã được tác giả sửa chữa và là ý kiến chính thức của tác giả về vấn đề này)
Lời tòa soạn 
Cuộc sống của một đất nước trước biển như nước ta không đẹp dịu dàng, uyển chuyển như những hoa văn vỏ sò. Từ rất sớm, dân tộc ra đã đối mặt với sóng dữ, và trên hết, chinh phục biển. Cùng GS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói về truyền thống, thành tựu chinh phục biển của người Việt Nam.
 
Ghe đánh cá Nam Ô ( Đà Nẵng). Người dân chài ở đây nói, với ghe này họ đi đánh bắt cá cách bờ khoảng 7-8 hải lý.

* Đỉnh cao khai thác biển Chămpa và Phù Nam

-

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Cũ mà Hay (và Đúng)!

Nhà cháu mới đọc bài: The South China Sea: Chinese Hegemony or Peaceful Settlement? của GS Carlyle A. Thayer viết từ hôm 10/6/ 2011.
Thấy có phần cuối HAY quá, các bác đọc chưa nhỉ?

If you were a Vietnamese, what would you do now?
- Nếu là một người Việt Nam ông sẽ làm gì lúc này?

ANSWER: If I were a Vietnamese citizen I would want to express my concern to the government about the threat to national sovereignty posed by Chinese actions.Nếu là một người Việt Nam tôi sẽ bày tỏ sự lo ngại với chính phủ Việt Nam về nguy cơ về chủ quyền quốc gia do hành vi của Trung Quốc gây ra.


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

ÚT ÍT NHÀ MÌNH

Chị Ly đòi mẹ sinh cho chị em bé để khi mẹ đi khảo cổ còn có đứa chơi cùng.
Chị Ly đặt tên gọi ở nhà cho út là Bim Bim. Cả nhà đến bây giờ vẫn chỉ quen gọi út là Bim. Email của mẹ là bebimkch!
Út ít nhà mình được cái nết ăn, nết ngủ. Ông bà mình nói rồi: "Ăn được, ngủ được là tiên".
Út ít nhà mình lắm lý sự, mẹ chưa nói xong, út đã lý lẽ xong. Người bị út hay bắt bẻ nhất lại chính là bố.

Chuyện ăn của út

Vừa lọt lòng, bà ngoại đã chuẩn bị bia để tắm cho út. Bà bảo tắm bằng bia da vừa mịn, vừa mát. Mới được mấy tiếng tuổi, sữa mẹ chưa có, út khóc đòi ăn ầm ĩ. Dì Hạnh pha sữa cho út ăn, hết một chén nhỏ út lại khóc tiếp. Dì bảo: " Chưa thấy đứa nào háu ăn như út". Cuối cùng hết ba chén út mới tạm im. Khiếp quá.
Mỗi đêm, mẹ pha hai bình sữa chuẩn bị sẵn trên đầu giường. Từ 8 tháng tuổi trở đi, mẹ chả phải thức dậy nữa. Sáng ra hai bình sữa cạn sạch. Gì chứ vụ tự lo ăn này mẹ công nhận út khá và hiện vẫn khá. Nhờ cái sự khá này mà mẹ yên tâm đi làm cả ngày, không như nhiều ông bố bà mẹ khác, trưa nào cũng canh cánh nỗi niềm ăn của các con.
Đấy, út vô cùng khoái chí với tất cả những gì ăn được.
Trông cái cách út nhìn con heo quay mới thích làm sao
Chuyện chơi của út

Út giống mẹ rất thích đi lang bang, bố mẹ và chị hầu như chủ nhật nào cũng đưa út đi chơi. Lúc đi thì không sao, lúc về út đứng hẳn lên ghế xe phản đối: "Ứ về đâu, con ứ về đâu". Khổ thế, làm sao mà đi chơi cả ngày lẫn đêm được cơ chứ. 
Về quê ngoại, cậu út đưa cả út, cả em Mi đi chơi công viên. Xem ca nhạc thiếu nhi biểu diễn ngoài trời, đến bài út không thích, út hét: "Tua đi, tua đi", mọi người chung quanh cười ồ.
Mỗi lần về quê nội, út vô cùng thích chí. Út rủ con vịt đang bơi dưới ao lên chơi với út. Có lần út mon men ra chỗ con trâu định túm đuôi nó rủ đi chơi, mẹ sợ chết khiếp!
Chả biết bơi, nhưng út sẵn sàng nhảy ùm xuống nước

Và chuyện học
Hồi 5 tuổi, các cô lớp mẫu giáo dạy út đọc và viết chữ. Sau vài tháng học, út tuyên bố: "Xong rồi mẹ, con học xong rồi", mẹ ngạc nhiên quá, xong là xong thế nào. Hóa ra đối với út biết đọc, biết viết tức là học xong!
Mẹ cho út đi học tiếng Anh, út đi, nhưng học một cách không hào hứng. Út hỏi: "Bên Anh người ta có học tiếng mình không hả mẹ?". Mẹ thật thà: "Thì chắc cũng có vài người thôi con ạ". "Thế thì việc gì mình phải học tiếng nước họ"!, đúng là út ít nhà mình.

Út cầm cờ đi khai giảng, bát đầu sự nghiệp học hành gian nan



Khí thế ra phết


Càng lớn út càng xinh, càng duyên dáng. Đúng là con gái mẹ Dung, em gái chị Ly.

CHÚC MỪNG SINH NHẬT ÚT
ÚT ƠI, CỐ LÊN NHÉ. CẢ NHÀ YÊU ÚT NHIỀU LẮM!

Nắng, mồ hôi và sự lãng mạn

Người xưa có mang đồ trang sức như người nay không?

Khi bên tai của một cụ xuất lộ khuyên tai đá, mọi người đều bảo chắc đây là cụ bà vì cụ bà mới đeo khuyên tai.
Thật ra không phải vậy, thời cổ trang sức không đơn thuần chỉ là trang trí, làm đẹp. Đồ trang sức, bất kể là loại gì đeo ở đâu đều mang nhiều nghĩa và trong nhiều trường hợp đồ trang sức biểu thị địa vị, thân thế...
Ở nhiều bộ lạc, đàn ông mang nhiều trang sức hơn đàn bà.

Các tân cử nhân khảo cổ đang giải phẫu bộ xương 2000 năm tuổi


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Về một phát ngôn hồ đồ

 

 


Nhà báo chụp chung với ông Nguyễn Thế Sự ( bên trái)
Đọc bài Giáo sư chư hầu của Nguyễn Mai mình bị  sốc nặng. Không thể tưởng tượng nổi một người có học như ông Nguyễn Thế Sự lại ăn nói hồ đồ như thế.  Nguyễn Mai dẫn lại báo Hoàn cầu với cái tít to đùng: ” Giáo sư Việt nam: “ Thanh niên biểu tình chống Trung Quốc là do bị kích động bởi thế lực phản động hải ngoại”, trong đó ông Nguyễn Thế Sự đã nói: “…những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Dấu tích văn hóa Đông Sơn ở Vườn Chuối

Trong các hố khai quật ở Vườn Chuối (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) gần như tại hố nào cũng phát hiện được những di tích và di vật văn hóa Đông Sơn (khoảng 2000 năm cách ngày nay) trên và trong tầng văn hóa Đồng Đậu (khoảng 3000 năm cách ngày nay).
Mộ Đông Sơn xuất lộ ở hố 5


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Trôi

Nơi này trước đây mẹ mình làm việc, nhà mình ở phía trong cạnh một giếng đất rất to, giờ chắc chả còn. Năm 69 mẹ sinh Dũng ở đây, hai chị em tranh nhau bế em,
có lần đánh ngã em rơi từ võng xuống, hai đứa sợ xanh mắt.

 Xưa thoáng đãng và phong quang hơn rất nhiều. Ở gần cửa hàng ăn có một tiệm sửa đồng hồ. Trong tiệm có một anh chàng từng tuyên bố với mọi người xung quanh rằng khi lớn lên sẽ nhất quyết lấy mình. Mình nghe được sợ chết khiếp, mỗi lần đi qua tiệm chạy trối chết.


