From Le Minh Khai’s SEAsian History Blog
A White Pheasant and the Sino-Vietnamese Tributary Relationship
Đây là một câu chuyện khác từ Lĩnh Nam chích quái liệt truyện. Câu chuyện này rõ ràng là sự “tạo tác” (invention) của một học giả thời trung đại. Sự đề cập đến họ Việt Thường có tồn tại trong các tài liệu thư tịch Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các tài liệu Trung Quốc, người ta không thấy được rõ họ Việt thường đến từ đâu, mà chỉ biết đó là một nơi nào đó ở rất xa về phía Nam. Điều mà việc này ngụ ý ở trong các tài liệu Trung Quốc là quyền lực của hoàng đế Trung Quốc. Những người này được cho là đã đến từ một nơi xa xăm để dâng cống lễ vật (là một con chim trĩ trắng) cho hoàng đế bởi vì họ đã nhìn thấy những tín hiệu trong thế giới tự nhiên chỉ ra cho họ rằng đã có “một thánh nhân ở Trung Hoa.” Điều này đã làm người Trung Quốc ngạc nhiên vì họ chưa từng bao giờ nghe về họ Việt Thường và đã không biết rằng phẩm hạnh đạo đức của hoàng đế [của họ] đã vươn xa đến mức nó có thể dẫn những người từ phương xa như thế thực hiện một hành trình đến cống phẩm vật.
Ở câu chuyện này, một học giả đã lấy những thông tin này, và đã liên hệ nó một cách cụ thể với khu vực của Việt Nam. Ông ta cũng đã thêm vào đoạn đối thoại về phong tục địa phương. Những thứ này không phải trong các sách vở Trung Quốc nhưng tất cả những phong tục được đề cập đến đó đều là những thứ đặc thù mà người Trung Quốc dùng để chỉ về những thứ xa lạ của những người khác họ sống ở phía xa tận cùng miền Nam của thế giới mà họ có thể biết được [trong quá khứ].
Đoạn cuối, câu chuyện có một chi tiết rất thông dụng rằng Khổng Tử đã biết về Việt Nam (ví dụ, về Văn lang) nhưng đã không ghi chép lại về nó. [hmm…] nếu Khổng Tử đã không viết về nó thì sau đó làm thế nào mà chúng ta biết rằng ông ta đã biết về nó?
Tôi đã đọc vài thứ bằng tiếng Việt trên Internet gần đây viết về câu chuyện này, trong đó người viết đã tranh luận rằng câu chuyện này chỉ ra rằng Việt Nam đã ngang hàng sánh vai với Trung Quốc từ thời Chu và rằng họ Việt Thường đã đến để “học tập” (study) với nhà cai trị Trung Quốc, người mà họ coi như một thánh nhân, mà không phải để đưa cống vật.
Một giải thích kiểu như thế để lộ cái khối óc bị giam hãm một cách vô vọng bởi chủ nghĩa dân tộc (nationalism). Câu chuyện này chẳng liên quan gì đến chuyện “bình đẳng” hay học tập cái gì từ một thánh nhân. Thực chất, nó thừa nhận cái chúng ta có thể gọi là “sự bất bình đẳng văn hóa” và nó thể hiện cảm giác tự hào về quan hệ triều cống của Việt Nam với người láng giềng phương Bắc [đã có] từ thời thượng cổ.
Tôi nghĩ người đã đưa ra những bình giải kiểu trên đã đọc câu chuyện này như thể nó thực sự là một ghi chép từ phía Việt Nam. Nhưng thực tế câu chuyện này là một thứ mà một học giả Việt Nam thời trung đại đã chắp nối từ nhiều nguồn sách vở Trung Quốc khác nhau. Nó hé lộ cách nhìn của một người trong khối sĩ phu Hán hóa thời trung đại. Đối với một người như thế, quan hệ triều cống là một thứ nên được dùng làm minh họa. Người viết này hẳn là không biết về bất kì một khả năng nào khác cho sự sắp xếp tổ chức của thế giới mà ông ta được biết.
Dù gì thì đây cũng là câu chuyện. Có vài chữ trong bản mà tôi sử dụng (A.1200) tôi không nhận được ra, nhưng nó không ảnh hưởng đến nghĩa tổng thể.
