Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Tin trao đổi học thuật quốc tế “Dấu tích văn hóa Dạ Lang ở Việt Nam”

TRAO ĐỔI HỌC THUẬT QUỐC TẾ
“Dấu tích văn hóa Dạ Lang ở Việt Nam”
INTERNATIONAL SEMINAR “The Traces of YeLang Culture in Vietnam”

Đơn vị tổ chức
Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Pham Huy Thông Foundation
Thời gian sáng ngày 02.11.2010
Địa điểm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Có 05 báo cáo của học giả Đức, Trung Quốc và Việt Nam

 
1. Báo cáo của TS. YANG YONG (Institute of Archaeology, Chinese academy of Social Sciences (IACASS). On the Kele Culture.

Các vấn đề
Kết quả khai quật Khả Lạc (Kele)

Yelang là một nhóm tộc người hay nhà nước ở Tây Nam TQ
Kele là phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất có quan hệ với Dạ Lang  (Yelang cổ)
Kele là một TP nhỏ ở Hezzhang, tây bắc Quý Châu. Năm 1970, khai quật một số mộ táng ( niên đại TK 4-1 BC). Mộ phân bố trên một số đồi nhỏ (cao 60-100m) quanh thung lũng
Có hai loại mộ về niên đại: 3 mộ Hán (Han culture tombs)
108 mộ địa phương sơ kỳ Chiến Quốc tiền kỳ Tây Hán (Local style có nhiều nét địa phương so với những mộ Hán đương thời nên gọi là mộ của VH Khả Lạc )
Giữa hai loại mộ này có sự phân biệt rõ ràng về không gian. Mộ Hán ở phía Nam.
Mộ địa phương thường có chiều dài 2-3m rộng 1m, sâu chưa đến1m.
Ít vết quan tài gỗ sơn. Mộ đơn, chôn nằm ngửa, một số tay khoanh trước khi chôn. Một số đầu chôn vào ấm đồng hay trống đồng, giai đoạn muộn hơn sắt thay thế ấm đồng, có trường hợp chậu úp lên mặt người chết.
Khoảng 800đồ tùy táng chôn theo các mộ dạng địa phương: Gốm, vải, da, xương, đồng, sắt, ấn…Nhiều đồ minh khí. Công cụ, nông cụ…Nhiều vũ khí (hoạt động quân sự phát triển)
Nhiều chứng cứ liên quan đến diễn giải đời sống KT, XH và tinh thần có thể so sánh với thư tịch và Sử ký Tư Mã thiên (phần chép về Dạ lang). Có nét chung là búi tóc
Có thể thấy tính chất bộ lạc trong xã hội của người Dạ Lang.
Đồ đồng dùng trong mộ táng (chôn đầu) thể hiện tôn giáo nguyên thủy, thủ lĩnh tôn giáo hay phù thủy.
Quan hệ văn hóa
Khác với mộ văn hóa Điền và những tàn tích văn hóa khu vực xung quanh, mặt khác giữa chúng có những nét chung
Quan hệ gần gũi với văn hóa Ba Shu (Ba Thục) giao dịch buôn bán, ảnh hưởng hay di dân Ba Thục vào Khả Lạc
Quan hệ với văn hóa Hán: Đồ đựng bằng sắt, gương đồng…
Với ĐNA: tục úp mặt hay chôn đầu vào đồ đồng được tìm thấy ở một số nơiở ĐNA lục địa
Trung Hoa

Thời Tần Hán, một số người Kele… di cư xuống phía nam
Hậu Hán thư cho biết có môt số người Dạ lang sống ở miền Bắc và  miềnTrung Việt Nam.
Kết luận: Nhiều chứng cứ cho thấy văn hóa Kele (Khả Lạc) là của người Dạ Lang (Yelang people). Văn hóa Khả Lạc là một phần của Dạ Lang. Tuy vậy vẫn cần thêm những nghiên cứu.

2. Nguyễn Hữu Tâm (TTTSĐNA)
Vấn đề nước Dạ Lan và ghi chép về Dạ Lang trong một số thư tịch cổ Trung Quốc

3. TS. Nguyễn Việt (TTTSĐNA): The Traces of Yelang culture in Việt Nam (Dấu vết văn hóa Dạ Lang ở Việt Nam).
Gồm các vấn đề
Làng Vạc Đông Sơn Nam tiến
Yalang - OuLe –Linyi (Dạ Lang – Âu Lạc và Lâm Ấp)
Dấu vết của người Dạ Lang vào người Tây Âu
Nhận thức mới về Văn hóa Đông Sơn
Một phần Gò Mun đã thuộc Đông Sơn? Bùng nổ của ĐS liên quan đến biến động chung của khu vực
Phân chia khu vực: Bắc, Nam Đông Sơn 
Lĩnh Nam chưa nhận biết nền văn hóa đồ đồng rõ ràng như Điền hay Đông Sơn, có thể là rìa của Đông Sơn Bắc.

Khai quật  Khả Lạc quan trọng đối với nhận biết Dạ Lang
Làng Vạc và Nam tiến của hiện vật Đông Sơn - di chuyển của quý tộc Tây Âu và Âu Lạc về phía nam
Vấn đề Tây Âu trước khi nhập với Lạc Việt!
Lưu ý về chôn đầu người trong đồ đồng có phải chỉ chôn đầu người hay không? hay do đồng giúp lưu giữ xương sọ còn những bộ phận thi thể khác đã bị phân hủy hoàn toàn.

Nồi trống Phú Xuyên, Làng Vạc… những hiện vật khác tìm những đặc điểm chung với đồ đồng Kele dạng chân đế 4 chấm.


4. TS. Andreas Reinecke (Viện Khảo cổ học liên bang Đức).
Những dấu hiệu về mối quan hệ xa giữa Lĩnh Nam TQ và Nam Đông Dương

Vấn đề cách và đường đi của hiện vật từ chỗ này sang chỗ khác (Trống đồng là vật chứa biểu tượng chứ không phải hàng hóa thông thường).
Trình bày về đồ đồng Hán tìm thấy ở Miền Trung Việt Nam và Nam Việt Nam

Và những kết quả mới nhất ở Prohear (Cămpuchia)

5. Tạ Đức (TTTSĐNA) Quan hệ Dạ Lang-Văn Lang từ nghiên cứu so sánh Dân tộc học ngôn ngữ

Một số hình ảnh
Các báo cáo viên Việt Nam và quốc tế

Mộ Dạ Lang ở Kele (Khả Lại)


Bài trình bày của TS. Andreas Reinecke (hình trên là hiện vật ở Lai Nghi, Quảng Nam và dưới là hiện vật Prohear, Cămpuchia)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét