Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2010

NHẬN THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
NHẬN THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC
Bài 1: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG QUAN NIỆM VỀ BIỂN CỦA TRUNG QUỐC
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Bảy, ngày 30-1-2010

(Tạp chí “Khai thác và quản lý biển” – Trung Quốc – số 6/2009)

Hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều là những nước ven biển, nhưng ngược lại các nước này không thể có được nhận thức chung về biển, dẫn đến hiệu quả phát triển khác nhau. Quan niêm về biển là cách nhìn nhận chung và quan điểm cơ bản của mọi người đối với biển cũng như mối quan hệ giữa con người với biển. Quan niệm về biển là một phạm trù lịch sử, phản ánh hành vi đặc trưng của mọi người ở các thời đại khác nhau về biển, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế biển, thậm chí quyết định phương hướng phát triển trong tương lai của một dân tộc và nhà nước. Sự thức tỉnh của phương Tây hiện đại trong quan niệm về biển đã dẫn đến những phát hiện lớn về địa lý cũng như sự hùng mạnh của các nước phương Tây. Trung Quốc bắt đầu nhận thức về biển muộn hơn so với thế giới. Trong thế kỷ 21, kinh tế Trung Quốc hoà nhập toàn diện vào thế giới, sự dựa vào biển ngày càng lớn.
1 – Sự đặc trưng trong quan niệm truyền thống về biển của Trung Quốc.
Trong việc tiếp xúc lâu dài với biển, các cư dân ven biển thời Trung Quốc cổ đại đã có những nhận thức ban đầu về biển, trên cơ sở đó hình thành quan niệm về biển rất sớm, với tư các là một bộ phận tố thành của nền văn minh cổ đại Trung Hoa, quan niệm truyền thống về biển thể hiện rõ nét đặc sắc phương Đông.
Biển và đất liền là đặc trưng cơ bản về vị trí địa lý của Trung Quốc, cũng là ưu thế địa lý lớn nhất của Trung Quốc, nhưng vào thời cổ đại, ở mức độ rất lớn, biển là một sự ngăn cách về địa lý, cuối cùng Trung Quốc hình thành quan niệm địa lý mới; mối đe doạ đến từ đất liền Tây Bắc cuối cùng là tiêu điểm chú ý của các thời đại. Đặc trưng của cuộc đấu tranh địa lý này khiến cho tổ tiên của chúng ta hình thành khuynh hướng chính sách coi trọng đất liền, coi nhẹ biển; bên cạnh điều kiện tự nhiên ưu việt, nguồn của cải phong phú cũng như từ đó cảm giác thiên triều thượng quốc nảy sinh đều đã làm gay gắt thêm khuynh hướng về biển ở Trung Quốc, hơn nữa khuynh hướng này rất dễ là một quán tính lịch sử kéo dài liên tục. Đúng như một nhà Hán học người Mỹ cho rằng “nền văn minh Trung Hoa là một nền văn minh đại lục kiểu hướng nội khác với nền văn minh biển mang tính mở cửa, là một nền văn minh chính trị quan liêu, nông nghiệp ngưng trệ, tinh thần chiết trung và đầy sự thoả hiệp”.
Kết quả tất yếu mang tính khuynh hướng này là không quan tâm đến sự tồn tại của biển, sự bên lề về quan niệm biển đã quyết định nó rất khó lọt vào tầm mắt của các nhà cầm quyền, cũng không thể nâng lên tầm chiến lược quốc gia, chỉ có thể là sự tồn tại vụn vặt. Tuy Trung Quốc có sự nhìn xa trông rộng “muốn đất nước giàu có, hùng mạnh, không thể coi nhẹ biển, của cải từ biển mà ra, rủi ruo cũng từ biển mà đến”, nhưng lại thiếu sự kinh doanh lâu dài đối với biển, đừng nói gì đến việc theo đuổi đối với quyền lực trên biển cũng như có những đảm bảo tương ứng về thể chế. Cơ cấu xã hội tri thức, nông dân, doanh nhân coi doanh nhân ở tận đáy của xã hội, việc xây dựng hệ thống quan chức hùng mạnh càng khiến doanh nhân không có cơ hội được nâng lên vị thế nhà cầm quyền; các nhà cầm quyền bao đời nay đều theo khuynh hướng đánh đồng việc coi trọng nông dân với kiềm chế doanh nhân, điều này đã hạn chế việc phát triển của biển lấy buôn bán làm gốc, chính sách cấm biển gay gắt đã kiềm chế xu thế kinh tế biển tư nhân, xuyên tạc sự phát triển bình thường của quan niệm về biển. Ông tổ của thuyết quyền lực trên biển cận đại cho biết “xưa nay, số đông người theo đuổi ngành nghề liên quan đến biển là nhân tố quan trọng của quyền lợi về biển”. Không có sức mạnh biển tư nhân lớn mạnh là nền tảng, “một ông vua độc tài có thể xây dựng nên một sức mạnh trên biển mang tính quân sự thuần tuý v.v…, nhưng kinh nghiệm cho thấy hải quân của ông vua này giống như cây không có rễ”.
Chịu sự hạn chế của tư duy nông nghiệp truyền thống, quan niệm biển truyền thống có khuynh hướng nhất nguyên rất mạnh, thể hiện ngày càng nhiều ở sự nhận thức về biển đó là tập trung vào “những lợi ích của sản vật biển, coi trọng cá và muối”, “dựa vào biển để sống, coi biển là đồng ruộng” v.v… Trên thực tế, những điều này là sự tiếp diễn của nông nghiệp, hơn nữa đã bỏ qua sự mở cửa và tính thương mại quan trọng nhất mà bản thân biển đều có. Về khuynh hướng chính sách, nhưng kẻ thống trị phong kiến có lợi ích chính trị hẹp hòi, một mặt thực hiện chính sách cấm trao đổi thương mại với bên ngoài; mặt khác lại đẩy mạnh thương mại triều cống, điều này trái với quy luật kinh tế, thực hiện nguyên tắc “không trao đổi buôn bán mà chỉ cống nạp”, sẽ tách rời “buôn bán” và “cống nạp”. Chính sách đối ngoại này chỉ nói đến chính trị mà không tính đến giá thành, điều đó đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển thương mại đối ngoại của nhà nước, rốt cuộc là trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính của triều đại Minh, cuối cùng khó có thể tiếp tục.
Ý thức biển truyền thống là hoà bình, không phải là coi việc cướp bóc của cải, chiếm lĩnh lãnh thổ, khai thác vùng đất ven biển là mục đích. Đúng như Lý Ước Sát bình luận: “Các nhà hàng hải phương Đông người Trung Quốc ôn hoà, quên thù cũ, khẳng khái, không đe doạ sự sinh tồn của người khác; họ được trang bị đầy đủ vũ khí, lại không chinh phục các dân tộc khác, cũng không xây dựng doanh trại”. Tuy quy mô và trình độ kỹ thuật của hạm đội Trịnh Hoà khi đó hoàn toàn có khả năng đi chinh phạt, nhưng hạm đội này đã thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình “bên trong giữ yên Trung Hoa, bên ngoài vỗ về, cùng hưởng thái bình”. Hạm đội này còn thông qua các biện pháp để hoà giải, làm dịu những mâu thuẫn giữa các nước Á Phi lúc đó, đồng thời tấn công hải tặc, bảo vệ an toàn giao thông trên biển, tìm cách thiết lập môi trường quốc tế ổn định lâu dài để đề cao uy tín và tiếng tăm trên trường quốc tế của thời nhà Minh.
Dưới sự chỉ dẫn của quan niệm biển này, triều đình Minh Thanh thực hiện chính sách co lại, thậm chí bế quan toà cảng, khiến Trung Quốc nhiều lần mất đi cơ hội phát triển, cuối cùng lạc hậu so với trào lưu phát triển của thế giới, rơi vào cảnh khó khăn.
2 – Sự phát triển trong quan niệm về biển thời cận đại Trung Quốc – những thay đổi mang tính bị động.
Bắt đầu từ năm 1840, quân đội các nước như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Đức, Italia, Áo đã xâm lược hơn 470 lần vùng ven biển Trung Quốc, ép Trung Quốc ký hơn 50 hiệp ước không bình đẳng. Một loạt thất bại trong chiến tranh đã làm thức tỉnh ý thức hoạn nạn khốn khó của người Trung Quốc, cũng đem lại những ảnh hưởng mạnh mẽ cho quan niệm biển truyền thông sang quan niệm biển hiện đại. Những thay đổi này đại thể lấy cuộc chiến tranh Giáp Ngọ làm đường ranh giới.
Sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, mối đe doạ đến từ vùng ven biển đã làm thức tỉnh ý thức về biển của Trung Quốc, hình thành một loạt ý tưởng về chiến lược biển. Sự thất bại của cuộc chiến tranh biển Giáp Ngọ đã ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của Trung Quốc và tình hình châu Á 100 năm qua, sự diệt vong của hải quân Bắc Dương quy mô lớn nhất châu Á khi đó đã tuyên bố sự thất bại của quan niệm phòng thủ biển bị động. Nguy cơ lớn về vùng biển ven bờ đã làm ý thức tỉnh ý thức hải quyền của Trung Quốc.
3 – Quan niệm về biển trong tương lai
Từ thế kỷ 21 đến nay, do sức ép về nguồn tài nguyên, sinh thái, kinh tế biển phát triển với tốc độ nhanh, các nước đều tỏ ra hào hứng chưa từng thấy đối với vấn đề biển. Các nước như Mỹ, Nhật Bản đều tới tấp đưa ra những chiến lược về biển và điều chỉnh chính sách biển của mình, tranh giành nguồn tài nguyên biển. Hàn Quốc đã đề ra chiến lược “Biển Hàn Quốc thế kỷ 21”, tuyên bố thành lập cơ quan ngang vụ – Uỷ ban chính sách biển, trực thuộc văn phòng tổng thống. Suy ngẫm về chính sách biển, đây là lần đầu tiên trong 30 năm qua và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Uỷ ban chính sách biển trực thuộc văn phòng tổng thống Mỹ.
Cùng với việc Trung Quốc ngày càng nhanh chóng hoà nhập hệ thống kinh tế quốc tế, vai trò của biển ngày càng lớn trong việc phát triển của Trung Quốc trong tương lai, nhưng ý thức về biển của nhân dân đối với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế biển vẫn rất yếu. Trung ương đoàn thanh niên cộng sản đã mở một cuộc điều tra trong giới sinh viên ở Thượng Hải và đã phát hiện trên 90% sinh viên cho rằng lãnh thổ của Trung Quốc chỉ có hơn 9.600.000 km2, có sinh viên thẳng thắn cho rằng tranh chấp chủ quyền hải đảo không ảnh hưởng đến Trung Quốc. Việc toàn thể dân tộc ý thức rất mờ nhạt về biển rất bất lợi cho việc giữ vững toàn vẹn chủ quyền biển, quyền lợi biển cũng như thực thi chiến lược phát triển biển bền vững, Trung Quốc cần có một quan niệm mới về biển.
a- Tích cực, chủ động
Khác với sự tiêu cực của thời cổ đại về biển, thờ ơ và không chú ý, quan niệm về biển cũng cânc khác với kiểu bị động, phản ứng của thời cận đại. Quan niệm mới về biển cần phải chủ động, tiếp thu những thành quả văn minh của các nước trên thế giới về biển, kết hợp mục tiêu phát triển với nhu cầu hiện thực của nhà nước, tính đến tình hình cơ bản của thế giới, xác định rõ chiến lược biển của bản thân, nhà nước hoàn toàn có thể nâng việc nghiên cứu phát triển biển lên tầm chiến lược quốc gia giống như cuộc đại khai phát miền Tây. Điểm này được thể hiện rất rõ ở dân tộc Nga đó là quá trình theo đuổi không mệt mỏi đối với biển, và cũng là quá trình phát triển của nhà nước Nga. Mặt khác, cần nhìn nhận đúng đắn nguyên tắc “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác phát triển”. Nguyên tắc này tuyệt đối không những không để xảy ra tranh chấp giữa các nước khác nhau như Việt Nam và Philippin với Trung Quốc, mà còn cùng với các nước khác khai thác phát triển; sự bị động về quyền lợi biển không thể đổi lấy an ninh của vùng biển ven bờ, chúng ta không thể dùng phương thức hy sinh lợi ích biển để đổi lấy cái gọi là tình hình phát triển nào đó, cần phải tích cực tìm kiếm và thực thi phương thức mới về quyền lợi biển quốc gia, trong đó dồn sức phát triển kinh tế biển, chấn hưng sức mạnh biển, là nguồn gốc của việc Trung Quốc phát triển bền vững sự nghiệp biển,.