周成王時,雄王命其臣稱越裳氏,獻白雉於周。其言語不通,周公使使重譯,然後相通。周公問曰:「何為而來?」越裳應曰:「今天無淫雨、海不揚波三年矣。意者中國有聖人矣,故來。」周公嘆曰:「政令不施,君子不臣其人;德澤不加,君子不享其物。及記黃帝所誓曰:『交趾方外,無得侵犯。』」賞以方物,教戒放回。越裳忘其歸路,周公命賜之駢車五乘,皆為向南之制。越裳載之由扶南、林邑海??,期年而至其國,故指南車??常。 Chu Thành Vương thời, Hùng Vương mệnh kì thần xưng Việt Thường thị, hiến bạch trĩ ư Chu. Kì ngôn ngữ bất thông, Chu Công sử sứ trùng dịch, nhiên hậu tương thông. Chu Công vấn viết: “Hà vi nhi lai?” Việt Thường ứng viết: “Kim thiên vô dâm vũ, hải bất dương ba tam niên hĩ. Ý giả Trung Quốc hữu thánh nhân hĩ, cố lai.” Chu Công thán viết: “Chính lệnh bất thi, quân tử bất thần kì nhân; đức trạch bất gia, quân tử bất hưởng kì vật. Cập kí Hoàng Đế sở thệ viết: “Giao Chỉ phương ngoại, vô đắc xâm phạm.”” Thưởng dĩ phương vật, giáo giới phóng hồi. Việt Thường vong kì qui lộ, Chu Công mệnh tứ chi biền xa ngũ thặng, giai vi hướng nam chi chế. Việt Thường tải chi do Phù Nam, Lâm Ấp, Hải ??, kì niên nhi chí kì quốc, cố chỉ nam xa ?? thường tiên đạo.
後孔子作《春秋》,以文郎國為要荒之地,文物未備,故置之而不載焉。 Hậu Khổng Tử tác Xuân Thu, dĩ Văn Lang vi yêu hoang chi địa, văn vật vị bị, cố trí chi nhi bất tải yên.
舊本曰:周公問曰:「交趾短髮文身,露頭跣足黑齒,是何若是也?」越裳氏應曰: 「短髮以便山林之入。文身以為龍君之形,游泳於河,蛟龍不犯。跣足以便緣木。刀耕火種,露頭以避炎熱。食檳榔以除污穢,故齒黑。」 Cựu bản viết: Chu Công vấn viết: “Giao Chỉ đoản phát văn thân, lộ đầu tiển túc hắc xỉ, thị hà nhược thị dã?” Việt Thường thị ứng viết: “Đoản phát dĩ tiện sơn lâm chi nhập. Văn thân dĩ vi Long Quân chi hình, du vịnh ư hà, giao long bất phạm. Tiển túc dĩ tiện duyên mộc. Đao canh hỏa chủng, lộ đầu dĩ tị viêm nhiệt. Thực tân lang dĩ trừ ô nhuế, cố xỉ hắc.”
During the time of King Cheng of the Zhou, the Hùng king ordered his officials, called the Việt Thường clan, to present a white pheasant to the Zhou. Their words could not be understood, so Zhou Gong [the king’s main assistant] had an emissary make multiple translations and they were finally understood. Zhou Gong asked, “Why did you come?” The Việt Thường responded, “Now there have been no excessive rains in the skies nor rough waves on the seas for three years already. This means that there is a sage in the Middle Kingdom. We therefore came.” Zhou Gong sighed and said, “No governmental orders have been issued [pertaining to you]. My sovereign has not made you a vassal. Moral virtue does not reach [as far as your home]. My Lord has not bestowed gifts [upon you].” He then remembered the Yellow Emperor’s pledge that, “Giao Chỉ is beyond the bounds [of the Middle Kingdom], and it most not be violated.” He then bestowed upon [The Việt Thường] local goods, instructed them, and let them return. The Việt Thường forgot the way back. Zhou Gong ordered that they be granted five carriages, each of which was made such that it could detect the direction of the south. They rode in them past the coasts of Phù Nam/Funan and Lâm Ấp/Linyi. After a year they reached their kingdom. Therefore, south-pointing carriages often lead the way.
Later, when Confucius compiled the Spring and Autumn Annals, he considered that the kingdom of Văn Lang was in the wilds and was not yet equipped with sufficient civility. He therefore did not include information about it.
The old version [of this text] stated that Zhou Gong asked, “Why is it that in Giao Chỉ people cut their hair short, tattoo their bodies, leave their heads uncovered, walk barefoot and have black teeth?” The Việt Thường clan responded that, “We cut our hair to make it easier to enter the mountain forests. We tattoo our bodies with the designs of dragon lords, so that when we swim in the river, serpents will not violate us. We go barefoot to make it easier to climb trees. We engage in slash-and-burn agriculture and leave our heads uncovered to avoid the heat. We chew betel nut to expel impurities, therefore our teeth are black.”
Thời Chu Thành Vương, vua Hùng sai bề tôi của mình là họ Việt Thường dâng chim trĩ trắng cho nhà Chu. Tiếng nói [của họ Việt Thường] không thông, Chu Công sai sứ giả dịch qua dịch lại, sau đó mới tương thông. Chu Công hỏi rằng: “Sao lại tới đây?” Việt Thường trả lời rằng: “Nay trời không mưa rầm, biển không nổi sóng đã ba năm rồi. Ý là Trung Quốc có thánh nhân vậy, cho nên tới đây.” Chu Công than rằng: “Chính lệnh không thi hành, người quân tử không nhận người đó làm bề tôi; ân đức không ban bố, người quân tử không nhận phẩm vật của người đó. Liền nhớ Hoàng Đế có thề rằng: “Giao Chỉ là vùng biên viễn bên ngoài, không được xâm phạm đến.”” [Chu Công] thưởng cho thổ sản, răn dạy rồi thả về. Việt Thường quên đường về của mình, Chu Công lệnh ban cho xe ngựa năm cỗ, đều là chế tác để hướng về hướng nam. Việt Thường đi xe này theo [bờ] biển Phù Nam/Funan, Lâm Ấp/Linyi, năm sau thì về đến nước của mình, cho nên xe chỉ nam thường [để] dẫn chỉ đường đi.
Về sau Khổng Tử soạn [sách] Xuân Thu, cho nước Văn Lang là vùng đất biên viễn, văn vật chưa đủ, cho nên bỏ mà không ghi chép về vùng đất này. Bản cũ viết rằng: Chu Công hỏi “[Ở] Giao Chỉ, cắt tóc ngắn, xăm mình, để đầu trần, đi chân đất, răng thành đen, như thế là sao?” Họ Việt Thường trả lời rằng: “Tóc cắt ngắn để tiện vào rừng vào núi. Xăm mình để giống hình Long Quân mà khi bơi ở sông, giao long không phạm vào mình. Đi chân đất để tiện trèo cây. Phát nương đốt rẫy, để đầu trần để khỏi nóng bức. Ăn trầu cau để trừ chất bẩn cho nên răng thành đen.”
BONUS
Về Việt Thường thị
Phan Huy Lê cho rằng có sự nhầm lẫn trong việc hiểu và giải nghĩa văn bản cổ. Một số sách như Thượng thư đại truyện, Tiền Hán thư, Hậu Hán thư... chép sự kiện vào đời Chu Thành Vương thứ 6 (1110 TCN), Việt Thường sai sứ dâng chim trĩ trắng và Chu Công chế xe chỉ nam cho sứ giả về nước. Ghi chép này đã dẫn đến một số sách coi Việt Thường như một nước trên đất nước ta hay ở Lâm Ấp và có sách còn chép sứ giả qua Phù Nam. Lâm Ấp mới về đến nước. Theo Phan Huy Lê, đây là một truyền thuyết được chép trong nhiều sách và Việt Thường (Việt Thường thị) ở đây là một tộc người nào đó ở phía nam Trung Quốc có quan hệ với nhà Chu, hơn nữa thời đó nước Phù Nam, Lâm Ấp cũng chưa ra đời (Phan Huy Lê 2007: 229).
Phan Huy Lê 2007. Qua di tích văn hoá Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam. Trong Hội KHLSVN. Văn hoá Óc Eo và Vương quốc Phù Nam. Nxb TG. Hà Nội: 229-246.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét