Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Chuyện Chủ nhật 5 Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm


Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Còn nhớ, hồi mới đi học, mắc lỗi gì, cô giáo sẽ bắt viết Bản tự kiểm điểm và nêu tên trước toàn trường vào ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần.

Cấp II, vẫn tương tự. Mắc lỗi, kiểm điểm, nêu gương. Quen quá thành nhờn.


Lên cấp III, “chuyên nghiệp” trong nghề viết Bản tự kiểm điểm. Thậm chí mắc lỗi ở trường, giám thị đến tận lớp, bắt nghỉ cả tiết học lên Phòng Giám thị ngồi chỉ để…. viết Bản tự kiểm điểm. Được nghỉ không phải học.

Vào Đại học, quá chán ngán với những tiết học mà thầy, cô giáo chỉ làm mỗi nhiệm vụ khoe khoang sự giàu có, đi Tây, đi Tàu, sự học thức và con cái giỏi giang. Nghe một lần thấy lạ, nghe lần thứ 2 thấy nhàm, đến lần thứ 3 không thể chịu nổi. Chắc ông thầy giáo đó quên rằng đã kể chuyện này với sinh viên ở lớp này rồi. Bỏ học. Khoa gọi lên bắt… viết Bản tự kiểm điểm.

Đi làm ở một tờ báo tỉnh lẻ, viết một bài báo về một huyện có tệ nạn ma tuý. Có số liệu, ghi âm đàng hoàng nhưng vẫn bị đánh công văn đến Toà soạn yêu cầu Kỷ luật phóng viên. Tổng Biên tập cũng chỉ gọi điện báo cấp cao hơn: Đã bắt Phóng viên viết bản tự kiểm điểm. Ông “sếp tỉnh” không có ý kiến gì nữa. Lần đầu tiên thấy bản tự kiểm điểm có giá.

Cấu trúc bản tự kiểm điểm gồm 3 phần: phần đầu là kính thưa những người đọc kiểm điểm, phần 2 là kể tội cần kiểm điểm, phần 3 là nhận thức sai trái rồi sửa chữa khắc phục. Từ bé tới giờ, chưa ai kiểm tra xem tôi kiểm tra, khắc phục sai trái như thế nào?

Đến bây giờ, vẫn viết kiểm điểm. Ít nhất mỗi năm 1 lần phải viết Bản tự kiểm điểm công chức. Bản tự kiểm điểm công chức năm trước cũng như năm sau. Mỗi việc Print ghi ngày tháng của năm đó nhưng không viết không được. Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Ở cơ quan tôi làm, hàng năm cũng phải viết Bản tự kiểm điểm báo cáo với cơ quan chủ quản. Khi có sai phạm cũng phải viết bản tự kiểm điểm. Cá nhân sai phạm thì tổ chức bắt viết Bản tự kiểm điểm, tổ chức sai phạm thì cấp trên hơn nữa bắt viết Bản tự kiểm điểm. Hàng năm, Việt Nam có thể có tới hàng triệu bản tự kiểm điểm.

Nghe chuyện nước ngoài. Một ông Bộ trường Tư pháp Nhật đã phải tuyên bố từ chức vì đã trót bỡn cợt trước Quốc hội rằng làm Bộ trưởng Tư pháp dễ như chơi!

Ông Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cũng phải từ chức sau những chỉ trích rằng ông quá thụ động trước những đợt nã pháo gây chết người của Triều Tiên.

Có vẻ, ở đó, không có thói quen viết bản tự kiểm điểm.

Yên Ninh

(Nguồn: Bee.net)


Thấy bài này trên trang Quê choa (Bọ í cóp lại từ Bee.net) hợp cảnh, hợp tình. Cái chuyện viết bản tự kiểm này thực ra mọi người quen lắm rồi. Mỗi tội người ta chỉ công khai tự kiểm vài nhược điểm thuộc về tính cách như nhút nhát hay nóng nảy, chả ai lại đi vạch áo cho người xem lưng khuyết điểm thật của mình cả. 
He he, chỉ có thể CÔNG KHAI nhưng không thể MINH BẠCH mà!

Phải thêm một câu nữa vào cuối bài của bác Yên Ninh. Có vẻ, ở đó không có phong trào thi đua yêu nước.

4 nhận xét:

  1. Không kể học sinh, sinh viên, đoàn viên, đảng viên mới hay có cái vụ viết kiểm điểm, chứ làm dân như tớ thì tớ nhớ lâu lắm rồi, hình như từ ngày hết tuổi đoàn đến giờ không có viết kiểm điểm gì cả! Sướng âm ỉ mãi:)
    -À mà anh xã khoái cái bản Dung chữa lắm, bảo đọc khác hẳn nên sẽ đưa tên vào nhóm tác giả. Hihi, tớ bảo như thế mới công bằng!:)

    Trả lờiXóa
  2. Hoi be' me Dzung suot ngay bat con viet ban kiem diem, vi du:

    Con xin hua': 1. Khong sang nha chi Chung chi Ha choi ba`i; 2. Khong noi doi; 3...

    :))

    Trả lờiXóa
  3. - Sám hối rồi, Bim có phải viết bản kiểm điểm nữa đâu. Mà đọc hai nhận xét của cô giáo trong nước và cô giáo nước ngoài về Bim mới thấy Bim có vẻ học ở nước ngoài hợp hơn đấy!
    - He he, anh xã của Chi chả bảo mình tham gia ngay từ đầu nhỉ!

    Trả lờiXóa
  4. Hihi, anh xã nói sẽ rút kinh nghiệm!:)

    Trả lờiXóa