b- Dự đoán
100 năm trước, mọi ngưòi không thể ngờ được rằng đường hàng hải bắc cực sẽ trở thành điểm nóng được nhiều nước quan tâm chú ý, và cũng không thể ngờ được cuộc tranh giành giữa các nước ven biển về thềm lục địa đang trở thành căn nguyên của vòng tranh chấp quốc tế mới. Quan niệm về biển trong tương lai cần phải tính đến điểm cốt lõi của vòng cạnh tranh tới về biển là gì? Chỉ có như vậy mới có thể phát huy vai trò chủ đạo đối với hành vi các nhân và nhà nước. Đúng là thiếu tính dự đoán và sự suy tính trước sau, Trung Quốc nằm ở thế bị động trong cuộc tranh giành biển Hoa Đông và biển Đông. Mọi người cần xác định rõ đảo Điểu Ngư không chỉ liên quan đến lãnh thổ trên biển 200.000 km2 và sự quy thuộc trên ½ nguồn tài nguyên dưới đáy biển Hoa Đông, hơn nữa có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia và việc khai thác phát triển kinh tế trên biển của Trung Quốc trong tương lai.
c- Quan niệm hoà bình, hợp tác, khai thác phát triển
Dưới hệ thống quốc tế hiện hành, việc duy trì hoạt động kinh tế ở nước ngoài như đằut và thương mại cần dựa vào thị trường chung toàn cầu chứ không phải dựa vào sức mạnh quân sự của bản thân. Với tư cách nước lớn mang tính khu vực, việc duy trì đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc đối với tuyến vận tải trên biển cũng chỉ có thể dựa vào hợp tác quốc tế. Do đó, việc xây dựng nên quan niệm lợi dụng một cách hoà bình đối với biển, tuân thủ luật biển quốc tế, trong khuôn khổ “Công ước luật biển Liên Hợp Quốc”, tăng cường hợp tác giữa các nước, phù hợp với lợi ích của Trung Quốc; thứ nữa, do tính đặc thù của nguồn tài nguyên biển, thu hút đầu tư nước ngoài cùng khai thác phát triển, tăng cường hợp tác quốc tế về mặt bảo vệ môi trường và khoa học kỹ thuật biển là điều rất cần thiết.
d- Quan niệm đa phương, toàn diện
Bất kỳ sự nhận thức cô lập, tĩnh lặng đối với biển cũng như vai trò của biển trong sự phát triển của nhà nước đều là sai lầm, quan niệm về lãnh thổi biển, bao gồm lãnh hải và nội thuỷ, đặc khu kinh tế và thềm lụa địa ven biển cũng như khả năng không gian trong tương lai, bởi vì cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phạm vi thăm dò không ngừng mở rộng, diện tích lãnh thổ biển thể hiện xu thế vươn rộng, hơn nữa trong biển vẫn tồn tại nguồn tài nguyên phong phú có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà nhân loại vẫn không thể lợi dụng chẳng hạn như băng nhiên liệu; hai là, quan niệm an ninh biển, vừa bao gồm lĩnh vực an ninh truyền thống, vừa bao gồm lĩnh vực an ninh phi truyền thống như thông tin, sinh vật, môi trường. Theo số liệu của “Báo cáo thiên tai biển Trung Quốc năm 2007” do Cục hải dương nhà nước công bố cho thấy trong năm 2007, Trung Quốc tổng cộng xảy ra 163 vụ thiên tai biển như bão biển, sóng biển, băng trôi và sóng thần, gây thiệt hại kinh tế 8,837 tỷ đồng nhân dân tệ, làm chết và bị thương 161 người. Sự phát triển kinh tế biển và những thiên tai nghiêm trọng đã hình thành nên mâu thuẫn gay gắt, nhất là mấy năm gần đây những thiệt hại về kinh tế do thiên tai biển gia tăng nhanh chóng khiến mọi người phải quan tâm chú ý; ba là, xây dựng quan niệm về biển một cách khoa học, đòi hỏi mọi người ra sức phát triển khoa học kỹ thuật về biển, nội dung kinh tế biển không ngừng phong phú, nâng cao khả năng phát triển kinh tế biển bền vững; việc phát triển và hoàn thiện quan niệm về biển là xây dựng trên nền kinh tế biển phát triển mạnh.
đ – Quan niệm về pháp chế
Hiệu quả của “Công ước về luật biển Liên Hợp Quốc” khiến việc giữ vững trật tự biển quốc tế và thực hiện phương thức đấu tranh về quyền lợi biển đều nảy sinh những thay đổi sâu sắc. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của công ước, việc duy trì thực hiện quyền lợi biển quốc gia, sự tranh cãi trong việc phân chia hải vực đều đòi hỏi mọi người tăng cường nghiên cứu đối với “Công ước về luật biển Liên Hợp Quốc”, tích cực giành lấy quyền lợi lập pháp biển quốc tế, đặt nền tảng tốt đẹp cho việc giữ vững quyền lợi biển quốc gia; mặt khác, sự nhiệt tình của nhân dân đối với việc khai thác phát triển biển, bắt nguồn từ sự tôn trọng lợi ích cần phải thông qua luật pháp để xác định rõ sự quy thuộc về quyền lợi, điều này đòi hỏi mọi người cần tăng cường ý thức luật pháp, hoàn thiện hệ thống luật biển nhà nước và chế độ bảo đảm.


Bài 2: HIỆN THỰC VÀ SUY NGHĨ VỀ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC
(Tạp chí “Khai thác và quản lý biển” - Trung Quốc – Số 6/2009)


Biển cả thai nghén sự sống trên trái đất và cũng thai nghén cả nền văn minh của loài người. Nó chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên cực kỳ phong phú, nguồn duy nhất để loài người có thể phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Là nguồn tài nguyên mang tính chiến lược, biển vừa là đường giao thông quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, vừa là con đường quan trọng giải quyết một loạt vấn đề thách thức nghiêm trọng sự sống còn của loài người và phát triển bền vững hiện nay, như bùng nổ dân số toàn cầu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường xấu đi. Thế kỷ 21 là thế kỷ biển đã trở thành nhận thức chung của toàn nhân loại. “Nghị trình thế kỷ 21” do Đại hội môi trường và phát triển Liên hợp quốc thông qua năm 1992 chỉ rõ: Biển cả không chỉ là bộ phận quan trọng trong hệ thống duy trì cuộc sống, mà còn là nguồn của cải quý giá để phát triển bền vững. Các hoạt động chính trị, kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật quốc tế đều gắn liền với biển, sự phát triển bền vững của loài người tất nhiên cũng phải dựa ngày càng nhiều vào biển cả.
Trung Quốc là nước lớn biển, qua gần 20 năm phát triển nhanh, giá trị tổng sản lượng hải sản năm 2006 đã đạt trên 2.095 tỉ NDT, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước ngày càng tăng, song còn cách mục tiêu cường quốc biển một khoảng rất lớn. “Nước lớn biển” nhấn mạnh ưu thế tự nhiên của một quốc gia trên phương diện điều kiện tự nhiên về biển và ưu thế tổng giá trị ngành hải sản dựa vào điều kiện tự nhiên. Còn “cường quốc biển” là chỉ một nước có thực lực tổng hợp kinh tế biển hùng hậu, trình độ khoa học kỹ thuật biển tiên tiến, thực lực cạnh tranh quốc tế kinh tế biển nổi bật, môi trường tài nguyên biển có khả năng lớn mạnh phát triển bền vững, có quy chế kiểm soát, quản lý tổng hợp các công việc trên biển, môi trường sinh thái biển lành mạnh, có thực lực quân sự trên biển và năng lực xử lý các công việc ngoại giao liên quan. Nếu “nước lớn biển” nhấn mạnh sự tích luỹ về “lượng”, thì “cường quốc biển” nghiêng về nâng cao “chất”.
Chiến lược biển quốc gia là phương châm chỉ đạo về vạch kế hoạch khai thác, lợi dụng và quản lý biển, là sách lược tối cao liên quan đến các mặt kinh tế biển, chính trị biển, ngoại gia biển, quân sự biển, luật biển và kỹ thuật biển, là nguyên tắc phát triển biển nhằm giải quyết đúng đắn quan hệ giữa đất liền và biển cả, kinh tế và quân sự, trước mắt và lâu dài, bao gồm giáo dục ý thức biển cho toàn dân tộc, chính sách biển của chính phủ và khả năng thực hiện, năng lực tổng thể ủng hộ công cuộc phát triển sự nghiệp biển của quốc gia.
I- Cơ hội lịch sử để Trung Quốc xây dựng cường quốc biển
1- Hiện trạng
Điều kiện tự nhiên ưu việt, tài nguyên phong phú. Vùng biển Trung Quốc rộng bao la, trùm lên cả vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, bờ biển dài trên 18.000 km. Tài nguyên biển có nhiều chủng loại, tiềm năng khai thác lớn, như sinh vật biển, dầu khí, khoáng sản rắn, năng lượng có thể tái sinh, du lịch biển…
Điều kiện xã hội phát triển kinh tế biển ngày càng hoàn thiện. Từ thập kỷ 90 thế kỷ 20 đến nay, Trung Quốc coi khác thác tài nguyên biển là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia, coi phát triển kinh tế biển là biện pháp quan trọng chấn hưng kinh tế, đầu tư cho bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, quản lý và sự nghiệp biển ngày càng tăng. Nhà nước đã lần lượt ban hành và thực thi hàng loạt đạo luật và pháp quy, ý thức biển của toàn dân ngày càng được tăng cường. Đã có điều kiện xã hội tốt đẹp để phát triển nhanh kinh tế biển.
