Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Đèn lồng đỏ treo cao

Bữa nọ đi Đông Triều thấy phố xá rực màu đỏ của băng rôn, biểu ngữ chào mừng Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI. Màu đỏ giờ là màu ưa chuộng nhất của ta, đi đâu cũng thấy, cũng gặp.

Màu đỏ là biểu trưng của vô số thứ trong văn hóa Việt Nam cổ truyền và hiện đại. Có những biểu trưng thực sự mang tính dân tộc hay cách mạng. Nhưng cũng có những biểu trưng mà theo mình không thể để chúng tràn lan một cách có ý thức và vô thức trong văn hóa Việt Nam hôm nay.

Ý mình là về những chiếc đèn lồng màu đỏ của Tàu đang ngập tràn nhiều nơi

Treo đèn lồng màu đỏ là phong tục của người Tàu trong dịp năm mới

Việt Nam dù có những nét văn hóa tương đồng với văn hóa Trung Quốc thì cũng chưa bao giờ là Trung Quốc. Tết cổ truyền Việt Nam có những biểu trưng màu, hoa, ẩm thực... riêng và độc đáo, sao không phát huy mà cứ nhắm mắt mua đủ thứ hàng thứ cấp của Tàu đem về trưng la liệt.

Cái này phải gọi là "giúp Tây triệt Ta" đây.

Hàng Việt theo cách này đã, đang và sẽ bị hàng Tàu đè cho tan nát.

Và vấn đề không chỉ là hàng hóa!

Các nhà quản lý văn hóá cấp TW và Địa phương đi đâu hết rồi.


Chùm ảnh chụp đèn đỏ treo trên phố xá và nhà hàng ở Đông Triều 





2 nhận xét:

  1. Theo mình cái này cần sự kết hợp giữa các doanh nhân và các nhà văn hóa, mình phải tìm ra được sản phẩm mang đặc trưng văn hóa của mình và để người dân có cái lựa chọn. Đúng là hàng thứ cấp của Trung Quốc tràn ngập thị trường mình và đang "xâm lăng văn hóa" của mình vì chúng rẻ và phong phú. Có lẽ doanh nhân của mình chưa đủ tầm để biết cách sử dụng những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học xã hội chăng? Mình thấy các công ty Nhật sử dụng những người học KHXH khá phổ biến. Ví dụ có một sinh viên Nhật của mình , học ngành sử nhưng làm việc cho hãng Ajinomoto, nói là để tìm hiểu đặc điểm, truyền thống ẩm thực của dân Đông Nam Á- để mở rộng thị trường, hoặc 1 TS sử học làm Giám đốc cho công ty Misubishi...

    Trả lờiXóa
  2. Mình cũng nghĩ như thế đấy!

    Trả lờiXóa