Cửa hàng sách, chốn yêu thích của chị em Dung, Nghĩa

Chốn xưa giờ thay đổi đến không ngờ

Blogger Gốc Sậy: Tường thuật cuộc tuần hành yêu nước ngày 03/7/2011


Như mấy lần trước, nhà cháu thũng thẵng đi bộ từ nhà. Khoảng gần 8g đến đầu đường Điện Biên Phủ.

Ngã tư Trần Phú-Điện Biên Phủ thênh thang, không như mấy sớm Chủ nhật trước, đặc Lực lượng bảo vệ (LLBV) các ‘binh chủng’.





Trước tượng Ông Lê Nin có đặt đến mấy cái biển cấm. Cái thì cấm quay phim-chụp ảnh, cái thì “No trespassing!” Khổ thân thần tượng một thời của nhà cháu!

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

LẠI BIỂU TÌNH LAI RAI


VỀ CÁCH NHÌN BIỂU TÌNH CỦA ĐÔNG A
ĐỖ MINH TUẤN
 

Nhà thơ, Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn (trái) biểu tình tuần hành phản đối TQ, ngày 12.6.2011 tại Hà Nội.
Ảnh: Mai Kỳ



Hơn mười năm trước tôi đã từng tranh luận với Đông A với  tinh thần tương kính trên diễn đàn VNSA và sau này khi không còn điều kiện tham gia các diễn đàn, tôi vẫn tìm đọc anh với nhiều tâm đắc, vì anh viết sâu sắc và uyên bác, lại hay viết về mảng văn hóa phương Đông mà tôi rất quan tâm.
Nhưng đọc bài viết của Đông A về các cuộc biểu tình phản đối TQ gần đây với thái độ của kẻ ngoài cuộc và cách nhìn giễu cợt, gọi đó là những cuộc “biểu tình lai rai”, tôi rất ngạc nhiên.
Ngạc nhiên vì tâm cảm của một trí thức như anh trong bối cảnh đất nước lâm nguy lại thể hiện trong bài viết không như tôi nghĩ.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Di tích Truông Xe trên ảnh vệ tinh

Bảo tàng Nhân học và Bảo tàng Bình Định đang chuẩn bị kế hoạch khai quật Truông Xe mùa thu năm nay.
Xem trên ảnh vệ tinh Diệp mách: "Cô ơi, trên ảnh vệ tinh thấy rất rõ tầng văn hóa đang bị sạt lở của di tích.
May mà Bảo tàng Bình Định kịp thời cho khai quật và nghiên cứu di tích này. Một trong khoảng 20 di tích giai đoạn Tiền Sa Huỳnh đã phát hiện.

 Vệt đen -dấu tích tầng văn hóa nhìn từ khoảng cách xa

PHÁT HIỆN THÊM MỘT TÀI LIỆU CỔ VIẾT VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA


 MỘT TÀI LIỆU HÁN NÔM VIẾT VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA
THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
Trịnh Khắc Mạnh

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo nằm ở Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam. Hai quần đảo này từ rất lâu đã trở thành địa điểm của cư dân Việt Nam sinh sống và khai thác sản vật, thành đối tượng ghi chép và nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Căn cứ vào các tài liệu Hán Nôm và những ghi chép của người nước ngoài, các nhà khoa học đã chứng minh chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đây là những căn cứ vững chắc về khoa học và pháp lý. Xin nêu một số công trình như:

Khai quật mộ táng và hiện vật thời đại đồ sắt ở Phil. Philippine dig yields Iron Age burials, artefacts

ARCHAEOLOGICAL artefacts dating back to more than 2,000 years ago were unearthed in San Remigio this month. 

Những hiện vật khảo cổ học có niên đại trên 2000 năm cách ngày nay vừa được phát hiện tại San Remigio

One of the Iron Age burials excavated at San Remigio
 [Credit: USC and National Museum of the Philippines]
Một trong những ngôi mộ thời đại đồ sắt khai quật ở San Remigio