Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Về việc gửi mẫu vỏ thóc khảo cổ Thành Dền sang Nhật làm AMS lần thứ hai

Thóc khảo cổ Thành Dền từ trước tới nay luôn luôn là điểm nóng thu hút giới báo chí và nhất cử nhất động cây lúa sinh trưởng và mọi quyết định liên quan đến phân tích niên đại những hạt thóc đã nảy mầm đều được đưa tin rất sốt dẻo.
Và dù muốn hay không muốn với tư cách là người có trách nhiệm tôi vẫn phải cung cấp và bổ sung thông tin về lần gửi thứ hai này.


Dưới đây là tin đã đưa trên báo Đất Việt


Thời gian tới sẽ gửi thêm một mẫu thóc thu được từ cuộc khi quật Thành Dền sang Nhật để xét nghiệm.


TS Lâm Thị Mỹ Dung, chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học xã hội-Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, trưởng đoàn khai quật Thành Dền cho biết vào ngày 3/8.


Mẫu được gửi đi là hạt thóc tìm thấy ở hố rác bếp số 4, hố số 2 tìm thấy ngày 7.6 do chính các nhà khảo cổ và các chuyên gia của Viện Di truyền Nông nghiệp trực tiếp lấy mẫu.


Theo TS Lâm Thị Mỹ Dung, lý do gửi thêm mẫu là vì 3 mẫu gửi đi trước đó với mẫu sắp gửi đi được tìm thấy ở 2 thời điểm khác nhau. Ba mẫu đầu gửi đi lần 1 được lấy mẫu theo quy trình thu lượm mẫu khảo cổ, không phải cho chính tay các nhà khảo cổ tiến hành. Mẫu sau gửi đi được chính các nhà khảo cổ tìm thấy và được đãi rửa theo một quy trình nghiêm ngặt hơn.


Vài ngày tới, TS Mariko YAMAGATA, Đại học Waseda, Nhật Bản sẽ mang mẫu này về Nhật và tiếp tục bàn bạc với GS Nakamura Shinichi, Đại học Kanazawa để tiến hành xét nghiệm mẫu. TS Lâm Thị Mỹ Dung cho biết thêm: không chỉ gửi 1 hoặc 2 lần, mà có thể gửi thêm một số mẫu để có nhiều kết quả.


Từ đó, các nhà khoa học sẽ so sánh, đối chiếu về sinh học với kết quả trồng thực nghiệm tại Viện Di truyền nông nghiệp để có kết luận về niên đại hạt thóc Thành Dền.


Mạnh Đồng
http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Gui-them-mau-thoc-Thanh-Den-sang-Nhat-xet-nghiem/20108/106216.datviet.


Và đây là một số bức ảnh liên quan đến mẫu gửi lần hai


 Mẫu gửi lần hai này được đãi từ đất lấy từ hố rác bếp số 4, hố khai quật 2. Đất được lấy và đãi ngày 7.6.2010


Những mẫu thu được trong ngày 7.6.2010 gồm vỏ trấu, thóc lép, thóc mẩy, xương động vật, gạo cháy.  


Đây là một số hạt thóc còn chắc

 
Đặc biệt là 01 hạt thóc chắc còn dính đất của tầng văn hóa. Hạt này sau đó đã được cán bộ Viện Di truyền NN Việt Nam ủ cho nảy mầm và gieo thành mạ cùng một số hạt khác tìm cùng chỗ. Tuy vậy 04 cây mạ đợt hai này sau đó đã chết.

Tổng số hạt thóc khảo cổ Thành Dền nảy mầm cho tới nay là 17 hạt, gồm:
- 10 hạt của lần đãi lấy mẫu thứ nhất (từ đất của hố rác bếp số 3, hố khai quật 2 những ngày đầu tháng 5). Còn 10 cây sinh trưởng
- 04 hạt của lần đãi lấy mẫu thứ hai (từ đất của hố rác bếp số 4, hố khai quật 2 trong ngày 7 tháng 6 năm 2010).
- 03 hạt của lần đãi lấy mẫu thứ 3 (từ đất của hố rác bếp số 22 và 23, hố khai quật 3 ngày 11 tháng 6 năm 2010). Còn 3 cây đang sinh trưởng.

Như vậy hiện nay có 13 cây lúa mọc từ 10 hạt đãi đợt đầu và 3 hạt mẫu đãi đợt ba.

Một số hình ảnh liên quan đến quá trình nảy mầm và sinh trưởng của hạt thóc mà vỏ trấu của hạt gửi đi làm niên đại AMS lần hai

Chụp bằng kính huỳnh quang soi nổi của Viện Di truyền Nông nghiệp ngày 8 tháng 6 năm 2010.

Ủ nảy mầm ở Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam (ảnh chụp ngày 13.6. 2010)
 

Gieo mọc thành mạ (ảnh chụp ngày 16.6 năm 2010) tại Viện Di truyền Nông nghiệp (cây mạ khoanh tròn đỏ góc bên phải khay). Những cây này sau đó đã bị chết.
Ảnh chụp vỏ thóc lấy lại từ cây mạ đã chết
Ảnh chụp cuối cùng của vỏ thóc trước khi gửi mẫu.

BONUS

TS. Mariko YAMAGATA và TS. Lâm Thị Mỹ Dung tại Hội thảo Khánh Hòa

2 nhận xét:

  1. Ôi Lâm Thị Mỹ Dung xinh quá trời!

    Trả lờiXóa
  2. Sao không lấy mầm lúa ở hạt thóc tin cậy nhất ấy đi nhân bản vô tính ! Thật tiếc !

    Trả lờiXóa