Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Archaeological Beauty (6) - Vẻ đẹp trang sức văn hóa Đồng Đậu

Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đồ trang sức bằng đá của văn hóa Đồng Đậu có phần kém hơn (về loại hình, chất liệu) so với của văn hóa Phùng Nguyên. Nhiều bài nghiên cứu nói vậy, giáo trình cũng theo như thế.
Vòng tay có mặt cắt hình chữ T ở Thành Dền khai quật năm 2010

Tuy nhiên, qua đào hai di tích của văn hóa Đồng Đậu với diện tích đào lớn (đều khoảng 300m2) là Thành Dền (Mê Linh) và Vườn Chuối (Hoài Đức), có thể ý kiến trên cần nên xem lại.



Trong cả hai di tích vừa kể trên hầu như tất cả các loại hình đồ trang sức của văn hóa Phùng Nguyên như các loại vòng tay (từ đơn giản là loại có bản đeo dẹt (mặt cắt của vòng có hình chữ nhật) đến loại phức tạp có bản đeo dẹt rộng và có gờ nhô cao (mặt cắt của vòng có hình chữ T)... các loại khuyên tai có mấu, khuyên tai hình vành khăn có khe đeo dọc... đều vẫn có mặt. Ngoài ra, còn có thêm những loại hình khác với kỹ thuật chế tác phức tạp hơn như khuyên tai hình gối quạ, hạt chuỗi hình giọt nước và những hạt chuỗi với kích thước siêu nhỏ đòi hỏi trình độ chế tác cao rồi những khuyên tai dạng hạt chuỗi lớn, nặng, đòi hởi người đeo phải có lỗ đeo rộng, dài...  

Cứ mỗi lần khai quật sẽ lại có một cái gì đó mới, bổ sung vào nhận thức dang dở của nhà khảo cổ.

Hạt chuỗi nhỏ và siêu nhỏ Thành Dền khai quật năm 2010 
Khuyên tai dạng hạt chuỗi và dạng vành khăn Thành Dền khai quật năm 2010

Hạt chuỗi hình giọt nước Thành Dền khai quật năm 2010

 Khuyên tai hình vành khăn Vườn Chuối khai quật tháng 6 và 7 năm 2011

Khuyên tai hình vành khăn Vườn Chuối khai quật tháng 6 và 7 năm 2011
 Khuyên tai hình hạt chuỗi Vườn Chuối khai quật tháng 6 và 7 năm 2011
 Khuyên tai hình hạt chuỗi Vườn Chuối khai quật tháng 6 và 7 năm 2011

  Khuyên tai hình hạt chuỗi Vườn Chuối khai quật tháng 6 và 7 năm 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét