Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

Sao không dựng tượng Lê Lai?

Tết Dương lịch 2010 được nghỉ những 3 ngày, cả nhà chạy xe về Thanh Hóa thăm bà nội của Ly và Bim đang bệnh nặng.

Bác giai - người cầm lái tuyên bố, lần này ta đi đường Hồ Chí Minh cho thoáng và để Bim nhìn ngó phong cảnh đất nước.

Công nhận đường xa hơn, nhưng thoáng và phong cảnh vẫn còn vài chỗ ít thay đổi. Thấp thoáng bên đường vẫn có những nếp nhà sàn, chỉ ước sao chúng đừng sớm biến mất. Từ trung tâm Hà Nội qua Chương Mỹ tới Lương Sơn lại nhớ lời Thầy về không gian văn hóa Việt Mường và mối quan hệ giữa hai tộc người.

Mỗi tội bác giai nhà này nhớ đường hơi kém, chưa tới chỗ rẽ bác đã rẽ thế là mua thêm vài đoạn đường. Xuyên qua những vùng đất mênh mông đầy mía và dứa của huyện Thạch Thành mình cứ ngỡ đây là vùng nguyên liệu của nhà máy đường Lam Sơn. Thật là bé cái nhầm, chình ình ngay trước mặt một nhà máy đường Đài Loan to vật. Kinh thật, đi đâu cũng thấy bóng dáng Tàu. Không Tàu Đại lục thì cũng là Tàu đâu đó!. 

Về tới đầu cầu Hoàng Long, một pano cũ to tướng quảng cáo lễ hội Lam Kinh hướng tới 1000 năm Thăng Long, trên có ảnh chụp tượng đài Lê Lợi. Bim bắt đầu hỏi những câu mà mới nghe ngỡ rất ngớ ngẩn:
- Tượng ai đấy hả mẹ?
- Tượng Lê Lợi con ạ.
- Ông có công gì hả mẹ?
- Giời ơi, lớp 10 rồi mà còn hỏi thế hả con (mình bắt đầu điên nhưng vẫn tỏ ra nhẫn nại). Ai là người đánh tan quân Minh hả con?
- Thế sao không dựng tượng Lê Lai mà chỉ dựng tượng Lê Lợi hả mẹ, Lê Lai chả liều mình cứu chúa còn gì?
Hóa ra nó bẫy mẹ, thi thoảng Bim hay cắc cớ kiểu này mà mình hầu như lần nào cũng mắc bẫy!

Sao không dựng tượng Lê Lai!?

Lại nhớ lãnh đạo Hà Nội, Hội Sử học Việt Nam không ít lần nhận công lao và đóng góp trong việc Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Chả ai phủ nhận điều này, nhưng gần như không thấy nhắc tới những nhà khảo cổ ngay từ những ngày đầu đã sống chết với di tích này và nếu không có họ, liệu có còn viên gạch nào để giữ, để bảo tồn hay tất cả đã được xúc ủi đổ xà bần!
Và không chỉ là chuyện Hoàng Thành, còn biết bao sự kiện tương tự. 

Sự thật lịch sử chỉ có một nhưng những thứ na ná sự thật lịch sử thì có vô vàn.

Vậy thế nên con gái ạ, người ta chỉ dựng tượng Lê Lợi thôi!

Ảnh lấy từ Internet

4 nhận xét:

  1. Dung ơi
    Chuyện Hai mẹ con nghe thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm chuyển giơi đọc ở chỗ nào
    Hay ghê!
    vũ Thế Long

    Trả lờiXóa
  2. Em với bé Bim nghe trực tiếp trên VTV4 tối qua, nhưng sau lại thấy thí sinh đó được giải ba nên không hiểu thế nào. Đang định lúc nào về Hà Nội gọi hỏi chị Thẩm Hoàng Điệp xem sao. Do vậy nên em đã gỡ entry đó xuống

    Trả lờiXóa
  3. Bỉm dễ thương thế! Từ tuần sau Tý cũng sang trường Bỉm học đấy! Nhưng Tý vào lớp thường thôi, không vào lớp tăng cường ngoại ngữ đâu!:)

    Trả lờiXóa
  4. Tin đó cũng đã dược đăng trên vài tờ báo
    trong phòng thi vì tiếng loa và tiếng ồn lộn xộn nên nghe không rõ. TV thu trực tiếp thì chính xác.
    Anh ngồi đó và nghe thấy Nguyễn bỉnh Khiêm nên đã giật thót và hỏi người ngồi bên dân Nam bộ xem có nghe sai không. ông ta trả lời nguyễn Thị Kiên. anh chẳng hểu bà Nguyễn Thị Kiên là ai cả nên cho là mìnhnghe nhầm. sau kiểm tra lại thì đúng là thí sinh nói" Nguyễn bỉnh Khiêm"
    Tuy nhiên đây là chấm thi cái đẹp mà có nhiều tiêu chínên cái trả lời ứng xử chỉ là 1 thôi.
    Tìm ra cái đẹp thật khó thay. Nó còn tùy thuộc vào cảm nhận và cảm tình của mỗi cá nhân.
    Đây là cuộc thi nam giới đầu tiên nên anh nghĩ cũng là một cố gắng của những người tổ chức.
    Mong rằng nững lần sau sẽ hòan hảo hơn
    Cụ đã đỡ chưa?
    cho anh gửi lời hỏi thăm cụ và cả nhà nhé
    Vũ Thế Long

    Trả lờiXóa