Sáng nay tại Hội trường của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, các nhà khoa học thuộc các ngành Nông học và Khảo cổ học, Cổ nhân học đã báo cáo một số kết quả nghiên cứu khoa học bước đầu về hình thái của 9 cây lúa mọc từ những hạt thóc thu thập (đợt 1 đầu tháng 5 năm 2010) từ hố khai quật địa điểm Thành Dền. Ba cây lúa mọc từ những hạt thóc thu thập đợt 3 (13.6.2010) do chưa làm đòng nên đang được theo dõi và sẽ được báo cáo sau.
Đại đa số các nhà khoa học tham gia buổi tọa đàm sau khi nghe ba báo cáo về khảo cổ và về nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phân tích sinh học... đều đánh giá cao những nỗ lực nghiên cứu và thái độ khoa học nghiêm túc của các nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu của Viện Di truyền và cho rằng đây là vấn đề khoa học phức tạp và có tác động lớn tới cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu cũng thẳng thắn nêu ra một số điều kiện khách quan và chủ quan có thể có tác động không tốt đến quá trình lấy mẫu của các nhà khảo cổ hay quá trình tiến hành gieo trồng thực nghiệm.
Những phương pháp nghiên cứu áp dụng cho tới nay là rất đúng hướng và đảm bảo tính xác đáng về khoa học, tuy nhiên nên ứng dụng thêm những phương pháp mới và nghiên cứu trên diện rộng và sâu hơn.
Đây là dịp hiếm hoi để những chuyên gia từ các ngành khoa học khác nhau ngồi lại bàn về một vấn đề khoa học rất thiết thực đối với một nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời như Việt Nam. Nhiều nhà khoa học về lúa cho rằng cần chung tay xây dựng một ngành khảo cổ học nông nghiệp và những dấu tích thóc, gạo thu thập được từ các địa điểm khảo cổ học nói chung và từ Thành Dền nói riêng phải được quan tâm nghiên cứu một cách chuyên nghiệp, bài bản.
Các nhà khoa học cho rằng nên gọi tên là lúa Thành Dền!
Các nhà khoa học cũng nhất trí đưa ra kết luận nghiên cứu ban đầu về hình thái 9 cây lúa Thành Dền và định hướng nghiên cứu trong tương lai.
KẾT LUẬN BUỔI TỌA ĐÀM BÀN TRÒN VỀ LÚA TỪ HẠT THÓC KHAI QUẬT TẠI THÀNH DỀN 2010
1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CHO THẤY VỀ CƠ BẢN LÚA TỪ 10 HẠT THÓC NẢY MẦM ĐỢT I KHAI QUẬT Ở THÀNH DỀN GIỐNG VỚI LÚA HIỆN ĐẠI (KHANG DÂN 18).
2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH AND BẰNG CHỈ THỊ SSR VỚI 50 CẶP MỒI KHÔNG CHO THẤY SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI CÂY LÚA THÀNH DỀN ĐẠI DIỆN (SỐ 1 VÀ SỐ 8)* VỚI CÂY LÚA KHANG DÂN 18.
3. CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CÁC KHÍA CẠNH SAU:
i. Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh lý, hình thái của các dòng lúa Thành Dền
ii. Phân tích AND tất cả các dòng lúa Thành Dền
iii. Khớp với kết quả phân tích AMS từ Nhật Bản để có kết luận cuối cùng
iv. Khảo nghiệm DUS
v. Nghiên cứu khả năng kết hợp của các cây lúa Thành Dền
4. XÂY DỰNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH (CẤP BỘ HOẶC CẤP NHÀ NƯỚC) ĐỂ KHAI QUẬT MỚI, THU THẬP THÊM MẪU LÚA THÀNH DỀN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LÚA CỔ CỦA VIỆT NAM.
* Theo TS. Phạm Xuân Hội (Viện Di truyền NN), chọn hai cây số 1 và số 8 đại diện vì về hình thái 2 cây này giống với lúa Khang Dân 18 nhất.
Một số hình ảnh của buổi tọa đàm
Hình ảnh của 9 cây lúa Thành Dền (TD) và những cây lúa trông đối chứng
TS. Phạm Xuân Hội thay mặt nhóm nghiên cứu của Viện Di truyền trình bày báo cáo về quá trình sinh trưởng và đánh giá các cá thể lúa Thành Dền
Các nhà khoa học tranh luận về khả năng lẫn mẫu có thể xảy ra
Tại sao lại chọn 2 mẫu ( 1 và 8) có hình thái giống lúa Khang Dân nhất để đối chứng rồi kết luận là nó giống nhau, mà không phải là phân tích so sánh cả 9 mẫu, hoặc là chọn mẫu khác nhất đế so sánh? Không hiểu?
Trả lờiXóaHic, biết hỏi ai bây giờ, chắc bắc thang lên hỏi ông giời vậy. Nói vậy thôi, sẽ nghiên cứu tiếp mà vấn đề là phải có kinh phí. Từ đầu đến giờ toàn nghiên cứu dạng tình nguyện thôi!
Trả lờiXóaNhà cháu cũng sắc mắc y bác Chi. Thôi thì hãy đợi đấy!
Trả lờiXóaỪa, bà con sẽ phải đợi thôi. Hôm nay nhận được thư Mariko gửi mới biết rằng GS. Nakamura người giúp gửi mẫu phân tích AMS mấy hạt thóc Thành Dền đang đi công tác ở Trung Quốc và hình như ở một địa phương xa xôi nào đó mà truy cập Internet không thuận lắm!
Trả lờiXóaEm cũng đồng ý là cách tiếp cận thật lạ lùng. Sao lại có thể chọn "hai cây số 1 và số 8 đại diện vì về hình thái 2 cây này giống với lúa Khang Dân 18 nhất" mà không phải là nên chọn 2 nhóm: một nhóm giống lúa Khang Dân và nhóm còn lại là khác lúa Khang Dân.
Trả lờiXóaMà tớ cũng đồng ý với ý kiến của giáo sư Minh, trong 62 tiêu chí , 61 tiêu chí giống nhau, 1 tiêu chí khác cũng là khác rồi. Tại sao lại nghĩ là nó phải khác nhau nhiều mới là khác?
Trả lờiXóa