Di tích Khảo cổ học Đồi Giàm được phát hiện và khai quật lần đầu tiên năm 1975. Đây là một khu gò cao, xung quanh là những cánh đồng trũng, thấp. Theo GS Hà Văn Tấn, Đồi Giàm là nơi ở thuộc giai đoạn cổ điển của văn hóa Phùng Nguyên nhưng ở vào thời điểm kết thúc của giai đoạn này (Hà Văn Tấn, 1976)
Thực hiện chương trình đào tạo năm học 2010 – 2011 ngành Lịch sử, Bộ môn Khảo cổ học đưa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư chuyên ngành khảo cổ học thực tập, khai quật Đồi Giàm lần thứ 2.
Đồi Giàm là di tích có một tầng văn hóa, mỏng trên đỉnh đồi và dày ở dưới chân đồi, chỗ mỏng nhất khoảng 20cm và chỗ dãy nhất lên tới 1,90m.
Đợt khai quật lần 2 này thu được hơn hai trăm hiện vật rìu, bôn, cưa, đục, mảnh vòng, bàn mài...và hàng vạn mảnh gốm với những đồ án hoa văn đẹp, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần phong phú của cư dân Việt Cổ.
GVC Nguyễn Xuân Mạnh, chủ trì khai quật cho biết: Phú Thọ là địa bàn phân bố chủ yếu của văn hóa Phùng Nguyên. Đồng thời, tại đây tìm được những di tích cho thấy sự diễn tiến liên tục từ sớm đến muộn của văn hóa này. Đồi Giàm là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển liên tục đó.
Diện tích khai quật so với tổng diện tích của di tích thực sự còn quá nhỏ bé, vì vậy chưa đủ để nhìn nhận một cách tổng quan nhất về khu di tích. Tuy nhiên, hiện nay di tích đang bị xâm hại bởi rất nhiều mộ xây ngổn ngang không có quy hoạch, sắp tới lại có một con đường chạy cắt qua khu di tích. Do đó Đồi Giàm đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng. Mong các cơ quan chức năng và nhân dân địa phương sớm có biện pháp để bảo vệ di tích.
Đồ gốm trong hố khai quật
Rìu đá trong hố khai quật
Bảo tàng Phú Thọ thăm hố khai quật
Khoa Lích sử tham hố khai quật
PGS.TS. Hán Văn Khẩn trao đổi với người chủ trì khai quật GVC. Nguyễn Xuân Mạnh
Tin và ảnh của Hoàng Văn Diệp (Bộ môn Khảo cổ học)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét