Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

Gốm Biên Hòa 1

“Nhà Bè nước chảy phân hai
Ai dìa Gia Định, Đồng Nai thì dìa”

1. Nguồn gốc: Hợp nguồn từ nhiều gốc và truyền thống gốm khác nhau
i. Người Việt từ vùng Thuận Quảng đem theo nghề làm gốm gia dụng của mình vào vùng đất Đồng Nai – Gia Định cách đây trên 300 năm. Dấu vết của nghề sản xuất gốm truyền thống này hiện còn thấy ở khu vực “Rạch Lò gốm” Cù Lao Phố, Đồng Nai.
ii. Tập đoàn cư dân Quảng Đông do Trần Thượng Xuyên đứng đầu tới xứ Đồng Nai – Gia Định thế kỷ 18 đã mang theo nghề làm gốm vào.định cư ở Cù Lao Phố năm 1679.
iii. Một số yếu tố từ dòng gốm Limoge (Pháp)
2. Lịch sử:
Từ sau năm 1679 nghề gốm đã đứng chân và phát triển ở Biên Hòa.Khi Cù Lao Phố bị tiêu hủy bởi nạn nội chiến năm 1776, những người Hoa (Minh Hương) đã di cư về vùng Chợ Lớn và tạo lập Xóm Lò Gốm chuyên sản xuất các dòng sản phẩm như vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đồ trang trí và đồ “công nghệ miếu vũ”. Đến đầu thế kỷ 20 do nhu cầu về nguyên liệu một số lò gốm của Xóm Lò Gốm đã chuyển về Biên Hòa, Lái Thiêu. Trong cuộc “tái hồi “ này lực lượng thợ gốm Minh Hương đã được bổ sung thêm một số thợ gốm Hoa Kiều (Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hẹ. Ở vùng Biên Hòa sản phẩm chính được sản xuất là lu, vại, hũ (sành nâu), ở vùng nay thuộc Bình Dương, sản phẩm chủ yếu là chén, bát, đãi, khạp da bò, da lươn…
Theo Địa phương chí Biên Hòa của Robert (xuất bản năm 1924) ở xứ Biên Hòa vào những năm đầu của thế kỷ 20 đã có 8 cơ sở sản xuất gốm có quy mô lớn. Nguyên liệu (đất Kaolin) khai thác ở Tân Triều, Vĩnh Cửu, Tân Ba, Tân Vạn.
Loại “Gốm Cây Mai” – gốm mỹ nghệ “công nghệ miếu vũ”- sành men màu lưu ly, xanh ve chai dùng trang trí đền miếu và làm tượng thờ… cũng đã được các lò gốm ở Biên Hòa sản xuất và sau đó “theo một sự thỏa thuận với người Hoa ở Chợ Lớn, những lò gốm ở Biên Hòa thôi không sản xuất những mặt hàng gốm gọi là “Gốm Cây Mai” nữa. Thời điểm của sự thỏa thuận này là trước năm 1924. “Gốm Cây Mai” cũng là một trong những loại gốm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của gốm mỹ nghệ Biên Hòa, đặc biệt là trong việc tạo loại gốm sành xốp.
3. Trường Dạy nghề Biên Hòa (École Professionnelle de Bien Hoa) và sự phát triển của gốm mỹ nghệ Biên Hòa
Trường được thành lập vào năm 1903 với nhiều Ban: Đúc đồng, gốm sứ, rèn, đan lát, gia chánh. Từ năm 1923 khi vợ chồng ông bà Robert Balick và Mariette Balick lãnh đạo trường, hai nghề được chú ý phát triển là gốm và đúc đồng.
Sản phẩm gốm tiêu biểu của trường được gọi là gốm “Mỹ nghệ Biên Hòa” với loại men riêng dựa trên sự kết hợp các chất liệu tại chỗ và men gốm Tây. Năm 1923 có thể được coi là mốc lịch sử làm thay đổi về chất của gốm Biên Hòa. Bà Balick đã vạch hướng đi riêng cho Ban gốm. Đó là tập trung vào các dòng sản phẩm gốm trang trí nhiều màu chạm khắc chi tiết các hoa văn đặc sắc, nhiều màu men lạ mắt. Đa số những men này được chế tạo từ nguyên liệu tại chỗ như tro rơm, tro lò, thủy tinh (mảnh), cát Đà Nẵng… Những loại men được bà Balick cùng các cộng sự người Việt tạo ra thời bấy giờ là men ta (men tro), men màu xanh đồng (vert de Bien Hoa), men đá đổ (từ đá ong Biên Hòa)…
Theo các nhà nghiên cứu, gốm của Trường Dạy nghề Biên Hòa (sau đổi tên thành Trường Mỹ thuật Biên Hòa) có những đặc điểm sau:

i. Mộc mạc và giản dị để phù hợp với nguyên liệu khai thác tại chỗ.
ii. Mẫu mã từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu lấy cảm hứng từ nghệ thuật Trung Hoa cổ đại, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian và sinh hoạt đời thường của người dân.
iii. Các sản phẩm đa dạng: Xây dựng, kiến trúc, thờ cúng, gia dụng… ưa chuộng những sản phẩm có kích thước lớn.
iv. Kỹ thuật: Kỹ thuật lò nằm của người Hoa, đốt bằng củi.


Tóm lại, sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa được sản xuất theo mẫu mã chọn lọc, men màu được pha chế theo công thức định lượng chính xác, ôn độ lò nung được kiểm soát bằng đồng hồ lửa và thợ gốm được đào tạo qua trường lớp.



Lâm Thị Mỹ Dung soạn từ hai tài liệu
1. Địa chí Đồng Nai. Tập V. Văn hóa – Xã hội. NXBTH Đồng Nai. Đồng Nai năm 2001.
2. Phan Văn Dũng, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Yên Tri . Gốm Biên Hòa. NXBTH Đồng Nai. Đồng Nai năm 2004
3. Nguồn ảnh: Internet


Một số hình ảnh gốm Mỹ nghệ Biên Hòa












5 nhận xét:

  1. ủa công ty Phong Việt này nằm ở đâu vậy bạn?mình thấy bạn mình làm bên dịch vụ công ty về thủ tục đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo hướng dẫn trang web congtyphongviet.com có nhiều cái khó quá, nhưng nhân viên ở công ty này tư vấn rất nhiệt tình. giờ thì đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã hoàn thành

    Trả lờiXóa
  2. cty sản xuất gốm có cần phải làm các thủ tục môi trường ko vậy? nếu có thì làm các thủ tục gì?

    Trả lờiXóa