Từ ngày cải cách, mở cửa đến nay, kinh tế biển Trung Quốc phát triển nhanh, liên tục và ổn định, ngày càng trở thành điểm tăng trưởng mới trong nền kinh tế quốc dân. Bố cục kinh tế khu vực biển không ngừng được ưu hoá, cơ cấu sản nghiệp biển ngày càng hợp lý, ngành kỹ thuật cao phát triển nhanh, môi trường sinh thái biển từng bước được cải thiện, trật tự khai thác biển càng chuẩn mực hơn, kinh tế biển ngày càng có vai trò nổi bật trong công cuộc phát triển kinh tế quốc dân và xã hội của Trung Quốc.
2- Những vấn đề tồn tại
Phát triển kinh tế biển thiếu sự chỉ đạo, phối hợp và quy hoạch vĩ mô, thể chế khai thác, quản lý không hoàn thiện, mâu thuẫn mang tính cơ cấu nổi bật, các ngành truyền thống vẫn trong giai đoạn phát triển theo bề rộng, trình độ tổng thể của khoa học kỹ thuật tương đối thấp, một số ngành mới nổi lên chưa hình thành qui mô lớn; chưa ngân chặn có hiệu quả xu thế môi trường sinh thái biển xấu đi, nguồn cá ở vùng biển gần bị phá hoại nghiêm trọng, một số loài vật biển quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng; tại một số vùng biển và hải đảo, trật tự khai thác hỗ loạn, mâu thuẫn sử dụng biển nổi bật, trình độ thăm dò, khai thác biển thấp, số liệu tài nguyên quan trọng có thể khai thác không rõ ràng, các công trình cơ sở và trang bị kỹ thuật để phát triển kinh tế biển còn khá lạc hậu; nhân dân thiếu ý thức về biển; thực lực hải quân tương đối yếu, thiếu năng lực bảo vệ vùng biển và hộ tống các tàu buôn.
3- Cơ hội lịch sử xây dựng cường quốc biển
Sự phát triển bền vững của loài người ngày càng phải dựa nhiều vào biển, các hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học kỹ thuật đều không tách khỏi biển. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, phải quan tâm tới biển từ toàn cục chiến lược. Thời cơ để Trung Quốc xây dựng cường quốc biển cũng đã chín muồi. Một là, sức mạnh tổng hợp của đất nước đang mạnh lên, có điều kiện thực thi chiến lược cường quốc biển. Trung Quốc có khoảng 4 triệu lao động đang làm công tác biển, khoảng 300 nghìn tày thuyền các loại, giá trị sản lượng biển từ 8 tỉ NDT năm 1980 tăng lên tới 350 tỉ NDT năm 1999, trình độ khoa học kỹ thuật biển không ngừng được nâng cao, công tác nghiên cứu, thăm dò đã tiến vào Thái Bình Dương, Nam cực và Bắc cực; đã có lực lượng hải quân đang lớn mạnh. Hai là, thế kỷ 21 là thế kỷ mới, loài người khai thác, lợi dụng biển, cũng là thời kỳ then chốt giành giật lãnh thổ biển và tài nguyên biển. Chúng ta phải nắm chắc thời cơ, trong cuộc đấu tranh hải quyền, giành lấy nhiều hơn nữa lãnh thổ màu xanh và tài nguyên biển.
Ba là, đại khai phá miền Tây và xây dựng cường quốc biển là điều mấu chốt để thúc đẩy cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Hai nhiệm vụ chiến lược này đều đòi hỏi kế hoạch lâu dài, đều phải trải qua cuộc phấn đấu gian khổ của vài thế hệ. Đồng thời với việc khởi động chiến lược đại khai phá miền Tây, cần bắt đầu hoạch định chiến lược xây dựng cường quốc biển.
II – Suy nghĩ về chiến lược xây dựng cường quốc biển
1- Tư tưởng chiến lược, nguyên tắc và mục tiêu chiến lược
Định ra chiến lược cường quốc biển phải đối mặt với hai thị trường trong và ngoài nước, kiên trì lấy xây dựng kinh tế biển làm trung tâm, xác lập vững chắc ý thức dân tộc xây dựng cường quốc biển, coi việc dựa vào khoa học kỹ thuật khai thác biển, khai phá và bảo vệ biển, bảo vệ chủ quyền biển quốc gia là sứ mệnh lịch sử và chức trách thiêng liêng, chấn hưng toàn diện sự nghiệp biển, từ đó đảm bảo kinh tế biển phát triển nhanh, liên tục và lành mạnh, để thực hiện bước nhảy vọt lịch sử Trung Quốc từ nước lớn biển lên cường quốc biển.
Mục tiêu dự tính đến giữa thế kỷ 21, giá trị tổng sản phẩm kinh tế biển lấy lãnh thổ biển (chiếm khoảng ¼ diện tích lãnh thổ Trung Quốc) làm đối tượng khai thác chủ yếu đạt ¼ giá trị tổng sản phẩm quốc dân, khiến sự nghiệp biển có thể gánh vác ¼ dân số cả nước hoặc nhiều hơn; trình độ hiện đại hoá phòng thủ trên biển được nâng cao thêm một bước, đứng vào hàng ngũ các cường quốc quân sự trên biển. Đến cuối thế kỷ 21, kinh tế biển chiếm trên 35% giá trị tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế biển dẫn đầu thế giới.
2- Chiến lược quân sự biển
Quan niệm mới về biển nảy sinh quan niệm mới về lãnh thổ, quan niệm mới về lãnh thổ dẫn đến việc đổi mới quan niệm quốc phòng của các nước ven biển. Điều này chủ yếu thể hiện ở tiền tuyến mới về quốc phòng, sứ mệnh mới của công cuộc phòng thủ trên biển và tư duy mới về xây dựng quốc phòng. Tiền tuyến quốc phòng của các nước ven biển không phải là đường bờ biển, cũng không phải đường bên ngoài lãnh hải, mà là mặt biển 200 đến 350 hải lý bên ngoài đường cơ sở lãnh hải. Hình thái biển toàn cầu sinh ra vấn đề mới phân chia lãnh thổ biển giữa các nước láng giềng ven biển, biểu hiện tập trung trên các mặt tranh chấp tài nguyên biển, tranh chấp vạch ranh giới biển và chủ quyền các đảo, xu thế tranh cãi và giành giật gay gắt rõ rệt, chẳng những cường độ hoạt động quân sự tăng lên, mà cường độ đối kháng quân sự và đấu tranh cũng tăng lên, cường độ đối kháng quân sự trên một số vùng biển đã vượt xa đất liền. Trung Quốc là nước lớn đang trỗi dậy, tất sẽ là một trong những nước gánh vác trách nhiệm lớn nhất cho loài người, lẽ ra phải có nhiều hơn nữa quyền kiểm soát biển và quyền quyết sách đối với các công việc về biển. Bởi vậy, Trung Quốc cần gấp rút tăng cường lực lượng trên biển, mở rộng thực lực hải quân, xây dựng một lực lượng hải quân mới hiện đại hoá, tinh nhuệ, hùng mạnh. Giải quyết vấn đề Đài Loan là tạo cơ sở cho chiến lược biển của Trung Quốc; chưa giải quyết vấn đề này, Trung Quốc chưa có chiến lược biển hoàn chỉnh, khả thi và an toàn. Bởi vậy, giải quyết vấn đề Đài Loan là tiền đề cho chiến lược biển của Trung Quốc, là bước đầu tiền để Trung Quốc trở thành cường quốc biển.
3- Chiến lược kinh tế biển
Thực hiện kinh tế biển phát triển bền vững, trong việc phan chia tài nguyên biển phải nghĩ tới đời sau, không thể chỉ chạy theo lợi ích trước mắt, tát cạn đầm bắt cá, mà phải phối hợp ba mặt kinh tế, tài nguyên và môi trường cùng tồn tại và phát triển.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường xã hộị chủ nghĩa, sự kết hợp hữu cơ giữa nhà nước kiểm soát vĩ mô và điều tiết thị trường là khâu quan trọng để thực hiện kinh tế biển phát triển bền vững. Nhất là đối với khu vực kinh tế cá thể hoạt động sôi động như đánh bắt cá biển, chính phủ phải thông qua các chính sách sản nghiệp, chính sách bảo vệ môi trường, và các chính sách kinh tế tương quan, đem lại sự đảm bảo cơ bản cho kinh tế biển phát triển nhanh đúng mức. Đồng thời, phải phát huy hết chức năng điều tiết của thị trường.
Kinh tế biển Trung Quốc vẫn trong giai đạon phát triển theo bề rộng, cơ cấu sản nghiệp biẻn không hợp lý là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kinh tế và kỹ thuật biển của Trung Quốc lạc hậu so với các quốc gia biển tiên tiến trên thế giới, cần giải quyết ván đề này thông qua quy hoạch thống nhất, điều chỉnh hợp lý và ưu hoá cơ cấu sản nghiệp biển. Trên cơ sở đó, từng bước phát triển thành các chuỗi thành phố cảng và các cụm công nghiệp biển với đặc điểm khác nhau, để thúc đẩy kinh tế biển Trung Quốc phát triển bền vững trong thế kỷ 21.
4- Chiến lược khoa học kỹ thuật biển
Trung Quốc cần định ra phương châm, chính sách lấy kỹ thuật cao- mới làm hạt nhân, thực hiện qui hoạch “dựa vào khoa học-kỹ thuật chấn hưng biển”, thực hiện bước chuyển dịch chiến lược điều chỉnh hợp lý nghề biển và phát triển kinh tế biển. Phát triển khoa học kỹ thuật cao về biển phải phục vụ phương hướng phát triển trên, có trọng điểm. Hai là, phải nâng cao trình độ kỹ thuật thực dụng, nắm chắc cải tạo kỹ thuật. Bà là, trong khi đẩy mạnh khai thác biển, từng bước hình thành hệ thống phát triển kỹ thuật biển tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu kinh tế biển Trung Quốc phát triển nhanh, sớm thoát khỏi tình trạng kỹ thuật cao-mới chủ yếu dựa vào nhập khẩu.
Xét tổng đầu tư nghiên cứu, khai thác biển, Mỹ cao nhất, trỉnh độ kỹ thuật biển của Mỹ cũng cao nhất, tiếp đó là Nhật, Anh. Kinh phí của ba nước trên đều lớn hơn Trung Quốc rất nhiều, đó là nguyên nhân chủ yếu khiến họ giữ vị trí dẫn đầu thế giới về kỹ thuật biển, cũng là nguyên nhân quan trọng khiến trình độ kỹ thuật biển của Trung Quốc tương đối lạc hậu. Do đó, cần thông qua ngân sách tài chính nhà nước, hàng năm nâng cao kinh phí nghiên cứu và khai thác biển, thúc đẩy Trung Quốc nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật biển.
Cạnh tranh khoa học kỹ thuật cao về biển thực chất là cạnh tranh tri thức và nhân tài, phải coi đào tạo nhân tài khoa học kỹ thuật biển là một nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan trọng. Thiết lập cơ chế khuyến khích, đào tạo, phát hiện nhân tài, thu hút nhân tài, tạo ra môi trường lớn lưu giữ nhân tài, khuyến khích nhân tài lập nghiệp.
III-Kết luận
Thực thi chiến lược biển là kinh nghiệm thành công của các cường quốc, cũng là sự lựa chọn địa chiến lược của Trung Quốc trong thế kỷ mới, hơn nữa, là nhu cầu tất yếu để đất nước thống nhất và trỗi dậy. Trung Quốc là quốc gia lục địa, cũng là nước lớn biển, khai thác và lợi dụng biển có ý nghĩa chiến lược lớn lao đối với sự phát triển lâu dài của Trung Quốc. Nguyên Cục trưởng Cục Hải dương Vương Thự Quang từng nói: “Chúng tao phải nhận thức biển từ tầm cao chiến lược, tăng cường ý thức biển của toàn dân tộc, tổ chức tốt việc khai thác, lợi dụng và qui hoạch biển, tăng cường đổi mới khoa học kỹ thuật biển, phát triển kinh tế biển nhanh và liên tục, thiết thực bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo vệ có hiệu quả quyền lợi biển, tăng cường lập pháp và quản lý biển, nỗ lực xây dựng Trung Quốc thành cường quốc biển có khoa học kỹ thuật biển tiên tiến, kinh tế biển phát triển, môi trường sinh thái biển lành mạnh, quốc lực biển hùng mạnh.” Cố gắng để đến giữa thế kỷ 21, làm cho năng lực khai thác, lợi dụng, quản lý, bảo vệ biển của Trung Quốc tiếp cận hoặc bằng trình độ tiên tiến trên thế giới, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc biển ở châu Á-Thái Bình Dương, thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.

http://anhbasam.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét